Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có 02 dòng sông chính chảy qua là sông Tiền và sông Hậu nên đất đai phù sa màu mỡ, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Đồng Tháp có tới 79% dân số sống bằng nghề nông, 245.044 ha đất nông nghiệp, có khoảng 7.062 ha đất cây công nghiệp, 17.521 ha đất vườn cho nên nhu cầu về phân bón và thuốc BVTV rất lớn. Nhận thấy nhu cầu về phân bón, thuốc BVTV là không thể thiếu cho nền kinh tế nông nghiệp, cùng với sự khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh nghiệm nhiều năm trong việc kinh doanh thuốc BVTV nên Công ty TNHH Hữu Thành I quyết định đầu tư cải tạo nậng cấp kho chứa thuốc BVTV tại xã Bình Thành, huyện Lấp Vò để đáp ứng nhu cầu thị trường. Dự án ngoài việc giúp cho cơ sở tăng doanh thu mà còn hỗ trợ nền kinh tế nông nghiệp địa phương và vùng lân cận phát triển ổn định thông qua việc cung cấp đầy đủ nguồn phân bón, thuốc BVTV với giá cả ổn định. Dự án hoàn toàn phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Mặc dù, dự án có nhiều thuận lợi và khi triển khai sẽ mang lại lợi ít kinh tế cao góp phần phát triển xã hội. Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực đến nền nông nghiệp thì hoạt động của kho sẽ gây ra những tác động đến tài nguyên, môi trường của khu vực cũng như đến đời sống của người dân xung quanh nếu không có giải pháp hữu hiệu để khắc phục những nguồn ô nhiễm.
Nhận thấy những tác động tiêu cực đến môi trường và để thực hiện theo đúng quy định của Luật bảo vệ môi trường, Chủ đầu tư đã phối hợp với Công ty TNHH DV & TV Mai Anh để lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án để trình Ủy ban Nhân dân tỉnh thông qua. Nội dung và trình tự các bước thực hiện ĐTM được tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật về môi trường và hướng dẫn của Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 17/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Báo cáo ĐTM sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá các tác động có lợi, có hại, trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Qua đó lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu để hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực, không gây ô nhiễm môi trường, góp phần vào phát triển bền vững của xã hội nói chung và của địa phương nói riêng.
87 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4207 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư nâng cấp mở rộng kho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Tổng quy mô, sức chứa dự án theo hiện trạng 14
Bảng 2. Tổng quy mô, sức chứa các kho sau nâng cấp 15
Bảng 3. Phân khu chức năng theo hiện trạng 15
Bảng 4. Phân khu chức năng theo phương án mới 16
Bảng 5. Danh mục máy móc thiết bị 20
Bảng 6. Nhu cầu về thuốc bảo vệ thực vật 21
Bảng 7. Nhu cầu phân bón các loại 22
Bảng 8. Tiến độ thực hiện dự án 23
Bảng 9. Vị trí các điểm lấy mẫu chất lượng không khí 26
Bảng 10. Kết quả phân tích không khí xung quanh khu dự án 26
Bảng 11. Chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích nước mặt 27
Bảng 12. Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm 28
Bảng 13. Kết quả quan trắc đất dân sinh năm 2010 29
Bảng 14. Các tác động chính đến môi trường trong giai đoạn xây dựng 34
Bảng 15. Các nguồn gây tác động đến môi trường 35
Bảng 16. Hệ số ô nhiễm do hoạt động xây dựng 35
Bảng 17. Tải lượng ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông 36
Bảng 18. Hệ số phát thải ô nhiễm ứng với đường kính que hàn 36
Bảng 19. Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt 37
Bảng 20. Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường 38
Bảng 21. Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công 40
Bảng 22. Mức ồn điển hình ở các công trường xây dựng (đơn vị tính dBA) 40
Bảng 23. Tóm tắt các nguồn ô nhiễm của dự án 42
Bảng 24. Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt 45
Bảng 25. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 46
Bảng 26. Phân loại nhóm độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các biểu tượng về độ độc cần ghi trên nhãn 49
Bảng 27. Thành phần tính chất nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại 64
Bảng 28. Kế hoạch quản lý môi trường và thời gian thực hiện 78
Bảng 29. Dự trù kinh phí các công trình bảo vệ môi trường 80
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Vị trí Kho thuốc Bảo vệ thực vật Vạn Lợi 13
Hình 2. Sơ đồ qui trình xuất nhập kho 19
Hình 3. Sơ đồ hệ thống thoát nước 63
Hình 4. Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn 64
Hình 5. Sơ đồ tóm tắt qui trình quản lý chất thải rắn tại kho 66
DANH MỤC nHỮNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BOD
Biochemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy sinh học
COD
Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học
BTCT
Bê tông cốt thép
CO
Oxit của cacbon
DO
Chỉ số oxy hòa tan
NOx
Oxit của nitơ
SO2
Lưu huỳnh điôxit
SS
Tổng chất rắn lơ lửng
BTNMT
Bộ Tài nguyên – Môi trường
CHXHCNVN
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
TN&MT
Tài nguyên và Môi trường
ĐTM
Đánh giá tác động môi trường
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
MPN
Số lớn nhất có thể đếm được (phương pháp xác định vi sinh)
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
CCN
Cụm công nghiệp
XNK
Xuất nhập khẩu
BVTV
Bảo vệ thực vật
UBND
Ủy ban nhân dân
UBMTTQ
Ủy ban mặt trận tổ quốc
WHO
KHCN
Tổ chức Y tế thế giới
Khoa học công nghệ
PCCN
Phòng chống cháy nổ
DV-TV
Dịch vụ-Tư vấn
ATLĐ
An toàn lao động
PCCN
Phòng chống cháy nổ
BVMT
Bảo vệ môi trường
MỞ ĐẦU
XUẤT XỨ DỰ ÁN
Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án
Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có 02 dòng sông chính chảy qua là sông Tiền và sông Hậu nên đất đai phù sa màu mỡ, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Đồng Tháp có tới 79% dân số sống bằng nghề nông, 245.044 ha đất nông nghiệp, có khoảng 7.062 ha đất cây công nghiệp, 17.521 ha đất vườn cho nên nhu cầu về phân bón và thuốc BVTV rất lớn. Nhận thấy nhu cầu về phân bón, thuốc BVTV là không thể thiếu cho nền kinh tế nông nghiệp, cùng với sự khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh nghiệm nhiều năm trong việc kinh doanh thuốc BVTV nên Công ty TNHH Hữu Thành I quyết định đầu tư cải tạo nậng cấp kho chứa thuốc BVTV tại xã Bình Thành, huyện Lấp Vò để đáp ứng nhu cầu thị trường. Dự án ngoài việc giúp cho cơ sở tăng doanh thu mà còn hỗ trợ nền kinh tế nông nghiệp địa phương và vùng lân cận phát triển ổn định thông qua việc cung cấp đầy đủ nguồn phân bón, thuốc BVTV với giá cả ổn định. Dự án hoàn toàn phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Mặc dù, dự án có nhiều thuận lợi và khi triển khai sẽ mang lại lợi ít kinh tế cao góp phần phát triển xã hội. Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực đến nền nông nghiệp thì hoạt động của kho sẽ gây ra những tác động đến tài nguyên, môi trường của khu vực cũng như đến đời sống của người dân xung quanh nếu không có giải pháp hữu hiệu để khắc phục những nguồn ô nhiễm.
Nhận thấy những tác động tiêu cực đến môi trường và để thực hiện theo đúng quy định của Luật bảo vệ môi trường, Chủ đầu tư đã phối hợp với Công ty TNHH DV & TV Mai Anh để lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án để trình Ủy ban Nhân dân tỉnh thông qua. Nội dung và trình tự các bước thực hiện ĐTM được tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật về môi trường và hướng dẫn của Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 17/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Báo cáo ĐTM sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá các tác động có lợi, có hại, trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Qua đó lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu để hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực, không gây ô nhiễm môi trường, góp phần vào phát triển bền vững của xã hội nói chung và của địa phương nói riêng.
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án
Cơ quan phê duyệt dự án là Công ty TNHH Hữu Thành I
Cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM là UBND tỉnh Đồng Tháp
CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án “Đầu tư nâng cấp mở rộng kho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ” được thực hiện trên cơ sở các văn bản pháp lý sau:
Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006.
Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc ban điều lệ bảo vệ thực vật, điều lệ kiểm dịch thực vật và điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
Nghị định số 26/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2003 của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Nghị định số 108 /2006/NĐ-CP ngày 29/11/2005 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm mua bán, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 về việc quản lý chất thải rắn.
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 2 năm 2008 của Chính Phủ về việc chỉnh sửa, bổ sung một số điều trong Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định một số điều của Nghị định 29/2010/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
Thông tư số 03/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp – Phát Triển Nông Thôn về việc bổ sung một số loại thuốc bảo vệ thực vật vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.
Thông tư 24/2010/TT-BNNPTNT ngày 8 tháng 4 năm 2010 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
Thông tư 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
Thông tư số 46/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 24/2010/TT-BNNPTNT ngày 8 tháng 4 năm 2010 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thông tư số 71 /2010/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về kiểm dịch và Bảo vệ thực vật.
Quyết định số 16/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của BTNMT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Công văn số 1538 /BVTV-QLT của Cục bảo vệ thực vật về việc hướng dẫn thi hành Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT.
Các tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam về môi trường áp dụng như sau:
QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.
QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt.
QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.
QCVN 21:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học.
QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.
CĂN CỨ TÀI LIỆU KỸ THUẬT
Báo cáo đầu tư của dự án Đầu tư cải tạo, mở rộng kho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Tài liệu thực tế về điều tra, khảo sát hiện trạng khu vực dự án.
Báo cáo quan trắc môi trường Đồng Tháp, Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Tháp, 2010.
Kết quả thu thập, phân tích mẫu và khảo sát hiện trạng khu vực dự án.
Lê Trình, Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng, 2000.
PGS.TS-Lê Huy Bá, Độc học môi trường, 2000.
Đặng Kim Chi, Hóa học môi trường, 1998.
PTS. Nguyễn Duy Động – Thông gió và kỹ thuật xử lý khí thải – NXB giáo dục, 1999.
Các số liệu hiện trạng chất lượng môi trường tự nhiên khu vực huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Các số liệu điều kiện tự nhiên tỉnh Đồng Tháp.
PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM
Các phương pháp ĐTM đã áp dụng trong báo cáo gồm:
Phương pháp thống kê: Để thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình và điều kiện kinh tế, xã hội khu vực dự án.
Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất dự án và khu vực xung quanh.
Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp đánh giá nhanh do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban hành năm 1993, áp dụng để đánh giá tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải và khí thải, từ đó đề xuất những biện pháp giảm thiểu thích hợp.
Phương pháp phỏng đoán: Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để phỏng đoán các tác động có thể có, trên cơ sở đó đánh giá tác động của dự án đến môi trường trong khu vực.
Phương pháp so sánh: Dựa trên cơ sở các số liệu tính toán và phân tích, so sánh với các tiêu chuẩn/ Quy chuẩn môi trường hiện hành để đánh giá tác động của dự án đến môi trường.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Để báo cáo đánh giá tác động môi trường đạt chất lượng cao và có những giải pháp đề xuất xử lý ô nhiễm môi trường thiết thực phù hợp với vùng dự án, Chủ đầu tư kết hợp cùng đơn vị tư vấn Công ty TNHH DV - TV Mai Anh tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án.
Công ty TNHH DV - TV Mai Anh
Giám đốc: Bà Bùi Thị Kim Yến
Địa chỉ: Tổ 27, Khóm 2, Phường 3, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Điện thoại: 067.3854922, Fax: 067.3854922
Những cá nhân trực tiếp tham gia lập báo cáo:
Đoàn Ngọc Minh, Cử nhân Sư phạm kỹ thuật
Nguyễn Thành Trung, Th.s Nông nghiệp
Nguyễn Tấn Lộc, Kỹ sư môi trường
Trần Quang Vinh, Kỹ sư môi trường
Chung Thị Thanh Thuý Giám đốc Công ty Hữu Thành I
Nguyễn Ngọc Nẻo P.Giám đốc CT Hữu Thành I
Trong quá trình lập báo cáo đã nhận được sự phối hợp tích cực của Chủ đầu tư và các cơ quan hữu quan như: Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lấp Vò và UBND, UBMTTQVN xã Bình Thành.
Nhóm lập báo cáo xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
TÊN DỰ ÁN
DỰ ÁN “ĐẦU TƯ NÂNG CẤP KHO PHÂN BÓN VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT”
TRA FILL
CHỦ DỰ ÁN
Tên chủ dự án: Công ty TNHH Hữu Thành I.
Người đại diện: Bà Chung Thị Thanh Thúy, Quốc tịch: Việt Nam, chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty.
Địa chỉ liên hệ: số 503, ấp Bình Lợi, xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Điện thoại: 067.3845171; Fax: 067.3845925
Ngành nghề kinh doanh: hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1400568663 do Phòng Đăng ký Kinh doanh-Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp, kinh doanh mua bán phân bón.
Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật số 258/CC.BVTV do Chi cục BVTV Đồng Tháp cấp ngày 22 tháng 9 năm 2003.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Dự án “Đầu tư nâng cấp mở rộng kho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật” được xây dựng trên 2 khu đất gần nhau có diện tích 3.644m2 tại ấp Bình Lợi, xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Vị trí đã được UBND xã Bình Thành chấp thuận cho xây dựng kho chứa thuốc bảo vệ thực vật theo văn bản xác nhận ngày 06 tháng 6 năm 2011. Các hướng tiếp giáp như sau:
* Đối với khu đất số 1 (hiện trạng là Kho gỗ tạm A (179m2) và Kho B (1.169m2)
Phía Đông : Giáp nhà dân
Phía Tây : Giáp rạch 26-3
Phía Nam : Giáp đường Cái Dâu-Vàm Cống
Phía Bắc : Giáp kênh xáng Lấp Vò
* Đối với khu đất số 2 (Kho C, diện tích 540m2)
Phía Đông : Giáp đất trồng cây lâu năm của Ông Quang
Phía Tây : Giáp rạch 26-3
Phía Nam : Giáp nhà dân
Phía Bắc : Giáp đường Cái Dâu-Vàm Cống
Dự án có mặt bằng tự nhiên rộng, nằm trên trục kênh xáng Lấp Vò nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường đường thủy. Thuận lợi hơn là dự án nằm trong vùng sản xuất nông nghiệp cho nên nhu cầu về phân bón và thuốc BVTV rất cao, sẽ giúp cơ sở trong việc tiêu thụ hàng hóa, tăng lợi nhuận để phát triển cơ sở.
Dự án nằm trong khu vực quy hoạch vùng sản xuất kênh sông xáng Lấp Vò.
Bên cạnh những thuận lợi thì cũng có một vài khó khăn nhất định như vị trí dự án khá gần dân nên trong quá trình hoạt động nếu không có những giải pháp BVMT tốt thì hơi thuốc, mùi hôi đặc trưng của kho sẽ làm ảnh hưởng đến những hộ dân lân cận. Chính vì vậy, chủ dự án phải có những giải pháp cũng như đầu tư chi phí cao hơn để giải quyết triệt để vấn đề môi trường của kho, đáp ứng các quy định của pháp luật về BVMT và để bảo vệ sức khỏe của người dân trong vùng.
Hình 1. Vị trí Kho thuốc Bảo vệ thực vật
NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
Mục tiêu và ý nghĩa của dự án
Mục tiêu: Đầu tư nâng cấp kho chứa phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tại huyện Lấp Vò để đạt được những mục tiêu như sau:
Cung cấp đầy đủ các loại phân bón, thuốc trừ sâu cho người dân để bảo vệ, tăng trưởng cây trồng, tăng năng suất và chất lượng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp.
Ổn định nguồn cung cấp phân bón thuốc trừ sâu trong khu vực, ổn định thị trường để nông dân an tâm sản xuất.
Thông qua dự án để tăng doanh thu cho công ty và tăng nguồn thu nộp ngân sách nhà nước.
Ý nghĩa: Khi Dự án đi vào hoạt động sẽ mang lại các lợi ích sau:
Góp phần thực hiện thành công chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, phát triển nên kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hiện đại.
Giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương, … tăng thêm thu nhập cho người dân khu vực dự án, thông qua đó giúp ổn định an ninh trật tự và phát triển xã hội.
Giúp ổn định giá thành vật tư nông nghiệp trong vùng, tăng sự cạnh tranh, giảm giá thành vật tư.
Khối lượng quy mô các hạng mục dự án
Quy mô của dự án
Hiện dự án đã có 03 kho gồm kho A, (kho gỗ tạm), sức chứa 30 tấn phân, 2 tấn thuốc; Kho B diện tích 1.169m2, sức chứa 800 tấn phân và 4 tấn thuốc và Kho C diện tích 540m2 với sức chứa 500 tấn phân.
Bảng 1. Tổng quy mô, sức chứa dự án theo hiện trạng
Stt
Tên kho
Diện tích xây dựng
Sức chứa (tấn)
Phân bón
Thuốc
1
Kho A (kho gỗ)
179m2
30
02
2
Kho B
1.169m2
800
04
3
Kho C
540m2
500
-
Tổng
1.330
06
Nguồn: chủ dự án
Sức chứa hiên tại của các kho không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh hàng hoá. Chính vây Công ty sẽ đầu tư cải tạo nâng cấp cao trình nền kho B và Kho C, đồng thời xây mới Kho A để nâng sức chứa kho từ 1.330 tấn phân lên 1.800 tấn phân.
Bảng 2. Tổng quy mô, sức chứa các kho sau nâng cấp
Stt
Tên kho
Diện tích xây dựng
Sức chứa (tấn)
Ghi chú
Phân bón
Thuốc BVTV
1
Kho A (kho mới)
379m2
500
-
Chuyển thuốc BVTV lên kho C
2
Kho B
1.169m2
800
-
3
Kho C
540m2
500
06
Tổng
1.800
06
Nguồn: dự án đầu tư
Các hạng mục công trình
Các hạng mục công trình chính của dự án
(1). Về quy hoạch tổng thể
Hiện trạng về quy hoạch: Dự án được xây dựng trên khu vực rộng 3.644m2 Đã được phân thành các khối chức năng như sau:
Bảng 3. Phân khu chức năng theo hiện trạng
Stt
Các hạng mục chính
Diện tích (m2)
% Diện tích
I
Kho A
179
4,91
1
Khu vực chứa phân bón
2
Khu vực chứa thuốc BVTV
II
Kho B
1.169
32,08
1
Khu vực chứa phân bón
2
Khu vực chứa thuốc BVTV
III
Kho C
540
14,82
IV
Đường nội bộ, cây xanh
1.656
45,44
V
Văn phòng
100
2,74
Tổng diện tích đất
3.644
100
Nguồn: Dự án đầu tư Đầu tư xây dựng kho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
Theo quy hoạch phân khu chức năng như trên có những hạn chế như sau:
Hiện tại kho A đã xuống cấp, hư hỏng nên để không đảm bảo an toàn lưu chứa thuốc bảo vệ thực vật. Diện tích kho quá nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu lưu chứa hàng hoá.
Kho A và Kho B gần bờ sông nhưng lại bố trí xắp xếp thuốc bảo vệ thực vật là không phù hợp, độ an toàn thấp, không đảm bảo khoảng cách cách ly với bờ sông theo quy định và nếu xảy ra sự cố cháy nổ thì khả năng gây ảnh hưởng môi trường lớn.
Diện tích sử dụng để trồng cây xanh và đường nội bộ khá cao gây lãng phí quỹ đất.
Cao trình nền các kho thấp có khả năng bị ngập lục khi lũ cao.
Các kho chưa có hệ thống quạt thông gió nên cần phải đầu tư cải tạo để tạo môi trường thông thoáng đảm bảo điều kiện lao động cho công nhân.
Quy hoạch mới
Để khắc phục những hạn chế trên Công ty sẽ xây mới lại kho A và quy hoạch bố trí lại chức năng kho theo phương án như sau:
Bảng 4. Phân khu chức năng theo phương án mới
Stt
Các hạng mục chính
Diện tích (m2)
% Diện tích
1
Kho A (chỉ chứa phân bón)
379
10,40
2
Kho B (chỉ chứa phân bón)
1.169
32,08
3
Kho C (chứa phân bón và thuốc BVTV)
540
14,82
4
Đường nội bộ, cây xanh
1.456
39,96
5
Văn phòng
100
2,74
Tổng diện tích đất
3.644
100
Nguồn: Dự án đầu tư Đầu tư xây dựng kho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
(2). Về cấu trúc, thiết kế kho B và C
Kho được thiết kế theo kiểu nhà sắt công nghiệp tiền chế, khung kèo thép; mái nhà lợp tôn sống vuông, nền bê tông; cụ thể như sau:
Cấu trúc mái: mái hở, được thiết kế với hệ thống khung cột thép chịu lực, kèo thép mỗi nhịp dày 35m, tole sống vuông dày 0,45mm, xà gồ thép hình chữ C quy cách 50 x 10 x 2mm, bước xà gồ bình quân 1,3, độ dốc 18%, thông gió bằng mái hở và sẽ lắp đặt thêm hệ thống quạt thông gió trên máy.
Cấu trúc vách: Vách xung quanh kho xây tường bằng gạch ống câu gạch thẻ và quét vôi màu.
Nền: bê tông cốt thép đảm bảo xe tải 10 tấn ra vào và không bị ẩm móc.
Cốt nền hiện tại là +1,5m nhưng đỉnh lũ năm 2000 tại khu vực này là 1,8m, cho nên Công ty sẽ tiến hành nâng cao cao trình nền kho lên 2.0m để đảm bảo không bị ngập khi lũ lên.
Xây mới bờ kè bê tông chống sạt lở khu vực kho A và kho B.
Xây mới hàng rào bảo vệ quanh dự án.
(3). Cấu trúc thiết kế kho A
Tháo dỡ toàn bộ kho A cũ và nâng cấp cao trình nền kho lên 2.0m.
Mở rộng diện tích xây dụng kho từ 179m2 lên 379m2
Cấu trúc kho sẽ được thực hiện giống kho B
Các cô