Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đầu tư khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá vôi vạn xuân, thôn trúc mai, xã Lâu Thượng, Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên

Việt Nam là một trong những nước có nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú, trong đó không thể không kể đến những mỏ đá vôi với trữ lượng tương đối lớn, phân bố dọc khắp đất nước từ bắc vào nam. Hiện nay nước ta đang trên đà phát triển, gắn liền với sự phát triển đó là hàng loạt các công trình xây dựng mọc lên, đòi hỏi nguồn nguyên vật liệu ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng. Do đó việc khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng là rất cần thiết và có ý nghĩa, không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong xây dựng phát triển mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho vùng cũng như cho đất nước. Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản vật liệu xây tương đối phong phú trong đó có mỏ đá vôi Vạn Xuân, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, đá có màu xám đến xám trắng và có các tính chất cơ lý, thành phần khoáng vật, cường độ phóng xạ hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu để sản xuất đá làm vật liệu xây dựng thông thường. Nhằm tận dụng nguồn tài nguyên khoáng sản này, sản xuất làm vật liệu xây dựng thông thường đáp ứng nhu cầu cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng trọng điểm trong khu vực cũng trong cả nước và hướng tới xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay đồng thời đem lại lợi nhuận cho Công ty và đóng góp vào ngân sách Nhà nước, Công ty cổ phần đầu tư khai thác khoáng sản Thái Lâm đã trình đề án thăm dò đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường mỏ đá vôi Vạn Xuân, xóm Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và được ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên cấp giấy phép thăm dò số 1874/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2007 và Quyết định số 2499/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2009 về việc phê duyệt trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, mỏ đá vôi Vạn Xuân, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

docx175 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4580 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đầu tư khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá vôi vạn xuân, thôn trúc mai, xã Lâu Thượng, Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THÁI LÂM ---------- O0O --------- BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN: ĐẦU TƯ KHAI THÁC ĐÁ VÔI LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TẠI MỎ ĐÁ VÔI VẠN XUÂN, THÔN TRÚC MAI, Xà LÂU THƯỢNG, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN (Đã chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của Hội đồng thẩm định ngày tháng 4 năm 2011) Thái nguyên, 2011 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THÁI LÂM ---------- O0O --------- BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN: ĐẦU TƯ KHAI THÁC ĐÁ VÔI LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TẠI MỎ ĐÁ VÔI VẠN XUÂN, THÔN TRÚC MAI, Xà LÂU THƯỢNG, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN Chủ đầu tư CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THÁI LÂM Cơ quan tư vấn TRUNG TÂM KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ XỬ LÝ NỀN MÓNG Thái Nguyên, 2011 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên xác nhận: Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường của dự án Đầu tư “Khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá vôi Vạn Xuân” xóm Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên được phê duyệt tại Quyết định số: ngày tháng năm 2011 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2011 Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên Giám đốc MỤC LỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ATLĐ An toàn lao động BKHCN Bộ Khoa học và Công nghệ BKHCN&MT Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BOD5 Nhu cầu oxy sinh hóa (biochemical oxygen demand) 5 ngày BTCT Bê tông cốt thép HTKT Hệ thống khai thác COD Nhu cầu oxy hoá học (chemical oxygen demand) ĐH Địa hóa ĐTM Đánh giá tác động môi trường ĐCMT Địa chất môi trường ĐCTV Địa chất Thuỷ văn ĐCCT Địa chất Công trình KTXH Kinh tế Xã hội ATNĐ Áp thấp nhiệt đới PCCC Phòng cháy chữa cháy SS Chất rắn lơ lửng (Suspended solids) TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN Quy chuẩn Việt Nam XDCB Xây dựng cơ bản TDS Tổng chất rắn hòa tan (Total Dissolved Solids) TSS Tổng chất rắn lơ lửng (Total suspended solids) UBND Uỷ ban nhân dân UBMTTQVN Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam KH ĐC&KS Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) DANH MỤC BẢNG Bảng 11. Bảng tọa độ các mốc ranh giới mỏ đá vôi Vạn Xuân, thôn Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 25 Bảng 12. Kết quả tính toán trữ lượng địa chất mỏ 28 Bảng 13. Bảng trữ lượng công nghiệp mỏ 28 Bảng 14. Tổng hợp khối lượng mở mỏ và kết thúc xây dựng cơ bản 33 Bảng 15. Góc nghiêng bờ kết thúc ứng với các độ cao khác nhau 39 Bảng 16. Các thông số cơ bản của hệ thống khai thác 44 Bảng 17. Thông số kỹ thuật cơ bản của máy xúc lật D584 46 Bảng 18. Thống kê phụ tải điện 47 Bảng 19. Các chỉ tiêu về cung cấp điện 48 Bảng 110. Tổng hợp khối lượng trang thiết bị điện 49 Bảng 111. Bố trí lao động các khâu trong dây chuyền khai thác đá 55 Bảng 21. Vị trí lấy mẫu không khí xung quanh 67 Bảng 22. Kết quả phân tích môi trường không khí 67 Bảng 23. Các vị trí lấy mẫu nước mặt 69 Bảng 24. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực Dự án 70 Bảng 25. Vị trí lẫy mẫu đất khu vực Dự án 74 Bảng 26. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất 75 Bảng 31. Tổng hợp khối lượng đất đá đào đắp của dự án 81 Bảng 32. Hệ số phát thải ô nhiễm bụi trong hoạt động xây dựng 82 Bảng 33. Hệ số phát thải ô nhiễm không khí đối với xe tải 83 Bảng 34. Danh mục một số thiết bị thi công Dự án 83 Bảng 35. Hệ số phát thải của một số phương tiện thi công 84 Bảng 36. Tải lượng phát thải của các thiết bị thi công Dự án 84 Bảng 37. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân trong một ngày 85 Bảng 38. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công 86 Bảng 39. Diện tích thu nước mưa chảy tràn 88 Bảng 310. Tải lượng ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn 88 Bảng 311..Độ ồn gây ra bởi một số máy móc xây dựng 90 Bảng 312. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với người theo mức độ, thời gian tác động 97 Bảng 313. Dự báo lượng bụi và khí độc phát sinh trong quá trình khai thác mỏ 100 Bảng 314. Danh mục một số thiết bị khai thác, chế biến của Dự án 101 Bảng 315. Hệ số phát thải của một số phương tiện thi công 101 Bảng 316. Tải lượng phát thải của các thiết bị khai thác 102 Bảng 317. Tải lượng ô nhiễm sinh ra trong khí thải của thiết bị khai thác và ô tô 102 Bảng 318. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 104 Bảng 319. Tải lượng ô nhiễm các chất trong nước mưa chảy tràn, nước thải sản xuất trong năm 106 Bảng 320. Các thông số ô nhiễm tiếng ồn ở khu vực sản xuất mỏ Hồng Sơn 108 Bảng 321. Độ ồn tương ứng theo khoảng cách 110 Bảng 322. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 116 Bảng 323. Tác động của tiếng ồn ở các dải tần số 119 Bảng 41. Đặc tính kỹ thuật của các loại thuốc nổ và các phụ kiện nổ ở Việt Nam 146 Bảng 42. Các thông số khoan nổ mìn 148 Bảng 51. Bảng toạ độ các mốc ranh giới khai thác khu vực thực hiện Dự án (Hệ tọa độ VN 2000, múi chiếu 60, kinh tuyến trục 111) 159 Bảng 52: Vị trí các điểm quan trắc giám sát chất lượng môi trường không khí 159 Bảng 53: Vị trí các điểm quan trắc giám sát chất lượng môi trường nước mặt 161 Bảng 54: Vị trí các điểm quan trắc giám sát chất lượng môi trường nước thải 161 DANH MỤC HÌNH Hình 11. Vị trí khu vực triển khai dự án 26 Hình 12. Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác 36 Hình 13. Quy trình sản xuất đá vật liệu xây dựng 44 Hình 14. Sơ đồ tổ chức quản lý mỏ 54 Hình 21. Khảo sát và đo đạc hiện trạng môi trường khu vực mỏ đá vôi Vạn Xuân 67 Hình 22. Biểu đồ so sánh một số chỉ tiêu không khí với QCVN 26:2010 68 Hình 23. Biểu đồ so sánh hàm lượng các chất độc hại trong không khí với QCVN 05:2009 69 Hình 24: Biểu đồ so sánh hàm lượng BOD5, COD, DO với QCVN 08:2008 71 Hình 25:Biểu đồ kết quả phân tích chỉ tiêu Độ đục, nhiệt độ nước mặt 71 Hình 26:Biểu đồ hàm lượng TDS, TSS trong nước mặt 72 Hình 27: Biểu đồ Eh, Ec nước mặt 72 Hình 28: Biểu đồ P2O5, K2O, Clo nước mặt 73 Hình 29: Biểu đồ hàm lượng SO42-, Tổng coliform nước mặt 73 Hình 210: Biểu đồ hàm lượng Fe, Mn, Ca trong nước mặt 74 Hình 211: Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng đất khu vực dự án 76 Hình 41. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại cải tiến 142 Hình 42. Nổ vi sai theo hàng ngang. 147 Hình 51. Vị trí khu vực triển khai dự án 159 MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ DỰ ÁN Việt Nam là một trong những nước có nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú, trong đó không thể không kể đến những mỏ đá vôi với trữ lượng tương đối lớn, phân bố dọc khắp đất nước từ bắc vào nam. Hiện nay nước ta đang trên đà phát triển, gắn liền với sự phát triển đó là hàng loạt các công trình xây dựng mọc lên, đòi hỏi nguồn nguyên vật liệu ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng. Do đó việc khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng là rất cần thiết và có ý nghĩa, không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong xây dựng phát triển mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho vùng cũng như cho đất nước. Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản vật liệu xây tương đối phong phú trong đó có mỏ đá vôi Vạn Xuân, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, đá có màu xám đến xám trắng và có các tính chất cơ lý, thành phần khoáng vật, cường độ phóng xạ hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu để sản xuất đá làm vật liệu xây dựng thông thường. Nhằm tận dụng nguồn tài nguyên khoáng sản này, sản xuất làm vật liệu xây dựng thông thường đáp ứng nhu cầu cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng trọng điểm trong khu vực cũng trong cả nước và hướng tới xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay đồng thời đem lại lợi nhuận cho Công ty và đóng góp vào ngân sách Nhà nước, Công ty cổ phần đầu tư khai thác khoáng sản Thái Lâm đã trình đề án thăm dò đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường mỏ đá vôi Vạn Xuân, xóm Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và được ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên cấp giấy phép thăm dò số 1874/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2007 và Quyết định số 2499/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2009 về việc phê duyệt trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, mỏ đá vôi Vạn Xuân, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Để tạo cơ sở lập luận chứng kinh tế kỹ thuật và lập Dự án đầu tư khai thác và chế biến đá vôi trình các cấp có thẩp quyền xin thuê đất thực hiện Dự án theo quy định của nhà nước, Công ty Cổ phần Đầu tư khai thác Khoáng sản Thái Lâm đã lựa chọn phương án đầu tư khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xậy dựng thông thường tại mỏ đá vôi Vạn Xuân, thôn Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả thăm dò đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường, mỏ đá vôi Vạn Xuân, xóm Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cho thấy chất lượng đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường có chất lượng cao. Mỏ nằm gần trục đường giao thông rất thuận tiện, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 30 km theo đường QL 1B, điều kiện vận chuyển dễ dàng, sản phẩm làm ra có khả năng cạnh tranh trên thị trường và đặc biệt phục vụ cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Song với những lợi ích kinh tế mà các hoạt động khai thác đá vôi mang lại thì trong quá trình khai thác của dự án vẫn không tránh khỏi các tác động xấu đến các yếu tố môi trường tự nhiên và sức khoẻ người dân trong khu mỏ và khu vực xung quanh. Để bảo vệ môi trường sống khu vực Dự án, Công ty Cổ phần Đầu tư khai thác Khoáng sản Thái Lâm đã phối hợp với Trung tâm kỹ thuật Địa chất và xử lý nền móng thành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Dự án “Đầu tư khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xậy dựng thông thường tại mỏ đá vôi thuộc thôn Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” nhằm mục đích sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN ĐTM 2.1. Cơ sở pháp lý Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá vôi Vạn Xuân, thôn Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên được lập trên các cơ sở pháp lý sau: - Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, ban hành ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ ngày 01/7/2006; - Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998; - Luật Khoáng sản được Quốc hội thông qua ngày 01/6/2005 bổ sung và sửa đổi một số điều của Luật khoáng sản 1996; - Luật Đất đai được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003; - Luật Xây dựng được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 26 / 11 /2003; - Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Nghị định số 07/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản. - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2008/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT; - Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; - Nghị định số 77/2007/NĐ-CP ngày 10/05/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/07/2004 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản; - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định 160/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản sửa đổi; - Thông tư 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 hướng dẫn về việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường; - Thông tư 04/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 26/05/2010 về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 quy định quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường; - Thông tư số 20/2009/TT-BCT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên; - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; - Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18/6/2007 của Bộ Công Nghiệp hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản rắn; - Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại; - Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường; - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại; - Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành; - Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 03/02/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về quản lý dự án đầu tư xây dựng, đấu thầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; - Quyết định số 1776:2007/QĐ-BXD ngày 16/8/2007 của Bộ Xây Dựng về định mức xây dựng; - Quyết định số 3773/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y Tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc va 07 thông số vệ sinh lao động; 2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng - TCVN 4586-1997 vật liệu nổ công nghiệp – Yêu cầu an toàn về bảo quản vận chuyển và sử dụng; - QCVN số 04:2009/BCT – Quy chuẩn quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ; - QĐ 3733/2002/QĐ-BYT về tiếng ồn, phát tán bụi; - QCVN 05:2009/BTNMT- Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh ngày 07/10/2009; - QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh; - QCVN 02:2008/BCT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN; - Chỉ thị số 18/2008/CT-TTg ngày 06/06/2008 về việc tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động khai thác các mỏ đá nhằm đảm bảo an toàn trong khai thác; - TCVN 5326 : 2008: Tiêu chuẩn quốc gia Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên; - TCVN 5178-2004: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên; - QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 27: 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; - TCVN 4054 - 2005: Đường ô tô - yêu cầu thiết kế; - TCVN 211 - 93: Quy trình thiết kế áo đường mềm; - TCVN 223 - 95: Quy trình thiết kế áo đường cứng; 2.3. Nguồn tài liệu đã sử dụng - Báo cáo đầu tư Dự án đầu tư khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá vôi Vạn Xuân, thôn Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; - Thuyết minh thiết kế cơ sở Dự án đầu tư khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá vôi Vạn Xuân, thôn Trúc Mai, xă Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; - Báo cáo kết quả thăm dò đá vôi thôn Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; - Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và kế hoạch nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 xã Lâu Thượng; - Các Quy chuẩn Việt Nam về Môi trường; - Kết quả đo đạc, khảo sát và phân tích hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án; - Các tài liệu kỹ thuật liên quan đến việc khác thác và chế biến sản phẩm từ mỏ; Ngoài ra, trong quá trình xây dựng báo cáo, một số tài liệu nghiên cứu, các báo cáo chuyên đề liên quan được kế thừa và sử dụng. 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM - Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực Dự án. - Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất Dự án và khu vực xung quanh. - Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập: ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của Dự án theo các hệ số ô nhiễm của WHO. - Phương pháp so sánh: Đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. - Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo tại nơi thực hiện Dự án. 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá vôi Vạn Xuân, thôn Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” do Trung tâm kỹ thuật địa chất và xử lý nền móng chủ trì phối hợp với các chuyên gia Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản thực hiện. Thông tin về đơn vị tư vấn như sau: A.VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN Địa chỉ: Km số 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, TP Hà Nội. Điện thoại: 04.38544386 Fax: 04.38542125 Mã số thuế: 0500237455. Tài khoản số: 102010000054399, mở tại: Ngân hàng Công Thương, Thanh Xuân, Hà Nội. Đại diện: P. Viện trưởng, TS. Trần Tân Văn B.TRUNG TÂM KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ XỬ LÝ NỀN MÓNG Địa chỉ văn phòng: Tầng 4, Tòa nhà 263 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy Hà Nội Điện thoại: 043 7545 069 Mã số thuế: 0101582675 Tài khoản số: 1507201023188 tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy. Giám đốc: KS. Nguyễn Văn Uy. Bảng 01. Danh sách thành viên chính tham gia lập báo cáo ĐTM cho Dự án: TT Họ tên Vị trí/Chuyên môn Cơ quan 1 TS. Quách Đức Tín Chủ nhiệm Dự án Viện KH ĐC&KS 2 ThS. Đoàn Thị Ngọc Huyền P.Chủ nhiệm Dự án nt 3 CN. Nguyễn Văn Luyện Thành viên/ĐCMT nt 4 ThS. Phạm Thị Nhung Lý Thành viên/ĐCTD nt 5 CN. Dương Thị Thanh Tâm Thành viên/ĐCMT nt 6 ThS. Bùi Hữu Việt Thành viên/ĐCTV nt 7 CN. Lê Thị Tuyết Thành viên/ĐC nt 8 ThS. Đỗ Đức Nguyên Thành viên/TKTD nt 9 CN. Nguyễn Minh Long Thành viên/ĐKT nt 10 CN. Phạm Thị Tươi Thành viên/ĐC TT Kỹ thuật địa chất và xử lý nền móng 11 CN. Nguyễn Thị Lợi Thành viên/ĐCMT nt 12 KS.Bùi Văn Thìn Thành viên/TKĐ nt 13 KS. Nguyễn Văn Uy Thành viên/ĐCTV nt 14 KS. Phạm Văn Chung Thành viên/NLK Cty CP KS Thái Lâm 15 CN. Nguyễn Thị Thùy Thành viên/ĐCMT nt 16 KS. Nguyễn Trọng Nam Thành viên/NLK nt Chủ nhiệm đề án: TS. Quách Đức Tín Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản và Trung tâm kỹ thuật địa chất và xử lý nền móng có đủ tư cách pháp nhân lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và lập bản vẽ thi công. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN Dự án “Đầu tư khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá vôi Vạn Xuân, thôn Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. CHỦ DỰ ÁN Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư khai thác Khoáng sản Thái Lâm Giám đốc: Phạm Văn Chung Địa chỉ: Số 9, tổ 16, Phường Mỏ Chè, Thị xã Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 4600895254 Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên, ngày 01 tháng 10 năm 2010. 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ DỰ ÁN Khu vực thăm dò thuộc địa phận xóm Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, cách thị trấn La Hiên khoảng 7,5 km về phía Đông - Đông Bắc, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 30 km theo quốc lộ 1B, cách Hà Nội khoảng 110 km theo QL 3 và QL1B. Khoảng cách từ khu vực triển khai dự án tới nhà dân gần nhất khoảng 250m. Khu vực khai thác có toạ độ và diện tích được khống chế bởi các điểm khép góc: Bảng 11. Bảng tọa độ các mốc ranh giới mỏ đá vôi Vạn Xuân, thôn Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Tªn ®iÓm HÖ to¹ ®é UTM HÖ Täa ®é VN 2000 Kinh tuyÕn 1050 mói chi