Hiện nay, theo thống kê của ngành luyện kim, sản lượng thép từ các nhà máy cán thép của Việt Nam mới đáp ứng được khoảng gần 30% nhu cầu của thị trường thép trong nước. Số lượng thép phôi phải nhập khẩu mỗi năm tới hàng triệu tấn. Nhu cầu về phôi thép của Việt Nam trong những năm tới sẽ rất lớn, tăng khoảng 7 - 7,5% theo nhịp độ tăng trưởng GDP.
Trong chiến lược xây dựng và phát triển toàn diện nền công nghiệp đến năm 2020, công nghiệp khai khoáng và luyện kim được tỉnh Tuyên Quang chủ trương khuyến khích và ưu đãi cho việc đầu tư mới theo hướng hiện đại hóa các nhà máy phôi thép, nhằm đáp ứng nhu cầu về vật liệu kim loại ngày càng tăng của thị trường.
Trên cơ sở đánh giá các yếu tố về thị trường, công nghệ, kĩ thuật, lao động và khả năng tài chính của Doanh nghiệp, Công ty Liên doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên đã tiến hành lập Dự án đầu tư nhà máy luyện phôi thép Tuyên Quang với công suất 100.000 tấn phôi thép/năm tại khu công nghiệp Long Bình An, xã Đội Cấn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Số vốn đầu tư ban đầu là 15.000.000 USD, gồm vốn pháp định và vốn vay của Công ty.
Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, chủ đầu tư đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án. Báo cáo được xây dựng trên cơ sở các văn bản hướng dẫn về Luật bảo vệ môi trường, nhằm phân tích đánh giá hiện trạng môi trường khu vực Dự án, đánh giá các nguồn thải tới môi trường, từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu, phòng ngừa và ứng phó các sự cố, bảo vệ môi trường. Báo cáo ĐTM sẽ là tài liệu để chủ đầu tư nhận thức được các vấn đề về môi trường liên quan đến Dự án và chủ động nguồn lực thực hiện trách nhiệm của mình. Báo cáo cũng là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường của địa phương theo dõi, giám sát, đôn đốc chủ đầu tư trong suốt quá trình hoạt động của Dự án.
CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
1. Căn cứ pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường 2005;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, ngày 28 tháng 02 năm 2008 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;
- Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và môi trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết môi trường;
- Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn về điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT, ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại;
- Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;
- Các văn bản pháp lý khác của dự án.
101 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4331 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư Xây dựng nhà máy phôi thép Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các hạng mục công trình 12
Bảng 1.2: Thông số công nghệ của máy thiêu kết 16
Bảng 1.3: Bảng cân đối nguyên, phụ liệu sản xuất quặng thiêu kết 18
Bảng 1.4: Thông số công nghệ lò cao 18
Bảng 1.5: Bảng cân đối phối liệu và sản lượng gang 19
Bảng 1.6: Bảng cân đối nguyên, nhiện liệu và sản phẩm luyện phôi thép 20
Bảng 1.7: Nhu cầu nguyên liệu của nhà máy 22
Bảng 1.8: Nhu cầu sử dụng phụ liệu 22
Bảng 1.9: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu 22
Bảng 1.10: Các loại sản phẩm của dự án 23
Bảng 1.11: Tiến độ thực hiện dự án 25
Bảng 2.1: Lượng mưa trong các tháng và cả năm tỉnh Tuyên Quang 27
Bảng 2.2: Điều kiện địa chất công trình khu vực dự án 28
Bảng 2.3: Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất 28
Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất của xã Đội Cấn 31
Bảng 2.5: Kết quả phân tích các mẫu không khí lấy tại khu vực dự án 32
Bảng 2.6: Kết quả phân tích các mẫu nước mặt khu vực dự án 33
Bảng 2.7: Kết quả phân tích môi trường nước ngầm 33
Bảng 2.8: Kết quả phân tích bùn đáy sông 34
Bảng 2.9: Cơ cấu nông – lâm nghiệp và chăn nuôi năm 2007 của xã Đội Cấn 36
Bảng 2.10: Cơ cấu lao động của Xã Đội Cấn 37
Bảng 2.11: Tình hình bệnh tật của người dân địa phương 37
Bảng 3.1: Các nguồn gây ô nhiễm, loại chất thải và đối tượng chịu tác động 41
Bảng 3.2: Hệ số thải của từng chất ô nhiễm [9] 44
Bảng 3.3: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khu vực dự án 44
Bảng 3.4: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt [3] 46
Bảng 3.5: Chất thải nguy hại phát sinh trong khi xây dựng 47
Bảng 3.6: Mức ồn giới hạn của các thiết bị thi công [6] 47
Bảng 3.7: Tải lượng và nồng độ các các chất khí trong khói thải máy thiêu kết [7] 53
Bảng 3.8: Tải lượng và nồng độ các các chất ô nhiễm trong khói thải máy thiêu kết sau hệ thống xử lý 54
Bảng 3.9: Các thông số tính toán cho phát thải chất ô nhiễm từ ống khói máy thiêu kết 55
Bảng 3.10: Kết quả tính toán nồng độ phát tán các chất ô nhiễm trong khói thải máy thiêu kết theo các cấp ổn định của khí quyển 56
Bảng 3.11: Tải lượng và nồng độ bụi và khí thải lò cao [7] 58
Bảng 3.12: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm sau lò gió nóng và máy phát điện [7] 60
Bảng 3.13: Các thông số tính toán trong mô hình khuếch tán ô nhiễm từ ống khói lò cao [6] 61
Bảng 3.14: Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ ống khói lò cao theo các cấp ổn định của khí quyển. 61
Bảng 3.15: Nồng độ tổng cộng của các chất ô nhiễm phát sinh từ Nhà máy 62
Bảng 3.16: Tải lượng và nồng của các chất ô nhiễm trong khí thải [7] 63
Bảng 3.17: Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt [3] 67
Bảng 3.18: Tổng hợp các chất thải rắn công nghiệp 68
Bảng 3.19: Tải lượng ô nhiễm của các phương tiện vận tải trên quỹ đường trung bình 30 km [6] 69
Bảng 3.20: Mức độ gia tăng ô nhiễm khí thải tại các điểm có khoảng cách x (2 bên đường giao thông) trong trường hợp nhiệt độ không khí 350C, tốc độ gió 3m/s 69
Bảng 3.21: Tải lượng ô nhiễm của các phương tiện vận tải trên quỹ đường trung bình 30km [6] 70
Bảng 3.22: Dự báo khối lượng chất thải nguy hại của nhà máy 71
Bảng 3.23: Mức ồn của một số nguồn như sau [6] 71
Bảng 6.1. Danh mục các công trình xử lý môi trường 84
Bảng 6.2: Chương trình quan trắc môi trường 86
Bảng 7.1. Dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường 88
Bảng 7.2: Dự trù kinh phí vận hành công trình xử lý môi trường 90
Bảng 7.3: Dự toán kinh phí giám sát môi trường hàng năm 90
Bảng 9.1: Các thiết bị dùng trong đo đạc và phân tích môi trường 94
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5: Nhu cầu ôxy hoá sinh hoá sau 5 ngày
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường
COD: Nhu cầu ôxy hoá hoá học
CN: Công nghiệp
ĐTM: Đánh giá tác động môi trường
KCN: Khu công nghiệp
KH: Khoa học
NM: Nhà máy
QĐ: Quyết định
TCCP: Tiêu chuẩn cho phép
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TT: Thông tư
TP: Thành phố
TSS: Tổng chất rắn lơ lửng
WHO: Tổ chức Y tế thế giới
MỞ ĐẦU
XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Hiện nay, theo thống kê của ngành luyện kim, sản lượng thép từ các nhà máy cán thép của Việt Nam mới đáp ứng được khoảng gần 30% nhu cầu của thị trường thép trong nước. Số lượng thép phôi phải nhập khẩu mỗi năm tới hàng triệu tấn. Nhu cầu về phôi thép của Việt Nam trong những năm tới sẽ rất lớn, tăng khoảng 7 - 7,5% theo nhịp độ tăng trưởng GDP.
Trong chiến lược xây dựng và phát triển toàn diện nền công nghiệp đến năm 2020, công nghiệp khai khoáng và luyện kim được tỉnh Tuyên Quang chủ trương khuyến khích và ưu đãi cho việc đầu tư mới theo hướng hiện đại hóa các nhà máy phôi thép, nhằm đáp ứng nhu cầu về vật liệu kim loại ngày càng tăng của thị trường.
Trên cơ sở đánh giá các yếu tố về thị trường, công nghệ, kĩ thuật, lao động và khả năng tài chính của Doanh nghiệp, Công ty Liên doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên đã tiến hành lập Dự án đầu tư nhà máy luyện phôi thép Tuyên Quang với công suất 100.000 tấn phôi thép/năm tại khu công nghiệp Long Bình An, xã Đội Cấn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Số vốn đầu tư ban đầu là 15.000.000 USD, gồm vốn pháp định và vốn vay của Công ty.
Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, chủ đầu tư đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án. Báo cáo được xây dựng trên cơ sở các văn bản hướng dẫn về Luật bảo vệ môi trường, nhằm phân tích đánh giá hiện trạng môi trường khu vực Dự án, đánh giá các nguồn thải tới môi trường, từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu, phòng ngừa và ứng phó các sự cố, bảo vệ môi trường. Báo cáo ĐTM sẽ là tài liệu để chủ đầu tư nhận thức được các vấn đề về môi trường liên quan đến Dự án và chủ động nguồn lực thực hiện trách nhiệm của mình. Báo cáo cũng là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường của địa phương theo dõi, giám sát, đôn đốc chủ đầu tư trong suốt quá trình hoạt động của Dự án.
CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
1. Căn cứ pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường 2005;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, ngày 28 tháng 02 năm 2008 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;
- Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và môi trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết môi trường;
- Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn về điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT, ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại;
- Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;
- Các văn bản pháp lý khác của dự án.
2. Căn cứ kỹ thuật
- Báo cáo đầu tư dự án xây dựng Nhà máy phôi thép Tuyên Quang.
- Các tài liệu chuyên ngành bảo vệ môi trường của Việt Nam và Quốc tế.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM
Chủ Dự án : Công ty Liên doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên
Đại diện: Bà Dương Thao Chức vụ: Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc
Trụ sở chính: Khu công nghiệp Long Bình An, xã Đội Cấn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Văn phòng giao dịch: Tổ 3, xã Hưng Thành, thị xã Tuyên Quang.
Điện thoại: (027) 812618 Fax: (027) 812608
Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH Công nghệ xanh
Đại diện: Ông Nguyễn Viết Đại Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Tầng 5 - tòa nhà Sholega, 275 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
Điện thoại: (031) 3732639 Fax: (031) 3732639
Danh sách những người thực hiện
1. Chịu trách nhiệm chính : Bà Dương Thao
Cơ quan công tác: Công ty Liên doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên
Chức vụ: Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc
2. Chủ biên: Tiến sỹ: Vũ Thị Kim Tuyến
Cơ quan công tác: Công ty TNHH Công nghệ xanh
Chức vụ: Phó Giám đốc
3. Các thành viên của Công ty TNHH Công nghệ xanh
STT
Họ tên
Học vị
1
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Kỹ sư
2
Đàm Thị Thu Dung
Kỹ sư
3
Ngô Tuyết Mai
Kỹ sư
4
Ngô Văn Luyện
Kỹ sư
5
Bùi Quang Thiệp
Kỹ sư
Chương 1- MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
Dự án: Xây dựng nhà máy phôi thép Tuyên Quang
Tổng vốn đầu tư: 15.000.000 USD (252 tỉ đồng)
Nguồn vốn: Vốn góp: 5.000.000 USD, vốn vay thương mại: 10.000.000 USD.
1.2. CHỦ DỰ ÁN
Công ty Liên doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên
1.3. VỊ TRÍ DỰ ÁN
Khu đất dự án có diện tích 202.488m2, nằm trong khu công nghiệp Long Bình An, thuộc xã Đội Cấn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, cách thị xã Tuyên Quang khoảng 10 km về phía Nam, cách sông Lô 1km về phía Đông, cách quốc lộ 2 khoảng 4km về phía Đông và cách Hà Nội khoảng 165 km.
Sơ đồ vị trí thực hiện dự án được thể hiện trên hình 1.1
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí thực hiện dự án
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Quy hoạch sử dụng đất
Tổng diện tích khu đất là 202.488m2, được phân thành các khu chức năng như sau:
- Diện tích xây dựng nhà xưởng sản xuất, văn phòng điều hành: 110.000 m2
- Diện tích cây xanh và đường giao thông nội bộ: 92.488 m2
(Sơ đồ quy hoạch mặt bằng nhà máy thể hiện trên hình 1.2)
1.4.2. Các hạng mục công trình xây dựng
Các hạng mục công trình được thể hiện trong bảng 1.1
Bảng 1.1: Các hạng mục công trình
Stt
Hạng mục công trình
Đơn vị
Số lượng
I
Các công trình chính
1
Khu chuẩn bị nguyên vật liệu
m2
15.000
2
Xưởng thiêu kết
m2
10.000
3
Lò cao
m2
21.000
4
Lò luyện thép
m2
11.000
5
Phân xưởng đúc phôi
m2
13.000
6
Phân xưởng cơ điện
m2
2.500
7
Khu vực tập kết sản phẩm
m2
30.000
8
Hệ thống xử lý nước tuần hoàn
m2
2.000
9
Khu vực chứa chất thải rắn
m2
200
10
Hệ thống xử lý khí thải
1
Hệ thống
11
Hệ thống cấp nước
1
Hệ thống
12
Hệ thống thoát nước
1
Hệ thống
II
Các công trình phụ trợ
1
Nhà hoá nghiệm
m2
100
2
Nhà văn phòng
m2
2.700
3
Trạm biến áp
m2
200
4
Các công trình phụ trợ (nhà ăn ca, nhà để xe, khu vệ sinh)
m2
2.300
5
Đường giao thông nội bộ
m2
50.000
6
Diện tích cây xanh
m2
42.488
Hình 1.2. Sơ đồ quy hoạch mặt bằng nhà máy
1.4.3. Giải pháp các công trình xây dựng
a) Các công trình chính
* Khu vực chuẩn bị nguyên vật liệu:
Kết cấu: cát san nền, đầm chặt K95; dải cấp phối đá dăm loại 2, dày 15cm; cấp phối đá dăm loại 1, dày 15cm; lớp giấy dầu; bê tông mặt bãi M300, dày 15cm.
* Khu vực nhà xưởng:
- Kết cấu: bê tông cốt thép, một tầng, mái tôn mạ màu, nền đổ bê tông dày từ 20 ÷ 40cm.
* Máy thiêu kết
- Móng: Dùng cọc nhồi tiết diện tròn. Đường kính cọc là D1500, D1200 hoặc D1000, mũi cọc đặt vào lớp 5 (có cường độ chịu tải cao). Móng lò đổ bê tông tương đương M400.
- 2 Máy thiêu kết: Vỏ máy được chế tạo bằng thép, phía trong xây lớp vật liệu chịu lửa.
- Hệ thống xử lý lọc bụi bằng thép;
- 2 Ống khói xây bằng gạch, cao 42 m, đường kính miệng 2,5m.
* Lò cao(lò luyện gang):
- Móng: Dùng cọc nhồi tiết diện tròn. Đường kính cọc là D1500, D1200 hoặc D1000 mũi cọc đặt vào lớp 5. Móng lò đổ bê tông tương đương M400.
- Lò cao gồm các hạng mục sau:
+ Lò cao có kết cấu vỏ lò bằng thép và khung bê tông cốt thép, lớp trong là vật liệu chịu lửa;
+ Lò gió nóng caopơ gồm 3 lò, vỏ lò kết cấu bằng bêtông cốt thép; bên trong là vật liệu chịu lửa.
+ Hệ thống lọc bụi bằng thép;
+ Hệ thống trục liệu bằng thép;
+ Hệ thống cấp gió bằng thép;
+ Ống khói xây bằng gạch cao 46 m, đường kính miệng 2,5m.
* Lò luyện thép:
Lò luyện thép là loại lò thổi ôxy, công suất 25 tấn/mẻ. Diện tích xây dựng lò là 11.000 m2, gồm các hạng mục sau:
+ Lò luyện thép kết cấu vỏ ngoài bằng thép, lớp bên trong bằng vật liệu chịu lửa;
+ Trạm ôxy kết cấu bê tông cốt thép;
+ Hệ thống lọc bụi bằng thép;
* Khu vực tập kết sản phẩm
- Kết cấu: Lớp cát san nền, đầm chặt K95; cấp phối đá dăm loại 2, dày 15cm, cấp phối đá dăm loại 1, dày 15cm; lớp giấy dầu; bê tông mặt bãi M300, dày 25cm.
* Hệ thống cấp điện
- Trạm cao áp 35KV/10KV công suất 2.500 KVA và đấu nối với mạng điện lưới Quốc gia qua đường dây 35KV đi qua khu công nghiệp.
- Trạm hạ áp 10KV/380V, công suất 1.500 KVA hạ thế từ trạm cao áp.
* Hệ thống cấp nước
Nhu cầu cấp nước cho hoạt động sản xuất của nhà máy khoảng 500m3/h, nguồn nước thô được lấy từ sông Lô.
Hệ thống cấp nước của nhà máy được xây dựng như sau:
- Tháp nước cao 15m, dung tích 30m3 có áp lực ổn định để cấp nước cho các điểm sản xuất và sinh hoạt trong nhà máy.
- Bể ngầm có dung tích 1.000 m3 để dự trữ nước và phục vụ chữa cháy.
* Hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước mưa, gồm:
- Đường cống trục: đường kính 1.000 mm được đấu nối vào hệ thống thoát chung của khu công nghiệp tại cổng ra của nhà máy.
- Cống nhánh: đường kính từ 400 ÷ 600mm, được thiết kế với chế độ tự chảy với các hố ga thu cặn và rác.
- Độ dốc thoát nước của đường và sân công nghiệp là 1%o- 2%o, của cống thoát nước là 3%o.
* Các công trình xử lý nước
- Hệ thống bể xử lý tuần hoàn nước làm mát thiết bị công suất 10.000m3/ngày.
- Hệ thống làm mềm nước, công suất 500m3/ngày.
* Khu vực chứa chất thải rắn
Khu vực chứa chất thải rắn có kết cấu sàn bê tông chống thấm, khung chịu lực, có mái che.
b) Các công trình phụ trợ
* Nhà văn phòng
Công trình được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kiến trúc hai tầng, xung quanh có khuôn viên cây xanh.
* Các công trình phụ trợ
Các công trình phụ trợ (nhà bảo vệ, nhà ăn, nhà hoá nghiệm, nhà để xe, trạm biến áp...) được xây dựng một tầng, nền bê tông cốt thép, mái sơn mạ màu.
* Hệ thống cây xanh:
Cây xanh được trồng trên hè đường nội bộ, xung quanh phân xưởng và tường rào nhà máy.
* Đường giao thông
Hệ thống đường giao thông trong nhà máy gồm hai loại đường:
- Đường trục chính rộng 12 m bao quanh nhà máy, dài 1.500m;
- Các đường nhánh rộng từ 6 – 10 m, tổng chiều dài 755 m.
Hệ thống đường được bố trí hợp lý, trải nhựa asphan, đảm bảo việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.
1.4.4. Công nghệ và thiết bị
1.4.4.1. Công nghệ
a) Công đoạn thiêu kết quặng sắt
Công đoạn thiêu kết quặng sắt được thực hiện trên 2 máy thiêu kết băng tải kiểu hút, công suất 50 vạn tấn/năm.
Nguyên liệu thiêu kết (gồm quặng sắt, than cốc, đá vôi, đôlômit) được nghiền nhỏ đến kích thước hạt cần thiết, sau đó được trộn đều với nước theo tỷ lệ nhất định, rồi qua máy rải liệu đưa vào lò thiêu kết. Chiều dày lớp liệu khoảng 600 mm. Nhiệt độ trong lò thiêu kết khoảng 1.150 ÷ 1.2500C. Quặng sau thiêu kết được làm mát trực tiếp bằng nước và chuyển sang công đoạn đập, sàng phân loại, rồi chuyển vào kho chứa.
Bản chất của quá trình thiêu kết quặng là quá trình hoàn nguyên một phần ôxit sắt về dạng sắt hóa trị thấp hơn và sắt kim loại. Tỉ lệ sắt được hoàn nguyên từ 10 – 15%.
Bảng 1.2: Thông số công nghệ của máy thiêu kết
Đại lượng
Ký hiệu
Giá trị
Đơn vị
Hệ số C cháy không hoàn toàn về cơ học
n1 =
0,01
Hệ số C cháy không hoàn toàn về hóa học
n2 =
0,007
Hệ số C tham gia phản ứng hoàn nguyên sắt
n3 =
0,2
Tỉ lệ sắt đã hoàn nguyên trong quặng thiêu kết
n5 =
0,15
Tỉ lệ tiêu thụ nhiên liệu khí/than
K/T =
4,43
m3/kg
Hệ số cấp dư không khí
b =
1,3
Hệ số khử S bằng chất trợ dung
n4 =
0,85
Quặng sống
Trợ dung: đá vôi, đôlomit; than cám
Máy đập
Máy đập
Định lượng
Định lượng
Máy trộn, viên
Nước sạch
Máy rải liệu
Máy thiêu kết
Bụi
Bụi
Nước làm mát máy
- Khí than,
- Không khí
Khói lò, bụi
Buồng lắng bụi
Xiclon chùm
Ống khói
Bụi cửa ra SP
Buồng lắng bụi
Xiclon chùm
Máy đập
Máy sàng
Kho thành phẩm
Lọc túi vải
Môi trường
Lọc túi vải
Môi trường
Lọc túi vải
Môi trường
Bụi
Bụi
Bụi, ồn
Băng tải vẩy cá
Nước làm mát quặng
Hình 1.3: Sơ đồ công nghệ thiêu kết quặng và các nguồn thải chính
Bảng 1.3: Bảng cân đối nguyên, phụ liệu sản xuất quặng thiêu kết
Tên nguyên, nhiên liệu
Cỡ hạt
Định mức
tấn (m3)/ tấn quặng sống
Quặng sắt
< 10 mm
1,0
Đá vôi:
< 5 mm
0,0825
Đôlomít:
< 5 mm
0,0550
Than cám (Hòn Gai):
< 10 mm
0,115
Khí than (lấy từ lò cao):
< 25 mg bụi/m3
510
Nước trộn liệu tạo hạt
0,1
p- là thành phần của chất (hợp chất) có trong nguyên, nhiên liệu khi sử dụng.
b) Công đoạn luyện gang lò cao
Công đoạn luyện gang được thực hiện bằng 2 lò cao 159m3. Công suất trung bình mỗi lò là 2 tấn gang/m3/ngày, tương đương với 636 tấn gang/ngày (232.140 tấn gang/năm). Mỗi lò hoạt động liên tục từ 10 đến 15 năm.
Công nghệ luyện gang: quặng thiêu kết, đá vôi, đá đôlômít và than cốc được phối trộn và dùng băng tải vận chuyển vào lò qua cổ lò. Không khí nóng 1.000 ÷ 1.2500C (từ lò cao tuần hoàn) được thổi vào lò đồng thời với khí thiên nhiên (cấp oxi) qua hệ thống mắt gió. Các nhiên liệu này cùng than cốc cháy ở nồi lò tạo thành các chất khí chuyển động lên phía trên lớp phối liệu để tiến hành phản ứng hoàn nguyên sắt, mangan và một số các nguyên tố khác. Quá trình hoàn nguyên sắt được thực hiện bằng hai cách: hoàn nguyên trực tiếp (cacbon rắn) và hoàn nguyên gián tiếp (CO, H2). Trong khoảng nhiệt độ 8500C ÷ 1.1500C, quá trình hoàn nguyên trực tiếp đạt 20 ÷ 30%, hoàn nguyên gián tiếp đạt 70 ÷ 80%.
Sản phẩm gồm có gang lỏng, xỉ và khí lò cao. Gang lỏng qua lỗ gang vào gầu chứa để chuyển sang công đoạn luyện thép. Xỉ lò sẽ theo lỗ xỉ vào khu vực làm nguội, rồi chuyển sang bãi chứa xỉ. Khí lò thoát ra sẽ được dẫn về hệ thống lọc bụi, sau đó qua lò gió nóng rồi cấp lại cho lò cao.
Bảng 1.4: Thông số công nghệ lò cao
Đại lượng
Ký hiệu
Giá trị
Hệ số C cháy không hoàn toàn về cơ học
n1
0,1
Hệ số C cháy không hoàn toàn về hóa học
n2
0,745
Hệ số phản ứng khí hóa than thành CH4
n3
0,2
Hệ số phản ứng khí hóa than thành H2
n5
0,15
Hệ số khử S bằng chất trợ dung
n6
0,40
Quặng sắt
Than cốc
Trợ dung
Bãi xỉ
Gang lỏng
HT xử lý bụi
Bụi lò cao
Lò gió nóng
Không khí
Lò thổi ôxi
Phối liệu
Ống khói
Máy thiêu kết
Khói lò
Xỉ lò
Nước làm mát
Lò cao 159 m3
Khí than
Khí than
Khí thải
Bụi
Bụi, SO2, NOx,
CO2, CO, Hơi nước
Máy đúc gang
Nước làm mát
Gang thỏi
Hình 1.4: Sơ đồ quy trình công nghệ lò cao và các nguồn thải
Bảng 1.5: Bảng cân đối phối liệu và sản lượng gang
Tên nguyên, nhiên liệu
Cỡ hạt
Định mức (tấn/ tấn SP)
Quặng thiêu kết
- Fep tổng > 54 %
- Al2O3p + SiO2p < 6%
- Độ ẩm tự nhiên (w) < 3%
< 50 mm
2,045
Đá vôi:
< 30 mm
0,0450
Đôlômít:
< 30 mm
0,0235
Than cốc:
< 30 mm
0,694
c) Công đoạn đúc gang
Gang lỏng ra khỏi lò cao được bảo ôn. Một phần (252,1 tấn) được chuyển trực tiếp đến lò thổi ôxy để luyện thép. Phần còn lại 383,9 tấn/ngày được đúc thành gang thỏi.
Đúc gang thỏi: Gang lỏng được rót vào khuôn và hạ nhiệt độ trực tiếp bằng nước để kết tinh. Sau đó gang được tháo khỏi khuôn và tiếp tục làm nguội bằng nước rồi đưa về kho chứa
Nước làm mát khuôn đúc và gang được xử lý lắng cặn, lọc dầu và sử dụng tuần hoàn.
d) Công đoạn luyện thép
Công đoạn luyện thép được thực hiện bằng công nghệ lò thổi ôxi, công suất 25 tấn/mẻ. Nguyên liệu được đưa vào lò theo thứ tự: thép vụn và chất trợ dung, gang lỏng, rồi cấp oxi vào lò qua ống phun. Thời gian thổi oxi từ 15 ÷ 25 phút. Nhiệt độ trong lò là 1750oC. Ôxi đi từ đỉnh lò xuống tạo thành luồng phun xuyên sâu vào gang lỏng, làm giảm hàm lượng C và Si trong gang để tạo thành thép. Tại bề mặt tiếp xúc giữa dòng ôxy và kim loại xảy ra phản ứng ôxi hoá các tạp chất Fe, C, Si, Mn, P, S tạo thành xỉ .
Bảng 1.6: Bảng cân đối nguyên, nhiện liệu và sản phẩm luyện phôi thép
Tên nguyên, nhiên liệu
Tiêu chuẩn
Định mức (tấn/ tấn thép)
Gang lỏng
T >12800C
0,92
Sắt vụn
L < 1m
0,2
Fero Mn, Fero Si
Đá vôi
< 10mm
0,1
Oxi kỹ thuật 95%,
0,083
Gang lỏng 80%, sắt vụn 20%
Lò thổi oxy 25 m3
Oxi 98%
- Khí thải,
- Bụi,
- Nhiệt
Bãi xỉ
Gầu chứa
Máy đúc
Phôi thép
Làm nguội
Nước làm mát khuôn
- Hơi nước,
- Nhiệt độ
Nước làm mát phôi
- Hơi nước,
- Nhiệt độ
Nước làm mát thân lò
Thép lỏng
Xỉ lò
Nước làm mát xỉ
Hình 1.5: Sơ đồ quy trình sản xuất thép bằng lò thổi ô xi
e) Công đoạn đúc phôi thép
Quá trình đúc phôi thép được thực hiện là liên tục trên máy đúc 3 dòng. Thép lỏng được được rót vào máng hộp (khuôn) và bắt đầu quá trình kết tinh đồng thời với quá trình hạ nhiệt độ của thép bằng hệ thống nước làm mát trực tiếp. Quá trình đúc diễn ra liên tục và liên hoàn với bộ phận nắn phôi và cắt phôi bằng đèn khí – ôxi. Thép sau khi ra khỏi khuôn đúc đã được định hình có nhiệt độ k