Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & quản lý bảo vệ rừng Đồng Phú – Đăk Nông

Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương chuyển đổi diện tích rừng sản suất là rừng tự nhiên nghèo kiệt kém hiệu quả sang trồng cây cao su trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nhằm phát triển kinh tế trong khu vực, tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Và để đảm bảo đúng tiến độ trong 5 năm tới phải trồng được 90 – 100 ngàn ha cao su tại các tỉnh Tây Nguyên, theo quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, phấn đấu đạt từ 500 – 700 nghìn ha cao su và thông báo số 125/TB-VPCP ngày 14 tháng 08 năm 2006 của văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ Tướng Chính phủ tại hội nghị phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên: quyết định giao tổng Công ty cao su Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm việc cụ thể với 5 Tỉnh để trong 5 năm tới phát triển được khoảng 90 – 100 nghìn ha cao su tại Tây Nguyên. Quy hoạch chuyển diện tích đất từ dự án trồng cây nguyên liệu kém hiệu quả, diện tích đất giảm từ cây cà phê và giao cho các tổ chức, cá nhân và các lâm trường có đất rừng nghèo kiệt để trồng cây cao su nhằm tạo điều kiện để thâm canh và chống xói mòn. Để thực hiện tốt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và căn cứ vào luật Đất đai, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 01/07/2004; Căn cứ Nghị định số 181 /2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai và hồ sơ xin thuê đất của Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông, theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 572/SNN-NL, ngày 18/06/2007 về việc đề nghị bàn giao nguyên trạng hiện trạng rừng và đất Lâm nghiệp cho Công ty cao su Đồng Phú, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đồng ý bàn giao cho Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông tiểu khu 826, 854, 839, và 840 với tổng diện tích 4.213 ha tại công văn số 1361/UBND-NL ngày 27/06/2007. Trong đó diện tích xin chuyển đổi đất rừng sang trồng cao su là 962,9 ha + Trồng cao su đứng: 2.897,7 ha (dự kiến thực trồng 2.700ha) +Trồng rừng nguyên liệu (keo lai): 122,4 ha (dự kiến thực trồng 110 ha) +Sản xuất kinh doanh và QLBV rừng tự nhiên: 1.082,4 ha

doc130 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5534 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & quản lý bảo vệ rừng Đồng Phú – Đăk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU XUẤT XỨ DỰ ÁN 1.1 Khái quát về dự án Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương chuyển đổi diện tích rừng sản suất là rừng tự nhiên nghèo kiệt kém hiệu quả sang trồng cây cao su trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nhằm phát triển kinh tế trong khu vực, tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Và để đảm bảo đúng tiến độ trong 5 năm tới phải trồng được 90 – 100 ngàn ha cao su tại các tỉnh Tây Nguyên, theo quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, phấn đấu đạt từ 500 – 700 nghìn ha cao su và thông báo số 125/TB-VPCP ngày 14 tháng 08 năm 2006 của văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ Tướng Chính phủ tại hội nghị phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên: quyết định giao tổng Công ty cao su Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm việc cụ thể với 5 Tỉnh để trong 5 năm tới phát triển được khoảng 90 – 100 nghìn ha cao su tại Tây Nguyên. Quy hoạch chuyển diện tích đất từ dự án trồng cây nguyên liệu kém hiệu quả, diện tích đất giảm từ cây cà phê và giao cho các tổ chức, cá nhân và các lâm trường có đất rừng nghèo kiệt để trồng cây cao su nhằm tạo điều kiện để thâm canh và chống xói mòn. Để thực hiện tốt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và căn cứ vào luật Đất đai, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 01/07/2004; Căn cứ Nghị định số 181 /2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai và hồ sơ xin thuê đất của Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông, theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 572/SNN-NL, ngày 18/06/2007 về việc đề nghị bàn giao nguyên trạng hiện trạng rừng và đất Lâm nghiệp cho Công ty cao su Đồng Phú, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đồng ý bàn giao cho Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông tiểu khu 826, 854, 839, và 840 với tổng diện tích 4.213 ha tại công văn số 1361/UBND-NL ngày 27/06/2007. Trong đó diện tích xin chuyển đổi đất rừng sang trồng cao su là 962,9 ha + Trồng cao su đứng: 2.897,7 ha (dự kiến thực trồng 2.700ha) +Trồng rừng nguyên liệu (keo lai): 122,4 ha (dự kiến thực trồng 110 ha) +Sản xuất kinh doanh và QLBV rừng tự nhiên: 1.082,4 ha 1.2 Loại dự án Dự án Trồng cao su, trồng rừng và Quản lý bảo vệ rừng Đồng Phú – Đăk Nông là dự án đầu tư mới 1.3 Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 2.1 Các văn bản luật của Việt Nam để lập báo cáo ĐTM Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH được Quốc Hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, ngày 18/09/2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT, ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và cam kết bảo vệ môi trường. Thông tư số 127/2008/TT-BNN, ngày 31/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn việc trồng cây cao su trên đất lâm nghiệp; Thông tư số 10/2009/TT-BNN, ngày 04/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung một số điểm của thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp; Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường ban hành tại Quyết định số Số: 13/2006/QĐ-BTNMT, ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định  báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tiêu chuẩn và Quy chuẩn quốc gia về môi trường. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937, 5938 – 2005) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ngầm (QCVN 09:2008/BTNMT) Tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp (TCVN 5945 – 2005) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất (QCVN 03:2008/BTNMT) Các hồ sơ kỹ thuật Các số liệu và tài liệu về hiện trạng tự nhiên, môi trường và điều kiện kinh tế xã hội khu vực xã EaPo, Đăk Win, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông; Dự án Đầu tư trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông Phương án quy hoạch trồng cao su tiểu khu 826, 854 huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông. Phương án quy hoạch trồng cao su tiểu khu 839, 840 huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông. Báo cáo kết quả phúc tra hiện trạng rừng và đất rừng khu vực xây dựng dự án trồng Cao su của Công ty cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông tại các tiểu khu 826, 854, 839 và 840 huyện Cư Jut tỉnh Đăk Nông do Trung tâm Quy hoạch Khảo sát Thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông thực hiện năm 2008 2.2 Những căn cứ pháp lý để xây dựng dự án Luật khuyến khích Đầu tư trong nước được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 22 tháng 6 năm 1994. Luật Doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội ban hành ngày 26-11-2003, có hiệu lực thi hành ngày 1-7-2004 Luật Đất đai năm 2003. Luật Đa dạng sinh học năm 2008 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 6 khóa XI ngày 03/12/2004. Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng. Quyết định số 186/2006/QĐ-CP ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng. Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 24/10/2007 của UBND tỉnh Đăk Nông quy định về giá cây cối, hoa màu trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Quyết định số 617/QĐ-CSVN, ngày 14/07/2006 của Tổng Công ty Cao su Việt Nam về việc phê duyệt phương án triển khai phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Công văn số 1361/UBND-NL, ngày 27/06/2006 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc bàn giao nguyên trạng rừng và đất lâm nghiệp cho Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông quản lý. Thông báo số 29/TB-UBND, ngày 13/07/2007 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc kết luận tại buổi làm việc giữa UBND tỉnh Đăk Nông với Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam về việc phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Cư Jút. Biên bản tạm giao rừng và đất rừng tại thực địa ngày 20/07/2007 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi Cục Lâm nghiệp, UBND huyện Cư Jút, Hạt Kiểm lâm huyện Cư Jút và Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông 2.3 Nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM 2.3.1 Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án được thực hiện trên cơ sở các nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu sau đây: Luật Bảo vệ môi trường 2005 và có hiệu lực ngày 01/07/2006; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, ngày 18/09/2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Các số liệu và tài liệu về hiện trạng tự nhiên, môi trường và điều kiện kinh tế xã hội khu vực xã EaPô, Đăk Win, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông; Báo cáo số 31/BC-UBND, ngày 30/8/2008 của UBND xã Đăk Wil báo cáo về kết quả thực hiện công tác 9 tháng đầu năm 2009 và phương hướng hoạt động 3 tháng cuối năm. Báo cáo số 48/BC-UBND, ngày 31/12/2008 của UBND xã EaPô về việc báo cáo tình hình thực hiện công tác kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2008 và phương hướng hoạt động năm 2009 Thông tư số 127/2008/TT-BNN, ngày 31/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn việc trồng cây cao su trên đất lâm nghiệp; Thông tư số 10/2009/TT-BNN, ngày 04/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung một số điểm của thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp; Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 Công ước về đa dạng sinh học, 1992. Luật Đa dạng sinh học năm 2008. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cẩm nang ngành lâm nghiệp, 2006 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh tập I, NXB Nông nghiệp, 2001 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hướng dẫn đánh giá tác động trồng rừng công nghiệp, 2006 Bùi Trang Việt, Sinh lý thực vật đại cương dinh dưỡng, Đại học Khoa học Tự nhiên, 1998 Đinh xuân Thắng, Ô nhiễm không khí, NXB Đại học Quốc gia, 2003 Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, Cẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng, NXB Khoa học kỹ thuật, 2005 Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, Hệ thống đánh giá đất Lâm nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật, 2005 Hội khoa học đất, Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 2000 Lê Trung Tuân, Hà Lương Thuần, Nguyễn Xuân Kiều, Công nghệ thu trữ phục vụ tưới cây ăn quả và chống xói mòn trên đất dốc, Viện khoa học thủy lợi, 2004 Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn, Kỹ thuật canh tác Nông Lâm kết hợp ở Việt Nam, NXBNN, 2005. Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên, Đất đồi núi Việt Nam - Thoái hoá và phục hồi, NXBNN, 1999. Nguyễn Văn Phước, Xử l‎ý nước thải bằng phương pháp sinh học, 2008 Nguyễn Việt Anh, Bể tự hoại-Bể tự hoại cải tiến, 2007 Tổng công ty cao su Việt nam, Qui trình kỹ thuật cây cao su, 2004 Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB xây dựng, 2002 Phạm Hoàng Hộ, Hiển hoa bí tử,Trung tâm học liệu Sài gòn, 1968 Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, Điều tra đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp FAO- UNESCO , 1998. 2.3.2 Nguồn tài liệu, dữ liệu chủ dự án tự tạo lập Số liệu đo đạc và phân tích môi trường không khí, môi trường nước ngầm và nước mặt khu vực dự án khi thực hiện dự án. Dự án Đầu tư trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông. Phương án quy hoạch trồng và chăm sóc cây cao su của Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông. Báo cáo kết quả xác minh hiện trạng rừng và đất rừng khu vực xây dựng dự án trồng Cao su của Công ty cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông tại tiểu khu 826, 839, 840 và 854 – Lâm trường Cư Jút, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông do Trung tâm Quy hoạch Khảo sát Thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông thực hiện năm 2008. Bản đồ khu đất hiện trạng đất và đất rừng khu vực dự án: tiểu khu 826, 839, 840 và 854 do Trung tâm Khảo sát thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông biên tập. Bản đồ quy hoạch trồng cao su, trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng của dự án: tiểu khu 826, 839, 840 và 854 do Trung tâm Khảo sát thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông biên tập. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được thực hiện dựa trên cơ sở các phương pháp: Phương pháp thống kê: sử dụng phương pháp thống kê trong công tác thu thập và xử lý các số liệu quan trắc về điều kiện tự nhiên, số liệu điều tra xã hội học trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, độ ồn tại khu vực dự án Phương pháp đánh giá nhanh: phương pháp đánh giá nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình khai thác dự án theo hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế Thế giới thiết lập. Phương pháp so sánh: Các tiêu chuẩn được sử dụng và so sánh trong báo cáo là: TCVN 5937 – 2005: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh; TCVN 5949 – 1998: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép; TCVN 5949 – 1995: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư; TCVN 7209 – 2002: Chất lượng đất – Giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất; TCVN 7373 – 2004: Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng Nitơ tổng số trong đất Việt Nam; TCVN 7374 – 2004: Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng Photpho trong đất Việt Nam; TCVN 7375 – 2004: Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng Kali tổng số trong đất Việt Nam; QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất; QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; QCVN 15:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất; TCVS 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002. Phương pháp dự báo: trên cơ sở nghiên cứu khảo sát các nguy cơ, các tác động tiềm tàng do hoạt động của dự án đối với môi trường. Phương pháp liệt kê mô tả và có đánh giá mức tác động: nhằm liệt kê các tác động đến môi trường do hoạt động của Dự án gây ra, bao gồm các tác động từ nước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn lao động, cháy rừng, xói mòn đất, vệ sinh môi trường trong khu vực. Đây là một phương pháp tương đối nhanh và đơn giản, cho phép phân tích các tác động của nhiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM Báo cáo ĐTM của dự án "Đầu tư trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông" do Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông là chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường trực thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đăk Nông. Cơ quan tư vấn: TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường Đăk Nông Địa chỉ liên lạc : Đường D2, phường Nghĩa Đức, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông. Điện thoại & Fax: (0501) 3544949 Đại diện: Ông LÊ TRỌNG YÊN – Chức danh: Giám đốc Danh sách người trực tiếp tham gia lập Báo cáo ĐTM: TT Họ và tên Học hàm, học vị Nơi công tác 1 Phạm Văn Luyện Thạc sĩ Lâm nghiệp Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú-Đăk Nông 2 Lưu Minh Tuyến Kỹ sư trồng trọt Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú-Đăk Nông 3 Lê Trọng Yên Thạc sĩ Lâm nghiệp TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường 4 Trịnh Xuân Trường Kỹ sư Quản lý đất đai TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường 5 Nguyễn Văn Hợp Kỹ sư Quản lý đất đai TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường 6 Trần Ngọc Anh Kỹ sư Công nghệ Môi trường TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường 7 Nguyễn Sỹ Huân Cử nhân Khoa học Môi trường TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường 8 Nguyễn Đức Lưu Cử nhân Khoa học môi trường TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường 9 Hồ Thống Cử nhân Quản lý môi trường TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường 10 Kiều Hoa Mỹ KTV TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường 10 Nguyễn Xuân Tâm Th.S Y học lao động Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây nguyên 11 Phạm Thị Thúy Hoa CN ngành Hóa lý Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 TÊN DỰ ÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU, TRỒNG RỪNG VÀ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNG 1.2 CHỦ DỰ ÁN CÔNG TY CỔ PHẨN CAO SU ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNG Trụ sở giao dịch : xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông Chủ tịch HĐQT : PHẠM VĂN LUYỆN Tổng Giám đốc : LƯU MINH TUYẾN Điện thoại : 0918 035 111; 0919257213 1.3 VỊ TRÍ ĐỊA L‎Í CỦA DỰ ÁN Vùng dự kiến phát triển cao su nằm trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp của các tiểu khu 826, 839, 840, và 854 của Lâm trường Cư Jút, ở xã Ea Pô và xã Đăk Win của huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông với tổng diện tích là 4.213 ha, được UBND tỉnh giao cho Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông phát triển cao su đại điền theo tinh thần công văn số 1361/UB-NL ngày 27/06/2007 V/v bàn giao nguyên trạng rừng và đất lâm nghiệp cho Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông quản lý. Vùng dự kiến phát triển cao su Đồng phú giáp ranh: Phía Đông giáp sông Serepok – Đăk Lăk Phía Tây giáp Công ty KDTH Đăk Win – Đăk Nông Phía Nam giáp xã Đăk Đrông Phía Bắc giáp huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk Vùng dự án được nối với Quốc lộ 14 là lộ nhựa liên xã với chiều dài 30km qua các xã Nam Dong, Ea Pô và Đăk Win, từ đó có các đường cấp phối và đường đất tỏa về chân rừng của các tiểu khu. Giới hạn tọa độ địa lí: Vùng dự án trồng cao su của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông được giới hạn bởi tọa độ địa lý như sau: 12036’ – 12050’ Vĩ tuyến Bắc 107048’ – 107056’ Kinh độ Đông (Sơ đồ vị trí khu vực dự án xem trang sau) 1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1 Hình thức đầu tư, quy mô đầu tư và giới hạn của dự án 1.4.1.1 Hình thức đầu tư Chu kỳ kinh tế của 1ha cao su là 27 năm (thời gian kiến thiết cơ bản là 7 năm, thời gian khai thác là 20 năm). Đối với vườn cây thì theo tiến trồng mới, cụ thể từ khi bắt đầu trồng mới năm 2008 đến kết thúc thời kỳ khai thác năm 2036 là 28 năm, cộng thêm 2 năm thanh lý vườn cây, tổng cộng thời gian hoạt động của dự án là 30 năm kể từ ngày dự án phát triển cây cao su của Công ty chính thức được phê duyệt và nếu cần có thể gia hạn thời gian hoạt động theo quy định của Nhà nước. Đầu tư mới toàn bộ từ các khâu khai hoang, trồng mới, chăm sóc, và khai thác 2.700 ha cao su đứng bằng các biện pháp thâm canh để đạt hiệu quả kinh tế cao, xây dựng mới các công trình cần thiết cho sản xuất và đời sống. 1.4.1.2 Quy mô đầu tư a) Quy mô diện tích: 4.213 ha; Trong đó: Đất trồng cao su: Quy hoạch trồng cao su 2.897,7 ha. Diện tích cao su đứng đạt 2.700 ha. Đất có rừng chuyển đổi quy hạch trồng cao su: 962,9 ha Đất không có rừng Quy hoạch trồng cao su: 1.934,8 ha Đất trồng keo lai: Quy hoạch 122,4 ha, dự kiến trồng 110 ha. Đất khoanh nuôi và QLBVR: 1.082,4 ha Đất xây dựng cơ sở hạ tầng: 26,7 ha (Trong đó đường giao thông: 17,8 ha; nhà, xưởng, kho bãi: 8,9 ha) Đất khác (sình lầy, khe suối…): 83,8 ha b) Ngành sản xuất chính: Phát triển cao su Diện tích cao su định hình: 2.700 ha Năng suất bình quân trong suốt quá trình KD (20 năm): 2 tấn/ha Sản lượng bình quân trong 1 năm (quy khô): 5.400 tấn/năm Tổng sản lượng suốt chu kỳ kinh doanh (quy khô): 108.000 tấn Trong đó Mủ nước (4 nước = 1 khô): 85% 319.600 tấn mủ nước = 91.800 tấn mủ khô Mủ tạp: (2 tạp = 1 khô): 15% 28.200 tấn mủ nước = 16.200 tấn mủ khô Sản lượng bình quân năm trong 10 năm cao điểm (năm 2022 – 2031): 5.841 tấn c) Ngành sản xuất phụ: Sản phẩm tận thu Gỗ cao su: 135.000m3 (50m3/ha) Củi: 270.000 ster (100ster/ha) Dầu hạt (trong 15 năm): 270 tấn (0,01 tấn/ha) 1.4.2.3 Mục tiêu của dự án Góp phần thực hiện chiến lược phát triển của ngành cao su Việt Nam. Trên cơ sở đó mục tiêu của công ty phấn đấu đầu tư trồng mới theo phương thức nông – lâm kết hợp; Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống đồi trọc, cải tạo rừng nghèo kiệt thành rừng cao su có năng suất cao, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn, nhất là đồng bào tại chỗ, vùng sâu, vùng xa. Nâng cao độ che phủ rừng, tạo môi trường sinh thái, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, tạo nguồn sinh thủy. Tạo nhiều sản phẩm đa dạng từ sản phẩm cao su, đáp ứng một phần nhiên liệu cho ngành cao su và nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế. Tạo sự cân bằng sinh thái giữa sản xuất nông lâm nghiệp với các ngành khác. Góp phần tăng lợi nhuận cho công ty, tăng nguồn đóng góp vào ngân sách nhà nước, tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội trong địa bàn. Quản lí bảo vệ được đất và tài nguyên thiên nhiên của nhà nước. 1.4.2 Chương trình đầu tư – Khối lượng đầu tư Căn cứ vào thổ nhưỡng, địa hình và yêu cầu về sinh lý sin
Luận văn liên quan