Báo cáo Đánh giá chất lượng và đề xuất giải pháp xử lý, quan trắc chất lượng nước tại Huyện Hương Khê và Vũ Quang, tỉnh Hà tĩnh

Đầu tháng 10 năm 2010, 2 đợt lũ lớn ( lũ lịch) liên tiếp (từ ngày 1-6/10 và từ 14-18/10) xảy ra tại 5 tỉnh miền Trung Việt Nam, bao gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Hà Tĩnh là nơi gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất, trong đó huyện Hương Khê và Vũ Quang là hai huyện nghèo của tỉnh Hà Tĩnh bị tàn phá hết sức nghiêm trọng. Lũ lụt đã làm cho ngươi dân vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất. Theo báo cáo của Dự án cứu trợ và Phục hồi Sinh kế sau lũ tại tỉnh Hà Tĩnh do Oxfam thực hiện, 15 xã thuộc hai huyện Vũ Quang và Hương Khê đã được Oxfam lựa chọn để cứu trợ khẩn cấp và phục hồi sau lũ (7 xã của huyện Hương Khê là Lộc Yên, Hương Thủy, Hoà Hải, Phúc Đồng, Hà Linh, Phương Điền và Phương Mỹ và 8 xã của huyện Vũ Quang là thị trấn Vũ Quang, Hương Minh, Hương Quang, Hương Thọ, Ân Phú, Đức Lĩnh, Đức Giang và Đức Liên). Để triển khai tiếp các hoạt động trợ giúp xây dựng nhà vệ sinh, giếng nước theo kế hoạch đã phê duyệt, Nhóm tư vấn thực hiện nhiệm vụ khảo sát, đánh giá chất lượng nguồn nước, đề xuất giải pháp xử lý và quan trắc chất lượng nước sinh hoạt của 10 xã theo đề xuất của Oxfam. Oxfam đã quyết định hỗ trợ: + Huyện Hương Khê: 120 giếng nước; 120 nhà vệ sinh (cho các xã Hà Linh, Phương Điền, Phương Mỹ, Lộc Yên) + Huyện Vũ Quang: 150 giếng nước và 150 bể lọc bằng cát; 150 nhà vệ sinh (cho các xã Đức Liên, Hương Thọ, Đức Giang, Đức Lĩnh và Ân Phú) Các hộ thuộc diện hỗ trợ chưa có hoặc có giếng nước, nhà vệ sinh bị phá hủy sau 2 trận lũ và thuộc đối tượng hộ nghèo, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Trong các hoạt động trợ giúp, Oxfam coi trọng các giải pháp để tối đa hóa việc sử dụng lao động địa phương và sử dụng vật tư tại chỗ, lao động đổi công để tăng thu nhập cho người dân. Để triển khai tốt hoạt động trên, bảo đảm tính khoa học và phù hợp với thực tiễn của địa phương, Nhóm tư vấn có trách nhiệm khảo sát, đánh giá và đề xuất giải pháp tối ưu để đạt được mục tiêu của dự án. Nhiệm vụ của Nhóm tư vấn đã được nêu trong TOR và đề cương hoạt động đã được Oxfam chấp thuận. Cụ thể là:

doc48 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2448 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá chất lượng và đề xuất giải pháp xử lý, quan trắc chất lượng nước tại Huyện Hương Khê và Vũ Quang, tỉnh Hà tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO Đánh giá chất lượng và đề xuất giải pháp xử lý, quan trắc chất lượng nước tại Huyện Hương Khê và Vũ Quang, tỉnh Hà tĩnh Nhóm tư vấn thực hiện: 1) Đoàn Thế Lợi, nhóm trưởng 2) Đặng Ngọc Hạnh, thành viên 3) Trần Đức Anh, thành viên HÀ NỘI: THÁNG 4 NĂM 2011 MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, KẾT QUẢ MONG ĐỢI VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 1.1. Giới thiệu Đầu tháng 10 năm 2010, 2 đợt lũ lớn ( lũ lịch) liên tiếp (từ ngày 1-6/10 và từ 14-18/10) xảy ra tại 5 tỉnh miền Trung Việt Nam, bao gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Hà Tĩnh là nơi gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất, trong đó huyện Hương Khê và Vũ Quang là hai huyện nghèo của tỉnh Hà Tĩnh bị tàn phá hết sức nghiêm trọng. Lũ lụt đã làm cho ngươi dân vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất. Theo báo cáo của Dự án cứu trợ và Phục hồi Sinh kế sau lũ tại tỉnh Hà Tĩnh do Oxfam thực hiện, 15 xã thuộc hai huyện Vũ Quang và Hương Khê đã được Oxfam lựa chọn để cứu trợ khẩn cấp và phục hồi sau lũ (7 xã của huyện Hương Khê là Lộc Yên, Hương Thủy, Hoà Hải, Phúc Đồng, Hà Linh, Phương Điền và Phương Mỹ và 8 xã của huyện Vũ Quang là thị trấn Vũ Quang, Hương Minh, Hương Quang, Hương Thọ, Ân Phú, Đức Lĩnh, Đức Giang và Đức Liên). Để triển khai tiếp các hoạt động trợ giúp xây dựng nhà vệ sinh, giếng nước theo kế hoạch đã phê duyệt, Nhóm tư vấn thực hiện nhiệm vụ khảo sát, đánh giá chất lượng nguồn nước, đề xuất giải pháp xử lý và quan trắc chất lượng nước sinh hoạt của 10 xã theo đề xuất của Oxfam. Oxfam đã quyết định hỗ trợ: + Huyện Hương Khê: 120 giếng nước; 120 nhà vệ sinh (cho các xã Hà Linh, Phương Điền, Phương Mỹ, Lộc Yên) + Huyện Vũ Quang: 150 giếng nước và 150 bể lọc bằng cát; 150 nhà vệ sinh (cho các xã Đức Liên, Hương Thọ, Đức Giang, Đức Lĩnh và Ân Phú) Các hộ thuộc diện hỗ trợ chưa có hoặc có giếng nước, nhà vệ sinh bị phá hủy sau 2 trận lũ và thuộc đối tượng hộ nghèo, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Trong các hoạt động trợ giúp, Oxfam coi trọng các giải pháp để tối đa hóa việc sử dụng lao động địa phương và sử dụng vật tư tại chỗ, lao động đổi công để tăng thu nhập cho người dân. Để triển khai tốt hoạt động trên, bảo đảm tính khoa học và phù hợp với thực tiễn của địa phương, Nhóm tư vấn có trách nhiệm khảo sát, đánh giá và đề xuất giải pháp tối ưu để đạt được mục tiêu của dự án. Nhiệm vụ của Nhóm tư vấn đã được nêu trong TOR và đề cương hoạt động đã được Oxfam chấp thuận. Cụ thể là: 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của Nhóm tư vấn Mục tiêu 1: Thiết lập cơ sở dữ liệu ban đầu về chất lượng nước sử dụng cho sinh hoạt trong 10 xã của cả 2 huyện (danh mục các xã xem phụ lục 1) Mục tiêu 2: Đề xuất các giải pháp cần thiết bao gồm cả khía cạnh vận động chính sách cho Oxfam và các cơ quan đối tác trong việc cải thiện, giám sát chất lượng nước và quan trắc trong vùng bị ảnh hưởng lũ. Để đạt được mục tiêu nêu trên, Nhiệm vụ của Nhóm tư vấn đã triển khai các hoạt động sau: + Từ ngày 13/3/2011 đến ngày 22/3/2011, Nhóm tư vấn đã tiến hành khảo sát thực tế tại 10 xã của cả 2 huyện. - Làm việc với Ban quản lý dự án Oxfam huyện Vũ Quang và Hương Khê để nắm các thông tin chung và nghe báo cáo kết quả triển khai thực hiện dự án, các thuận lợi khó khăn. Thảo luận kế hoạch và lựa chọn địa điểm khảo sát. - Khảo sát xác định các nội dung thông tin theo đề cương mà tư vấn đã trình Oxfam. - Lựa chọn điểm lấy mẫu nước; lấy mẫu, lập hồ sơ mẫu (tập trung ở những nơi mà nguồn nước có vấn đề theo phản ánh của người dân). Xem xét, đánh giá chất lượng các công trình xử lý hiện đang áp dụng ở địa phương, kinh nghiệm xử lý nước và các công tác chuẩn bị phòng tránh lũ của người dân. 1.3. Kết quả mong đợi Theo TOR và đề cương nghiên cứu, Nhóm tư vấn đã đạt được các kết quả chủ yếu sau: Kết quả 1: Báo cáo phân tích chất lượng nước của 5 xã thuộc huyện Hương Khê và 5 xã thuộc huyện Vũ Quang. Kết quả 2: Đánh giá hồ sơ thiết kế các công trình giếng đào, nhà vệ sinh và khuyến nghị những giải pháp cần thiết để giúp Ban quản lý Oxfam huyện thực hiện hiệu quả dự án. Kết quả 3 : Trên cơ sở kết quả phân tích mẫu, đề xuất các giải pháp cụ thể để xử lý và quan trắc chất lượng nước trong các vùng bị ảnh hưởng lũ. Kết quả 4: Tập huấn công tác giám sát cộng đồng. Hướng dẫn quản lý, tu sửa giếng nước và giải pháp ứng phó khi có lũ lụt xảy ra. 1.4. Phương pháp thực hiện Các phương pháp sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu bao gồm: - Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu hiện có, - Phương pháp thảo luận nhóm, - Phương pháp có sự tham gia của cộng đồng, - Phương pháp khảo sát chuyên gia, đo đạc, đánh giá, chụp ảnh hiện trường, - Phương pháp phân tích chất lượng, - Phương pháp so sánh, đánh giá, tính toán, thiết kế. Phương pháp thực hiện được mô tả ở khung logic nghiên cứu như sau. Khung logic nghiên cứu: Đánh giá các mẫu giếng và công trình lọc nước do đơn vị tư vấn thiết kế lập cho Oxfam, kiến nghị các giải pháp chỉnh sửa, bổ sung (nếu có) Xử lý số liệu, kiến nghị về kế công trình, lập báo cáo, xây dựng tài liệu tập huấn ..., báo cáo kết quả và tập huấn tại hai huyện Thảo luận nhóm có sự tham gia của cộng đồng, chuyên gia, cán bộ quản lý ở địa phương gồm nhân viên đại diện của Oxfam, cán bộ quản lý chuyên môn của huyện, xã để xác định các vấn đề - Các nguồn nước sử dụng, thông tin sơ bộ về các nguồn nước, xác định các nguồn nước trọng tâm - Các thông tin cơ sở về tập quản xử lý và sử dụng nguồn nước, ... - Biểu hiện của một số loại bệnh có khả năng do nguyên nhân sử dụng nước thiếu vệ sinh ... - Thông tin về các loại công trình khai thác, công trình xử lý tốt, chưa tốt, bị phá huỷ trong lũ ... - Quan sát, đánh giá sơ bộ khả năng nguồn nước, chất lượng nước bằng các chỉ số gián tiếp Phương pháp khảo sát có sự tham gia để đo đạc, quan sát, chụp ảnh... đánh giá tại thực địa, tìm hiểu thông tin, kinh nghiệm dân gian - Khảo sát đánh giá xác định các kích thước mẫu về công trình khai thác nước (giếng khoan, đào) cả đối với công trình tốt, chưa tốt và công trình dễ bị tàn phá do lũ, các kinh nghiệm bảo vệ công trình của người dân... - Khảo sát đánh giá các công trình xử lý nước do dân tự xây dựng sử dụng lọc cát, tính kỹ thuật, kích thước, vật liệu sử dụng, bảo dưỡng... đánh giá khả năng xử lý - Thiết kế chương trình lấy mẫu, xác định hồ sơ mẫu nước gồm: Ví trí, đặc điểm nguồn nước, khả năng cung ứng, .... sơ bộ đánh giá chất lượng.... Phương pháp phân tích - Lấy mẫu, khảo sát đo đạc các chỉ tiêu tại thực địa, - Bảo quản theo đúng quy định - Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước tại phòng thí nghiệm, tập hợp bảng kết quả - Đánh giá chất lượng, dự báo tác hại do chất lượng nước không đảm bảo, khuyến cáo sử dụng.... II. TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1. Về kinh tế xã hội a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng dự án. + Huyện Hương Khê: Hương khê là huyện miền núi của Hà tĩnh, phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp huyện Cẩm Xuyên và Thạch Hà, phía Bắc giáp huyện Vũ Quang và Can Lộc. Địa hình nhiều đồi núi, cao nhất là núi Rào Cỏ (2.235 m). Sông Ngàn Trươi chảy qua địa bàn xuống đổ vào sông Ngàn Sâu. Tổng diện tích tự nhiên là 1278,09 km², dân số: 107.996 người (tháng 1/2009) gồm các dân tộc: Thổ, Thái, Kinh,Chứt, nhưng dân tộc Kinh chiếm đa số. Hương Khê có 22 đơn vị hành chính trực thuộc. Sản suất nông nghiệp là kế sinh nhai chủ yếu của nhân dân trong huyện. Đất canh tác ít, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đời sống của đại đa số hộ gia đình còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Huyện Vũ Quang: Vũ Quang là huyện miền núi của Hà tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 70 km về phía Tây, có 42 km đường biên giới tiếp giáp với Lào, địa hình nhiều đồi núi đặc biệt có vườn quốc gia Vũ Quang. Huyện Vũ Quang có diện tích tự nhiên là 62.284 ha, dân số 35.877 người (tháng 1/2009) gồm 12 đơn vị hành chính trực thuộc là Thị trấn Vũ Quang và các xã: Đức Liên, Đức Hương, Đức Bồng, Đức Lĩnh, Đức Giang, Ân Phú, Hương Thọ, Hương Minh, Hương Điền, Hương Quang và Sơn Thọ. Đất canh tác ít, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đời sống của đại đa số hộ gia đình còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Các xã thuộc diện được Oxfam trợ giúp đều là các xã nghèo trong huyện, Hộ nghèo chiếm tỷ lệ rất cao (55,38 % ở huyện Hương Khê và 50,27 % ở Huyện Vũ Quang). Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong khi đất đai lại rất ít, ở Hương khê bình quân một hộ chỉ đạt 0,34 ha/hộ và ở Vũ Quang là 0,29 ha /hộ. Đất đai ít, chủ yếu là đất trồng màu, tỷ lệ đất canh tác được một vụ lúa rất thấp (Hương khê là 43 % và Vũ Quang là 49 %). Trong năm, chỉ canh tác được một vụ ăn chắc (vụ xuân), còn vụ mùa rất bấp bênh do ngập lũ hàng năm. Lũ lụt hàng năm đã gây nhiều khó khăn cho bà con nông dân như mất mùa, thiếu lương thực, bệnh tật…. (xem Bảng 1) Bảng 1: Diện tích đất nông nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo TT Xã Số hộ Số khẩu Tỷ lệ Hộ nghèo (%) Diện tích đất nông nghiệp (ha) Tổng Trong đó lúa 1 vụ I Huyện Hương Khê 5440 23.356 1866 812 1 Phương Mỹ 638 3218 58,0% 489 196 2 Phương Điền 510 2236 56,0% 330 116 3 Hà Linh 1566 6700 50,0% 560 200 4 Lộc Yên 1541 6280 58,4% 487 70 (lúa 2 vụ) 5 Đức Bồng 1185 4922 54,5% - 230 II Huyện Vũ Quang 4190 15753 1239 608 Đức Liên 612 2700 50,03% 240 132 Đức Lĩnh 1506 5584 48,60% 485 214 Hương Thọ 715 2750 51,27% 170 105 Ân Phú 512 2019 50,00% 154 87 Đức Giang 845 2700 51,30% 190 70 b) Về thiên tai, lũ lụt: Các xã được dự án hỗ trợ đều nằm trong vùng trũng, sát bờ sông nên thường xuyên bị ngập lũ. Thời gian lũ về thường bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 10, có khi kéo dài đến tháng 11. Trung bình mỗi năm có khoảng từ 2-3 đợt lũ, thời gian ngập lũ mỗi đợt thường từ 4-7 ngày. Những năm có lũ lớn, lũ lịch sử (như năm 2007, năm 2010 ) khoảng từ 10 – 15 năm xuất hiện 1 lần, mỗi lần kéo dài từ 5-7 ngày có khi tới 10-15 ngày. c) Những tác động, ảnh hưởng khi lũ, lụt xuất hiện: Lũ lụt xảy ra hàng năm đã gây ra thiệt hại lớn cho nhân dân trong xã. Khi lũ về thì hầu hết các diện tích đất canh tác nông nghiệp bị ngập từ 3-5 ngày đã gây thiệt hại lớn cho sản xuất nhất là những năm lũ về sớm phá hoại mùa màng, đặc biệt là hoa màu vụ mùa, thậm chí có những năm lũ tiểu mãn lớn gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Khi có lũ chính vụ, thường có khoảng từ 35-45% số hộ trong xã bị ngập nước (nước vào ngập nền nhà), nếu có lũ lớn xảy ra thì có đến 70-80% số hộ bị ngập lũ, thậm trí như xã Phương Điền, Lộc Yên, Hà Linh lũ năm 2010 có tới 90-95% số nhà bị ngập. Lũ lụt tàn phá tài sản của nhân dân và phá hủy hoa màu đã ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và đời sống của người dân, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, môi trường sinh thái như: mất mùa; trôi nhà cửa, đồ đạc; bệnh dịch bùng phát; môi trường ô nhiễm; cở sở hạ tầng hư hỏng…. . Do sống chung với lũ từ nhiều năm nay nên người dân cũng như chính quyền địa phương chủ động thực hiện rất tốt công tác phòng chống lũ, góp phần giảm thiểu các thiệt hai do lũ gây ra. Các xã đều xây dựng phương án phòng chống lũ rất sớm (xong trước tháng 4). Phương án đã đều đề cập các tình huống có thể xảy ra và cách ứng phó như công tác sơ tán và bố trí dân cư về các điểm tập kết..... Hơn nữa tinh thần phòng chống lũ của người dân trong vùng rất tốt. Trước mùa lũ, họ đã chuẩn bị chu đáo các vật dụng cần thiết cho gia đình như thuyền, bè; sơ tán trâu, bò vật nuôi (gửi nhờ các hộ ở trên cao) khi có dự báo lũ trước 1 đến 3 ngày.... .Vì vậy các ảnh hưởng của lũ cũng được hạn chế, đặc biệt ít xảy ra tổn thất về người. d) Về công tác phòng chống lũ tại địa phương Chính quyền các cấp rất coi trọng công tác phòng chống lũ và thiên tai, các tổ chức đoàn thể của địa phương như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh phối hợp với chính quyền xây dựng phương án phòng chống lũ lụt. Công việc này đã thu hút sự quan tâm của hầu hết các thành viên là cán bộ chủ chốt cũng như các đoàn thể ở địa phương tham gia. Khảo sát tại 10 xã vùng lũ, nhóm tư vấn nhận định công tác phòng chống lũ được thực hiện rất nghiêm túc và hiệu quả cụ thể: - Phương án chống lũ và thiên tai đều được xây dựng xong trước tháng 4 hàng năm. Tổ chức họp phổ biến, triển khai phương án đến tận các thôn, xóm, khu dân cư, các hộ gia đình đều biết. Phương án đã đề cập khá chi tiết, đầy đủ các tính huống khi có lũ như : + Thiết kế những khu tập kết dân để sơ tán dân (khi cần), các điều kiện sinh hoạt cần thiết nếu lũ xảy ra. + Các phương án về thông tin liên lạc, thuyền đi lại ở bộ phân chỉ huy (thường ở trụ sở UBND). + Phân công nhiệm vụ cho từng thôn, xóm, đặc biệt là việc xen ghép các hộ thấp và hộ trên cao đảm bảo tính cộng đồng rất cao khi có lũ xảy ra. + Bố trí và giao trách nhiệm sơ tán dân, tài sản của từng khu vực cho từng cán bộ chủ chốt thôn xóm, đoàn thể cụ thể. + Kế hoạch triển khai công tác vệ sinh tập thể, sửa chữa khôi phục công trình công cộng như kênh mương, đường xá nông thôn sau lũ. Đối với từng hộ dân. Tuân thủ nghiêm phương án chống lũ của xã, đồng thời xây dựng kế hoạch cho gia đình mình như : + Chuẩn bị thuyền, xuồng hoặc bè để sử dụng khi khẩn cấp. + Chuẩn bị phương án chuyển đồ đạc lên cao và sơ tán trâu, bò, lợn, gà …đến nơi an toàn khi có thông báo của xã (năm 2010 do lũ qúa lớn và về quá nhanh nên không kịp phản ứng). Các hộ đã biết lấy cao trình đỉnh lũ của những năm có lũ lớn, lũ lịch sử để làm chạn gác bảo vệ tài sản (như năm 2007, năm 2010). Sau đợt lũ lịch sử năm 2010, nhiều hộ đang nâng cao chạn, gác để phòng lũ cho những năm tiếp theo. Nhờ chuẩn bị chu đáo để ứng phó với lũ nên đã giảm thiểu được các thiệt hại do lũ gây ra, đặc biệt, rất ít khi có thiệt hại về người. 2.2. Thực trạng về nguồn nước và sử dụng nước cho ăn uống và sinh hoạt a) Thực trạng về nguồn nước: Nguồn nước chủ yếu sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt của các xã trong vùng dự án là nguồn nước ngầm. Nước ngầm được các hộ khai thác sử dụng bằng cách đào giếng hoặc khoan giếng và trực tiếp sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. Từ kết quả khảo sát thực tế và phản ánh của người dân địa phương có thể đánh giá chung là nguồn nước ngầm của khu vực dự án là tốt, trữ lượng khá phong phú, đáp ứng đủ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của người dân trong vùng. Phần lớn các giếng đào có độ sâu khoảng từ 7- 10m nên về mùa khô hạn thường không đủ nước để sử dụng, nhất là năm hạn hán lớn. Xu hướng gần đây người dân sử dụng giếng khoan với độ sâu tư 20-25m, có nơi từ 30 - 45m. Tuy nhiên sử dụng giếng khoan xác suất gặp phải mạch nước nhiễm sắt cao hơn. b) Thực trạng về chất lượng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt Theo nhận xét đánh giá chung cán bộ xã, các tổ chức đoàn thể và người dân, chất lượng nguồn nước ở các xã trong vùng dự án cơ bản tốt, có thể sử dụng để ăn uống và sinh hoạt. Đặc điểm nhận biết về chất lượng nguồn nước tốt xấu, theo kinh nghiệm của người dân là khi bơm lên nước trong, không có mùi, đem nấu nước chè xanh cho nước xanh, thơm và uống ngon. Khi lấy mẫu ở các giếng nước này đi phân tích thường đáp ứng đủ điều kiện vệ sinh môi trương theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Trừ một số giếng khi đào gặp phải mạch nước không tốt, có dấu hiệu ô nhiễm (thường gặp với giếng khoan trên 20m) như có mùi tanh, có váng và tạo cặn sau khi bơm lên. Nếu nguồn nước bị nhiễm sắt khi nấu chè xanh cho nước đỏ thẩm, không còn mùi thơm. Tuy vậy, các dấu hiệu ô nhiễm này không nghiêm trọng đến sức khỏe, chỉ cần xử lý thông thường là có thể sử dụng được như phơi nắng và lọc qua bể lọc cát… .Hiện tại các hộ dân cũng đã áp dụng hình thức xử lý như dùng bể lọc cát .v.v. nhưng do làm không đúng kỹ thuật nên hiệu quả xử lý nước chưa tốt (ảnh 2, ảnh 3, ảnh 4, ảnh 5 phụ lục 2). Dù chất lượng nguồn nước tốt, nhưng tập quán sinh hoạt của dân cư địa phương có phần ảnh hưởng đến vệ sinh nguồn nước sinh hoạt như các bể chứa nước không có nắp đậy dễ bị nhiễm bẩn và làm chổ để muỗi sinh sản (Ảnh 2 phụ lục 2) hoặc các hộ gia đình thường bố trí chuồng trâu bò, gia súc ở phía trước nhà, gần nhà bếp và giếng nước, đây là tập quán không tốt dễ gây ô nhiễm cho nguồn nước. Có hộ bố trí giếng nước cách chuồng trâu chỉ khoảng 3-5m và nguy cơ ô nhiễm vi sinh rất cao. c) Mô tả, đánh giá và dự báo khả năng bị ảnh hưởng bởi chất ô nhiễm khi lũ xảy ra và các giải pháp nguồn nước và vệ sinh môi trường trong những trường hợp khẩn cấp: Sống trong vùng thường xuyên xảy ra lũ lụt, các hộ gia đình thường có chuẩn bị dụng cụ tích trữ nước dể dùng khi có lũ xảy ra. Trừ khi có lũ lớn kéo dài, hết nguồn nước tích trữ thì các hộ thường dùng thuyền đến lấy nước từ các khe, suối trong núi hoặc lấy từ các hộ ở trên cao (có giếng không ngập). Đây là kinh nghiệm sống chung với lũ của người dân địa phương để có nước sạch trong mùa lũ (trừ các hộ không có phương tiện hoặc lũ qúa lớn, nước chảy mạnh không thể dùng thuyền bè đi lại). Vì vậy việc sử dụng nước ô nhiễm khi lũ xảy ra là ít có khả năng xảy ra. Đây cũng là vấn đề cần xem xét khi tiến hành các hoạt động cứu trợ. Nhìn chung, sau các trận lũ các giếng nước bị ngập và thường bị ô nhiễm do nước lũ chảy vào giếng và người dân chưa biết biện pháp phòng chống giếng bị nhiễm bẩn khi ngập lụt. Sau khi lũ rút, các hộ thường phải chờ để thau giếng, xử lý nhiễm trùng mới sử dụng lại. Giai đoạn sau lũ nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt rất lớn để vệ sinh môi trường, nhà cửa. Nếu hướng dẫn, phổ biến các biện pháp phòng chống giếng bị nhiễm bẩn khi ngập lụt phù hợp thì sau khi nước rút là có nước sử dụng ngay mà không phải chờ thau rửa. Ví dụ khi mưa lớn có nguy cơ gây ra lũ lụt, chỉ cần hứng nước mưa vào giếng cho đến khi đầy miệng giếng, sau đó che kín miệng giếng, khi có lũ tràn qua, nguồn nước bị ô nhiễm không thể xâm nhập vào giếng nên có thể sử dụng ngay sau khi nước lũ rút. Khi lũ rút là có thể lấy nước giếng để sử dụng mà không sợ bị ô nhiễm, mất vệ sinh. Ở các giếng, sau lũ phát hiện nước bị đục do nước lụt tràn vào, thì trước khi dùng nhất thiết phải bơm nước lên bể trữ (đa số các hộ đều có bể trữ nước với khối lượng khoảng 0,5m3) để lắng trong và xử lý hoá chất Cloramin B theo hướng dẫn của Y tế. Các hộ có bể lọc nên xử lý qua bể lọc trước khi khử trùng. d) Về công trình vệ sinh: Hầu hết các hộ trong xã đều có nhà vệ sinh riêng, nhưng phần lớn là nhà tạm, chưa bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Trừ một số hộ khá giả hoặc các hộ trước đây đươc tổ chức Danida hỗ trợ xây nhà vệ sinh theo kiểu hai ngăn là tương đối tốt. Qua các đợt lũ, bà con đánh giá tốt về nhà vệ sinh thiết kế theo mẫu hố xí 2 ngăn là rất phù hợp với vùng lũ. Khi có lũ dùng đất đắp kín cửa lấy phân và đậy kín nắp hố thì phân không bị trôi ra ngoài. Mẫu thiết kế này trước đây tổ chức Danida đã áp dụng khi tài trợ xây nhà vệ sinh. Qua đợt lũ vừa rồi cơ bản vẫn bảo đảm được vệ sinh và tương đối bền vững, ít bị hư hỏng và mong muốn được hỗ trợ để mỗi nhà sẽ có một hố xí 2 ngăn này. Tuy nhiên để bảo đảm ổn định thì phải bổ sung thêm kết cấu móng (ảnh 6, ảnh 7 phụ lục 2). Sau các đợt lũ, các tổ chức phụ nữ, thanh niên,...đều tham gia dọn dẹp nhà cửa, đường xóm, vệ sinh môi trường với tinh thần trách nhiệm cao, đây là truyền thống tốt, cần phát huy. e) Hiện trạng về các giếng nước đang sử dụng - Giếng đào có đường kính khoảng từ 0,7-1,2m; thành giếng được đúc bằng các ống bê tông, trừ các giếng đào từ hàng chục năm trước đây (khoảng 10-15 năm) thì thường là giếng đất, phía gần mặt đất trở lên thành giếng được xây bằng gạch khoảng 1m. Tuy nhiên, qua nhiều lần ngập lũ về cơ bản các giếng vẫn tồn tại, chỉ rất ít giếng bị sạt lở, trôi vì có luồng cát, nước xoáy (Ảnh 8, ảnh 9). Khảo sát các giếng đào trong khu vực cho thấy rằng, địa chất ở khu vực tương đối tốt, giếng đào sâu tới 7-8m không cần thành giếng mà vẫn tồn tại hàng chục năm nay. Các hộ đào giếng sau này thường dùng ống bi làm thành giếng để bảo đảm vệ sinh nguồn nước, ngăn không cho nước mặt thấm vào giếng. Kinh nghiệm đào giếng thường thực hiện vào mùa khô, khi đó nền đất cứng ổn định hơn, và nếu trong mùa khô giếng đủ nước là đảm bảo đủ cấp nước quanh năm. - Giếng khoan: Trong những năm gần đây,