Báo cáo Công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn quận Sơn trà, thành phố Đà Nẵng

Văn hóa phi vật thể (hay văn hóa vô thể, văn hóa ẩn) là một bộ phận quan trọng của một nền văn hóa, là sự kết tinh cao độ những giá trị mang bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Văn hóa phi vật thể nằm trong trí nhớ con người và thể hiện trong các hành động phong tục, tập quán, nếp sống, cách ứng xử, các loại hình văn học nghệ thuật. Ngày nay, vai trò của văn hóa phi vật thể trở nên quan trọng hơn, trước những thay đổi nhanh chóng, mang tính thời đại ở các phương diện kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa – xã hội ở nhiều nước cho thấy: dân tộc nào giữ được vốn văn hóa phi vật thể thì dân tộc đó giữ được bản sắc văn hóa của mình. Những năm gần đây, do hiểu được tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể, Nhà nước ta đã có chủ trương đầu tư kinh phí và chất xám cho hoạt động sưu tầm và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. Điều này được cụ thể hóa ở mục tiêu IV của Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa

pdf52 trang | Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn quận Sơn trà, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CÔNG TÁC KIỂM KÊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Đà Nẵng, tháng 12 năm 2015 MỤC LỤC ............................................................................................................ 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2 1. Lý do kiểm kê ................................................................................................. 2 2. Đối tượng và phạm vi kiểm kê ....................................................................... 2 a) Đối tượng kiểm kê: ..................................................................................... 2 b) Phạm vi kiểm kê ......................................................................................... 3 3. Phương pháp kiểm kê ..................................................................................... 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM KÊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ........................................................................................... 4 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT TỪNG LOẠI HÌNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ........................................................................................... 6 1. Nhận diện từng loại hình di sản văn hóa phi vật thể ...................................... 6 a) Ngữ văn dân gian ........................................................................................ 6 b) Nghệ thuật trình diễn dân gian ................................................................... 8 c) Tập quán xã hội ......................................................................................... 10 d) Lễ hội truyền thống ................................................................................... 27 e) Nghề thủ công truyền thống...................................................................... 30 f) Tri thức dân gian ....................................................................................... 32 2. Một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu34 CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG VÀ GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ..................................................................................................................... 39 1. Đánh giá thực trạng di sản văn hóa phi vật thể ............................................ 39 2. Giá trị của di sản văn hóa phi vật thể ........................................................... 43 CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ............................................................................... 46 1. Định hướng trong công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Đà Nẵng........................................................................................... 46 2. Các giải pháp cụ thể trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê ...................................................................... 47 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do kiểm kê Văn hóa phi vật thể (hay văn hóa vô thể, văn hóa ẩn) là một bộ phận quan trọng của một nền văn hóa, là sự kết tinh cao độ những giá trị mang bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Văn hóa phi vật thể nằm trong trí nhớ con người và thể hiện trong các hành động phong tục, tập quán, nếp sống, cách ứng xử, các loại hình văn học nghệ thuật. Ngày nay, vai trò của văn hóa phi vật thể trở nên quan trọng hơn, trước những thay đổi nhanh chóng, mang tính thời đại ở các phương diện kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa – xã hội ở nhiều nước cho thấy: dân tộc nào giữ được vốn văn hóa phi vật thể thì dân tộc đó giữ được bản sắc văn hóa của mình. Những năm gần đây, do hiểu được tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể, Nhà nước ta đã có chủ trương đầu tư kinh phí và chất xám cho hoạt động sưu tầm và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. Điều này được cụ thể hóa ở mục tiêu IV của Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa. Trong công tác quản lý văn hóa – xã hội, việc nắm bắt được thực trạng cũng như tiềm năng văn hóa nói chung, văn hóa phi vật thể nói riêng một cách cụ thể và hệ thống sẽ đem lại căn cứ khoa học để các nhà quản lý có thể điều chỉnh, tác động tích cực đến quá trình xây dựng đời sống văn hóa cho nhân dân một cách hiệu quả hơn. Riêng đối với thành phố Đà Nẵng, vấn đề văn hóa phi vật thể được đặt ra một cách cấp bách hơn. Là một thành phố có tốc độ phát triển kinh tế, cũng như đô thị hóa nhanh nhất cả nước, Đà Nẵng đang phải đối mặt với nhiều mặt trái không mong muốn của sự phát triển là những biến đổi, tác động lớn đến diện mạo và cấu trúc của các giá trị văn hóa truyền thống. Công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể sẽ gi p các tổ chức, cá nhân làm công tác uản lý di sản và các chủ thể văn hóa có thể nâng cao nhận thức về di sản và tầm uan trọng của nó đối với các cá nhân và cộng đồng sở hữu, uản lý. ên cạnh đó, có kế hoạch bảo vệ khẩn cấp đối với các di sản văn hoá phi vật thể đang bị mất dần và lựa chọn các di sản tiêu biểu có giá trị để lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 2. Đối tượng và phạm vi kiểm kê a) Đối tượng kiểm kê: Đối tượng kiểm kê là những di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại trên địa bàn quận Sơn Trà, bao gồm các loại hình di sản được uy định tại Thông tư số 2 1 TT- V TTDL ngày 3 tháng năm 2 1 của ộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Cụ thể như sau: - Ngữ văn dân gian; - Nghệ thuật trình diễn dân gian; 3 - Tập quán xã hội; - Lễ hội truyền thống; - Nghề thủ công truyền thống; - Tri thức dân gian. Ưu tiên kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể đang bị mai một cần bảo vệ khẩn cấp. b) Phạm vi kiểm kê Về phạm vi kiểm kê, chú trọng khảo sát điểm, lựa chọn các địa bàn được đánh giá giàu trữ lượng di sản văn hóa ở quận Sơn Trà để triển khai kiểm kê. 3. Phương pháp kiểm kê Phương pháp tiến hành kiểm kê: Thu thập, nghiên cứu và phân tích các tài liệu hiện có (sách, báo, tạp chí, chuyên luận...) liên uan đến từng loại hình văn hoá phi vật thể trên địa bàn; khảo sát điền dã; phỏng vấn, ghi chép, tư liệu hóa các thông tin thu thập được trong uá trình điền dã; thống kê, phân loại và phân tích tài liệu thu được tại thực địa từng địa phương (bảng, biểu phỏng vấn, băng ghi âm, ghi hình...); đồng thời tổng hợp, so sánh, đối chiếu, tư liệu hóa, hệ thống hóa, thư mục hóa các thông tin, các phiếu kiểm kê và các tài liệu, tư liệu có liên uan đã thu thập được. 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM KÊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Với sự nỗ lực, cố gắng của toàn đội ngũ cán bộ kiểm kê và sự phối hợp chặt chẽ, nhiệt tình tham gia của cán bộ Ph ng Văn hóa – Thông tin các uận, cán bộ văn hóa các phường trên địa bàn quận Sơn Trà và đại diện chủ thể di sản văn hoá, công tác kiểm kê đã đạt được một số kết quả khả quan. Tổng số phiếu kiểm kê thu được là 28 phiếu. Trong các đối tượng kiểm kê, có nhiều di sản văn hóa tồn tại như là một phức thể văn hóa với nhiều yếu tố, nhiều loại hình di sản văn hóa cùng xuất hiện, dẫn đến việc phân chia về mặt loại hình có tính phức tạp. Với những trường hợp đó, tùy vào tính chất trội của một mặt, một yếu tố nào đó, để chúng tôi xếp chọn vào loại hình di sản văn hóa phù hợp nhất. - Về loại hình ngữ văn dân gian Ngữ văn dân gian là một bộ phận quan trọng của văn hóa dân gian, nó vừa có tính bản địa sâu sắc, vừa có sự tiếp thu ảnh hưởng từ bên ngoài. Loại hình này vốn hình thành, tồn tại thông qua hình thức truyền miệng và trí nhớ của nhân dân, nay chỉ còn rải rác trong dân gian. Cùng với uá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, các câu ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện dân gian đã bị mai một. Ngoài ra, dân cư trên từng địa bàn quận không ổn định, có sự di cư của các bộ phận người lao động từ nơi khác đến, gây ra sự xáo trộn và mất dần di sản văn hóa phi vật thể. Số phiếu thu được ở loại hình này chỉ có 03 phiếu. - Về loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật trình diễn dân gian là một trong những thành tố của di sản văn hóa phi vật thể. Đó là hình thức hoạt động của con người thông qua âm thanh, ngôn ngữ, diễn xướng để chuyển tải một thông điệp nào đó đến khán giả. Trong phạm vi kiểm kê, loại hình này thu được 02 phiếu, đó là: Hát bả trạo của ngư dân ven biển và hát Bài chòi. - Về loại hình tập quán xã hội Đây là loại hình mang tính phổ biến nhất của di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn quận Sơn Trà nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung, bao gồm các luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác. Những phong tục tập quán xã hội này vừa mang những điểm chung vừa có nét đặc trưng riêng của vùng đất, con người nơi đây. Trong tập quán xã hội, tập trung chủ yếu vào nghi lễ cúng tế và các phong tục trong lao động sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân lao động. Số phiếu thu được ở loại hình này là 17 phiếu. - Về loại hình lễ hội truyền thống 5 Trong đời sống tín ngưỡng và tâm linh của người Việt, đã từ lâu lễ hội truyền thống chiếm một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt làng xã, nó biểu hiện các giá trị xã hội của một cộng đồng. Lễ hội được tổ chức định kỳ hàng năm và diễn ra một cách khá trang nghiêm, sùng kính. Trên địa bàn quận Sơn Trà, chủ yếu là loại hình: Lễ hội tín ngưỡng ngư nghiệp, số phiếu thu được về loại hình này là 03 phiếu. - Về loại hình nghề thủ công truyền thống Số phiếu kiểm kê thu được về nghề thủ công truyền thống là 01 phiếu. - Về loại hình tri thức dân gian Tri thức dân gian (c n được hiểu tương ứng với các thuật ngữ như tri thức bản địa, tri thức địa phương), đó là toàn bộ những hiểu biết của cộng đồng về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác được tích lũy trong một thời gian dài qua kinh nghiệm của bản thân cộng đồng đó. Số phiếu kiểm kê thu được là 02 phiếu, trong đó tập trung vào tri thức y học cổ truyền và tri thức về nghề biển. 6 CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT TỪNG LOẠI HÌNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 1. Nhận diện từng loại hình di sản văn hóa phi vật thể a) Ngữ văn dân gian - Ch ện tình i t (Phường ân Thái, uận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng) Chuyện kể rằng: Ngày xưa, vùng đất nơi đây c n rất hoang vu, dân chài sống ven biển Sơn Trà gặp rất nhiều khó khăn trong việc đánh bắt cá trên biển. Nhiều chuyến ra khơi của bà con ngư dân trở về tay trắng. Những con sóng dữ luôn lật úp từng chiếc thuyền khi ra khơi. Chưa kể, mỗi năm bà con hứng chịu hàng chục cơn bão biển càn quét vùng quê nghèo. Cuộc sống luôn diễn ra trong sự nghèo khó, túng thiếu. Trong làng có một gia đình trẻ, chồng làm nghề chài lưới, vợ ngày ngày lên n i đốn củi, chăm lo vườn tược. Họ sống với nhau rất hạnh phúc, êm ấm. Thế rồi, vào một ngày cũng như thường lệ, người vợ ra bến tiễn chồng cùng một số đàn ông trong làng lên tàu đi đánh cá. Chồng đi được vài hôm, ở nhà, trời bỗng nhiên đổ mưa to, sấm chớp đùng đùng, những cơn gió làm ngọn sóng tung lên cao trắng xóa. Đoán chuyện chẳng lành xảy ra với chồng, người vợ đội mưa gió ra bến đợi chồng về. Nhưng nàng đợi ngày này qua ngày khác mà chồng vẫn không trở lại. Trong nỗi đau khổ tột cùng khi người chồng không bao giờ trở về, nàng đã tìm đến cái chết. Hiểu được nỗi đau khổ của nàng, bụt đã hiện lên nói rằng sấm chớp là lẽ vô thường của cõi nhân sinh và khuyên nàng nên bình tâm trở lại. Sau đêm gặp bụt tại bãi biển, nàng trở về nhà, thu xếp quần áo rồi tìm đến ngôi chùa gần đó để đi tu. Có một điều lạ là, từ ngày bụt xuất hiện trên bãi biển và nghe lại câu chuyện của người đàn bà trẻ, dân làng liên tục được mùa cá, cuộc sống yên ấm, mưa thuận gió hòa. Biết ơn đôi vợ chồng trẻ, người dân đặt tên bãi biển nơi nàng đứng chờ chồng là Bãi Bụt và truyền tai nhau câu chuyện tình đẹp và thiêng liêng này. Xung quanh khu du lịch Bãi Bụt còn có một tích khác kể lại rằng, vào thời vua Minh Mạng, dân chài nơi đây đã phát hiện một tượng Phật trên bãi cát bèn lập am thờ tự. Và rồi, Ngài Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn xuất hiện cứu con người vượt kiếp trầm luân, sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn. Từ đó, nơi đây có tên gọi là Bãi Bụt, hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian. Theo quan niệm của người dân, “bãi” tức là bãi biển, “ ụt” tức là Phật. Câu chuyện ẩn chứa giá trị nhân văn cao cả, đó là ngợi ca tình yêu, sự chung thủy và ước nguyện của nhân dân về cuộc sống yên ấm, mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn. - Ch ện tình Tiên Sa (Phường Thọ uang, uận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng) ưa Sơn Trà là nơi có thắng cảnh tuyệt đẹp và ngày nào các nàng tiên cũng xuống trần gian để tha hồ ngắm nhìn n i đồi hùng vĩ, biển xanh bao la, say 7 sưa nghe tiếng chim kêu, dừng chân sát bãi biển để nghe sóng vỗ, dõi theo cánh bay của những con chim yến đi làm tổ, hướng về các bờ đá chênh vênh, thăm những con suối thơ mộng bên chân n i, nước triều lên xuống đều đặn hàng triệu năm bào m n và lau sạch những tảng đá chồng chất ven bờ, ngắm nhìn những bãi cát v ng uanh bán đảo sạch sẽ và mịn màng Khi đã thưởng thức mê say vẻ đẹp của Sơn Trà các nàng tiên cởi những đôi cánh của mình ra để trên bờ, trên những ghềnh đá và đắm mình xuống dòng xanh, mát lạnh của biển, các nàng nô đùa với cảnh thiên nhiên sông nước. Khi chiều về các nàng tiên đắm say, mê mẩn cảnh trần gian lưu luyến không muốn về. Có một chàng trai chài lưới mình trần, ngực đỏ, khi nhìn thấy các nàng tiên tắm, trong lòng cảm thấy xôn xao, rạo rực. Chưa bao giờ trong đời, người thanh niên này lại thấy những người phụ nữ đẹp đến như vậy và cứ thế khi chiều về, chàng lại ra nấp sau các ghềnh đá để lén ngắm nhìn các nàng tiên tắm và anh đã nghĩ cách chờ l c các nàng tiên đang say sưa nô đùa, anh vội lấy một đôi cánh dấu vào hang đá. Đến lúc mặt trời sắp lặn, các nàng lắp đôi cánh vào để bay về trời, chỉ còn một nàng tiên không bay về được vì không tìm ra đôi cánh của mình, đành phải ở lại với trần gian, với chàng trai chài lưới và hai người sống với nhau rất hạnh phúc. Sau một thời gian sống hạnh phúc bên nhau, một hôm, nàng được Ngọc oàng cho người đến báo rằng nàng phải trở về với Thiên đình, nếu không, Ngọc Hoàng sẽ không để cho trần gian yên ổn. Tin đã được truyền đi nhưng chờ mãi vẫn chưa thấy con trở về, Ngọc oàng đã thật sự nổi giận. Ngài cho sấm chớp, bão giông, làm cho hạ giới đổ nát, điêu tàn. Lo sợ trước cơn thịnh nộ của vua cha, nàng tâm sự với chồng “Em là tiên, chàng là người trần tục, chúng ta không thể ở mãi bên nhau được. Em phải trở về tiên giới theo lệnh vua cha, nếu không chàng và tất cả trần gian sẽ phải chịu nhiều tai ương”. Dù không muốn chia xa nhưng rồi nàng cũng phải trở về với trời. Chàng đau khổ, nhớ thương vợ không nguôi, ngày ngày ra ngồi bên tảng đá chờ đợi người vợ của mình trở lại. Chờ mãi, chờ mãi đến khi sức tàn lực kiệt, chàng hóa thành tảng đá rất đẹp, vẫn đứng đợi chờ mãi không thôi. Từ đó, trần gian trời yên biển lặng. Để tưởng nhớ đến mối tình chung thủy của hai người và tạ ơn nàng tiên đã hy sinh hạnh phúc của mình để mang lại cuộc sống thanh bình, sung t c, người ta đã lập làng, đặt tên là Vĩnh Yên (sau này đổi thành Mân Quang), xây một am thờ bên tảng đá gọi là Am Bà. Chuyện tình Tiên Sa là câu chuyện tình rất đẹp và lãng mạn thể hiện tình yêu chân thành, mộc mạc của chàng trai chài lưới với tiên nữ trên trời. Tuy rằng, câu chuyện được sáng tạo theo tâm thức dân gian mang nhiều đường nét hư cấu huyền ảo, phần nào thỏa mãn trí t m của người dân đối với thiên nhiên xung uanh mình, song đó cũng chính là khát vọng về hạnh phúc lứa đôi, ước nguyện về cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc của người dân nơi đây. 8 - S t h Miế Ông Chài (Phường ân Thái, uận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) Sự tích về miếu Ông Chài có từ lâu và tồn tại đến nay trong nhân dân. Chuyện kể rằng, ngày xưa có một người đàn ông làm nghề chài lưới góa vợ từ rất lâu, nhưng ông ở vậy để nuôi dưỡng đứa con gái của vợ chồng ông sinh ra. Dân trong vùng không ai biết biết quê quán, nhà cửa ông ở đâu, ngay cả tên họ cũng không biết, chỉ thấy hằng ngày ông thường đến bãi Đá đánh cá. Nên người dân quanh vùng gọi ông là ông Chài. Cô con gái của ông, ngày càng lớn khôn xinh đẹp và hiếu hạnh. Cuộc đời của cha con ông Chài tuy sống đạm bạc đơn côi, nhưng rất tôn trọng đạo lý can thường. Tình phụ tử, lễ giáo và hiếu hạnh luôn được đề cao, gắn bó. Một hôm, đang ngồi trong lều chờ cha đánh lưới trở về, trời bỗng nổi giông tố sấm sét, mưa tr t xuống xối xả. Bị mưa ướt gió lạnh, ông Chài vội vàng về lều. Ngồi trong lều thấy cha ướt lạnh run rẩy, động l ng thương cha, bất chấp mưa to gió lớn, cô liền vụt chạy ra dìu cha. Trước hai chuyển động ngược chiều, cô con gái ông Chài từ trên đồi chạy xuống, ông Chài bị trượt ngã chồm đến trước, bất ngờ tay ông chạm mạnh vào “nhũ hoa” con gái mình và làm s t n t cài, để phô bộ ngực nõn nà của đứa con gái yêu quý của ông. Khi về nhà ngồi nhìn con mình, ông Chài vô cùng xấu hổ và day dứt. Ông bèn nói dối với con gái rằng ông lên đồi có công chuyện. Cô con gái chờ mãi không thấy ông trở lại lều, bèn đi tìm cha, thì ôi thôi, thấy cha cô đã đập đầu vào gốc cây chết thê thảm. Đau đớn tột cùng, cô ôm cha vào lòng khóc than khôn xiết. Sau đó không lâu, người ta không còn thấy cô có mái tóc dài mượt mà, mà thay vào đó đầu cô trùm kín bởi chiếc mũ vải. Và cũng kể từ đấy, biền biệt không thấy cô trở lại viếng mộ cha. Cảm động và thương xót cha con ông Chài, người dân quanh vùng đã lập miếu thờ tại nơi ông mất. Miếu này hiện nay vẫn c n trên n i Sơn Trà. Sự tích miếu ông Chài, đề cao những truyền thống tốt đẹp vốn có từ bao đời của ông cha ta, đó là: tình phụ tử, lễ giáo, hiếu hạnh và sự gắn bó. b) Nghệ th ật trình diễn dân gian - Hát bả trạo của ngư dân ven biển (Phường Mân Thái, quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng) Hát bả trạo là hình thức diễn xướng dân gian xuất phát từ tín ngưỡng thờ cá ông (Đại Đức Ngư ông) của ngư dân ven biển. “ ả” là nắm chắc, “trạo” là mái chèo. át “bả trạo” là hát vững tay chèo theo động tác chèo thuyền. Hát bả trạo c n được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: hát chèo bả trạo, chèo cầu ngư, chèo cạn, h rước Ông. Hình thức diễn xướng này được tổ chức theo tục lệ hàng năm trong lễ hội Cầu ngư, hoặc trình diễn nhân dịp đưa tang cá Ông. Đây là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian mang tính nghi lễ của ngư dân ven biển. 9 - Đội hát bả trạo, gồm có: + Tổng mũi (tổng thuyền): Đứng trước mũi thuyền, người chỉ đường, hai tay cầm cặp sanh để gõ chỉ huy đội hát bả trạo từ đầu đến cuối buổi diễn. + Tổng khoang (tổng thương): Đứng ở khoang thuyền, khi thuyền neo lại thì canh gác, tay cầm cần câu và gàu tát nước. + Tổng lái (tổng hậu): Đứng cuối đuôi thuyền, hai tay nắm chèo lái để điều khiển con thuyền đi đ ng hướng. Trước năm 1975, trang phục của ba ông Tổng rất đơn giản, chỉ là áo dài đen, uần trắng, chân đi tất. Hiện nay, để buổi biểu diễn trở nên sống động, trang phục cũng mang nhiều màu sắc hơn. Ông Tổng mũi: trang phục áo dài màu xanh, cổ tay bóp màu tím, lưng thắt dây màu tím, quần tím, đầu đội mão, chân quấn xà cạp, đi giày vải. Ông Tổng khoang: mặc áo ngắn màu xanh nước biển viền cổ trắng xanh, lưng thắt dây màu xanh, quần màu xanh nước biển, chân quấn xà cạp, đi giày vải, đầu đội nón lá. Ông Tổng lái: đầu đội mão, áo dài màu tím nhạt, viền áo màu xanh nước biển, lưng thắt dây màu xanh nước biển, quần dài màu tím, chân quấn xà cạp, mang giày vải. Khuôn mặt của ba ông Tổng được vẽ như trong hát Tuồng. + Con trạo: gồm 12 đến 1 người, tùy theo biên chế của từng địa phương. Trước năm 1975, con trạo thường là thanh niên còn trẻ, từ 17 đến 20 tuổi, có
Luận văn liên quan