MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Hiện nay, do dân số và công nghệ phát triển, các sản phẩm thực phẩm được khai thác từ tự nhiên đã có dấu hiện cạn kiệt, không ổn định và không đáp ứng đủ nhu cầu của con nguời. Mặt khác, khi kinh tế phát triển, nhu cầu hưởng thụ, trong đó có thực phẩm của con người ngày càng tăng. Con người trở nên không hài lòng với các loại thực phẩm có sẵn ở địa phương nơi họ sống, họ có xu hướng tìm đến các loại thực phẩm mới lạ ở các vùng địa lý khác nhau. Vì vậy, nhu cầu về các loại thực phẩm được nuôi trồng, chế biến, lưu trữ và phân phối công nghiệp sẽ ngày càng phát triển. Với sản phẩm tôm đông lạnh cũng không phải một ngoại lệ.
Nắm bắt được nhu cầu trên và với mục tiêu góp phần xây dựng ngành chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam thêm vững mạnh. Sử dụng hoàn toàn nguyên liệu và nhân công trong nước, nhằm góp phần xây dựng kinh tế cho tỉnh nhà và cho xã hội, Công ty TNHH thủy sản Thông Thuận – Ninh Thuận tiến hành xây dựng nhà máy chế biến tôm số 2.
64 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 3117 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: “Nhà máy chế biến tôm số 2”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TY TNHH THỦY SẢN THÔNG THUẬN – NINH THUẬN
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN: “NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÔM SỐ 2”
(Đã chỉnh sửa theo Công văn số 2350/STNMT-MT ngày 02/12/2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường)
Phan Rang, tháng 10 năm 2010
(Địa danh), tháng năm 200
CÔNG TY TNHH THỦY SẢN THÔNG THUẬN – NINH THUẬN
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN: “NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÔM SỐ 2”
CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY TNHH THỦY SẢN
THÔNG THUẬN – NINH THUẬN
CÔNG TY TNHH TÀI NGUYÊN
(Địa danh), tháng năm 200
Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận: Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng nhà máy chế biến tôm số 2 của Công ty TNHH Thuỷ sản Thông Thuận đã được phê duyệt tại Quyết định số ngày..tháng .nămcủa Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
Phan Rang-Tháp Chàm, ngày ..tháng ..năm 2011
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các hạng mục xây dựng cơ bản và kinh phí thực hiện 15
Bảng 1.2: Các thiết bị và vật tư 17
Bảng 1.3: Khối lượng nhu cầu nguyên liệu 29
Bảng 1.4: Nhu cầu vật liệu xây dựng 31
Bảng 1.5: Cơ cấu nhân sự của Công ty 34
Bảng 2.1: Đặc trưng nhiệt độ không khí TBNN tại Trạm Khí tượng Phan Rang 39
Bảng 2.2: Tốc độ gió bình quân trong tháng của Trạm khí tượng Phan Rang (m/s) 40
Bảng 2.3: Tốc độ gió bình quân theo các hướng gió chính trong các tháng ở Trạm khí tượng Phan Rang (m/s ) 40
Bảng 2.4: Lượng bốc hơi khả năng trung bình ngày, tháng, năm (mm) 41
Bảng 2.5: Số ngày xuất hiện dông trung bình tháng và năm (Đơn vị: ngày) 41
Bảng 2.6: Độ ẩm không khí tương đối bình quân tháng và năm tại Phan Rang (%) 41
Bảng 2.7: Số giờ nắng trong năm ( Đơn vị: giờ) 42
Bảng 2.8: Biến động lượng mưa trung bình tháng, năm Trạm Phan Rang theo các thời kỳ và lượng mưa trung bình nhiều năm ( mm ) 43
Bảng 2.9: Chất lượng không khí tại khu vực thực hiện dự án 44
Bảng 2.10: Vị trí và điều kiện lấy mẫu môi trường không khí 44
Bảng 2.11: Vị trí và điều kiện lấy mẫu chất lượng nước mặt 45
Bảng 2.12: Chất lượng nước mặt tại khu vực thực hiện dự án 45
Bảng 2.13: Vị trí các điểm lấy mẫu nước dưới đất ở khu vực thực hiện dự án 46
Bảng 2.14: Chất lượng nước dưới đất ở khu vực thực hiện dự án 46
Bảng 2.15: Hiện trạng độ ồn ở khu vực thực hiện dự án 47
Bảng 4.1: Các hạng mục và các thông số kết cấu trong hệ thống xử lý nước thải 68
Bảng 4.2. Danh mục máy móc thiết bị chính 69
Bảng 5.1: Các biện pháp quản lý môi trường 77
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG
TT
KÝ HIỆU
VIẾT TẮT
GIẢI THÍCH
1
Tôm PD
Tôm thịt: là loại thành phẩm đã bỏ đầu, bóc sạch vỏ kể cả đuôi và lấy sạch đường tiêu hóa trong thân.
2
Tôm PUD
Tôm thịt: là loại thành phẩm đã bỏ đầu, bóc sạch vỏ kể cả đuôi không lấy đường tiêu hóa trong thân.
3
Tôm PTO
Là loại thành phẩm tôm đã bỏ đầu, bóc vỏ nhưng còn chừa lại đốt đuôi và các lá đuôi
4
HOSO
Tôm nguyên con: là loại thành phẩm tôm còn nguyên cấu tạo sinh học tự nhiên của tôm sống.
5
HLSO
Tôm vỏ: là loại thành phẩm tôm đã bỏ đầu nhưng vỏ và các lá đuôi để nguyên.
6
R
Ký hiệu cho thấy sản phẩm tương ứng sau nó chưa được hấp/luộc chín (Raw). VD: RPD là thành phẩm PD tươi (chưa hấp/luộc).
7
C
Ký hiệu cho thấy sản phẩm tương ứng sau nó đã được hấp/luộc chín (cooked). VD CPD là thành phẩm PD đã hấp/luộc chín.
8
IQF
Dây chuyền cấp đông siêu tốc.
9
Block
Là sản phẩm đông lạnh ở dạng khối trong đó các đơn vị sản phẩm được liên kết lại với nhau nhờ phần nước đá xen kẽ. Sản phẩm này được cấp đông bằng tủ đông tiếp xúc hoặc hầm đông
10
MT
Tấn (1,000 kgs)
11
CCN
Cụm công nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Hiện nay, do dân số và công nghệ phát triển, các sản phẩm thực phẩm được khai thác từ tự nhiên đã có dấu hiện cạn kiệt, không ổn định và không đáp ứng đủ nhu cầu của con nguời. Mặt khác, khi kinh tế phát triển, nhu cầu hưởng thụ, trong đó có thực phẩm của con người ngày càng tăng. Con người trở nên không hài lòng với các loại thực phẩm có sẵn ở địa phương nơi họ sống, họ có xu hướng tìm đến các loại thực phẩm mới lạ ở các vùng địa lý khác nhau. Vì vậy, nhu cầu về các loại thực phẩm được nuôi trồng, chế biến, lưu trữ và phân phối công nghiệp sẽ ngày càng phát triển. Với sản phẩm tôm đông lạnh cũng không phải một ngoại lệ.
Nắm bắt được nhu cầu trên và với mục tiêu góp phần xây dựng ngành chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam thêm vững mạnh. Sử dụng hoàn toàn nguyên liệu và nhân công trong nước, nhằm góp phần xây dựng kinh tế cho tỉnh nhà và cho xã hội, Công ty TNHH thủy sản Thông Thuận – Ninh Thuận tiến hành xây dựng nhà máy chế biến tôm số 2.
Tên dự án : NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÔM SỐ 2
Tên tiếng Anh : SHRIMP PROCESSING FACTORY – N0 2.
Địa chỉ: Lô C1 – Cụm Công Nghiệp Thành Hải mở rộng, Xã Thành Hải, Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận.
Loại hình dự án: đầu tư mới.
Cơ quan phê duyệt dự án: Chủ đầu tư dự án.
2. Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật dùng trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường này
a. Luật
- Luật bảo vệ môi trường Việt nam số 52/2005/QH11, được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 12/12/2005;
- Luật Tài nguyên Nước được Quốc Hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/05/1998, có hiệu lực từ ngày 01/01/1999.
b. Văn bản của Chính phủ
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính Phủ về Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính Phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính Phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính Phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính Phủ về việc Quản lý chất thải rắn.
c. Các văn bản pháp lý liên quan
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý;
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/07/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định quản lý về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp;
- Thông tư số 14/2009/TT-BNN ngày 12/03/2008 của Bộ Nông nghiệp về việc hướng dẫn quản lý môi trường trong chế biến thủy sản.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành danh mục chất thải nguy hại;
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;
- Quyết định số 1933/QĐ-BKHCN ngày 13/09/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn Quốc Gia TCVN 7629-2007;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT, ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư 16/2009/TT-BTNMT, ngày 07/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ trưởng trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
d. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản số 11:2008/BTNMT
- QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT -Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối một số chất hữu cơ;
- QCVN 24:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp;
- TCVN 5949:1998/BTNMT - Tiêu chuẩn Việt Nam. Âm học. Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư;
- Tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006. Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình - tiêu chuẩn thiết kế.
e. Các nguồn tài liệu, dữ liệu
Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
- Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội năm 2009;
- Báo cáo ĐTM dự án mở rộng cụm công nghiệp Thành Hải (năm 2010) của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận.
- Niên giám thống kê năm 2009 của Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận.
- Báo cáo hiện trạng nước thải sinh hoạt – Viện KH, CNMT – Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Sách ô nhiễm không khí và xử lý khí thải – Đặng Ngọc Chấn.
- Các kết quả khảo sát thực tế và các số liệu tổng hợp tại “Công ty TNHH thuỷ sản Thông Thuận - Ninh Thuận DL - 601“. Số 104 - Ngô Gia Tự, tp Phan Rang-Tháp chàm, tỉnh Ninh Thuận.
- Các kết quả khảo sát thực tế và các số liệu tổng hợp tại “Xí nghiệp nuôi tôm công nghiệp Thông Thuận Núi Tào“. Xã Phước Thể, Huyện Tuy Phong, Bình Thuận.
Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án cung cấp
- Hồ sơ xây dựng dự án NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÔM SỐ 2.
- Hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị sử dụng cho dự án.
- Và các số liệu khác do chủ đầu tư cung cấp.
3. Các phương pháp áp dụng trong quá trình lập ĐTM
Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy chế biến tôm số 2” của công ty TNHH Thủy sản Thông Thuận – Ninh Thuận được hoàn thành dựa trên các phương pháp sau:
ü Phương pháp thống kê: thu thập, xử lý các số liệu về khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng dự án để đánh giá các tác động của các chất thải, việc sử dụng tài nguyên đến môi trường sinh thái khu vực.
ü Phương pháp nhận dạng: liệt kê từng yếu tố tác động để phân tích, đánh giá từng yếu tố cụ thể sau đó đưa ra các phương án giảm thiểu cho từng yếu tố đã liệt kê.
ü Phương pháp khảo sát hiện trường: thực hiện ghi nhận tất cả các yếu tố mang tính đặc thù tại hiện trường lô C1 như: địa hình, cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp và thoát nước, hệ thống xử lý nước thải tập trung của Cụm công nghiệp.
ü Phương pháp chuyên gia: dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và các cá nhân trực tiếp tham gia đánh giá tác động môi trường.
4. Tổ chức thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: “NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÔM SỐ 2” tại Lô C1 – Cụm Công Nghiệp Thành Hải mở rộng, xã Thành Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận được sự tư vấn của: Công ty TNHH Tài Nguyên.
Địa chỉ: Khu phố 1, Phường Mỹ Bình, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Điện thoại: 01684044445
Đại diện: Ông Nguyễn Hạnh, Giám đốc Công ty.
Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo gồm có:
TT
Họ tên
Chức vụ
Chức danh trong nhóm
1
Trương Hữu Thông
và Nguyễn Hạnh
Giám đốc Công ty TNHH thuỷ sản Thông Thuận – Ninh Thuận và Giám đốc Công ty TNHH Tài Nguyên
Đồng trưởng nhóm
2
Hán Văn Nghĩa
Cán bộ công ty TNHH thuỷ sản Thông Thuận – Ninh Thuận
Thành Viên
3
Nguyễn Thị Thuận
Cán bộ công ty TNHH thuỷ sản Thông Thuận – Ninh Thuận
Thành Viên
4
Phạm Văn Sơn
Cán bộ công ty TNHH thuỷ sản Thông Thuận – Ninh Thuận
Thành Viên
5
Thuận Văn Thuyết
Công ty TNHH Tài Nguyên
Thành Viên
Ngoài ra, còn được sự phối hợp, giúp đỡ của các cán bộ của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận.
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
Tên Tiếng Việt : NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÔM SỐ 2
Tên Tiếng Anh : SHRIMP PROCESSING FACTORY – N0 2
1.2. Chủ dự án
CÔNG TY TNHH THỦY SẢN THÔNG THUẬN – NINH THUẬN
Địa chỉ: Số 104, Ngô Gia Tự, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Đại diện: Ông Trương Hữu Thông Chức vụ: Giám đốc
Mã số thuế : 3400253480-006
Điện thoại: 84 68 3826878; Fax: 84 68 3826779;
Email: thongthuan@thongthuanseafood.com
1.3. Vị trí địa lý của dự án
Dự án có vị trí địa lý: thuộc lô C1 Cụm Công Nghiệp Thành Hải mở rộng, xã Thành Hải, Thành Phố Phan Rang-Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận.
Tổng diện tích dự án: 33.288 m2
- Phía Đông - Bắc giáp: Đường liên tỉnh đi Khánh Hải.
- Phía Đông Nam giáp: Khu đất sản xuất nông nghiệp.
- Phía Tây Nam giáp: Đường N2, Cụm công nghiệp Thành Hải mở rộng.
- Phía Tây Bắc giáp: Kho dự trữ lương thực và lô C2, Cụm công nghiệp Thành Hải mở rộng.
Hiện tại tiếp giáp với ranh giới dự án trong phạm vi bán kính 50m là ruộng rẫy, đất trống, không có dân cư sinh sống.
1.4 Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1 Các công trình chính
Các hạng mục xây dựng cơ bản
Bảng 1.1: Các hạng mục xây dựng cơ bản và kinh phí thực hiện
TT
HẠNG MỤC
DẠNG KẾT CẤU
KÍCH THƯỚC
(m)
DIỆN TÍCH MẶT BẰNG /XÂY DỰNG (m2)
ĐƠN GIÁ (VND)
THÀNH TIỀN
1
Nhà văn phòng chính
Nhà BTCT - tường gạch 1 tầng hầm, 2 lầu, mái tôn
14,5*30*3
435/1,305
5,100,000
6,655,500,000
2
Nhà làm việc và phòng khách
Nhà BTCT - tường gạch 1 trệt, 2 lầu, mái tôn
14,5*18,3*3
265/795
5,100,000
4,104,225,000
3
Nhà ăn và nghỉ trưa công nhân
Nhà BTCT - tường gạch 1 trệt, 1 lầu, mái tôn
20*44,1*2
882/1,728
4,100,000
7,084,800,000
4
Nhà bảo vệ và phòng nhân sự
Nhà cột BTCT tường gạch 1 trệt, mái tôn
5*13
65/65
3,100,000
148,800,000
5
Nhà phân xưởng sản xuất
Nhà công nghiệp cột BTCT - tường gạch xây mái tôn kèo thép
126*74
9,324/9,324
2,100,000
19,580,400,000
6
Xưởng cơ khí
Nhà công nghiệp cột BTCT - tường gạch xây mái tôn kèo thép
12*28
336/336
2,000,000
672,000,000
7
Khu xử lý nước cấp
Hồ BTCT + gạch xây
12*31
372/372
2,000,000
744,000,000
8
Khu xử lý nước thoát
Hồ BTCT + gạch xây
12*49
588/588
2,000,000
1,176,000,000
9
Xưởng giặt quần áo công nhân
Nhà công nghiệp cột BTCT - tường gạch xây mái tôn kèo thép
12*20
240/240
2,000,000
480,000,000
10
Hệ thống giao thông và thoát nước mưa
Đường BT đá 1x2 M.200 dầy 20cm, mương và cống BTCT
7,391/7,391
815,000
5,297,500,000
11
Hệ thống điện
Điện hạ thế và máy phát điện 500 KVA
1,000,000,000
12
Hệ thống cấp nước
Hệ
800,000,000
13
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Hệ
200,000,000
14
Hệ thống chiếu sáng khuôn viên
Hệ
140,000,000
15
Hệ thống xử lý nước thải
Công suất 1.000 m3/ngày bằng công nghệ vi sinh
2,000,000,000
15
Công viên cây xanh
2,703/2,703
42,250
122,475,000
16
Hàng rào (m)
22,376/590
330,000
194,700,000
17
Nhà để xe
2,000,000
300,000,000
18
Nhà trạm biến thế
2,000,000
96,000,000
19
Tháp nước
2,000,000
36,000,000
20
Dự phòng
1,000,000,000
Tổng cộng
51,832,400,000
Thiết bị và vật tư
Bảng 1.2: Các thiết bị và vật tư
TT
Hạng mục
ĐVT
Số lượng
Đơn giá (USD)
Thành tiền
I
Thiết bị và vật tư
1
Máy nén trục vis 2 cấp MYCOM 2520LSC-L/51
Bộ
1
177,604
177,604
2
Máy nén trục vis 2 cấp MYCOM 2016LSC-L/51
Bộ
3
123,553
370,658
3
Máy nén Piston 2 cấp MYCOM N 62 M
Bộ
2
57,961
115,922
4
Bơm lỏng cho IQF, Tủ đông, Kho lạnh Md 3215
Bộ
4
6,973
27,893
5
Bơm lỏng cho IQF, Tủ đông, Kho lạnh Md 3115
Bộ
2
6,593
13,186
6
Dàn ngưng tụ bay hơi
Bộ
2
60,037
120,074
7
Cối đá vẩy 10 tấn/ngày
Bộ
1
20,127
20,127
8
Kho đá vẩy 10 tấn/ngày
Bộ
1
10,008
10,008
9
Cối đá vẩy 20 tấn/ngày
Bộ
1
34,428
34,428
10
Kho đá vẩy 20 tấn/ngày
Bộ
1
11,723
11,723
11
Van và thiết bị điều khiển HTL NH3
Hệ
1
118,330
118,330
12
Dàn lạnh kho thành phẩm 1;2
Bộ
2
12,336
24,672
13
Dàn lạnh kho thành phẩm 3;4
Bộ
2
12,220
24,440
14
Dàn lạnh kho lạnh nguyên liệu
Bộ
4
14,607
58,429
15
Dàn lạnh kho tiền đông
Bộ
1
1,994
1,994
16
Kho tiền đông
Bộ
1
8,796
8,796
17
Dàn lạnh phòng ante 1
Bộ
2
1,763
3,526
18
Dàn lạnh phòng ante 2
Bộ
1
1,485
1,485
19
Dàn lạnh hành lang xuất hàng
Bộ
1
2,120
2,120
20
Kho thành phẩm 1;2
Kho
1
42,537
42,537
21
Kho thành phẩm 3;4
Kho
1
39,848
39,848
22
Kho nguyên liệu 1,2
Kho
1
84,362
84,362
23
Phòng đệm 1;2
Phòng
1
19,716
19,716
24
Hành lang xuất hàng
Hệ
1
42,842
42,842
25
Băng chuyền siêu tốc 600Kg/giờ
Bộ
4
232,760
931,040
26
Tủ đông tiếp xúc 1.500 Kg/mẻ/2h
Bộ
6
34,100
204,600
27
Hầm đông gió 4.000 Kg/mẻ
Bộ
2
42,008
84,016
28
Hệ thống bình áp lực
Hệ
1
31,541
31,541
29
Bảng điện và hệ thống điện kho lạnh
Hệ
1
5,378
5,378
30
Tủ điện động lực và điều khiển
Hệ
1
93,383
93,383
31
Hệ thống xả tuyết
Hệ
1
5,805
5,805
32
Hệ giải nhiệt máy nén
Hệ
1
2,657
2,657
33
Đường ống, cách nhiệt, gas
Hệ
1
265,510
265,510
34
Hệ thống điều hòa không khí
Hệ
1
45,815
45,815
35
Hệ thống đường ống và phụ kiện nước chế biến
Hệ
1
12,760
12,760
36
Hệ thống nước xả băng
Hệ
1
4,950
4,950
37
Hệ thống cấp khí tươi
Hệ
1
11,550
11,550
38
Xưởng sản xuất nước đá 1.500 cây/ngày
Hệ
1
395,780
395,780
39
Máy phân cỡ tôm
Cái
3
32,450
97,350
40
Máy rửa tôm nguyên liệu
Cái
3
8,690
26,070
41
Máy hấp và làm nguội tôm 500Kg/giờ
Cái
1
52,800
52,800
42
Máy luộc thực phẩm 6 rổ 500Kg/giờ
Cái
2
9,460
18,920
43
Phòng thổi sạch 4 người/lượt
Cái
1
12,650
12,650
44
Phòng thổi sạch 8 người/lượt
Cái
3
27,867
83,600
45
Máy giặt đồ bảo hộ
Cái
2
8,360
16,720
46
Máy quay ly tâm
Cái
2
5,115
10,230
47
Thùng cách nhiệt 1.000 lít
Cái
160
634
101,414
48
Thùng cách nhiêt 600 lít
Cái
100
490
48,979
49
Bàn chế biến có vòi nước
Cái
75
468
35,063
50
Bàn chế biến phẳng
Cái
210
347
72,765
51
Khay cấp đông 200x300x60
Cái
5000
3.19
15,950
52
Nắp phẳng 5 lỗ có gờ 8mm
Cái
5000
1.98
9,900
53
Nắp tiếp nhiệt dợn sóng 8mm
Cái
5000
1.98
9,900
54
Mâm đựng 4 khay 425x625x27
Cái
1250
7.26
9,075
55
Khay cấp đông 148x226x60
Cái
6000
2.31
13,860
56
Nắp phẳng 5 lỗ có gờ 8mm
Cái
6000
1.32
7,920
57
Nắp tiếp nhiệt dợn sóng 8mm
Cái
6000
1.32
7,920
58
Mâm đựng 4 khay
Cái
1500
6.26
9,390
59
Xe đẩy Innox
Cái
30
539
16,170
60
Xe thùng
Cái
15
671
10,065
61
Máy quay tăng trọng tôm
Cái
8
1,925
15,400
62
Máy rã đông Block
Cái
2
2,750
5,500
63
Máy mạ băng Block
Cái
2
2,145
4,290
64
Máy hút chân không và dán bao
Cái
2
18,700
37,400
65
Máy dò kim loại
Cái
6
15,400
92,400
66
Máy hàn miệng bao
Cái
10
880
8,800
67
Máy quấn đai niền thùng
Cái
10
660
6,600
68
Dự phòng chi phí
27,721
Cộng
4,354,325
c. Công nghệ và quy mô sản xuất
c.1. Dây chuyền sản xuất
* Sơ đồ dây chuyền sản xuất
Dây chuyền chế biến chung của ngành chế biến thuỷ sản đông lạnh ở Việt Nam là dây chuyền tổng quát có tính khoa học đồng bộ và chỉ phát huy tác dụng tốt khi có sự phối hợp nhịp nhàng, cân đối giữa các khâu.
Sơ đồ: DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT
Nguyên liệu tôm nguyên con
Nước thải
¯
Rửa bằng máy rửa
¯
Hấp
Ü
Phân cỡ sơ bộ
Þ
Luộc
¯
Bảo quản lạnh
¯
Sơ chế (bỏ đầu, lột vỏ)
¯
Phân cỡ
Chất thải rắn
¯
Cân, Xếp khuôn
¯
Cấp đông
¯
Mạ băng, Bao gói, đóng thùng
Chất thải rắn
¯
Bảo quản đông
b. Thuyết minh quy trình sản xuất
- Nguyên liệu sau khi chở về công ty, đư