Trong những năm qua vớisự tiến bộvượt của khoa học côngnghệ,
nhiều thiết bị đo đạc hiện đại xuất hiệnnhư máy toàn đạc điện tử, hệ thống
định vj toàn cầu (GPS) công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi.
Những điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến côngtác khảo sát thiết kế các
côngtrình xây dựng trong đó có lĩnh vực xây dựng đường sắt.
Trong lĩnh vực khảo sát thiết kếđường sắt đã ứng dụng các thiết bị
đo đạc hiện đại và côngnghệ thông tin từ nhiều năm nay. Các thiết bị đo
đạc hiện đại như máy toàn đạc điện tử, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) đã
sử dụng để thành lập lướikhống chế trắc địa, đo vẽ bản đồ địa hình, bố trí
côngtrình .Trong côngtác khảo sát địa hình phục vụ thiết kế, bản đồ địa
hình đóng vai trò quan trọng và là số liệu địa hình cơ bản phục vụ côngtác
thiết kế. Hiện nay khi thiết kế các tuyến đường có tốc độ cao chủ yếu được
thực hiện trên bản đồ địa hình số.
Trong trắc địa có rất nhiều phương pháp đo vẽ bản đồđịa hình với
nhiều ưu, nhược điểm khác nhau. Bản đồ địa hình sử dụng trong các ngành
kỹ thuật khác nhau cũng có những đặc điểm cụ thể. Do vậy cần căn cứ vào
yêu cầu, mục đích sử dụng để lựa chọn phương pháp thành lập bản đồ địa
hình phù hợp đáp ứng yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật.
Đề tài “Đánh giácácphương pháp đo thành lập bản đồ địa hình
trong khảo sát thiết kế đường sắt” với mục đích đánh giá các phương
pháp thành lập bản đồ địa hình vớicác đặc điểm khác nhau từ đó đề xuất
phương pháp thành lập bản đồ địa hình phù hợp phục vụ thiết kế đường sắt
đảm bảo mụcc tiêu tối ưu về kinh tế và kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu của đề
tài góp phần xây dựng và hoàn thiện góp phần hoàn thiện quy trình khảo
sát đường sắt.
34 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3083 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá các phương pháp thành lập bản đồ địa hình trong khảo sát thiết kế đường sắt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
---*****---
BÁO CÁO
ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN
1. Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TRONG
KHẢO SÁT THIẾT KẾ ĐƯỜNG SẮT
2. Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Công Toán - Lớp Cầu đường sắt K48
Phạm Việt Dũng - Lớp Cầu đường sắt K48
Nguyễn Văn Thanh - Lớp Cầu đường sắt K48
Nguyễn Văn Việt - Lớp Cầu đường sắt K48
3. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Văn Chính
HÀ NỘI- 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
---*****---
BÁO CÁO
ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN
1. Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TRONG
KHẢO SÁT THIẾT KẾ ĐƯỜNG SẮT
2. Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Công Toán - Lớp Cầu đường sắt K48
Phạm Việt Dũng - Lớp Cầu đường sắt K48
Nguyễn Văn Thanh - Lớp Cầu đường sắt K48
Nguyễn Văn Việt - Lớp Cầu đường sắt K48
3. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Văn Chính
HÀ NỘI- 2010
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua với sự tiến bộ vượt của khoa học công nghệ,
nhiều thiết bị đo đạc hiện đại xuất hiện như máy toàn đạc điện tử, hệ thống
định vj toàn cầu (GPS)…công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi.
Những điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác khảo sát thiết kế các
công trình xây dựng trong đó có lĩnh vực xây dựng đường sắt.
Trong lĩnh vực khảo sát thiết kế đường sắt đã ứng dụng các thiết bị
đo đạc hiện đại và công nghệ thông tin từ nhiều năm nay. Các thiết bị đo
đạc hiện đại như máy toàn đạc điện tử, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) đã
sử dụng để thành lập lưới khống chế trắc địa, đo vẽ bản đồ địa hình, bố trí
công trình….Trong công tác khảo sát địa hình phục vụ thiết kế, bản đồ địa
hình đóng vai trò quan trọng và là số liệu địa hình cơ bản phục vụ công tác
thiết kế. Hiện nay khi thiết kế các tuyến đường có tốc độ cao chủ yếu được
thực hiện trên bản đồ địa hình số.
Trong trắc địa có rất nhiều phương pháp đo vẽ bản đồ địa hình với
nhiều ưu, nhược điểm khác nhau. Bản đồ địa hình sử dụng trong các ngành
kỹ thuật khác nhau cũng có những đặc điểm cụ thể. Do vậy cần căn cứ vào
yêu cầu, mục đích sử dụng để lựa chọn phương pháp thành lập bản đồ địa
hình phù hợp đáp ứng yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật.
Đề tài “Đánh giá các phương pháp đo thành lập bản đồ địa hình
trong khảo sát thiết kế đường sắt” với mục đích đánh giá các phương
pháp thành lập bản đồ địa hình với các đặc điểm khác nhau từ đó đề xuất
phương pháp thành lập bản đồ địa hình phù hợp phục vụ thiết kế đường sắt
đảm bảo mụcc tiêu tối ưu về kinh tế và kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu của đề
tài góp phần xây dựng và hoàn thiện góp phần hoàn thiện quy trình khảo
sát đường sắt.
2
MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề 01
Mục lục 02
Chương I: Khỏi quát về máy Toàn Đạc Điện Tử 04
I.1. Cấu tạo chung của máy toàn đạc điện tử. 04
I.1.1. Máy đo xa điện tử 05
I.3.3. Đo cao. 12
I.3.4. Đo bình đồ. 12
I.3.5. Bố trí công trình. 13
I.2.6. Chức năng đo gián tiếp (Tie Distance). 14
I.2.7. Chức năng giao hội nghịch (Free Station). 15
I.2.8. Chức năng đo chiều cao chướng ngại vật ( Remote
Hieght). 15
I.2.9. Đo và tính diện tích. 15
Chương II: nghiên cứu về ảnh hưởng của độ lớn góc đứng đến
độ chính xác đo độ cao của máy tđđt 17
II.1. Khỏi quát lý thuyết đo cao lượng giác 17
II.1.1. Đo cao phía trước. 17
II.2.2. Sai số trung phương đo độ cao. 22
II.3. ảnh hưởng độ lớn góc đứng đến độ chính xác đo độ
cao 24
Kết luận và kiến nghị 39
Tài liệu tham khảo 40
3
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
ĐỊA HÌNH
I.1. KHÁI NIỆM BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
Bản đồ địa hình là hình chiếu thu nhỏ và đồng dạng của bề mặt trái đất
lên mặt phẳng.
Thực chất của đo vẽ bản đồ địa hình là xác định vị trí của các đối
tượng đo vẽ (các điểm đặc trưng của địa hình, địa vật) trên thực địa rồi
dùng các kí hiệu bản đồ để biểu diễn chúng lên mặt phẳng tờ giấy theo một
tỷ lệ nào đó.
Hiện nay có 02 phương thức thể hiện bản đồ:
- Bản đồ truyền thống: Thể hiện trên các vật liệu truyền thống như
giấy, da động vật, phim…
- Bản đồ số: Là loại bản đồ được biên tập và lưu trữ trên máy tính.
Hiện nay bản đồ số được sử dụng thông dụng.
Dựa vào tỷ lệ người ta chia bản đồ làm ba loại như sau:
- Bản đồ tỷ lệ lớn: gồm các tỷ lệ:1:5000, 1:2000, 1:1000 và lớn hơn.
- Bản đồ tỷ lệ trung bình: gồm các tỷ lệ: 1:10000, 1:25000, 1:50.000
và 1:100.000
- Bản đồ tỷ lệ nhỏ: gồm các tỷ lệ nhỏ hơn 1:100.000
I.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
I.2.1. Phương pháp đo ảnh.
1. Bản chất và nhiệm vụ của phương pháp đo ảnh
Phương pháp đo đạc chụp ảnh (gọi tắt là phương pháp đo ảnh) ra đời
trong những năm 50 của thế kỷ 19 với những ứng dụng đầu tiên của kỹ
thuật chụp ảnh vào công tác trắc địa địa hình và vào lĩnh vực đo đạc kiến
trúc của các nhà khoa học. Ngày nay phương pháp đo ảnh đó trở thành một
ngành khoa học quan trọng của kỹ thuật đo đạc với những cơ sở lý thuyết
hoàn chỉnh và những hệ thống máy móc chính xác và hiện đại.
4
Bản chất của phương pháp đo ảnh là một phương pháp đo gián tiếp
thông qua hình ảnh hoặc các nguồn thông tin thu được của đối tượng đo.
Nhiệm vụ của phương pháp đo ảnh là xác định trạng thỏi hình học của đối
tượng đo, bao gồm: vị trí, hình dáng, kích thước và mối quan hệ tương hỗ
của các đối tượng đo.
Phương pháp đo ảnh được coi là một phương pháp viễn thám hiện
đại trong lĩnh vực khoa học về trái đất.
Phương pháp đo ảnh có hai quá trình cơ bản:
1. Quá trình thu nhận hình ảnh hoặc các thông tin ban đầu của
đối tượng đo được thực hiện trong một thời điểm nhất định với nhiều
phương thức khác nhau như:
Chụp ảnh đối tượng đo với các loại thiết bị chụp ảnh và vật liệu cảm
quang khác nhau.
Thu nhận các thông tin bức xạ của đối tượng đo bằng các hệ thống
quét điện tử khác nhau.
Quá trình thu nhận hình ảnh của đối tượng đo bằng phương pháp đo
ảnh được thực hiện bằng phương pháp "chụp ảnh quang học" theo nguyên
lý của phép chiếu xuyên tâm (Photogrammetry) hay bằng phương pháp
"quét ảnh điện tử" (Electronny - photogrammetry) với hai phương thức:
+ Chụp ảnh trên không: Tức là các thiết bị chụp ảnh được đặt trên
các thiết bị trên không, như: máy bay, vệ tinh nhân tạo hay trên các con tàu
vũ trụ v.v…. Hình ảnh thu được là các ảnh hàng không hoặc ảnh vệ tinh
+ Chụp ảnh mặt đất: Tức là thiết bị chụp ảnh được đặt trên mặt đất
2. Quá trình dựng lại và đo đạc trên mô hình của đối tượng đo từ
các ảnh chụp hoặc các thông tin thu được có thể thực hiện bằng 3
phương pháp cơ bản sau trên các hệ thống thiết bị tương ứng:
• Phương pháp tương tự (Analog)
• Phương pháp giải tích (Analyse)
• Phương pháp số (Digital)
5
Trên các mô hình đó được xây dựng theo tỷ lệ thu nhỏ trong phũng
người ta sẽ thu được các số liệu cần thiết cho các nhiệm vụ đo đạc khác
nhau.
2. Đặc điểm và phạm vi ứng dụng
Với phương thức đo gián tiếp trên ảnh của đối tượng đo, phương
pháp đo ảnh có những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Có khả năng đo đạc tất cả các đối tượng đo mà không nhất thiết
phải tiếp xúc hoặc đến gần chúng, miễn các đối tượng này có thể chụp ảnh
được (bằng phim toàn sắc, phim màu hoặc phim quang phổ). Vì vậy, đối
tượng của phương pháp đo ảnh rất đa dạng, từ các miền thực địa rộng lớn
của mặt đất đến vi vật thể với kích thước rất nhỏ (10-6mm - Nanometer).
- Nhanh chóng thu được các tư liệu đo đạc trong thời gian chụp ảnh,
giảm nhẹ công tác ngoài trời, tránh các ảnh hưởng của thời tiết đối với công
tác đo đạc.
- Có thể đo trong cùng một thời điểm nhiều điểm đo khác nhau của
các đối tượng đo. Do đó không những cho phép đo các vật thể tĩnh (như địa
hình, địa vật) mà cũng có thể đo các vật thể đang vận động cực nhanh (như
quỹ đạo của tên lửa, máy bay v.v…) hoặc vận động cực chậm (sự biến
dạng của các công trình xây dựng v.v…).
- Quy trình công nghệ của phương pháp rất thuận lợi cho việc tự
động hoá công tác đo, nâng cao hiệu suất công tác và tính kinh tế của
phương pháp.
- Nhược điểm chủ yếu của phương pháp đo ảnh là trang bị kỹ thuật
cồng kềnh và đắt tiền, đòi hỏi những điều kiện nhất định trong sử dụng và
bảo quản, đặc biệt là đối với khí hậu nhiết đới ở nước ta.
Ngày nay ở nhiều nước trên thế giới, phương pháp đo ảnh đã trở
thành một phương pháp cơ bản trong công tác đo vẽ bản đồ địa hình các
loại và được gọi tắt là phương pháp trắc địa ảnh. Ngoài lĩnh vực địa hình,
6
phương pháp đo ảnh cũn được ứng dụng rộng rói trong các ngành khoa học
kỹ thuật khác như khai thác má, bảo tồn di tích.
Phương pháp chụp ảnh mặt đất là phương pháp bổ sung cho
phương pháp chụp ảnh hàng không trong công tác đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn ở
vùng đồi núi, đặc biệt là vùng núi đá khó đi lại. Ngày nay với những thành
tựu phát triển hiện đại về kỹ thuật và công nghệ, phương pháp đo ảnh có
khả năng đáp ứng được các yêu cầu đa dạng về thành lập bản đồ địa hình,
bản đồ địa chính các loại tỷ lệ và các nhiệm vụ đo đạc trong các lĩnh vực
khác.
3. Tình hình phát triển ngành trắc địa ảnh ở Việt Nam
Ngành trắc địa ảnh cũng như ngành Trắc địa và bản đồ nói chung là
một trong những ngành khoa học kỹ thuật non trẻ của nước ta. Chỉ sau khi
miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, ngành Trắc địa và bản đồ ở nước ta
mới được chú ý xây dựng và phát triển.
Năm 1958 chúng ta đó tiến hành chụp ảnh điều tra khảo sát rừng với
sự giúp đỡ của CHDC Đức (cũ). Nhưng đến năm 1965, chúng ta mới bắt
đầu sử dụng phương pháp đo ảnh hàng không vào việc đo vẽ bản đồ địa
hình tỷ lệ cơ bản Nhà nước 1:50000 và 1:25000.
Về công tác bay chụp, đó bắt đầu sử dụng các máy chụp ảnh và máy
bay chụp ảnh có tính năng và chất lượng tốt hơn, như máy ảnh MRB
15/2323 (của CHDC Đức) AFA -TE 70 và máy bay AN-30 của Liên Xô.
Hiện nay ở nước ta đó có rất nhiều cơ sở sản xuất xây dựng các xí
nghiệp đo vẽ ảnh với các máy móc chính xác hiện đại như: Tổng cục Địa
chính, Cục Địa chất -Khoáng sản, Cục Bản đồ Quân đội, Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng v.v…
7
Hình I-1: Ảnh vệ tinh
I.2.2. Phương pháp đo điểm.
Nguyên lý của phương pháp này là chia bề mặt đất thành các điểm đặc
trưng về địa hình và địa vật gọi là điểm chi tiết, tiến hành đo vẽ các điểm
chi tiết thu được bản đồ. Có nhiều phương pháp đo điểm chi tiết nhưng
thông dụng và phổ biến hiện nay là phương pháp toàn đạc với dụng cụ là
máy toàn đạc điện tử. Phương pháp đo điểm thích hợp khi đo vẽ bản đồ địa
hình tỷ lệ lớn.
1. Phương pháp toàn đạc
Là một trong những phương pháp thường được áp dụng để đo vẽ ở
những nơi có diện tích không lớn và để thành lập bản đồ tỷ lệ lớn
Trong phương pháp toàn đạc vị trí điểm chi tiết chủ yếu được xác định
bằng phương pháp tọa độ cực mà trục cực là hướng I-II, đo góc cực và
khoảng cách cực S (Hình I-2)
8
1'
II IV
P
3'
2'
1
S M'
2
3
I III M
C
Hình I-2: Các phương pháp toàn đạc đo điểm chi tiết
Dựa vào S và ta sẽ chuyển được vị trí của các điểm chi tiết lên bản
vẽ. Độ cao của điểm chi tiết được xác đinh bằng phương pháp đo cao lượng
giác.
Việc thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp toàn đạc được chia
làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn đo ngoài thực địa các giá trị góc bằng , góc đứng V và
khoảng cách S gọi là công tác tác nghiệp.
+ Giai đoạn tính trong phòng các giá trị khoảng cách ngang S độ
chênh cao h va độ cao H góc bằng , vẽ các điểm chi tiết lên bản vẽ.
* Trình tự thực hiện đối với dụng cụ là máy kinh vĩ+ mia đứng:
- Công tác chuẩn bị
+ Thành lập lưới khống chế đo vẽ.
+ Đặt máy vào điểm trạm đo (là điểm khống chế đo vẽ). Sau khi định
tâm, cân bằng máy, xác định giá trị MO.
+ Đo chiều cao máy (i) bằng thước hoặc mia.
o
+ Định hướng ban đầu 00 về điểm khống chế lân cận (vị trí bàn độ
trái).
- Đo các yếu tố điểm chi tiết
9
+ Người cầm mia: dựng mia lên điểm chi tiết cần đo
+ Người đứng máy: quay máy đến ngắm mia đặt ở điểm chi tiết.
Tại mỗi điểm chi tiết tiến hành các thao tác:
+ Đọc số trên mia theo dây trên, dây giữa, dây dưới.
+ Đọc số trên vành độ ngang.
+ Đọc số trên vành độ đứng.
Kết quả đo ghi vào sổ.
Để tránh trùng lặp hoặc bá sót cần phải phân vùng cho các trạm đo.
Tuy nhiên giữa các trạm đo cần phải “đo chờm” để kiểm tra.
Cùng với công tác đọc số cần vẽ phác sơ đồ vị trí điểm khống chế,
điểm chi tiết để tránh nhầm lẫn khi đo vẽ bản đồ.
- Tính toán
Tính tọa độ và độ cao các điểm khống chế.
Tính khoảng cách nằm ngang từ máy đến điểm chi tiết:
2
S = K.n.cos V (I-1)
Tính độ chênh cao của các điểm chi tiết so với trạm máy.
1
h K.n.sin 2V i l (I-2)
2
Tính độ cao các điểm chi tiết:
Hi=Hmáy+ h (I-3)
- Vẽ bản đồ
+ Chấm các điểm khống chế theo phương pháp tọa độ vuông góc.
+ Chuyển các điểm chi tiết theo phương pháp tọa độ cực và vẽ đường
đồng mức.
+ Hoàn thiện bản đồ.
* Trình tự thực hiện đối với dụng cụ là máy toàn đạc điện tử (TĐĐT):
- Công tác chuẩn bị
+ Đặt máy TĐĐT vào vị trí, thực hiện các thao tác dọi tâm, cân máy,
đo chiều cao máy.
10
+ Định hướng về điểm lưới khống chế gần nhất bằng thao tác trên bàn
phím của máy.
- Đo các yếu tố, vẽ điểm chi tiết
Dựng gương tại các điểm chi tiết, người đứng máy ngắm gương và ấn
phím chứng năng để đo và ghi dữ liệu, thời gian đo và ghi dữ liệu cho mỗi
điểm chi tiết tiến hành trong vài giây.
- Trút dữ liệu và vẽ bản đồ
Dữ liệu đo xong được trút sang máy tính theo 03 phương thức:
+ Sử dụng cáp chuyên dụng.
+ Sử dụng thẻ nhớ
+ Trút không dây
Sau khi trút dữ liệu sang máy tính sử dụng phần mềm chuyên dụng để
biên tập và thành lập bản đồ số.
2. Phương pháp tọa độ vuông góc
Dùng khi đo vẽ địa vật gần lưới khống chế. Ví dụ cần đo vẽ một ngôi
nhà gần cạnh II-III (hình I-2). Dùng dụng cụ đo góc vuông để xác định vị
trí đỉnh góc vuông tại 1, 2, 3. Đo độ dài đoạn II-1; 1-2; 2-3; 1-1’; 2-2’; 3-3’.
3. Phương pháp giao hội góc
Dùng để đo vẽ địa vật độc lập ở cách xa lưới khống chế. Ví dụ, cần đo
vẽ gốc cây C (hình I-2). Đặt máy kinh vĩ tại I và II đo góc II -I- C = 1 và
góc I- II- C = 2.
4. Phương pháp giao hội cạnh
Dùng để đo vẽ địa vật gần lưới khống chế. Ví dụ cần đo vẽ góc bờ rào
M (hình I-2) khi đã biết điểm IV và M’. Như vậy chỉ cần đo đoạn M’M và
IVM.
Thực tế khi đo điểm chi tiết cần áp dụng một cách linh hoạt, tuỳ theo
địa hình và số người tham gia để tiến hành sao cho có lợi nhất.
5. Phương pháp dùng GPS
11
Nhiều quốc gia phát triển đã sử dụng GPS để thành lập bản đồ địa
hình. Nguyên tắc là vị trí các điểm chi tiết được xác định bằng phương
pháp đo GPS với thời gian đo mỗi điểm trong vài giây.
Ưu điểm của phương pháp: Độ chính xác cao, chất lượng kết quả đo
ít chịu ảnh hưởng do người đo. Có thể tiến hành trong nhiều điều kiện thời
tết khác nhau. Không cần lập lưới khống chế đo vẽ.
Nhược điểm của phương pháp: Yêu cầu cao về trình độ người đo,
điều kiện thu tín hiệu GPS.
6. Phương pháp mặt cắt
Nguyên tắc của phương pháp là dựa vào bản vẽ mặt cắt dọc và mặt cắt
ngang của các công trình dạng tuyến để vẽ lên bản đồ địa hình.
Trình tự như sau:
1. Vẽ mặt cắt dọc và mặt cắt ngang.
2. Dựa vào số liệu mặt cắt dựng được bản vẽ mặt bằng với điểm chi
tiết được xác định theo mặt cắt dọc và mặt cắt ngang (Hình I-2).
Hình I-2: Bản vẽ mặt bằng vẽ từ mặt cắt dọc và mặt cắt ngang
3. Kết hợp với các ghi chú trong quá trình đo vẽ để vẽ bản đồ địa
hình (Hình I-3).
12
ao
ao
Hình I-2: Bản vẽ mặt bằng vẽ từ mặt cắt dọc và mặt cắt ngang
Phương pháp này được sử dụng phổ biến khi đo vẽ bản đồ địa hình của
các công trình dạng tuyến như tuyến đường, tuyến đê, kênh...
I.3. BẢN ĐỒ SỐ
I.3.1. Khái niệm
Trước đây bản đồ thường được vẽ bằng tay trên giấy và cac vật liệu
truyền thống, các thông tin được thể hiện nhờ các đường nét, màu sắc, hệ
thống kí hiệu và các ghi chú.
Ngày nay cùng với sự phát triển của các nghành điện tử tin học, sự
phát triển của phần cứng máy tính, các thiết bị đo đạc, ghi tự động, các loại
máy in, máy vẽ có chất lượng cao không ngừng được hoàn thiện. Công
nghệ thông tin thực sự đó thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sông xa hội, đặc
biệt là trong lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyờn thiên nhiên đất đai. Sự ra
đời của hệ thống thông tin địa lý Gis và hệ thống thông tin đất đai LIS đó
tạo ra một bước ngoặt chuyển từ phương thức quản lý thủ công trước đây
sang một phương thức mới, quản lý, xử lý dữ liệu trên máy tính,
Bản đồ là một thành phần quan trọng, là một trong hai dạng dữ liệu
cơ bản của một hệ thống thông tin địa lý. Các đối tượng địa lý được thể
hiện trên bản đồ dựa trên mô hình toán học trong không gian 2 chiều hoặc 3
chiều. Bản đồ số có thể được hiểu như là một tập hợp có tổ chức được lưu
13
bằng các file dữ liệu, có thể thể hiện hình ảnh bản đồ giống như bản đồ
truyền thông trên màn hình máy tính, có thể thông qua các thiết bị máy in,
máy vẽ để in ra giấy như bản đồ thông thường.
I.3.2. Các loại dữ liệu và mô hình cơ bản của bản đồ số
- Cơ sở dữ liệu bản đồ được hình thành từ bốn dạng dữ liệu cơ bản:
dạng điểm, dạng đường, dạng vùng và dạng chú giải, chú thích.
+ Số liệu dạng điểm như Point, cell, symbol là dạng số liệu đơn giản
nhất. Chúng là những đối tượng vụ hướng chỉ có vị trí trong không gian
không có chiều dài.
+ Số liệu dạng đường như Line, Arc, Polyline: Đường bao gồm cả
các cung là các đối tượng 2 chiều, chúng không những có vị trí trong không
gian mà cũng có cả độ dài.
+ Số liệu dạng vùng như Polygon, area: Vùng là các đối tượng hai
chiều, chúng không những có vị trí, độ dài mà cũng có cả độ rộng
+ Số liệu dạng chú thích, mô tả
- Các loại dữ liệu trên được lưu trữ trong 2 mô hình dữ liệu không
gian cơ bản là mô hình vector và mô hình raster.
+ Mô hình vector: Trong mô hình Vector vị trí của các điểm, đường,
đa giác đều được xác định chính xác. Vị trí của mỗi đối tượng được định
nghĩa bởi một cặp tọa độ (X,Y) hoặc là một chuỗi các cặp tọa độ
Một điểm được xác định bằng một cặp tọa độ. Một đường thực chất
là tập hợp của các điểm được xác định bằng chuỗi các cặp tọa độ. Một
vùng thực chất là tập hợp của các đường được khộp kín do đó được xác
định bằng chuỗi các cặp tọa độ nhưng cặp tọa độ đầu và cuối là trùng nhau
+ Mô hình Raster: Là phương pháp đơn giản nhất để lưu trữ các dữ
liệu số liệu không gian. Trong dạng mô hình này, các số liệu không gian
được tổ chức thành các Pixel mỗi một điểm được mô tả bằng 1 Pixel mỗi
đường được mô tả bằng chuỗi Pixel. Cấu trúc Raster ít phù hợp cho việc
14
biểu diễn các đường vì thường làm xuất hiện sự gấp khúc cho các đường,
Một đa giác được biểu diễn bằng một nhóm pixel
I.3.3. Đặc điểm của bản đồ số
- Mỗi bản đồ số có một cơ sở toán học bản đồ nhất định như hệ quy
chiếu, hệ tọa độ.... Các đối tượng bản đồ được thể hiện thống nhất trong cơ
sở toán học này.
Nội dung, mức độ chi tiết thông tin, độ chính xác của bản đồ số đáp
ứng được hoàn toàn các yêu cầu như bản đồ trên giấy thông thường, nhưng
hình thức đẹp hơn. Bản đồ số không có tỉ lệ như bản đồ thông thường. Kích
thước, diện tích các đối tượng trên bản đồ số đúng bằng kích thước các đối
tượng ngoài thực địa
- Khi thành lập bản đồ số, các công đoạn thu thập dữ liệu, xử lý dữ
lệu đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao, tuân theo các quy định chặt chẽ về
phân lớp đối tượng, cấu trúc dữ liệu, tổ chức dữ liệu..... Nếu thành lập bản
đồ địa chính thì giữ nguyên được độ chính xác của số liệu đo đạc, không
chịu ảnh hưởng của sai số đồ họa
- Nghiên cứu đánh giá tình hình vừa khỏi quát vửa tỉ mỉ
- Hạn chế lưu trữ bản đồ bằng giấy. Vì vậy chất lượng bản đồ không
bị ảnh hưởng bởi chất liệu lưu trữ. Nếu nhân bản nhiều thì giá thành bản đồ
rẻ hơn rất nhiều.
- Chỉnh lý tái bản dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm.
- Bản đồ số có tính linh hoạt hơn hẳn bản đồ giấy thông