Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện nhằm phân tích và đánh giá những tác động có lợi, có hại từ những hoạt động sản xuất của Dự án Lò giết mổ gia súc đến các yếu tố môi trường khi Dự án được triển khai. Trên cơ sở đánh giá này, Dự án sẽ đề xuất các biện pháp khống chế và giảm nhẹ các tác động có hại đến môi trường.
43 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3394 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Lò giết mổ gia súc tập trung thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
MỞ ĐẦU
I.1. MỤC ĐÍCH CỦA BÁO CÁO:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện nhằm phân tích và đánh giá những tác động có lợi, có hại từ những hoạt động sản xuất của Dự án Lò giết mổ gia súc đến các yếu tố môi trường khi Dự án được triển khai. Trên cơ sở đánh giá này, Dự án sẽ đề xuất các biện pháp khống chế và giảm nhẹ các tác động có hại đến môi trường.
I.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN BÁO CÁO:
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:"Các cơ quan nhà nước, công ty, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải tạo môi trường sống".
2. Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 và Chủ tịch nước đã ký lệnh ban hành ngày 10/01/1994 quy định tất cả các dự án sắp xây dựng và các cơ sở sản xuất đang tồn tại phải tiến hành đánh giá tác động môi trường (điều 17,18).
3. Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.
4. Thông tư số 490/MTg ngày 29/04/1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư.
I.3. NỘI DUNG BÁO CÁO:
- Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực Dự án.
- Xem xét, phân tích, đánh giá các tác động do hoạt động của Dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội và đời sống dân cư khu vực xung quanh.
- Đề xuất biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tác động bất lợi, sự cố môi trường.
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường theo định kỳ để theo dõi việc xử lý các chất thải và bảo vệ môi trường khu vực.
Nội dung của báo cáo được xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
I.4. CÁC TÀI LIỆU, SỐ LIỆU LÀM CĂN CỨ CỦA BÁO CÁO:
Để xây dựng báo cáo ĐTM này, các tài liệu, số liệu được sử dụng như sau:
- Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường ban hành theo quyết định số 229-QĐ/TĐC ngày 25/03/1995 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
- Dự án khả thi đầu tư xây dựng Nhà máy giết mổ gia súc và đóng hộp thành phố Đà Nẵng.
- Các tài liệu, công văn, quyết định và bản vẽ kỹ thuật có liên quan.
- Đặc điểm khí hậu thủy văn thành phố Đà Nẵng.
- Method of Environmental Impact Assessment.
- World Health Organization, 1993 (WHO).
Số liệu sử dụng trong báo cáo gồm các kết quả khảo sát, đo đạc, lấy mẫu và kết quả phân tích mẫu môi trường trong và ngoài khu vực Dự án và các tài liệu khác liên quan đến điều kiện tự nhiên và môi trường khu vực.
I.5. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:
1. Khảo sát thực địa:
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí, nước và hệ sinh thái ở khu vực dự án, chúng tôi tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích mẫu, đo đạc các thông số môi trường.
2. Phương pháp đánh giá tác động môi trường:
- Phương pháp phi thực nghiệm: so sánh tương đương trong đánh giá tác động môi trường; thống kê và xử lý số liệu về khí tượng, thủy văn, các số liệu phân tích môi trường; phương pháp đánh giá tác động nhanh dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO.
- Phương pháp thực nghiệm: kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam.
I.6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN BÁO CÁO:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Lò giết mổ gia súc tập trung thành phố Đà Nẵng do Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Đà Nẵng thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng.
Việc thu mẫu và phân tích do cán bộ Trạm quan trắc và phân tích môi trường Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng thực hiện.
PHẦN II
MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN
II.1. TÊN DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LÒ GIẾT MỔ GIA SÚC TẬP TRUNG THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
II.2. TÊN CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN
THỰC PHẨM ĐÀ NẴNG
II.3. MỤC TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN:
Dự án đầu tư xây dựng Lò giết mổ gia súc tập trung thành phố Đà Nẵng được hình thành nhằm những mục tiêu:
- Xây dựng Lò giết mổ gia súc khép kín trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tạo các cơ sở kinh doanh giết mổ gia súc, mua bán động vật, sản phẩm động vật hợp pháp, đồng bộ, có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Xây dựng lò giết mổ gia súc xa trung tâm thành phố, đảm bảo không gây ra tác động xấu đến cảnh quan môi trường, nếp sống văn minh đô thị.
- Tổ chức quản lý tốt việc kinh doanh, giết mổ gia súc, mua bán động vật và sản phẩm động vật nhằm từng bước cải thiện điều kiện môi sinh, hạn chế ô nhiễm môi trường, giám sát và thực hiện tốt việc bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng chống dịch bệnh.
- Tạo nguồn thu cho ngân sách, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, nhất là lao động địa phương.
II.4. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN. LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI MÀ DỰ ÁN CÓ KHẢ NĂNG ĐEM LẠI:
II.4.1. Vị trí Dự án:
Địa điểm thực hiện dự án thuộc thôn Cẩm Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, nằm trên khu đất sản xuất nông nghiệp (trồng lúa) của nhân dân xã. Ranh giới của khu đất có 3 phía đều giáp với ruộng lúa đó là ranh giới phía Bắc, phía Nam và phía Đông, còn phía Tây giáp đường Quốc Lộ IA.
Khu đất Dự án nguyên là khu đất được sử dụng chủ yếu để trồng lúa và hoa màu của dân cư sống tại thôn Cẩm Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang.
II.4.2. Diện tích mặt bằng:
Tổng diện tích mặt bằng: 20.000 m2 (02 ha)
Tổng diện tích mặt bằng 02 ha này được dự định dùng để đầu tư xây dựng Nhà máy Giết mổ gia súc và Đóng hộp thành phố Đà Nẵng, gồm có Lò giết mổ gia súc và Xưởng đóng hộp. Trong đó, Lò giết mổ gia súc được xây dựng trong giai đoạn I, và Xưởng đóng hộp được xây dựng trong giai đoạn II.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường này được lập cho giai đoạn I của Dự án, tức chỉ tập trung vào dây chuyền giết mổ gia súc. Đối với Xưởng đóng hộp sẽ được tiến hành lập báo cáo môi trường khi triển khai giai đoạn II.
II.4.3. Hệ thống giao thông xung quanh khu vực Dự án
Hệ thống giao thông xung quanh khu vực Dự án gồm có một con đường nhựa rộng 6m, đường nhựa này một đầu thông với Quốc Lộ IA, đầu kia đi qua cầu Cẩm Lệ ra đường Cách Mạng Tháng 8. Với hệ thống giao thông như vậy khá thuận lợi cho quá trình hoạt động của Nhà máy như trong khâu vận chuyển gia súc đến và phân phối thịt đi các nơi trong thành phố.
II.4.4. Công suất hoạt động:
Công suất giết mổ của Lò trong một ngày khoảng 400 con heo và 100 con bò (hoạt động chủ yếu từ 24h hôm nay đến 6h sáng hôm sau). Công suất nhốt của chuồng trại tại Lò khoảng 400 con heo và 200 con bò.
Thời gian hoạt động : 300 ngày/năm.
II.4.5. Dây chuyền công nghệ sản xuất:
Tại Lò mổ có 2 dây chuyền giết mổ heo và bò như sau:
Sơ đồ dây chuyền giết mổ heo
Heo từ chuồng nhốt chuyển đến phân xưởng giết mổ
Tắm rửa, tẩy bẩn
cho heo
Gây mê heo bằng điện hoặc dùi điện
Treo heo lên dây
chuyền giết mổ
Chọc tiết
Trụng và cạo lông
Tách bộ lòng, rả thịt
Tháo bỏ phân
Rửa sạch thịt và bộ lòng
Giao thịt và lòng cho khách hàng
Đưa thịt và lòng vào kho dự trữ của Lò
Nước
Nước thải
Tiết rơi vãi
Nước nóng 60 - 800C
Thải lông
Thải phân
Nước sạch
Nước thải
Sơ đồ dây chuyền giết mổ bò
Bò từ chuồng nhốt chuyển đến phân xưởng giết mổ
Tắm rửa, tẩy bẩn
cho bò
Gây mê bò bằng điện hoặc dùi điện
Treo bò lên dây
chuyền giết mổ
Chọc tiết
Trụng và lột da
Tách bộ lòng, rửa bụng, rả thịt
Tháo bỏ phân
Rửa sạch thịt và bộ lòng
Giao thịt và lòng cho khách hàng
Đưa thịt và lòng vào kho dự trữ của Lò
Nước
Nước thải
Tiết rơi vãi
Nước nóng 60 - 800C
Thải da
Thải phân
Nước sạch
Nước thải
Thuyết minh dây chuyền mổ heo.
Heo từ chuồng nhốt đưa vào gian vệ sinh tắm sơ qua để tẩy bẩn. Sau đó gây mê bằng dùi điện. Tiếp đó treo heo lên dây chuyền giết mổ, chọc tiết và đưa vào bể nước nóng 60- 800C để trụng và cạo lông thủ công. Trong tương lai có thể trang bị thiết bị cạo lông cơ giới. Sau khi cạo lông, rửa sạch sẽ tiến hành tách bộ lòng, rả thịt. Đối với lòng heo sẽ được tháo bỏ phân vào những thùng đặc chủng bằng inox để chuyển ra bể phân bằng thủ công hoặc thiết bị riêng. Trước khi xuất hàng còn kiểm tra chất lượng thịt. Thịt đã rửa sạch cùng với bộ lòng được cho vào bao bì riêng để giao cho lại khách hàng. Đối với thịt của nhà máy đưa vào kho lạnh ở phân xưởng đóng hộp, hoặc đưa vào kho lạnh tạm lưu để đưa ra bán trên thị trường.
Thuyết minh dây chuyền mổ bò.
Đối với dây chuyền mổ bò: Giống như dây chuyền mổ heo, chỉ khác nhau là heo phải cạo lông còn bò thì lột da.
- Thịt bò và thịt heo được đưa vào kho lạnh -170C ( lưu giữ dài ngày) và kho lạnh tạm, tổng hợp có nhiệt độ +40C ( lưu giữ tạm).
II.4.6. Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng:
- Nguyên liệu vào Lò mổ là lượng heo bò sống do khách hàng trong khu vực đem tới hàng đêm để thuê mổ và do nhân viên của Lò đi thu mua về nhốt chuồng trại, heo bò nguyên liệu thường được thu mua chủ yếu tại Đà Nẵng, ngoài ra còn mua ở các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi. Lượng heo bò trung bình nhốt trong chuồng trại tại Lò mổ khoảng 400 con heo và 200 con bò.
- Nhiên liệu sử dụng tại Lò mổ chủ yếu là điện, điện được sử dụng để chạy các máy móc thiết bị như phòng làm lạnh, máy bơm nước và để thắp sáng. Nguồn điện này lấy từ hệ thống điện lưới thành phố. Ngoài ra, tại Lò mổ còn sử dụng nhiên liệu để vận hành lò hơi nấu nước trụng lông lợn trước khi cạo lông. Nhiên liệu này dự định là lượng gas thu từ hệ thống hầm biogas tại Lò mổ.
II.4.7. Phương thức vận chuyển, cung cấp nguyên nhiên liệu và sản phẩm
- Đối với heo bò do khách hàng tự đem tới bằng nhiều phương tiện khác nhau, có thể bằng xe mô tô, xe bagác, xe lam,…
- Đối với heo bò do nhân viên Lò mổ đi thu mua thường vận chuyển về Lò mổ bằng xe tải lớn, nhỏ tùy theo số lượng con.
Trong quá trình vận chuyển đến Lò, heo bò sống đều được nhốt trong các rọ lớn nhỏ khác nhau.
- Lượng thịt heo bò, lòng sau khi mổ và làm vệ sinh cũng được khách hàng đến lấy và mua bằng nhiều loại xe khác nhau: xe đạp, mô tô, xe bagác, xe lam,…
II.4.8. Danh mục các công trình tại Lò mổ:
Các hạng mục công trình của Lò mổ gồm có:
- Khu nhốt súc vật: 400 con heo và 200 con bò
- Phân xưởng giết mổ: gồm 01 dây chuyền công nghệ giết mổ heo và 01 dây chuyền công nghệ giết mổ bò.
- Hệ thống kho lạnh dự trữ thịt gồm có 02 kho đông lạnh với nhiệt độ thường xuyên - 200C đến - 170C, 01 kho lạnh với nhiệt độ 40C là kho tạm và đồng thời là phòng đệm cho kho đông lạnh.
- Nhà hành chính quản lý.
- Các công trình phụ trợ: lò hơi, trạm biến thế, khu xử lý nước thải, bể chứa phân, kho thức ăn gia súc, nhà để xe công nhân viên, tường rào cổng ngõ, sân vườn, đường nội bộ, nơi để xe ô tô…
II.4.9. Danh mục các thiết bị chính:
STT
Tên thiết bị
Đặc tính kỹ thuật
Số lượng
1
Kho lạnh dự trữ lâu
- 20 0C - - 170C
02
2
Kho lạnh dự trữ tạm
+ 4 0 C
01
2
Lò hơi
-
01
3
Trạm biến thế
-
01
II.4.10. Lợi ích kinh tế - xã hội mà Dự án có khả năng đem lại:
Dự án bước vào hoạt động sẽ có khả năng mang lại những lợi ích kinh tế - xã hội sau:
- Hoạt động của Lò giết mổ sẽ dần dần xóa bỏ các lò mổ nhỏ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cải thiện tình hình gây ô nhiễm môi trường từ các lò mổ nhỏ, hướng tới đảm bảo an toàn vệ sinh đối với lượng thịt heo bò tiêu thụ trên địa bàn thành phố, bảo vệ sức khỏe người dân.
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, nhất là lao động địa phương, tăng thu nhập cho người dân.
- Đóng thuế, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
II.5. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Dự án được bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2001, dự kiến tiến độ như sau:
- Quý I/2001: Lập dự án khả thi.
- Quý II, III/2001: Hoàn thành các thủ tục hành chính.
- Quý IV/2001 - Quý II/2002: Tiến hành xây dựng.
- Quý III/2002: Bước vào hoạt động chính thức.
II.6. CHI PHÍ CHO DỰ ÁN.
* Vốn đầu tư:
Tổng số vốn đầu tư là 9.985.000.000 đồng, Trong đó:
- Vốn cố định: 9.658.000.000 đồng.
- Vốn lưu động: 300.000.000 đồng.
* Nguồn vốn: Vốn vay ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
II.7. BỘ MÁY TỔ CHỨC, QUẢN LÝ SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY:
Sơ đồ tổ chức của Nhà máy giết mổ gia súc:
Giám đốc cty
XNK - NSTF
Giám đốc nhà máy Giết mổ gia súc
PGĐ
Kinh doanh
PGĐ
Sản xuất
TC - HC
BV
Phòng
Maketting
KT- TVụ
Xưởng giết mổ gia súc
QLKt
Chất lượng
Thu gom
Trả hàng
Của hàng
Thu mua
gia súc
KT chất lượng
Sản phẩm
QLKT
Điện - nước - hơi
QL
Môi trường
Tổng số CBCNV của Lò mổ là 60 người. Trong đó, lao động gián tiếp 10 người và lao động trực tiếp là 50 người.
PHẦN III
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
III.1. ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN TẠI KHU VỰC DỰ ÁN
III.1.1. Điều kiện khí tượng:
Thành phố Đà Nẵng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ mùa Đông hơi lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và vị trí kinh độ của vùng. Nhiệt độ mùa hè hơi nóng do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và địa hình dãy Trường Sơn.
a) Nhiệt độ:
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến quá trình bay hơi, phát tán các chất ô nhiễm và các quá trình khác.
Nhiệt độ bình quân năm : 25,6 oC
Nhiệt độ cao nhất (tháng 7) : 40,9 oC
Nhiệt độ thấp nhất (tháng 1) : 11,0 oC
Nhiệt độ tối cao trung bình : 28,0 - 34,5 oC
Nhiệt độ tối thấp trung bình : 21,0 - 25,0 oC
Biên độ dao động nhiệt độ ngày và đêm của không khí đạt lớn nhất trong mùa có gió Tây Nam, trung bình 9-10oC có lúc lên đến 12oC.
Diễn biến nhiệt độ đất bề mặt tương tự như diễn biến nhiệt độ không khí, cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 12, chênh lệch nhiệt độ giữa đất và không khí là 5 - 7oC, chênh lệch của nhiệt độ cao tuyệt đối từ 18 - 20oC, đối với nhiệt độ thấp tuyệt đối chênh lệch không đáng kể.
Bảng 3.1. Tần suất các cấp nhiệt độ trung bình ngày (%)
Tháng
Cấp nhiệt độ
Dưới 20
20-21,9
22-23,9
24-25,9
26-27,9
28-29,9
Trên 30
1
21,8
34,9
30,1
12.1
1.1
0
0
2
18,8
19,7
29,7
28.2
3.6
0
0
3
3,8
9,1
25,0
14.1
17.2
0.8
0
4
0,3
1,7
3,9
23.0
56.7
14.1
0.3
5
0
0
0
4.6
25.5
52.4
17.5
6
0
0
0
0.9
11.6
52.2
35.3
7
0
0
0
2.2
9.1
49.4
39.2
8
0
0
0
0
20.4
53.5
25.0
9
0
0
0,3
10.2
51.2
37.8
2.3
10
0
0
0,8
40.9
42.2
8.9
0
11
5,4
9,7
20,9
40.8
17.2
0
0
12
13,2
27,9
37,4
20.7
0.8
0
0
Năm
5,4
8,4
13,5
19.7
21.6
21.9
10.1
b) Nắõng:
Nắng làm ảnh hưởng đến bức xạ nhiệt và tăng nhiệt độ mặt đất, nước và không khí do đó làm ảnh hưởng đến thảm thực vật và khả năng tự làm sạch trong tự nhiên.
Số giờ nắng trung bình hàng năm trên 2.000 giờ, trung bình trong ngày là 6 giờ nắng. Có ít nhất là 5 giờ nắng/ngày vào tháng 2 - 10, tháng 1 có giờ nắng ít nhất là 3,7 giờ/ngày, tháng 5 - 8 số giờ nắng nhiều nhất là 8 giờ/ngày.
c) Độ ẩm không khí:
Độ ẩm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm và sức khỏe con người.
Độ ẩm trung bình hàng năm tại Đà Nẵng và khu vực dự án là 82%, độ ẩm trung bình lúc cao nhất là 85,8% vào tháng 12, độ ẩm trung bình thấp nhất là 75,2% vào tháng 7.
Trung bình các tháng mùa khô độ ẩm từ 75 - 80%, có lúc xuống đến 40%, trung bình vào mùa mưa độ ẩm là 80 - 85% có lúc lên đến 95%.
d) Mưa:
Mưa có tác dụng pha loãng nước và làm sạch không khí. Đà Nẵng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai mùa, mùa mưa từ tháng 9-12, vào các tháng 3,4,5,6 ít mưa nhất. Hàng năm trung bình có 11 ngày có lượng mưa trên 50mm và 114 ngày có lượng mưa dưới 10mm. Lượng mưa lớn nhất phân bố như sau: trong 15 phút là 50mm, trong 30 phút là 90mm, trong 1 giờ là 140mm, trong 24 giờ là 418mm.
Bảng 3.2. Số ngày trung bình có lượng mưa theo các cấp
Tháng
Lượng mưa (mm/ngày)
0-9.9
10-29.9
30-49.9
50-99.9
>=100
1
13.4
1.9
0.3
0.2
0.2
2
0.2
0.6
0.2
0
0
3
6.1
2.1
0.8
0
0
4
7.3
0.6
0.1
0
0
5
8.8
1.5
0.4
0.3
0
6
8.4
1.7
0.4
0.3
0.2
7
8.4
1.7
0.6
0.2
0.1
8
11.0
1.7
0.9
0.4
0
9
9.4
3.6
1.2
0.9
0.9
10
11.7
4.3
2.1
2.6
1.3
11
13.8
4.9
2.0
1.6
0.7
12
15.2
3.9
0.9
0.5
0.2
Năm
114.0
28.5
9.9
7.0
3.6
Bảng 3.3. Lượng mưa lớn nhất ứng với các chu kỳ với suất bảo đảm 99%
Chu kỳ
Thời gian mưa
15 phút
45 phút
60 phút
90 phút
120 phút
24 giờ
10 năm
37
78
107
125
135
337
50 năm
45
95
133
154
166
398
100 năm
50
118
149
183
191
438
e) Gió:
Gió làm ảnh hưởng đến quá trình phát tán chất ô nhiễm. Hướng gió ở Đà Nẵng bị chi phối bởi điều kiện hoàn lưu và địa hình. Tần suất gió cao nhất vào mùa Đông là hướng Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc, vào mùa khô là Đông, Đông Nam và Tây Nam. Tốc độ gió trung bình năm là 3 - 4 m/s, tần suất khá cao từ 25 - 50%, vào mùa mưa gió mạnh nhất là hướng Bắc và Đông Bắc với tốc độ 25 m/s, trong bão có thể cao hơn 40 m/s.
Hàng năm trung bình có 50 - 55 ngày có gió Tây Nam hoạt động mạnh vào các tháng 6, 7, 8 làm nhiệt độ tăng và giảm độ ẩm tương đối không khí.
Bảng 3. 4. Tốc độ gió trung bình và gió mạnh nhất
Tháng
Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Hướng gió mạnh nhất
N
NNW
N
N
N
N
NWE
NW
EN
NW
N
NE
Tốc độ lớn nhất
19
18
18
18
25
20
26
17
28
40
24
18
40
Tốc độ gió trung bình
3.4
3.4
3.4
3.3
3.4
3.0
3.0
3.0
3.3
3.6
3.5
3.2
f) Độ bền vững khí quyển:
Ở khu vực Đà Nẵng, do tốc độ gió trung bình là 3 m/s nên độ bền vững khí quyển thuộc loại A - B, không bền vững vào ban ngày, từ tháng 2 đến tháng 10 thuộc loại B, từ tháng 11 đến tháng 1 độ che phủ mây trung bình ban đêm > 4,8 nên khí quyển thuộc loại D (theo phân loại Pasquill).
Ở độ bền khí quyển loại D, E, F quá trình phát tán tốt hơn A, B, C. Khi đánh giá mức độ ô nhiễm cũng như thiết kế các hệ thống xử lí chất thải cần tính toán các quá trình trong điều kiện khí quyển loại A.
III.1.2. Đặc điểm thủy văn (sông Cẩm Lệ):
Xung quanh khu vực Dự án có nhánh sông Cẩm Lệ chảy qua. Sông Cẩm Lệ là đoạn sông thuộc hạ lưu hệ thống sông Vu Gia. Dòng chảy trong sông bị ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh. Lượng dòng chảy trên đoạn sông này là do lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Vu Gia, Thu Bồn đổ về và một phần lượng nước biển do dòng triều đẩy lên.
Đặc điểm địa hình lòng sông: Sông Cẩm Lệ từ ngã ba Túy Loan đến cầu Nguyền Văn Trỗi có nhiều vùng bãi ven sông, địa hình 2 bên bờ sông thấp nên khi có lũ lớn, nước chảy tràn trên bãi và vùng thấp ven 2 bên bờ sông. Điều kiện này làm cho tốc độ dòng chảy đoạn sông này có phần bị giảm nhỏ, nhưng xuống đến cầu Nguyễn Văn Trỗi, mặt cắt cầu bị thu hẹp làm cho tốc độ dòng chảy lũ tại đây tăng lên đáng kể.
Dòng chảy trên sông Cẩm Lệ biến đổi theo 2 mùa rõ rệt. Mùa kiệt kéo dài từ tháng I đến tháng VIII, mùa lũ từ tháng IX đến tháng XII.
Trong mùa kiệt, lượng nước từ thượng nguồn đổ về không nhiều và tương đối ổn định, nên dòng chảy trên đoạn sông này nhỏ và ít biến đổi. Mực nước lên, xuống, dòng chảy xuôi, ngược là do tác động chủ yếu của thủy triều. Tuy nhiên, cũng cần chú ý trong thời gian từ giữa tháng V đến cuối tháng VI hàng năm dòng chảy trên đoạn sông này thường được bổ sung một lượng nước đáng kể (do mưa tiểu mãn). Có năm xảy ra lũ lớn như đợt lũ từ ngày 23-26/06/1989 do bão gây ra.
Mùa lũ, dòng chảy đoạn sông này biến đổi mạnh. Khi có lũ hầu như vùng bãi, vùng thấp ven sông đều bị ngập, hàng năm từ tháng IX đến tháng XII trung bình có từ 3-4 trận lũ, năm nhiều lũ có từ 6 đến 7 trận. Lũ lớn thường tập trung trong 2 tháng X và XI, gây nên ngập lụt nghiêm trọng trong khu vực này. Đặc trưng lũ lớn nhất năm biến động mạnh, đoạn sông này chỉ xuất hiện lũ lớn khi trên thượng nguồn lũ lên mạnh- tốc độ tập trung nước nhanh, thời gian lũ lớn kéo dài. Chính vì vậy, có nhiều năm mực nước đỉnh lũ cao nhất năm không lớn mặc dù các sông trên thượng nguồn cũng có lũ tương đối lớn.
Chế độ mực nước: Do không có số liệu thực đo về tốc độ dòng chảy nên chúng tôi chỉ đánh giá đặc điểm thủy văn trên đoạn sông này qua số liệu đo đạc về mực nước tại trạm thủy văn Cẩm Lệ.
Theo số liệu đo đạc từ năm 1976 đến 2000, các đặc trưng mực nước trung bình, max, min trung bình của nhiều năm như sau:
Bảng đặc trưng mực nước TB, Max, Min trung bình nhiều năm trong các tháng tại trạm Cẩm Lệ - sông Cẩm Lệ từ năm 1976-2000. Đơn vị: cm
TT
I