Báo cáo Công tác phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn quận 6 Tp. Hồ Chí Minh

- Vị trí địa lý: Quận 6 là Quận ven ngoại thành, nằm về phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh, gồm 14 phường (74 Khu phố, 1296 tổ dân phố) với tổng diện tích tự nhiên là 7,14 km2, chiếm 0,34% tổng diện tích tự nhiên của toàn Thành phố. Chung quanh Quận giáp liền với các Quận 5, 8, 11, quận Tân Phú và quận Bình Tân. Khi đi liền với Quận 5, hai quận này còn được gọi chung là Chợ Lớn, một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam. - Tình hình kinh tế: Trong 2 năm 2008-2009, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ tình hình phát triển KT- XH của Quận. Thế nhưng, với những sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, nền kinh tế Quận đạt được những con số ấn tượng: Doanh thu thương mại - dịch vụ tăng bình quân 26,2% năm, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 11,82% năm, tỷ trọng doanh thu thương mại – dịch vụ chiếm 83,17%; chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đạt kết quả tích cực. Việc thu hút đầu tư phát triển 3 cụm trung tâm thương mại - dịch vụ Bình Tây, Bình Phú, Phú Lâm đạt kết quả khá tốt. Đối với cụm Trung tâm - thương mại - dịch vụ Bình Tây, dù chợ đêm Bình Tây mới được hình thành nhưng đã thu hút nhiều hoạt động kinh doanh - thương mại - dịch vụ tài chính ngân hàng, số cơ sở kinh doanh tăng 69% và tổng vốn kinh doanh tăng 105%, tổng thu thuế tăng đến 235% so nhiệm kỳ trước. Tương tự, tại cụm Trung tâm thương mại - dịch vụ Bình Phú, số cơ sở kinh doanh dịch vụ cũng tăng đến 76%, tổng số vốn kinh doanh tăng 174% so với nhiệm kỳ trước.

doc50 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4806 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Công tác phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn quận 6 Tp. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC trang 1 PHẦN I: BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP. TỔNG QUAN VỀ QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH trang 3 1. Quá trình thực tập trang 3 2. Tổng quan về Quận 6 trang 4 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trang 4 2.2. Cơ cấu tổ chức, vị trí chức năng, nhiệm vụ Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 6 trang 6 2.2.1. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, vị trí chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Phòng Văn hoá và Thông tin Quận 6 trang 6 2.2.2. Mối quan hệ Phòng Văn hóa và Thông tin với các phòng, ban khác trang 8 PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH trang 9 Chương 1: Cơ sở lý luận trang 9 1.1. Khái niệm trang 9 1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trang 13 1.3. Hiệu quả quản lý nhà nươc đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình trang 16 1.4. Các hình thức quản lý phòng, chống bạo lực gia đình trang 17 1.4.1. Ban hành và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trang 17 1.4.2. Ban hành kế hoạch, chính sách trang 19 1.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý trang 21 1.4.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá trang 21 Chương 2: Công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh trang 23 2.1. Thực trạng công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 trang 23 2.1.1. Thực trạng công tác quản lý trang 23 2.1.1.1. Ban hành và áp dụng văn bản pháp luật trang 23 2.1.1.2. Công tác truyền thông, giáo dục, vận động trang 24 2.1.1.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng trang 27 2.1.1.4. Tổ chức bộ máy trang 27 2.1.1.5. Công tác giám sát, thu thập thông tin, kiểm tra xử lý trang 29 2.1.2. Nhận xét chung về thực trạng trang 30 2.2. Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình của Quận năm 2011 trang 37 Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh trang 39 3.1. Đối với các văn bản qui phạm pháp luật trang 39 3.2. Đối với công tác truyền thông, vận động trang 40 3.2. Đối với tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình trang 42 3.4. Đối với mạng lưới trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình trang 43 3.5. Đối với hoạt động giám sát, kiểm tra, xử lý trang 45 3.6. Các chính sách hỗ trợ phát triển gia đình trang 45 PHỤ LỤC trang 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 48 PHẦN I: BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP. TỔNG QUAN VỀ QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. Quá trình thực tập Tuần 1: ngày 8/3 đến ngày 11/3 - Giới thiệu, làm quen với Phòng thực tập; - Phụ giúp một số công việc chuyên môn của Phòng Văn hóa và Thông tin Quận; - Sắp xếp hồ sơ lưu trữ; Tuần 2&3: 14/3 đến 18/3 và 21/3 đến ngày 25/3 - Tìm hiểu các tài liệu về công tác gia đình; - Tham gia một số hoạt động của Phòng Văn hóa và Thông tin Quận: kiểm tra liên ngành về các hoạt động văn hóa trên địa bàn các Phường 10,11; Tuần 4&5: 28/3 đến ngày 1/4 và 4/4 đến ngày 8/4 - Tham gia thực tế buổi hướng dẫn biểu mẫu thu thập chỉ số đánh giá về phòng chống bạo lực gia đình theo Quyết định 238 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (20/01/2009) tại Ủy ban nhân dân phường 1; - Tham gia một số hoạt động của Phòng Văn hóa và Thông tin Quận: kiểm tra liên ngành về các hoạt động văn hóa trên địa bàn các Phường 10, 12; - Tiếp tục nghiên cứu tài liệu; - Bước đầu hòan thiện báo cáo; Tuần 6&7: 11/4 đến ngày 15/4 và 18/4 đến ngày 22/4 - Tham gia buổi khảo sát thực tế các địa chỉ tin cậy ở Phường 5, Quận 6; - Thu thập chỉ số về bạo lực gia đình; - Tiếp tục hoàn thiện báo cáo; Tuần 8&9: 25/4 đến ngày 29/4 và 2/5 đến ngày 6/5 - Hoàn thiện báo cáo thực tập; 2. Tổng quan về Quận 6 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - Vị trí địa lý: Quận 6 là Quận ven ngoại thành, nằm về phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh, gồm 14 phường (74 Khu phố, 1296 tổ dân phố) với tổng diện tích tự nhiên là 7,14 km2, chiếm 0,34% tổng diện tích tự nhiên của toàn Thành phố. Chung quanh Quận giáp liền với các Quận 5, 8, 11, quận Tân Phú và quận Bình Tân. Khi đi liền với Quận 5, hai quận này còn được gọi chung là Chợ Lớn, một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam. - Tình hình kinh tế: Trong 2 năm 2008-2009, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ tình hình phát triển KT- XH của Quận. Thế nhưng, với những sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, nền kinh tế Quận đạt được những con số ấn tượng: Doanh thu thương mại - dịch vụ tăng bình quân 26,2% năm, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 11,82% năm, tỷ trọng doanh thu thương mại – dịch vụ chiếm 83,17%; chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đạt kết quả tích cực. Việc thu hút đầu tư phát triển 3 cụm trung tâm thương mại - dịch vụ Bình Tây, Bình Phú, Phú Lâm đạt kết quả khá tốt. Đối với cụm Trung tâm - thương mại - dịch vụ Bình Tây, dù chợ đêm Bình Tây mới được hình thành nhưng đã thu hút nhiều hoạt động kinh doanh - thương mại - dịch vụ tài chính ngân hàng, số cơ sở kinh doanh tăng 69% và tổng vốn kinh doanh tăng 105%, tổng thu thuế tăng đến 235% so nhiệm kỳ trước. Tương tự, tại cụm Trung tâm thương mại - dịch vụ Bình Phú, số cơ sở kinh doanh dịch vụ cũng tăng đến 76%, tổng số vốn kinh doanh tăng 174% so với nhiệm kỳ trước. - Tình hình văn hoá, xã hội: Nhìn chung, so với năm 2009, hoạt động văn hóa trên địa bàn Quận có nhiều chuyển biến rõ nét, tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 10 khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 - khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và Thành phố. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn Quận ngày càng được chú trọng nâng cao chất lượng, được sự quan tâm và hưởng ứng rộng rãi của toàn xã hội, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi giải trí thông qua các sự kiện chính trị, các ngày lễ trong năm được tổ chức sôi nổi, với nhiều thể loại phong phú, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, sáng tạo văn hóa của nhân dân. Đặc biệt, năm 2010 là năm thứ 4 Thành phố phát động toàn xã hội tiếp tục thực hiện chủ đề “Năm 2010 – Năm thực hiện nếp sống văn minh – mỹ quan đô thị”. Hoạt động này gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo sự chuyển biến tích cực trong việc nâng cao ý thức của người dân trong chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, xây dựng nếp sống văn minh, làm lành mạnh môi trường đô thị trên địa bàn Quận. Công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa thông tin, dịch vụ văn hóa được tăng cường, đảm bảo phát triển văn hóa thông tin theo đúng quy hoạch của Quận, các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa được tập trung kiểm tra và xử lý kịp thời, góp phần ổn định tình hình trật tự xã hội trên địa bàn Quận. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi nêu trên, hoạt động của ngành VHTT Quận vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: tình hình khủng hoảng tài chính, lạm phát, giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng cao gây tác động không nhỏ đến đời sống nhân dân, các loại dịch bịnh, dịch cúm heo tai xanh, tình hình ngập nước trên một số tuyến đường trọng điểm… làm ảnh hưởng phần nào đến việc tham gia các phong trào. Việc triển khai và tổ chức thực hiện chủ đề nếp sống văn minh đô thị tuy có đạt được những kết quả nhất định song vẫn còn hạn chế ở một số nội dung của chủ đề nếp sống văn minh đô thị do người dân chưa có nhận thức đầy đủ và xây dựng được thói quen về thực hiện nếp sống văn minh đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chủ đề nếp sống văn minh đô thị chưa đầy đủ và hoàn chỉnh. Về tình hình dân số: hiện nay Quận có 258.444 người, mật độ bình quân 36.173 người/km2, trong đó nữ chiếm 53 %. Tổng số hộ gia đình là 46.351 hộ (năm 2010). Về thành phần dân tộc: người Kinh chiếm 72,64%, người Hoa chiếm 27,45%, ngoài ra còn một số khác như người Chăm, Khơme, Tày, Nùng…(Năm 2007). Như vậy, tình hình chung của Quận có ảnh hưởng nhất định đến gia đình. Kinh tế khủng hoảng, giá cả lên cao, đây cũng là nguyên nhân gây nên sự mất cân đối trong xã hội. Nó gây ra bạo lực trong gia đình và sự bất bình đẳng, các mối quan hệ trong gia đình bị bào mòn, quan hệ bên ngoài phần lớn lại nhầm vào lợi ích. Do Quận có mật độ dân số tương đối đông (36.173 người/km2, đứng thứ 7 trong số tổng 24 quận, huyện), thành phần dân tộc lại đa dạng, đặc biệt người Hoa chiếm số lượng lớn, vì vậy vấn đề quản lý về dân số, gia đình và trẻ em đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức. 2.2. Cơ cấu tổ chức, vị trí chức năng, nhiệm vụ Phòng Văn hoá và Thông tin Quận 6 2.2.1. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, vị trí chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Phòng Văn hoá và Thông tin Quận 6 - Cơ cấu tổ chức: Phòng Văn hóa và Thông tin tổ chức và hoạt động theo chế độ Thủ trưởng, do Trưởng phòng phụ trách chung, giúp việc cho Trưởng phòng là các Phó Trưởng phòng, các chuyên viên và cán sự nghiệp vụ. Hiện nay, Phòng Văn hóa và Thông tin quận 6 gồm 08 người: 01 Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng và 05 cán bộ, công chức. Trong đó có một cán bộ đảm nhận chuyên ngành công tác gia đình. - Chế độ làm việc: Trưởng phòng phụ trách, điều hành tất cả các hoạt động của phòng và phụ trách những công việc trọng tâm. Các Phó Trưởng phòng trực tiếp giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực công tác được Trưởng phòng phân công. Trong quá trình giải quyết công việc liên quan đến nhiều lĩnh vực các Phó Trưởng phòng chủ động bàn bạc thống nhất hướng giải quyết, chỉ trình Trưởng phòng quyết định những vấn đề chưa có sự nhất trí hoặc những vấn đề mới phát sinh mà chưa có chủ trương, kế hoạch và biện pháp giải quyết. Trong trường hợp Trưởng phòng yêu cầu các cán bộ, chuyên viên giải quyết công việc thuộc phạm vi của Phó Trưởng phòng thì cán bộ, chuyên viên thực hiện yêu cầu Trưởng phòng, đồng thời phải báo cáo cho phó Trưởng phòng phụ trách trực tiếp biết. - Vị trí và chức năng: + Phòng Văn hoá và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Quận 6, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Quận quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin; phát thanh trên địa bàn Quận. + Văn hoá và Thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân Quận 6, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông. - Nhiệm vụ và quyền hạn: + Trình Ủy ban nhân dân Quận ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, chương trình phát triển văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành chính, xã hội hoá trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. + Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận dự thảo các văn bản về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận. + Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, về phòng, chống bạo lực trong gia đình, hoạt động phát triển sự nghiệp văn hoá, thể dục-thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông; chủ trương xã hội hoá hoạt động văn hoá, thể dục-thể thao; . + Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn Quận thực hiện phong trào văn hoá, văn nghệ; phong trào luyện tập thể thao thường xuyên; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng phong trào "Toàn dàn đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; xây dựng gia đình văn hoá, khu phố văn hoá, đơn vị văn hoá; điểm sáng văn hóa và bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá trên địa bàn Quận. + Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm văn hoá, Trung tâm thể dục thể thao, các thiết chế văn hoá thông tin cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hoá, thể thao, du lịch, điểm vui chơi công cộng; các đại lý bưu chính, viễn thông, internet thuộc phạm vi quản lý của Phòng trên địa bàn quận. + Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông đối với chức danh chuyên môn văn hóa, xã hội thuộc Ủy ban nhân dân phường. + Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động văn hoá, gia đình, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông; phối hợp với các ngành chức năng giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, đơn cứu xét của công dân về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật. + Thực hiên công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình hoạt động văn hoá, gia đình, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông với Thường trực Uỷ ban nhân dân Quận, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận giao hoặc theo quy định của pháp luật (Cơ quan thường trực BCĐ các ngày lễ lớn; thường trực BCĐ phòng trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; trong đó có gắn kết việc thực hiện nếp sống văn hóa, mỹ quan đô thị; thường trực Đoàn kiểm tra liên ngành Văn hóa – Xã hội Quận 6). Như vậy, trong nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Phòng Văn hóa và Thông tin có nhiệm vụ tham mưu, hướng dẫn và phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác gia đình. Đồng thời, Phòng còn phải tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lực lượng hòa giải viên, tuyên truyền viên có năng lực đảm nhận công tác gia đình; kết hợp với giáo dục vận động và kiểm tra, giám sát các hoạt động có liên quan đến gia đình nói chung, phòng chống bạo lực gia đình nói riêng. 2.2.2. Mối quan hệ giữa Phòng Văn hoá và Thông tin đối với các phòng, ban khác - Đối với Sở, ngành thành phố: Phòng Văn hóa và Thông tin chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, có nhiệm vụ thực hiện báo cáo chuyên ngành theo thời hạn quy định. - Đối với Uỷ ban nhân dân Quận: Phòng Văn hóa và Thông tin chịu sự lãnh đạo, điều hành trực tiếp và thường xuyên có thông tin, báo cáo, phản hồi với Ủy ban Nhân dân Quận trong quá trình công tác. - Đối với phòng, ban, đơn vị thuộc Uỷ ban nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội: Thực hiện mối quan hệ phối hợp, hợp tác bình đẳng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công. Phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các lĩnh vực do mình phụ trách. Khi phối hợp với các đơn vị thực hiện nếu là thường trực phải có văn bản tham mưu Ủy ban Nhân dân Quận ban hành các kế hoạch, công văn, thông báo về nội dung công việc. - Đối với Uỷ ban nhân dân 14 phường: Phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ Ủy ban Nhân dân 14 phường qua việc cung cấp các văn bản quy định, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ và quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình. Định kỳ khi có sự triệu tập của Ủy ban Nhân dân Quận tham gia các đoàn kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của từng phường thì phòng sẽ có ý kiến đóng góp trong những lĩnh vực mình phụ trách trên tinh thần hướng dẫn nghiệp vụ, góp ý những thiếu sót. Trên đây là báo cáo sơ lược về cơ cấu, chức năng, quyền hạn của Phòng Văn hóa và Thông tin. Như vậy, từ khi Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em giải thể, ngoài những công việc chuyên ngành, Phòng Văn hóa và Thông tin Quận phải đảm nhận thêm chuyên trách về công tác gia đình (năm 2008). Đây là một mảng hoạt động hoàn toàn mới đối với ngành văn hóa. Chính vì vậy về cơ cấu và trình độ năng lực cán bộ, công chức để đảm nhận công việc này cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 TP. HỒ CHÍ MINH Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm: - Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau…(Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000). Các nhà xã hội học coi gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó, thường chung sống, hợp tác kinh tế để thỏa mãn các nhu cầu tâm lý, tình cảm, sinh đẻ, nuôi dạy con cái, chịu sự ràng buộc có tính pháp lý, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ, có đặc điểm văn hóa riêng. - Hộ gia đình được hiểu như một nhóm người sống chung trong một mái nhà nhưng không nhất thiết phải có mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống (hộ tập thể, hộ độc thân). Mỗi hộ gia đình có sổ đăng ký hộ khẩu, người chủ hộ và quan hệ của từng thành viên với chủ hộ. Đây là hồ sơ mang tính pháp lý để chính quyền địa phương thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với gia đình. - Sự bất bình đẳng giới: Sự bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bạo lực trong gia đình. Chúng ta cần hiểu rõ thế nào là bất bình đẳng giới. Bình đẳng giới không phải là sự hoán đổi vai trò, vị trí của phụ nữ sang nam giới và ngược lại bằng con số tuyệt đối hay 50/50. Mà bình đẳng giới là thừa nhận và coi trọng các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Cả phụ nữ và nam giới đều có cùng vị thế bình đẳng giới và được coi trọng như nhau. Cả nam giới và nữ giới đều chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm trong việc thực hiện bốn vai trò: sản xuất, tái sả xuất, chính trị và cộng đồng. Trong đó vai trò tái sản xuất là đặc biệt quan trọng. Bình đẳng giới là tạo cơ hội như nhau cho nam giới và phụ nữ ngay từ giai đoạn còn là trẻ em. Bình đẳng giới là tạo điều kiện cho phụ nữ bù đắp những khoảng trống, những bất lợi do đặc điểm giới tính và qua niệm truyền thống về vai trò của phụ nữ trong thực tế. Các báo cáo nghiên cứu đều khẳng định nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình là: nhận thức về vấn đề bình đẳng giới rất hạn chế, bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình. Quan niệm về bất bình đẳng giới đã có từ rất lâu trong xã hội. Bất bình dẳng giới là sự phân biệt của nam giới đối với phụ nữ, đẩy chị em vào vị trí yếu thế, phụ thuộc vào nam giới trong tất cả các hoạt động: kinh tế, văn hoá, giáo dục, chính trị và cả trong gia đình. Như vậy, song song với vấn đề phòng chống bạo lực không thể thiếu công tác phòng chống bất bình đẳng giới. Bất bình đẳng giới là cội nguồn của bạo lực gia đình. Muốn bạo lực gia đình chấm dứt thì các nhà chức trách phải làm sao cho xã hội mất dần đi bất bình đẳng giới. Biết rằng điều này là rất khó thực hiện vì đây là vấn đề nhận thức của mỗi người. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải có trách nhiệm trong vấn đề hạn chế tối đa bất bình đẳng giới. - Bạo lực gia đình: Bạo lực là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong xã hội. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5.MUC LUC NOI DUNG PHU LUC TLTK 2 (2).doc
  • doc1.BIA BCTT.DOC
  • doc2.BAN DO HANH CHINH Q6.doc
  • doc3.LOI CAM ON.doc
  • doc4.NHAN XET CO QUAN.doc
Luận văn liên quan