Hiện nay nhu cầu về đá xây dựng dùng trong các công trình xây dựng, giao thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai ngày càng lớn. Để đáp ứng nhu cầu đá xây dựng trên địa bàn tỉnh, Công ty TNHH Cao Hà đã lập dự án khai thác đá tại mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Việc khai thác sẽ tạo công ăn việc làm cho một số lao động, nhân dân địa phương; đồng thời tăng thêm nguồn thu nhập cho Doanh nghiệp và góp phần cho Ngân sách Nhà nước.
Thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường, Công ty TNHH Cao Hà phối hợp với Công ty cổ phần tư vấn mỏ Huy Hoàng thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Đầu tư khai thác đá tại mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án nhằm cung cấp các dữ liệu khoa học về môi trường, đánh giá, phân tích những tác động của dự án tới chất lượng môi trường làm cơ sở để Chủ dự án hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng có hại đến môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững.
101 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6439 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
COD : Nhu cầu oxy hoá học
BOD520 : Nhu cầu oxy sinh học ở nhiệt độ 20oC trong 5 ngày
SS : Chất rắn lơ lửng
WHO : Tổ chức y tế thế giới
QLMT : Quản lý môi trường
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
N-CP : Nghị định – Chính phủ
HST : Hệ sinh thái
DO : Oxy hoà tan
CTNH : Chất thải nguy hại
UBND : Uỷ ban nhân dân
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
BVMT : Bảo vệ Môi trường
CTR : Chất thải rắn
XDCB : Xây dựng cơ bản
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng i.1: Danh sách các loại máy móc thiết bị phân tích môi trường 14
Bảng i.2: Danh sách các thành viên tham gia lập Báo cáo ĐTM 15
Bảng 1.1: Vị trí khu vực triển khai Dự án 16
Bảng 1.2: Các hạng mục xây dựng và khối lượng xây dựng 18
Bảng 1.3: Tổng hợp khối lượng đào đắp trong giai đoạn XDCB 18
Bảng 1.4: Tổng hợp các thông số nổ mìn ở tầng khai thác 20
Bảng 1.5: Tổng hợp thiết bị chính phục vụ khai thác mỏ 22
Bảng 1.6: Nhu cầu nguyên nhiên liệu phục vụ dự án 24
Bảng 1.7: Tiến độ thực hiện dự án 24
Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí các tháng năm 2010(Đơn vị:oC) 29
Bảng 2.2: Tổng hợp lượng mưa trung bình tháng trong năm 2010 (Đơn vị:mm) 29
Bảng 2.3: Số ngày mưa trung bình các tháng năm 2010 (Đơn vị: ngày) 29
Bảng 2.4: Lượng mưa cực đại các tháng năm 2010(Đơn vị:mm) 29
Bảng 2.5: Độ ẩm tương đối trung bình của tháng trong năm 2010(Đơn vị:%) 30
Bảng 2.6: Tổng số giờ nắng trung bình các tháng năm 2010(Đơn vị:giờ) 30
Bảng 2.7: Tốc độ gió trung bình các tháng (Đơn vị:m/s) 31
Bảng 2.8: Sương mù và tầm nhìn xa các tháng năm 2010(Đơn vị: ngày) 32
Bảng 2.9: Vị trí lấy mẫu khí khu vực thực hiện Dự án 32
Bảng 2.10: Kết quả quan trắc môi trường không khí 33
Bảng 2.11: Vị trí lấy mẫu 33
Bảng 2.12: Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước 34
Bảng 2.13: Các điểm lấy mẫu hiện trạng môi trường đất 35
Bảng 2.14: Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng môi trường đất 35
Bảng 3.1: Nguồn nước thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng cơ bản 40
Bảng 3.2: Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ 41
Bảng 3.3: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong 42
Bảng 3.4: Nguồn phát sinh khí bụi trong giai đoạn xây dựng cơ bản 43
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp khối lượng thi công 43
Bảng 3.6: Ước tính tải lượng khí thải trong công tác xây dựng cơ bản 46
Bảng 3.7: Chiều cao xáo trộn 48
Bảng 3.8: Lượng bụi phát thải trên đơn vị diện tích, thời gian GĐXDCB (Es) 49
Bảng 3.9: Nồng độ bụi trong giai đoạn XDCB 49
Bảng 3.10: Thành phần rác thải sinh hoạt 52
Bảng 3.11: Nguồn phát sinh nước thải trong giai đoạn khai thác 54
Bảng 3.12: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính của nước thải sinh hoạt trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 56
Bảng 3.13: Đặc trưng nguồn ô nhiễm không khí tại mỏ 58
Bảng 3.14: Nguồn phát sinh khí bụi trong giai đoạn khai thác 58
Bảng 3.15: Ước tính thải lượng ô nhiễm khí thải 59
Bảng 3.16: Thải lượng bụi sinh ra do các hoạt động khai thác 60
Bảng 3.17: Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe 63
Bảng 3.18: Nồng độ các chất ô nhiễm do giao thông trong giai đoạn khai thác 64
Bảng 3.19: Lượng phát thải bụi tính trên đơn vị diện tích và thời gian (Es) 66
Bảng 3.20: Nồng độ bụi trong giai đoạn khai thác 66
Bảng 3.21: Sự thay đổi độ ồn theo khoảng cách 73
Bảng 4.1: Nồng độ các chất ô nhiễm nước thải 82
Bảng 5.1: Chương trình quản lý môi trường cho các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng, hoạt động của dự án 93
Bảng 5.2: Danh mục các công trình xử lý môi trường 95
Bảng 5.3: Dự trù kinh phí giám sát môi trường/lần quan trắc 98
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác có kèm dòng thải 19
Hình 1.2: Sơ đồ công nghệ chế biến đá 22
Hình 1.3: Sơ đồ quản lý Mỏ đá thôn Hòa Sư Pản 25
Hình 4.1: Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn 82
TÓM TẮT BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN
1. Mục tiêu của dự án
Để tạo việc làm cho một số lao động của Công ty TNHH Cao Hà và nhân dân địa phương đồng thời tăng thêm nguồn thu nhập cho Công ty và góp phần cho Ngân sách Nhà nước. Căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ đá xây dựng làm nguyên liệu phục vụ nhu cầu xây dựng trong những năm tới của Công ty TNHH Cao Hà và phục vụ các công trình xây dựng, giao thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Công ty lập dự án khai thác điểm mỏ đá Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
- Công suất khai thác dự kiến là 45.000 m3/năm
- Trữ lượng mỏ đá của dự án là 1.196.656 m3 đá.
- Tuổi thọ mỏ: T = 30 năm (thời gian thời gian xây dựng cơ bản mỏ, thời gian kết thúc và đóng cửa mỏ là 02 năm).
3. Các tác động môi trường
- Tác động do quá trình san ủi tạo mặt bằng công nghiệp:
+ Nguồn tác động liên quan đến chất thải:
- Khí thải: Được xác định từ các hoạt động của thiết bị, máy móc, san lấp mặt bằng để xây dựng nhà ở cho công nhân và ban điều hành khai thác mỏ.
- Chất thải rắn: Được xác định có nguồn gốc từ các hoạt động san lấp mặt bằng xây dựng nhà ở cho công nhân và ban điều hành khai thác mỏ (cây, đất, đá) và các hoạt động của công nhân, người giám sát vận hành máy móc, thiết bị trong quá trình thi công mặt bằng xây dựng.
- Chất thải lỏng: Trong giai đoạn tiền thi công, chất thải lỏng được xác định có nguồn gốc từ xăng, dầu và các hoạt động công nhân, người giám sát vận hành máy móc, thiết bị trong quá trình thi công mặt bằng xây dựng. Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình như tắm, giặt, rửa chân tay và nước vệ sinh. Các chất gây tác động đặc trưng bao gồm : Nitơ, phốt pho, BOD5, COD và các vi khuẩn gây bệnh.
Nước mưa chảy tràn: quá trình san ủi tạo mặt bằng công nghiệp chỉ kéo dài khoảng 2 tháng và được tiến hành vào mùa khô, do đó tác dộng này là không đáng kể và không kéo dài.
+ Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn tiền xây dựng được xác định gồm có:
- Suy thoái cơ sở hạ tầng do vận chuyển vật liệu và di chuyển các thiết bị từ bên ngoài vào khu vực mỏ dự kiến khai thác.
- Biến động về lớp phủ thực vật bề mặt và kết cấu các tầng đất tại khu vực dự kiến san lấp lấy mặt bằng phục vụ công tác thi công các hạng mục xây dựng cơ bản của dự án.
- Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng:
* Ô nhiễm môi trường nước:
- Nước thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình thi công xây dựng;
- Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn là nguồn gây tác động chính tới chất lượng môi trường nước mặt xung quanh do chứa nhiều cặn lơ lửng, đất cát, rác, dầu mỡ... trên bề mặt và các chất ô nhiễm trong môi trường không khí. Tuy nhiên do các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn chủ yếu có nguồn gốc vô cơ ít độc hại tới môi trường, hơn nữa thời gian xây dựng ngắn, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm nhỏ nên tác động của nước mưa chảy tràn trong khu vực xây dựng của dự án là không đáng kể và dễ khắc phục.
* Ô nhiễm môi trường không khí:
- Khí thải phát sinh ra từ các phương tiện thi công chuyên chở nguyên vật liệu, đất đá; các máy san ủi, máy trộn bê tông. Thành phần chính của khí thải gồm: CO, SO2, NOx, hơi xăng… đều là các khí độc hại. Ở nồng độ cao và không gian hẹp có khả năng ảnh hưởng sức khoẻ con người.
* Ô nhiễm môi trường đất:
- Đất đá thải trong quá trình xây dựng cơ bản; Đất đá rơi vãi trên tuyến đường vận chuyển;
Với số lượng công nhân trong giai đoạn này là 10 người thì lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 5 kg/ngày.đêm (phát sinh 0,5 kg/người).
- Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án:
+ Nguồn tác động liên quan đến chất thải:
* Ô nhiễm môi trường nước:
- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn là nguồn gây tác động chính tới chất lượng môi trường nước mặt xung quanh do chứa nhiều cặn lơ lửng, đất cát, rác, dầu mỡ... trên bề mặt và các chất ô nhiễm trong môi trường không khí. Với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt đến 15-20 phút sau đó).
- Nước thải sinh hoạt: Giai đoạn khai thác ổn định, số lượng cán bộ công nhân thi công là 24 người. Với lượng nước sử dụng 100 lít/người/ngđ thì tổng lượng nước sinh hoạt khoảng là 2,4 m3/ngđ. Do vậy nước thải sinh hoạt là khoảng 2 m3/ngày (lấy bằng 80% của nước sinh hoạt).
* Ô nhiễm môi trường không khí:
Khí độc hại, bụi muội phát sinh do đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện vận tải và máy móc, thiết bị thi công; Bụi đất đá do hoạt động khoan - nổ mìn, bốc xúc và bụi cuốn theo gió trên tuyến đường vận chuyển.
* Ô nhiễm môi trường đất:
Đất đá thải phát sinh từ hoạt động san gạt, cải tạo nâng cấp đường và xây dựng một số hạng mục công trình phụ trợ; Đất đá rơi vãi trên tuyến đường vận chuyển. Trong quá trình xây dựng cơ bản, thi công cải tạo nâng cấp đường vận chuyển, đào đắp tuyến đường mở vỉa và thi công một số công trình phụ trợ, đa phần các loại đá vỉa thải ra do quá trình này sẽ được tận dụng để san nền cũng như làm tuyến bờ bao xung quanh khu vực chứa sản phẩm và mặt bằng sân công nghiệp.
- Chất thải rắn sinh hoạt:
Trong giai đoạn khai thác với số lượng cán bộ, công nhân làm việc là 24 người thì khối lượng rác sinh hoạt phát sinh khoảng 12 kg/ngày (Với định mức phát sinh 0,5kg/người/ngày). Rác thải hữu cơ khi phân huỷ sinh ra mùi hôi; các loại rác hữu cơ làm ô nhiễm đất, rác thải sinh hoạt là môi trường sống và phát triển của các loài ruồi muỗi, chuột bọ và vi khuẩn gây bệnh.
* Tác động đến môi trường kinh tế xã hội:
+ Tác động tới đời sống kinh tế - xã hội: Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho công nhân lao động. Đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia, tăng nguồn thuế trung ương và địa phương, góp phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đem lại những lợi ích cho người dân địa phương và đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội khu vực.
Tuy nhiên dự án cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt bình thường của các hộ dân sống quanh khu vực dự án và hai bên tuyến đường giao thông; Các hoạt động của dự án làm gia tăng mật độ giao thông trong khu vực ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ hệ thống đường xá, cầu cống.
+ Các tác động không liên quan đến chất thải:
- Tiếng ồn: Trong các giai đoạn triển khai dự án đều phát sinh tiếng ồn. Đặc biệt trong giai đoạn khai thác. Thời gian tác động này trong suốt thời gian hoạt động của mỏ bình quân 8 giờ/ngày.
- Độ rung: Phát sinh do hoạt động nổ mìn phá đá trong khai thác, các thiết bị sàng tuyển. Phạm vi tác động chính là ở trong khai trường, xung quanh xưởng sàng. Thời gian tác động theo từng đợt nổ, thời gian tác động không liên tục, sóng dao động trong khoảng thời gian ngắn, khoảng 0,5 giây. Tuy nhiên những tác động này sẽ kéo dài trong suốt quá trình hoạt động khai thác của mỏ.
- Tác động đến hệ sinh thái: Hoạt động khoan nổ mìn gây tác động tới hệ sinh thái của khu vực, đất đá bị đánh sập gây phá huỷ hệ sinh thái ; nước thải từ hoạt động sinh hoạt không được xử lý thải thẳng ra nguồn tiếp nhận (khe suối) sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái của khu vực mỏ, thậm chí có thể gây chết các loài sinh vật thuỷ sinh.
4. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
4.1. Trong giai đoạn chuẩn bị
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí: Thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị, luôn để máy móc thiết bị hoạt động trong trạng thái tốt nhất, hạn chế tiếng ồn và khói thải ở mức thấp nhất; Giảm sự phát tán bụi bằng cách tưới nước làm ẩm bề mặt khu vực dự án trong giai đoạn san gạt tạo mặt bằng và tưới ẩm trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng (2km tính từ vị trí đang thi công) và nội bộ khu vực dự án. Sử dụng vòi phun thông thường, phun tưới nước 01 - 02 lần/ngày; đồng thời trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho người công nhân trên khai trường.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất:
Thành phần đất đá thải của mỏ hầu hết chứa các thành phần vô cơ đơn giản nên có thể tận dụng hoàn toàn để san nền, đắp tuyến bờ bao quanh của các khu vực khác (sân công nghiệp, gia cố bãi chứa sản phẩm,…).
4.2. Trong giai đoạn thi công xây dựng:
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí:
Giảm sự phát tán bụi bằng cách tưới nước làm ẩm bề mặt khu vực dự án trong giai đoạn san gạt tạo mặt bằng và tưới ẩm trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng; Trang bị bảo hộ cho cán bộ, công nhân tham gia thi công trên công trường như: kính bảo vệ mắt, găng tay, áo quần bảo hộ lao động …
- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước:
+ Đối với nước mưa chảy tràn: Các giải pháp giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn trong giai đoạn thi công xây dựng được áp dụng như sau: Các phương tiện hoạt động thi công khi đến hạn bảo dưỡng hoặc thay dầu được đưa tới các gara để xử lý các vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Không thực hiện thay dầu, sửa chữa tại khu vực để hạn chế tới mức thấp nhất sự rơi vãi các loại dầu máy có chứa thành phần độc hại ra môi trường. Trước khi xây dựng hoàn thiện hệ thống mương thoát nước, đào các rãnh thoát nước và hố ga xung quanh các khu vực có thực hiện công tác san ủi. Nước mưa chảy tràn theo hệ thống rãnh tập trung nước vào hố ga rồi đổ ra khe suối tiếp nhận nước thải của dự án.
+ Xử lý nước thải sinh hoạt: Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt phát sinh sẽ được xử lý tại hệ thống bể tự hoại.
+ Giảm thiểu phát sinh chất thải rắn: Các loại chất thải xây dựng khác như đất đá thải và vật liệu xây dựng thải bỏ được dùng để tôn nền.
Để đảm bảo vệ sinh khu vực xung quanh, chất thải rắn sinh hoạt được phân loại trước, các loại không tận dụng được chủ dự án sẽ cho đào một hố chứa rác để chứa các loại chất thải sinh hoạt. Với lượng phát sinh chất thải sinh hoạt hàng ngày không lớn, vị trí khu vực mỏ cách xa khu dân cư, không có các dịch vụ thu gom và chôn lấp rác thải nên hình thức chôn lấp rác khu vực mỏ là phương án có thể chấp nhận được.
4.3. Trong giai đoạn vận hành
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí:
Trong giai đoạn này khí thải chủ yếu phát sinh từ hoạt động khoan nổ mìn và hoạt động vận chuyển. Dự án thực hiện công tác khoan nổ mìn có bua nước trong lỗ khoan nhỏ vừa đảm bảo sức công phá của mìn, vừa hạn chế sự phát sinh và phát tán bụi, khí thải. Phải cung cấp đủ nước và bắt buộc khoan nước cho công tác khoan. Đảm bảo thực hiện đúng QCVN 02:2008/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp.
- Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước:
+ Nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động của cán bộ, công nhân mỏ được xử lý bằng hệ thống bể tự hoại đã xây dựng từ giai đoạn xây dựng cơ bản. Nước thải sinh hoạt sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) trước khi thải ra môi trường.
+ Nước mưa chảy tràn trong giai đoạn này được thu gom, định hướng bằng hệ thống mương rãnh thoát nước đã được xây dựng trong giai đoạn thi công xây dựng cơ bản.
- Các biện pháp đối với môi trường đất:
+ Đối với đất đá thải: Đất đá thải được tách ngay từ khâu phân loại và được vận chuyển bằng xe. Đất đá thải được tập kết tại bãi thải của dự án và sẽ được tận dụng để hoàn phục môi trường sau khi đóng cửa mỏ.
+ Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom, phân loại, và chôn lấp hợp vệ sinh theo đúng quy định của chính quyền địa phương.
+ Chất thải rắn nguy hại: Chất thải nguy hại gồm giẻ lau, dầu mỡ, bóng đèn hỏng. Toàn bộ lượng chất thải nguy này sẽ được thu gom và tập kết theo đúng quy định, sau đó chủ dự án sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng hành nghề, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại để đem đi xử lý. Nếu số lượng chất thải nguy hại phát sinh trên 600kg/năm thì chủ dự án lập hồ sơ, đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai theo đúng hướng dẫn tại Thông tư 12/2011/TT_BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
5. Chương trình giám sát môi trường
a. Trong giai đoạn xây dựng cơ bản:
* Môi trường không khí:
- Vị trí quan trắc:
+ Nhà dân gần khu vực dự án nhất, theo hướng gió mùa chủ đạo: 01 điểm;
+Khu vực khai trường: 01 điểm;
+Khu vực đường giao thông: 01 điểm.
- Thông số quan trắc: Vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió); tiếng ồn, bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2, H2S.
+ Tần suất quan trắc: Quan trắc định kỳ 06 tháng /lần.
+ Tiêu chuẩn cho so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT; QCVN 06:2009/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT.
* Môi trường nước:
- Vị trí quan trắc:
+ 01 điểm tại vị trí cống thoát nước;
+ Nước giếng nhà dân gần nhất: 01 điểm.
- Thông số quan trắc: TSS, độ đục, pH, COD, BOD5, dầu mỡ, kim loại nặng (As, Cd, Hg, Pb), coliforms.
- Tần suất quan trắc: Quan trắc định kỳ 06 tháng /lần
- Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT; Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT.
b. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động khai thác:
* Môi trường không khí
- Môi trường không khí xung quanh:
● Vị trí quan trắc:
+ Khu vực dân cư cách điểm mỏ khoảng 300 – 500m về cuối hướng gió: 01 điểm.
+ Khu vực nhà điều hành: 01 điểm
● Thông số quan trắc: Vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió); Tiếng ồn, bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2; H2S.
● Tiêu chuẩn cho so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT; QCVN 06:2009/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT.
- Môi trường không khí khu vực khai thác, sản xuất:
● Vị trí quan trắc:
+ Tại khu vực nghiền sàng: 01 điểm
+ Tại khu vực tập kết sản phẩm: 01 điểm
● Thông số quan trắc: Vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió); Tiếng ồn, bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2; H2S.
● Tiêu chuẩn cho so sánh: Quyết định 3733/2002/QĐ – BYT.
* Môi trường nước
● Vị trí quan trắc:
+ Nước suối quanh khu vực dự án (trước và sau điểm xả nước thải của dự án: 02 điểm;
+ Nước thải sinh hoạt sau xử lý: 01 điểm.
- Thông số quan trắc: TSS, độ đục, pH, COD, BOD5, dầu mỡ, kim loại nặng (As, Cd, Hg, Pb), coliforms.
- Tần suất quan trắc: Quan trắc định kỳ 06 tháng /lần
- Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT; Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT.
c. Giám sát chất thải rắn; chất thải nguy hại:
- Thông số giám sát: Khối lượng CTR, chất thải nguy hại, tình hình thu gom, xử lý.
- Tần suất giám sát: Thường xuyên
- Căn cứ thực hiện: Nghị định 59/2007/CP.NĐ, Thông tư 12/2011/TT-BTNMT
d. Giám sát khác:
- Giám sát các yếu tố xói lở đất, sụt lún
+ Hàng năm tổ chức một đợt khảo sát nhằm phát hiện các hiện tượng xói mòn, trượt, lở, sụt lún đất trong khu vực hòa thổ và lân cận xác định quy mô mức độ để có biện pháp kịp thời xử lý.
+ Tần suất: 1 lần /năm; trong 2 năm.
- Giám sát bồi lắng lòng suối
+ Tiến hành xác định sự bồi lắng lòng suối để có giải pháp khắc phục những bất thường;
+ Tần suất đo: 1 lần /năm; trong 2 năm.
- Giám sát sự thay đổi mực nước ngầm
Hàng năm tiến hành giám sát mực nước ngầm cùng với việc giám sát chất lượng nước đã nêu ở trên.
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ DỰ ÁN
Hiện nay nhu cầu về đá xây dựng dùng trong các công trình xây dựng, giao thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai ngày càng lớn. Để đáp ứng nhu cầu đá xây dựng trên địa bàn tỉnh, Công ty TNHH Cao Hà đã lập dự án khai thác đá tại mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Việc khai thác sẽ tạo công ăn việc làm cho một số lao động, nhân dân địa phương; đồng thời tăng thêm nguồn thu nhập cho Doanh nghiệp và góp phần cho Ngân sách Nhà nước.
Thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường, Công ty TNHH Cao Hà phối hợp với Công ty cổ phần tư vấn mỏ Huy Hoàng thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Đầu tư khai thác đá tại mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án nhằm cung cấp các dữ liệu khoa học về môi trường, đánh giá, phân tích những tác động của dự án tới chất lượng môi trường làm cơ sở để Chủ dự án hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng có hại đến môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
2.1. Căn cứ pháp luật
- Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính Phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam k