Báo cáo Đánh giá tác động của công nghệ mương nổi đến sự phát triển của nghề nuôi cá biển ở Australia và Việt nam

Dựán CARD VIE062/04 “Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi” được triển khai nhằm nghiên cứu phát triển một hệthống ương giống và nuôi thương phẩm cá biển, có khả năng tận dụng các cơsởhạtầng sẵn có ởAustralia và Việt Nam. Khởi đầu từtháng 08/2005 Dựán được kỳvọng góp phần phát triển nghềnuôi cá biển ởcảhai quốc gia nêu trên bằng cách gia tăng sản lượng cá giống kích thước lớn ởViệt Nam và cá nuôi thương phẩm tại Australia. Trong suốt thời gian này Dựán CARD VIE062/04 liên tục duy trì nỗlực trong cả nghiên cứu phát triển hệthống mương nổi và hoạt động khuyến ngư. Báo cáo này gồm 2 phần: một của hợp phần Việt Nam và một của hợp phần Australia, trình bày những tác động tức thời của Dựán đến nghềnuôi cá biển tại các địa phương nơi Dựán đã được triển khai. Tuy nhiên cũng cần phải nhấn mạnh rằng khoảng thời gian mà Dựán được thực hiện (2 năm) là quá ngắn cho các mục tiêu quá tham vọng, đặc biệt khi công nghệmới này vẫn còn đang được nghiên cứu và hoàn thiện. Thời điểm mà Dựán được hoàn tất vào cuối năm 2007 mới là điểm khởi đầu thực sự đểgiới thiệu công nghệmương nổi một cách rộng rãi đến người nuôi trồng thủy sản ởcảhai quốc gia. Vì thếmà tác động thực sựcủa Dựán sẽ được thểhiện rõ trong một vài năm tới đây. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Chương trình CARD – BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Queensland Department of Primary Industries & Fisheries, Trường Đại học Nha Trang, Trung tâm Khuyến ngưKhánh Hòa (KFEC) đã hỗtrợtích cực cho hoạt động của Dựán. Chúng tôi xin cảm ơn TS. Adrian Collins, Benjamin Russels, các cán bộcủa BIARC, ThS. Lưu Thế Phương, ThS. Ngô Văn Mạnh, KS. Huỳnh Kim Khánh, KS. Bành ThịQuyên Quyên, các công nhân kỹthuật của Trung tâm Khuyến ngưKhánh Hòa tại Ninh Lộc và các bạn sinh viên của Trường Đại học Nha Trang đã tích cực tham gia và góp phần quan trọng vào sựthành công của Dựán

pdf20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động của công nghệ mương nổi đến sự phát triển của nghề nuôi cá biển ở Australia và Việt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BÁO CÁO TIẾN ĐỘ Dự án Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi (CARD VIE 062/04) MS8: Đánh giá tác động của công nghệ mương nổi đến sự phát triển của nghề nuôi cá biển ở Australia và Việt nam Hoàng Tùng1, Michael Burke2 & Daniel Willet2 1 Trường Đại học Nha Trang, Việt Nam 2 Queensland Department of Primary Industries & Fisheries, Australia 04/2008 Báo cáo số 8 | CARD VIE062/04 PROJECT 1 LỜI MỞ ĐẦU Dự án CARD VIE062/04 “Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi” được triển khai nhằm nghiên cứu phát triển một hệ thống ương giống và nuôi thương phẩm cá biển, có khả năng tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có ở Australia và Việt Nam. Khởi đầu từ tháng 08/2005 Dự án được kỳ vọng góp phần phát triển nghề nuôi cá biển ở cả hai quốc gia nêu trên bằng cách gia tăng sản lượng cá giống kích thước lớn ở Việt Nam và cá nuôi thương phẩm tại Australia. Trong suốt thời gian này Dự án CARD VIE062/04 liên tục duy trì nỗ lực trong cả nghiên cứu phát triển hệ thống mương nổi và hoạt động khuyến ngư. Báo cáo này gồm 2 phần: một của hợp phần Việt Nam và một của hợp phần Australia, trình bày những tác động tức thời của Dự án đến nghề nuôi cá biển tại các địa phương nơi Dự án đã được triển khai. Tuy nhiên cũng cần phải nhấn mạnh rằng khoảng thời gian mà Dự án được thực hiện (2 năm) là quá ngắn cho các mục tiêu quá tham vọng, đặc biệt khi công nghệ mới này vẫn còn đang được nghiên cứu và hoàn thiện. Thời điểm mà Dự án được hoàn tất vào cuối năm 2007 mới là điểm khởi đầu thực sự để giới thiệu công nghệ mương nổi một cách rộng rãi đến người nuôi trồng thủy sản ở cả hai quốc gia. Vì thế mà tác động thực sự của Dự án sẽ được thể hiện rõ trong một vài năm tới đây. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Chương trình CARD – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Queensland Department of Primary Industries & Fisheries, Trường Đại học Nha Trang, Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa (KFEC) đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động của Dự án. Chúng tôi xin cảm ơn TS. Adrian Collins, Benjamin Russels, các cán bộ của BIARC, ThS. Lưu Thế Phương, ThS. Ngô Văn Mạnh, KS. Huỳnh Kim Khánh, KS. Bành Thị Quyên Quyên, các công nhân kỹ thuật của Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa tại Ninh Lộc và các bạn sinh viên của Trường Đại học Nha Trang đã tích cực tham gia và góp phần quan trọng vào sự thành công của Dự án. Nhóm nghiên cứu của Dự án CARD VIE062/04 Báo cáo số 8 | CARD VIE062/04 PROJECT 2 Phần 1 Đánh giá tác động của công nghệ mương nổi lên sự phát triển của nghề nuôi cá biển tại Australia 1. ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI VÀ CÁC LỢI ÍCH DO DỰ ÁN MANG LẠI Đối tượng hưởng lợi chính của việc phát triển công nghệ mương nổi tại Australia chính là người nuôi cá biển thương phẩm. Đặc biệt, việc sử dụng mương nổi để nuôi thương phẩm cá biểnc ho phép người nuôi tận dụng diện tích mặt nước đang sử dụng cho các mục đích khác như hồ chứa nước phục vụ nông nghiệp. Trong trường hợp này, mương nổi được xem là giải pháp phù hợp nhờ chi phí thấp trong đầu tư và vận hành, khả năng quản lý tốt hơn trên mọi khía cạnh từ thả giống, cho ăn, chăm sóc và phòng ngừa bệnh dịch, kiểm soát địch hại và thu hoạch. Đã có nhiều doanh nghiệp tại Queensland sử dụng hoặc đang xem xét sử dụng mương nổi cho hoạt động sản xuất của mình. Mặc dù các phỏng đoán ban đầu cho rằng người nuôi tôm có thể chuyển sang nuôi cá biển bằng công nghệ mương nổi, chỉ có 2 cơ sở đăng ký muốn thực hiện việc này tại Queensland. Nguyên nhân có thể là do độ sâu của các ao nuôi tôm thường thấp, vì thế nước lấy vào mương từ đáy ao dễ bị nhiễm bẩn. Điều này có thể ảnh hưởng đến dòng chảy trong ao nuôi tôm và việc quản lý dòng chảy để có thể thu gom chất thải một cách hữu hiệu nhằm duy trì chất lượng nước, đặc biệt khi việc trao đổi nước với môi trường xung quanh bị hạn chế. Việc định kỳ tháo cạn các ao này để thu hoạch và cải tạo ao cũng sẽ gây khó khăn cho các mương nổi nếu được làm bằng vật liệu là bạt HDPE vì chúng không gánh nổi trọng lượng của giàn gỗ làm khung mặt của mương và đường đi. Để giải quyết khó khăn này mương nổi phải được thiết kế thành nhiều phần nhỏ cho phép tháo lắp một cách dễ dàng khi cần tháo cạn ao. Kinh nghiệm của chúng tôi tại BIARC cho thấy các mương nổi khi được sử dụng trong môi trường nước biển thường có xu hướng bị các sinh vật bám tấn công lên bề mặt. Mặc dù bộ nâng nước đã được thiết kế để có thể tháo rời làm vệ sinh khi cần thiết, giàn khung nâng đỡ mương nổi (làm bằng bạt nhựa HDPE) rất lớn, nặng khiến cho thao tác vệ sinh vô cùng khó khăn. Mục tiêu của Dự án CARD là nghiên cứu phát triển một hệ thống nuôi với chi phí đầu tư thấp. Hệ thống mương nổi sử dụng tại BIARC đã đạt được mục tiêu này nhưng còn cần phải được cải tiến để khắc phục các khó khăn nêu trên, chẳng hạn như mương nổi nên được làm bằng các vật liệu có độ bền tốt hơn như nhựa plastic hoặc composite để có thể di chuyển chúng một cách dễ dàng và không bị biến dạng khi ao nuôi bị tháo cạn nước. Tất nhiên, giá thành của mương nổi sẽ tăng lên đáng kể. Trong thực tế, việc này sẽ do người nuôi quyết định cho phù hợp với điều kiện sản xuất và khả năng đầu tư của mình. Báo cáo số 8 | CARD VIE062/04 PROJECT 3 TÓM TẮT Ưu điểm • Chi phí xây dựng thấp • Nâng cao được khả năng quản lý con giống, việc cho ăn, tăng trưởng của đối tượng nuôi, quan trắc bệnh, kiểm soát địch hại và thu hoạch. • Hệ thống nâng nước có thể tháo rời và vệ sinh dễ dàng • Thích hợp cho các mặt nước nơi mà việc sử dụng các hệ thống nuôi khác không khả thi. Nhược điểm • Có thể ảnh hưởng đến dòng chảy trong các ao nuôi có diện tích nhỏ • Mương nổi làm bằng bạt HDPE phải được tháo ra khỏi khung mương khi cần tháo cạn ao. • Dễ bị các sinh vật bám làm bẩn và cần phải vệ sinh định kỳ 2. MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ Hoạt động nghiên cứu của Dự án sử dụng mương nổi để nuôi thương phẩm cá với chi phí thấp đã nhận được sự quan tâm rộng rãi. Công nghệ này đã được giới thiệu đến người nuôi qua các báo cáo trình bày tại Hội nghị của Hội NTTS Thế giới năm 2006 tại Adelaide; Hội thảo Khuyến ngư tháng 10/2006 cho các cán bộ trong ngành thủy sản của bang Queensland; Hội nghị 2007 của Hiệp hội NTTS bang Queensland. Ngoài ra, đã có nhiều đoàn khách của chính phủ, đại điện các ngành sản xuất, sinh viên đến thăm BIARC và được giới thiệu về hệ thống. Mặc dù cần phải có một thời gian nhất định để dự án thể hiện những tác động tích cực lên hoạt động sản xuất, hiện tại việc ứng dụng mương nổi đang tiến triển tốt. Mương nổi đã được sửu dụng để nuôi cá tại một số nông trại, trong hệ thống xử lý nước thải dân dụng và trong các ao chứa nước ngầm. Dưới đây là các cơ sở sử dụng công nghệ mới này: • Kilcoy Fish Company (KFC): đã hợp tác chặt chẽ với các cán bộ của Dự án CARD để lắp đặt một hệ thống mương nổi đặt trong hồ chứa 7 ha tại một nông trại nuôi bò sữa. Hệ thống này gồm một loạt các mương nổi có thể tích 40m3 (dài 12, rộng 2.4 m) để nuôi thương phẩm cá. Mương nổi được làm bằng bạt nhựa HDPE giá rẻ theo thiết kế tương tự như của Dự án CARD (Hình 1). Đối tượng nuôi gồm Maccullochela peelii (Hình 2) và Scortum barcoo. Cơ sở này đã thành công, nuôi được cá Maccullochela peelii đến mật độ cao hơn 100 kg/m3 và bắt đầu bán sản phẩm của mình ra thị trường từ năm 2006. Báo cáo số 8 | CARD VIE062/04 PROJECT 4 • Integrated Recycle International Ltd (IRI): đã dùng mương nổi (có điều chỉnh thiết kế) để nuôi cá trong nước thải nhằm sản xuất bột cá. Mương nổi được thiết kế dựa theo thiết kế sử dụng của bạt HDPE của Dự án CARD. Tại cơ sở này, cá sử dụng thức ăn tự nhiên có trong nước luân chuyển qua mương. Dự án này của IRI sẽ được thực hiện tại Hervey Bay nằm ở Queensland Fraser Coast và sử dụng nước thải dân dụng (do chính quyền địa phương quản lý) làm nguồn dinh dưỡng cho ao nuôi. Các thử nghiệm ban đầu đã xác định được đối tượng nuôi thích hợp và dự án hiện đang trong giai đoạn xây dựng giàn bè nổi để nâng đỡ mương (Hình 3). Hình 1. Hệ thống mương nổi tại cơ sở của Kilcoy Fish Company. Mương nổi đựoc thiế kế theo phiên bản sử dụng bạt HDPE giá rẻ của Dự án CARD. Hình 2. Cá Mú (Murray cod) nuôi trong mương nổi tại cơ sở của KFC. Báo cáo số 8 | CARD VIE062/04 PROJECT 5 Hình 3. Không ảnh chụp hệ thống mương nổi đang được xây dựng tại Hervey Bay, Queensland trong khuôn khổ của dự án sản xuất bột cá của IRI. Sẽ có tổng cộng 54 mương nổi làm bằng HDPE mỗi mương có thể tích 58 m3 được treo vào hệ thống bè nâng đỡ này. • Thông tin thu được từ dự án CARD đã được sử dụng để xây dựng mô hình toán nhằm xem xét khả năng sử dụng nước mặn ngầm tại các mỏ khai thác khí than để nuôi cá. • Seafarm, một cơ sở nuôi tôm lớn ở phía Bắc bang Queensland đã xin thiết kế mương nổi để xem xét khả năng mở rộng sản xuất. Cơ sở này quan tâm đến việc sử dụng các ao nuôi tôm có sẵn và kênh dẫn nước để nuôi cá biển. • Gold Coast Marine Aquaculture (GCMA), một cơ sở nuôi tôm lớn ở Logan River, South Queensland hiện đang hợp tác với BIARC để nghiên cứu nuôi cá Giò (Rachycentron canadum). BIARC hiện đang giữ 16 con cá bố mẹ để thử nghiệm sản xuất giống trong năm 2008 và sẽ đưa cá giống đến nuôi thử nghiệm tại GCMA. Mương nổi đã được chọn làm hệ thống nuôi thử nghiệm. 3. PHÂN TÍCH KINH TẾ Phần trình bày về mức độ ứng dụng của mương nổi ở trên cho thấy hệ thống này có thể được sử dụng cả ở nước ngọt, nước mặn ngầm hoặc nước biển để nuôi thương phẩm cá cả loại có giá trị kinh tế cao đến những loại chỉ dùng để sản xuất bột cá. Tuy nhiên, chính sự đa dạng này cũng khiến cho việc khái quát hóa chi phí sản xuất trở nên khó khăn do sự khác biệt về mức độ Báo cáo số 8 | CARD VIE062/04 PROJECT 6 đầu tư, kích cỡ của mương và hệ thống hỗ trợ, yêu cầu sử dụng thức ăn. Chẳng hạn như mương nổi đã được IRI Ltd đưa vào kế hoạch sử dụng nằm nuôi cá ăn mùn xác hữu cơ trong các ao xử lý nước thải dân dụng để thu hoạch và sản xuất bột cá. Trong hệ thống này thức ăn của cá là thức ăn tự nhiên, có được nhờ việc luân chuyển nước trong ao xử lý qua 54 mương nổi có thể tích 58m3 nhờ hoạt động của các bộ nâng nước. Điều này có nghĩa là chi phí thức ăn sẽ không được tính vào chi phí sản xuất. Tuy nhiên, giá trị của sản phẩm nuôi lại thấp và dự án này chỉ có thể đạt được lợi nhuận nếu qui mô sản xuất lớn hơn 600 tấn/năm. Việc sử dụng mương nổi để nuôi cá có giá trị kinh tế ở mức trung bình như cá Chẽm vì thế cần được xem xét. Căn cứ vào điều kiện sản xuất tại Australia và các tính toán chi phí sản xuất, chi phí đầu tư, mức khấu hao, chi phí lao động, thức ăn và vận hành, chúng tôi cho rằng nuôi cá Chẽm bằng mương nổi hòan toàn là một giải pháp phù hợp. Tuy vậy, qui mô sản xuất và khả năng cung ứng sản phẩm thường xuyên cho thị trường sẽ quyết định mức độ lợi nhuận thu được. Dựa trên những kinh nghiệm đã có về nghề nuôi cá Chẽm tại Australia, theo chúng tôi thì một cơ sở nuôi cá thương phẩm phải có khả năng xuất bán ra thị trường tối thiểu là 1000 kg/tuần thì mới có hiệu quả. Để làm được điều này cần phải có 26 mương nổi nuôi cá thương phẩm với thể tích 20m3/cái. Chỉ với qui mô sản xuất này doanh nghiệp mới có khả năng thiết lập thị trường và duy trì mãi lực mua bán. Hiện tại chi phí sản xuất cho 1 kg cá Chẽm bằng mương nổi theo ước tính của chúng tôi là A$ 8/kg. Mức chi phí này có thể sẽ giảm theo thời gian và cạnh tranh được với các hệ thống nuôi khác mà không cần phải đầu tư nhiều. Bảng 3. Số lao động cần thiết để vận hành 4 mương ương và 2 mương nuôi thương phẩm tại BIARC. Công việc cần thực hiện Tần suất Thời lượng (giờ/tuần) Quản lý ao và chất lượng nước 2 lần/ngày 4.25 Cho ăn 2 lần/ngày 7.5 Vệ sinh mương 2 lần/tuần * 6 mương 4.5 Vệ sinh bộ nâng nước 1 lần/tuần * 6 mương 2 Tổng công lao động 18.25 giờ/tuần cho 54.4 m3 mương (khoảng A$6/tuần/m3) Thuận lợi của việc sử dụng mương nổi là chi phí đầu tư không cần nhiều (do không phải xây dựng ao hoặc hệ thống nuôi tuần hoàn cần đầu tư rất nhiều tiền). Mương nổi tự nó đã là một hệ thống hoàn chỉnh và chỉ cần có mặt nước để thả (tất nhiên chất lượng nước phải đảm bảo) và nguồn khí để chạy bộ nâng nước là có thể vận hành được. Chi phí xây dựng và lắp đặt mương nổi cũng sẽ giảm nếu qui mô sản xuất và kích thước của mương nổi đủ lớn. Điều này thể hiện rõ khi so sánh hai dạng mương nổi mà chúng tôi thiết kế tại BIARC. Chi phí cho một m3 mương với mương lớn nuôi thương phẩm là A$130 và cho mương nhỏ để ương cá là A$335. Chi phí Báo cáo số 8 | CARD VIE062/04 PROJECT 7 nhân công cũng sẽ giảm nếu qui mô sản xuất lớn. Nghề nuôi cá Chẽm tại Queensland hiện tại sử dụng khoảng 1 FTE cho mỗi 16 tấn cá nuôi được. Nếu sử dụng mương nổi, con số này chỉ là 1 FTE cho mỗi 10 tấn (Bảng 1). Đây được coi là một thành công lớn đối với một hệ thống vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm khi so sánh với các hệ thống nuôi khác. Lợi ích kinh tế mà hệ thống có thể mang lại sẽ lớn hơn khi hệ thống này được hoàn thiện. Báo cáo số 8 | CARD VIE062/04 PROJECT 8 Phần 2: Đánh giá tác động của công nghệ mương nổi lên sự phát triển của nghề nuôi cá biển tại Việt Nam 1. CÁC ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI Ở Việt Nam các đối tượng được hưởng lợi của Dự án bao gồm • Người ương hoặc nuôi thương phẩm cá biển • Người nuôi tôm muốn chuyển đổi hệ thống ao nuôi tôm hiện tại sang ương hoặc nuôi cá biển • Nghề nuôi cá biển tại địa phương 2. CÁC LỢI ÍCH ĐÃ ĐƯỢC THỂ HIỆN 2.1 So sánh hệ thống và phân tích chi phí 2.1.1 Các thuận lợi của việc sử dụng mương nổi Việt Nam đang phát triển nghề nuôi biển tập trung vào 2 nhóm đối tượng chính là giáp xác (tôm he, cua biển và tôm hùm) và cá biển (cá chẽm, mú, giò …). Để tạo nguồn cá giống người ta thường sử dụng các hệ thống ương truyền thống như bể xi măng, ao đất hoặc lồng nuôi kích thước nhỏ. Các khó khăn trong việc sử dụng những hệ thống này được trình bày ở Bảng 1 và đều được giải quyết một cách triệt để nhờ hệ thống mương nổi. Bảng 1: Những bất lợi của các hệ thống ương cá biển truyển thống ở Việt Nam đều được giải quyết một cách triệt để nhờ hệ thống mương nổi Hệ thống Bất lợi Mương nổi Bể xi • Chi phí đầu tư cao • Giảm chi phí, dễ di chuyển măng • Chi phí vận hành cao • Chi phí vận hành thấp hơn • Hạn chế về mật độ • Mật độ ương rất cao • Diện tích ương không lớn • Ít bị hạn chế về diện tích Ao đất • Khó quản lý thức ăn, sức khỏe • Hiệu quả trọng quản lý thức ăn, cá, phân cỡ và thu hoạch sức khỏe cá, phân cỡ, thu hoạch • Mức độ phân đàn của cá lớn • Mức độ phân đàn thấp • Mật độ ương thấp • Mật độ ương rất cao • Khả năng kiểm soát dịch bệnh • Khả năng kiểm soát dịch bệnh và và địch hại kém địch hại lớn Lồng nuôi • Không thích hợp với cá giống • Có thể ương cá với kích thước biển cỡ nhỏ thường được bán ra từ nhỏ hơn kích thước thường được trại sản xuất xuất ra từ trại giống • Khả năng kiểm soát dịch bệnh • Khả năng kiểm soát dịch bệnh và và địch hại kém địch hại lớn Báo cáo số 8 | CARD VIE062/04 PROJECT 9 Trong điều kiện của Việt Nam hai điểm bất lợi của hệ thống mương nổi là sự phụ thuộc vào năng lượng điện và mức đầu tư cao hơn khả năng của người dân nghèo. Tuy nhiên, chúng ta không thể kỳ vọng tất cả mọi người dân đều có thể áp dụng được công nghệ mới này. Họ có thể tập hợp lại thành một nhóm để chia sẻ chi phí và tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên. 2.1.2 Phân tích kinh tế Ưu điểm của việc sử dụng hệ thống mương nổi để ương con giống cá biển cỡ lớn cũng đã được thể hiện thông qua việc so sánh những lợi ích kinh tế mà nó đem lại với hai hệ thống truyền thống thường được sử dụng nhất là bể xi măng và ao đất. Các lồng nuôi biển không được đưa vào so sánh này do chúng không thích hợp với việc ương con giống cỡ nhỏ. Kinh nghiệm thực tế cho thấy tỉ lệ sống của cá khi ương trong lồng nuôi biển thường rất thấp. Phiên bản mương nổi SMART-2 được sử dụng cho so sánh. Bảng 2: Chi phí đầu tư và vận hành một hệ thống gồm 3 mương nổi SMART-2. Mức chi phí được áp dụng cho đầu năm 2008. Hạng mục Giá đơn vị Chi phí (triệu đồng) (triệu đồng) CHI PHÍ ĐẦU TƯ 03 mương nổi SMART-2 22 66 02 máy thổi (máy cũ đã qua sử dụng) 4 8 Ống dẫn, phụ kiện điện 4 4 Chi phí thuê một ao 5,000 m2 trong 3 năm 15 45 Tổng CHI PHÍ SẢN XUẤT CHO CÁ CHẼM (1,5 tháng/vụ) Triệu đồng Triệu đồng 120.000 con giống cỡ 2 cm chiều dài 120 Thức ăn (INVE và GROBEST) 10 Tiền điện 2 3 02 công nhân 2 6 Vật liệu rẻ tiền và các loại khác 10 Khấu hao hệ thống mương (36 tháng)*1.5 tháng 3,2 5,1 Tổng 154,1 CHI PHÍ SẢN XUẤT CHO CÁ MÚ (1,5 tháng/vụ) (mil VND) (mil VND) 60.000 con giống cỡ 4-5 cm chiều dài 360 Thức ăn (INVE và GROBEST) 15 Tiền điện 2 3 02 công nhân 2 6 Vật liệu rẻ tiền và các loại khác 10 Báo cáo số 8 | CARD VIE062/04 PROJECT 10 Khấu hao hệ thống mương (36 tháng)*1.5 tháng 3,2 5,1 Tổng 399,1 CHI PHÍ SẢN XUẤT CHO CÁ GIÒ (1,5 tháng/vụ) Triệu đồng Triệu đồng 45.000 con giống cỡ 4-5 cm chiều dài 220 Thức ăn (INVE và GROBEST) 15 Tiền điện 2 3 02 công nhân 2 6 Vật liệu rẻ tiền và các loại khác 10 Khấu hao hệ thống mương (36 tháng)*1.5 tháng 3,2 5,1 TOTAL 259,1 GIÁ THÀNH SẢN XUẤT (đồng/con) Tỉ lệ Cá Chẽm Cá Mú Cá Giò sống Số cá Giá thành Số cá Giá thành Số cá Giá thành (%) 50 60.000 2.568 30.000 13.303 22.500 11.516 60 72.000 2.140 36.000 11.086 27.000 9.596 70 84.000 1.835 42.000 9.502 31.500 8.225 75 90.000 1.712 45.000 8.869 33.750 7.677 80 96.000 1.605 48.000 8.315 36.000 7.197 85 102.000 1.511 51.000 7.825 38.250 6.774 90 108.000 1.427 54.000 7.391 40.500 6.398 95 114.000 1.352 57.000 7.002 42.750 6.061 Mức tỉ lệ sống thường đạt được sau 40 – 45 ngày ương là 70% với cá chẽm, 90% với cá mú và 60% với cá giò. Với kết quả này hệ thống mương nổi hoàn toàn có thể cạnh tranh với 2 hệ thống ương truyền thống là bể xi măng và ao đất do giá thành sản xuất thấp hơn so với giá thị trường rất nhiều (Bảng 3). Tỉ lệ sống có thể được cải thiện hơn nữa nếu qui trình độ sản xuất (quản lý chất lượng nước, phân cỡ, cho ăn, chăm sóc sức khỏe cá, …) được thực hienẹ một cách nghiêm ngặt và chất lượng của cá giống tốt. Báo cáo số 8 | CARD VIE062/04 PROJECT 11 Bảng 3: Cỡ và giá của cá ương từ mương nổi Đối tượng Cỡ thu hoạch từ Giá thành Giá thị trường Tỉ suất lợi nuôi mương (cm) (đồng/con) (đồng) nhuận Cá Chẽm 10 1.835 7.000 2,82 Cá Mú 12 7.391 16.000 1,16 Cá Giò 20 9.596 20.000 1,08 Trong điều kiện thiếu hụt những thông tin về giá thành sản xuất của các loại cá giống trên khi được ương trong bể xi măng hoặc ao đất, rất khó để có thể so sánh một các chính xác với mương nổi. Tuy vậy, những thông tin trình bày dưới đây có thể được sử dụng cho những so sánh sơ bộ: • Ở Việt Nam cá Giò chỉ được ương trong bể xi măng. Cá ương trong ao đất ven biển, ví dụ như tại công ty Hoằng Ký, lại bị nhiễm ký sinh trùng nặng và chết hàng loạt khi đưa ra nuôi thương phẩm (trao đổi riêng với Như Văn Cẩn – Viện NC NTTS 1, Niels Sevennevig – Marine Farm). Kích cỡ lớn nhất của cá khi ương trong bể xi măng là 10 cm chiều dài do hạn chế về sinh khối ương. Mật độ ương thích hợp cho bể xi măng là 1.000 con/m3 với mức trao đổi nước là 200%/ngày (trao đổi riêng với Như Văn Cẩn – Viện NC NTTS 1). Vì thế để ương 45.000 con cá giống thì phải cần 45 m3 bể. Chi phí xây dựng bể, thay nước hàng ngày và xử lý nước cao hơn so với chi phí đầu tư 3 mương nổi SMART-2. Hơn nữa, cá khi ương trong mương nổi cso thể đạt kích thước đến 20 cm chiều dài. • Đối với cá Mú thì công ty TNHH Đài Loan – Việt Nam tại Phú Yên hoặc công ty Hoằng Ký ở Khánh Hòa chuyên về ương cá Mú thì giá bán cá Mú Malaba có chiều dài thân 12 cm phải là 22.000 đồng hoặc 20.000 đồng/con thì mới có lợi nhuận. Căn cứ theo những tính toán ở trên, cá Mú Malaba nếu ương trong mương nổi thì có thể bán với giá thấp đến cỡ 10.000 đồng
Luận văn liên quan