Báo cáo Đánh giá tác động môi trường mỏ Hố Gần

Khu Hố Gần nằm trong diện tích dự án vàng Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, trong diện tích Giấy phép Đầu tư số 140/GP do Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp cho Công ty Khai thác vàng Bồng Miêu ngày 05/3/1991. Dự án vàng Bồng Miêu của công ty Khai thác vàng Bồng Miêu (BOGOMIN) là dự án liên doanh giữa công ty Covictory Investment Ltd (giấy phép đầu tư số 140/GP ngày 05/3/1991), sau đó chuyển nhượng cho Công ty Bong Mieu Holdings Ltd (Giấy phép điều chỉnh 140/ĐCGP1, ngày 29/11/1993) với công ty Phát triển Khoáng sản (MIDECO) thuộc Bộ Công nghiệp và Xí nghiệp Khai thác vàng Bồng Miêu (nay là Công ty Công nghiệp Miền Trung) của tỉnh Quảng Nam, trong đó Bong Mieu Holding Ltd. sở hữu 80%, MIDECO sở hữu 10% và Công ty Công nghiệp Miền Trung sở hữu 10%. Liên doanh được thành lập để khai thác mỏ vàng Bồng Miêu, thời hạn giấy phép đầu tư là 25 năm. Thời hạn này có thể gia hạn. Kết quả của công tác thăm dò ở khu vực mỏ Bồng Miêu do công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu tiến hành từ năm 1991 đến nay đã xác định được trữ lượng có giá trị thương mại là 858.000 tấn quặng với hàm lượng vàng trung bình 2.42 g/T tại khu Hố Gần. Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường và các Nghị định của Chính phủ về bảo vệ môi trường, công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án khai thác khu Hố Gần thuộc mỏ vàng Bồng Miêu. Báo cáo ĐTM được công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu và Công ty Kingett Mitchell Limited, Auckland, New Zealand lập trên cơ sở các công trình nghiên cứu môi trường thực hiện trong các năm 1994-1996 và 2004. Báo cáo này trình bày các kết quả nghiên cứu môi trường, phân tích tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu, đồng thời phân tích những mặt tích cực trong việc phát triển mỏ theo hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của luật, nghị định và thông tư về bảo vệ môi trường như liệt kê trong phần 1.2 dưới đây.

doc162 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2709 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường mỏ Hố Gần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP BÁO CÁO Khu Hố Gần nằm trong diện tích dự án vàng Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, trong diện tích Giấy phép Đầu tư số 140/GP do Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp cho Công ty Khai thác vàng Bồng Miêu ngày 05/3/1991. Dự án vàng Bồng Miêu của công ty Khai thác vàng Bồng Miêu (BOGOMIN) là dự án liên doanh giữa công ty Covictory Investment Ltd (giấy phép đầu tư số 140/GP ngày 05/3/1991), sau đó chuyển nhượng cho Công ty Bong Mieu Holdings Ltd (Giấy phép điều chỉnh 140/ĐCGP1, ngày 29/11/1993) với công ty Phát triển Khoáng sản (MIDECO) thuộc Bộ Công nghiệp và Xí nghiệp Khai thác vàng Bồng Miêu (nay là Công ty Công nghiệp Miền Trung) của tỉnh Quảng Nam, trong đó Bong Mieu Holding Ltd. sở hữu 80%, MIDECO sở hữu 10% và Công ty Công nghiệp Miền Trung sở hữu 10%. Liên doanh được thành lập để khai thác mỏ vàng Bồng Miêu, thời hạn giấy phép đầu tư là 25 năm. Thời hạn này có thể gia hạn. Kết quả của công tác thăm dò ở khu vực mỏ Bồng Miêu do công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu tiến hành từ năm 1991 đến nay đã xác định được trữ lượng có giá trị thương mại là 858.000 tấn quặng với hàm lượng vàng trung bình 2.42 g/T tại khu Hố Gần. Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường và các Nghị định của Chính phủ về bảo vệ môi trường, công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án khai thác khu Hố Gần thuộc mỏ vàng Bồng Miêu. Báo cáo ĐTM được công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu và Công ty Kingett Mitchell Limited, Auckland, New Zealand lập trên cơ sở các công trình nghiên cứu môi trường thực hiện trong các năm 1994-1996 và 2004. Báo cáo này trình bày các kết quả nghiên cứu môi trường, phân tích tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu, đồng thời phân tích những mặt tích cực trong việc phát triển mỏ theo hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của luật, nghị định và thông tư về bảo vệ môi trường như liệt kê trong phần 1.2 dưới đây. 1.2 NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY Báo cáo được thành lập trên cơ sở các văn bản pháp quy chính sau đây: Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 và Chủ tịch nước ký sắc lệnh công bố ngày 10/1/1994. Nghị định số 175/CP của Chính phủ ngày 18/10/1994 hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Nghị định số 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường: Bộ TCVN theo Quyết định số 35/2002/QĐ- BKHCNMT ngày 26/4/2002 về 31 tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng. Quyết định số 1971/1999/QĐ-BKHCNMT quy định về quy trình công nghệ sử dụng và tiêu hủy xyanua; TCVN 4586/1997 về bảo quản, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; Thông tư liên tịch Bộ Tài chính-Công nghiệp-Khoa học, Công nghệ và Môi trường số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT, ngày 22/10/1999 hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT, ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường v/v: Hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư. CÁC GIẤY PHÉP ĐƯỢC CẤP Giấy phép Đầu tư số 140/GP do Ủy Ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp ngày 05/3/1991. Điều chỉnh Giấy phép Đầu tư số 140/ĐCGP1, ngày 29/11/1993 của UBNN HTĐT cấp. Giấy phép khai thác mỏ số 582/CNNg-KTM, ngày 22/7/1992 do Bộ Công nghiệp nặng cấp; - Quyết định cấp đất số 1569/QĐ-UB ngày 9/10/1993 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. (xem Phụ lục I) 1.2.2 TÀI LIỆU KỸ THUẬT ĐỂ XÂY DỰNG BÁO CÁO Các tài liệu đã sử dụng để xây dựng báo cáo này bao gồm: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi khai thác khu mỏ vàng Bồng Miêu do công ty Lycopodium - Australia lập năm 1996 . Báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác khu Hố Gần do công ty Micon lập tháng 10 năm 2004. Các kết quả thử nghiệm mẫu công nghệ Hố Gần do công ty Gekko – Ballarat Australia lập năm 2004. Các tài liệu thăm dò địa chất mỏ Bồng Miêu và khu Hố Gần Các tài liệu lưu trữ của đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung bộ, số liệu về địa lý, kinh tế, nhân văn của Ủy Ban nhân dân thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Báo cáo nghiên cứu môi trường nền khu vực Bồng Miêu do Jon L. Rau lập năm 1996. Số liệu điều tra, nghiên cứu và kết quả phân tích về môi trường hiện tại. Số liệu điều tra về tình hình kinh tế xã hội trong khu vực dự án và các khu lân cận. Các phương pháp, công nghệ xử lý chất thải. Các tài liệu kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ngân hàng thế giới về xây dựng báo cáo ĐTM. NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO Mục tiêu của báo cáo đánh giá tác động môi trường là cung cấp cơ sở cho các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường của Việt Nam có thể đánh giá dự án. Nội dung chính của báo cáo bao gồm: Giới thiệu về mỏ Hố Gần , phương pháp khai thác, công nghệ tuyển luyện, việc sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu và hóa chất, v.v Đánh giá hiện trạng môi trường nền (môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội) khu vực dự án. Đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực có thể có do hoạt động khai thác và chế biến vàng ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên và sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. Đưa ra các phương án giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể có ảnh hưởng đến môi trường và đánh giá các phương án để lựa chọn. Lập kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường, quan trắc môi trường trong quá trình thực hiện dự án. Giám sát, đào tạo và quản lý nhân lực, sử dụng thiết bị. Lập kế hoạch chi phí quan trắc, giải pháp giảm thiểu và ký quỹ môi trường. Về cơ bản, cấu trúc của báo cáo ĐTM tuân theo “Nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường” quy định trong Phụ lục 1.2, Nghị định số 175/CP của Chính phủ ngày 18/10/1994 hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, có tham khảo “Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác chế biến đá và sét” do Cục Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành năm 1999. 1.2.3. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BÁO CÁO Các phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng trong báo cáo ĐTM bao gồm: Phương pháp liệt kê (Checklist): thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện tự nhiên (khí tượng, địa lý, thủy văn..) và điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực triển khai dự án. Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa: lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích xử lý trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, nước, đất và tài nguyên sinh vật tại khu vực dự án. Phương pháp đánh giá nhanh: dựa vào hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập và đánh giá tác động môi trường ở các mỏ có điều kiện tương tự để tiến hành đánh giá mức độ tác động môi trường sinh ra từ các hoạt động của dự án khai thác mỏ Hố Gần. Phương pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập các thông tin về kinh tế xã hội trong khu vực dự án. Phương pháp so sánh dùng để đánh giá tác động môi trường trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN-1995-2000 và 2001), hoặc các tiêu chuẩn môi trường quốc tế khác. Phương pháp mô hình hóa: Khu chứa thải và sự cân bằng nước của khu mỏ đã được mô hình hóa để đánh giá khối lượng nước trong quy trình tuyển và lượng nước được xử lý, thải ra. Đây chỉ là mô hình sơ bộ và sẽ được chi tiết hóa trong kết quả phân tích sau này trước khi đi vào sản xuất. 1.2.4. TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐTM Báo cáo ĐTM dự án mỏ Hố Gần do Công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu gồm các ông Rodney H. Murfitt, TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh và các chuyên gia môi trường của Công ty Kingett Mitchell, Auckland, New Zealand gồm Geoff Boswell (chuyên viên tư vấn cao cấp), Adrian Goldstone (chuyên viên xử lý môi trường mỏ và Giám Đốc Quản lý), Nick Corlis (Kỹ sư Môi trường cao cấp), Brett Sinclair (Kỹ sư Địa chất thủy văn), Paul May (Kỹ sư Môi trường), Dr.Ian Boothroyd (Nhà sinh thái học) và John Cawley (Chuyên gia đánh giá tác động tiếng ồn) thành lập. Tham gia thu thập, nghiên cứu, xử lý số liệu còn có các đơn vị và cá nhân: Trung tâm nghiên cứu địa chất môi trường của trường Đại học mỏ địa chất Hà nội: Giáo sư Tiến sĩ Võ Năng Lạc, Giáo sư Tiến sĩ Bùi Học, Tiến sĩ Hà Văn Hải, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Lãm, Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Quý Nhân. Trung tâm đã tiến hành nghiên cứu về sự ô nhiễm kim loại nặng tại thung lũng sông Vàng, chất lượng nước và nguồn nước ngầm vào năm 1996. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường thuộc trường Đại học Quốc gia, Hà nội. Các nhà khoa học của Trung tâm gồm Giáo Sư Võ Quý, GS-TS Hà Đình Đức, GS-TS Nguyễn Nghĩa Thìn, TS Nguyễn Thái Tú và nhà sinh vật học Nguyễn Đức Tú đã tiến hành nghiên cứu về hiện trạng tài nguyên sinh vật trong vùng dự án, 1995-1996. TS sử học Nguyễn Văn Đoàn của trường Cao đẳng Sư phạm Đà Nẵng đã tiến hành nghiên cứu môi trường kinh tế-xã hội trong những năm 1995-1996. TS Jon H. Rau tiến hành nghiên cứu môi trường nước, phân tích các tài liệu sẵn có của các chuyên gia đã thực hiện trước đây và lập báo cáo môi trường nền khu vực dự án vào năm 1996. Công ty Coffey Geosciences Ptd., nghiên cứu điều kiện địa chất công trình khu vực và thiết kế đập chứa thải, năm 2004. Chuyên viên tư vấn cao cấp Geoff Boswell và những người khác của công ty Kingett Mitchell cùng cán bộ công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu tiến hành nghiên cứu môi trường bổ sung về chất lượng nước, và cập nhật các số liệu mới về kinh tế - xã hội năm 2004 để lập nên báo cáo ĐTM này. CHƯƠNG 2 MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN 2.1.TÊN DỰ ÁN Dự án khai thác vàng khu Hố Gần, mỏ Bồng Miêu (sau đây gọi tắt là dự án Hố Gần). 2.2. CHỦ DỰ ÁN Tên công ty Tên tiếng Việt: Tên tiếng Anh: Tên giao dịch: Công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu Bong Mieu Gold Mining Co., Ltd. BOGOMIN Trụ sở mỏ: Xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Văn phòng giao dịch: 113/2 Nguyễn Chí Thanh, Đà Nẵng. Giấy phép thành lập Giấy phép Đầu tư số 140/GP ngày 05/3/1991 và Giấy phép điều chỉnh số 140/ĐCGP1 ngày 29 tháng 11 năm 1993 Số điện thoại: 0 511 826518 FAX: 0 511 824130 BOGOMIN là một công ty liên doanh, với các chủ đầu tư gồm: Bên Việt Nam: 1-Công ty Phát triển Khoáng sản (MIDECO) thuộc Bộ Công nghiệp. Địa chỉ: 183 Đường Trường Chinh, Hà Nội. ĐT: 04-8528509 Fax: 04-7840209 Tỷ lệ góp vốn: 10% 2- Công ty Công nghiệp Miền Trung (thay thế cho Xí nghiệp Khai thác Vàng Bồng Miêu), thuộc Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Nam. Địa chỉ: Xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. ĐT: 0510-665022/665023 Fax: 0510-665024 Tỷ lệ góp vốn: 10%. Bên Nước ngoài: Bong Mieu Holdings Limited. Đăng ký tại : Bangkok, Thailand Địa chỉ : 2507 Soi Labprao Tỷ lệ góp vốn vào liên doanh: 80% 2.3. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN Khu Hố Gần nằm trong khu vực giấy phép đầu tư 140/GP của dự án mỏ vàng Bồng Miêu ở địa bàn xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Khu vực giấy phép đầu tư có diện tích là 30km2, được khống chế bởi các điểm góc A,B,C,D với tọa độ: Điểm góc X (UTM) Y(UTM) A 220413.9500 1706845.4200 B 226489.4300 1706845.4200 C 226497.3800 1701706.1800 D 220413.9500 1701706.1800 Mỏ nằm cách thị xã Tam Kỳ 15 km về phía tây - nam và cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Đông - Nam. (xem hình 2.1 và 2.2) Trung tâm khu vực hoạt động sản xuất của dự án nằm ở đồi Hố Gần, cách khu dân cư gần nhất khoảng 2,0km. 2.4. MỤC TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA CHÍNH TRỊ CỦA DỰ ÁN 2.4.1 MỤC TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI Dự án đầu tư mỏ Bồng Miêu là dự án khai thác vàng quy mô công nghiệp và hiện đại đầu tiên ở Việt Nam kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ra đời năm 1987. Dự án khai thác khu Hố Gần là bước đầu của toàn bộ dự án khai thác khu mỏ Bồng Miêu. Dự án có những mục tiêu sau: Khai thác, tận dụng tài nguyên khoáng sản, góp phần xây dựng khu/ngành công nghiệp khai thác chế bến vàng hiện đại ở khu vực Miền trung và ở Việt Nam; Tăng thu ngân sách cho Nhà nước từ các loại thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp và thuế tài nguyên. Tạo công ăn việc làm trực tiếp cho lao động phổ thông và có tay nghề tại chỗ của địa phương và gián tiếp thông qua các hợp đồng dịch vụ. Đa dạng hóa các ngành kinh tế trong khu vực dự án, v.v… Hạn chế và giảm thiểu các hoạt động khai thác vàng trái phép trong khu vực. Điều này chắc chắn sẽ giúp ngăn chặn được tình trạng phá hoại môi trường như hiện nay, và Nhà nước sẽ thu được thuế từ dự án khai thác vàng ở Hố Gần và các khu khác trong khu mỏ Bồng Miêu theo quy định của pháp luật. Sự thành công của dự án sẽ có tác động rất lớn đến thái độ của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam, đồng thời cũng làm cho các nhà đầu tư nước ngoài có sự tin cậy an tâm về một môi trường đầu tư an toàn, làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư vào địa phương nói riêng và cả nước nói chung… Hình 2.1 Vị trí khu vực dự án 2.4.2. LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN Căn cứ vào trữ lượng đã xác định được, hoạt động khai thác khu Hố Gần dự kiến sẽ kéo dài trong 3 năm. Tuy nhiên việc tiếp tục thăm dò sẽ làm tăng trữ lượng và kéo dài thời gian hoạt động của mỏ. Sản lượng vàng trong 3 năm đầu trung bình từ 14.000 đến 20.000 oz vàng/năm, vàng được xuất khẩu, đem lại nguồn thu cho ngân sách từ các loại thuế, điều không có được từ hoạt động khai thác vàng thủ công trái phép hiện nay. Trong quá trình hoạt động dự án sẽ sử dụng khoảng 170 đến 220 lao động, trong đó chỉ có khoảng từ 6 đến 8 người nước ngoài, còn lại là lao động địa phương hoặc lao động Việt Nam có kỹ thuật cao tuyển từ các tỉnh khác, v.v. Dự án phát triển sẽ kéo theo một lực lượng lao động khoảng 1.200 đến 1.580 người hoạt động trong các ngành dịch vụ liên quan đến dự án. Đây sẽ là những động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa trong vùng. Khai thác vàng quy mô công nghiệp sẽ giảm thiểu và chặn đứng các hoạt động khai thác vàng thủ công trái phép, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường sinh thái do hoạt động khai thác vàng trái phép gây ra, đưa lại hiệu quả kinh tế cao, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, và có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phục hồi môi trường. 2.5. NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN HỐ GẦN Các hoạt động chính của công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu là tiến hành thăm dò, khai thác vàng và các khoáng sản đi kèm tại khu mỏ vàng Bồng Miêu, xã Tam Lãnh huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam. Sản phẩm cuối cùng là vàng doré. Sản phẩm sẽ được xuất khẩu 100%. Mỏ Bồng Miêu gồm các khu Núi Kẽm, Hố Ráy - Thác Trắng và Hố Gần (hình 2.1, 2.2). Mỏ Bồng Miêu được phát hiện và khai thác bởi người Chàm từ hàng trăm năm về trước, được người Pháp khai thác từ năm 1895 đến 1942 và được công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu tiến hành thăm dò đánh giá lại từ năm 1991. Khu Hố Gần nằm ở phía nam sông Vàng và phần phía tây của khu vực giấy phép đầu tư Bồng Miêu, cách văn phòng Bồng Miêu 2km về phía nam (xem hình 2.2). Khu Hố Gần nằm ở trung tâm nếp lồi Bồng Miêu. Tại đây phát triển các tập đá phiến gơnai cắm thoải về tây, bị xuyên cắt bởi granit và pecmatit . Khoáng hóa vàng phát triển trong các đời cà nát, cắm thoải, và đới dăm kết cà nát (hình 3.1, 3.1.1). Trữ lượng có thể khai thác của khu Hố Gần dự kiến khoảng – 858.000 tấn quặng với hàm lượng 2.42g/t vàng. Tổng trữ lượng vàng có thể khai thác ước khoảng 53.800 auxơ hoặc 1,67 tấn vàng (theo Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi mỏ Hố Gần, 2004) Theo công suất thiết kế, sản lượng khai thác của nhà máy khoảng từ 100.000 đến 180.000 tấn quặng/năm. Sản phẩm thương mại của mỏ là vàng và bạc. Song song với việc khai thác trữ lượng quặng đã được xác định, công ty sẽ tiến hành thăm dò bổ sung các khu Hố Ráy - Thác Trắng và Núi Kẽm đã được thăm dò trước đây và các khu có triển vọng khác trên toàn diện tích giấy phép đầu tư nhằm tăng trữ lượng để kéo dài tuổi thọ của mỏ. 2.5.1. MẶT BẰNG XÂY DỰNG MỎ Mặt bằng xây dựng mỏ khu Hố Gần được trình bày ở hình 2.2, gồm khu khai thác lộ thiên, khu nhà máy và Văn phòng mỏ ở trên đồi Hố Gần, khu đập chứa thải ở thung lũng suối Lò (Xã Kok Sáu), và các công trình xây dựng phụ trợ khác. Khi dự án đi vào sản xuất sẽ phải xây dựng các con đường giao thông sau đây: Đường giao thông từ thôn 10, xã Tam Lãnh qua sông Vàng lên Hố Gần dài khoảng 1,0 km. Sẽ phải xây dựng một ngầm tràn bằng bê tông qua sông. Dự kiến con đường này mỗi ngày có dưới 50 lượt xe qua lại. Đường nội mỏ từ nhà máy đến khu khai thác, đến đập chứa thải và nhà làm việc tại mỏ, dài 3,5 km. Hình 2.2 Sơ đồ bố trí mặt bằng tổng thể khu Hố Gần 2.5.2. CÔNG NGHỆ KHAI THÁC VÀ TUYỂN KHOÁNG 2.5.2.1. Lựa chọn phương pháp khai thác Các tiêu chí sử dụng để đánh giá và lựa chọn phương pháp khai thác lộ thiên mỏHố Gần là: Quy mô và hình thái thân quặng Hàm lượng khoáng hóa và sự phân bố kim loại Độ sâu của thân quặng Căn cứ vào đặc điểm thân quặng nằm gần mặt hoặc lộ trên mặt, khu Hố Gần sẽ được khai thác bằng phương pháp lộ thiên để bảo đảm khai thác quặng an toàn và hiệu quả nhất. Phương pháp khai thác lộ thiên cho phép đạt sản lượng cao. Đây là một phương pháp công nghệ hiện đang được ứng dụng tại Việt Nam. Các moong khai thác sẽ được mở theo sườn đồi, từ độ cao 200 m ở đỉnh Hố Gần đến 100m ở thung lũng Suối Lò (hình 2.5) 2.5.2.2 Khu chứa thải (TSF) Khu chứa thải gồm một đập thải chính và ba đập phụ xây dựng ở thung lũng Suối Lò. Đập chắn thải chính (đập số 1) sẽ được xây dựng tại một vị trí thu hẹp của thung lũng ở độ cao 95m và các đập phụ sẽ được xây dựng ở độ cao 100m. Theo thiết kế thì khu chứa thải là một khu giữ nước không bị rò rỉ, được xây dựng bằng một lớp sét có độ thấm thấp. Dung dịch xử lý trong khu chứa thải ngấm qua lớp sét sẽ được gom vào một cái mương nằm dưới đáy của đập thải rồi chảy vào một trũng thu nước được xây thấp hơn so với đập thải chính, ở độ cao 85m. Đập chứa thải của dây chuyền ngâm chiết (đập số 3) được xây dựng ở suối nhánh phía đông của thung lũng Suối Lò, phía trên đập thải chính. Bề mặt khu chứa thải ngâm chiết sẽ được lót lớp sét chống thấm để ngăn sự thấm nước thải xuống các tầng nước ngầm. Sẽ xây dựng hai đập ngăn nước, một ở nhánh suối phía đông (đập số 4) ở phía trên đập chứa thải của dây chuyền ngâm chiết, và một ở nhánh suối phía tây (đập số 3) của thung lũng Suối Lò ở phía trên đập chính. Các đập này dùng để chứa nước và khi đầy nước sẽ chảy vào các kênh dẫn nước bao quanh khu chứa thải. Để ngăn và tiêu nước từ sườn thung lũng suối Lò đổ xuống các khu chứa thải, sẽ phải đào kênh tiêu nước bao quanh khu chứa thải. Một trũng thu nước được đặt ở hạ nguồn đập thải chính và từ đây lượng nước thấm ra từ thân đập sẽ được bơm ngược trở về khu đập chứa thải chính. Chất thải từ quá trình tuyển trọng lực và tuyển nổi sẽ được thải bằng ống dẫn trọng lực từ nhà máy ở độ cao 150m trực tiếp đến đập chứa thải chính. Chất thải từ quá trình ngâm chiết chứa 85% chất rắn sẽ được bơm vào đập chứa thải của dây chuyền ngâm chiết. Vị trí của đập chứa thải được trình bày ở hình 2.3 và 2.4 Hình 2.3 Sơ đồ mỏ Hố Gần – Sơ đồ chi tiết Hình 2.4 Mặt cắt khu chứa thải 2.5.2.3 Quản lý nước từ mỏ Mực nước trong đập chứa thải chính và đập chứa thải của dây chuyền ngâm chiết sẽ được kiểm soát bằng bơm gắn trên phao nổi. Nước từ đập chứa thải dây chuyền ngâm chiết sẽ thải qua đập thải chính và từ đập thải chính sẽ thải ra Suối Lò, rồi thải ra sông Vàng. Đập thải chính sẽ cung cấp nước xử lý cho nhà máy và được bổ sung nước sạch từ đập ngăn nước. Chất thải và nước trong quá trình xử lý liên quan có khả năng bị ô nhiễm do tiếp xúc với xyanua hoặc sunphua sẽ được thải trực tiếp vào đập chứa thải của dây chuyền ngâm chiết. Chất thải của dây chuyền ngâm chiết luôn được giữ ngập trong nước ít nhất là 2m để làm chậm quá trình ôxy hóa trong thời gian thải lắng kết. Nước từ dây chuyền tuyển trọng lực, nước từ mỏ, nước rò rỉ từ bãi thải, nước chảy tràn từ nhà máy, nước từ công trình xây dựng và nước thải ra từ nhà máy, nhà làm việc sẽ thải trực tiếp vào đập thải chính. Chất thải từ đập chứa thải qua ngâm chiết sẽ thải qua đập chính (hình 2.5). Thời gian giữ nước thải từ mỏ trong đập thải chính theo thiết kế là từ 6 đến 65 ngày. Phải mất 4 ngày để làm lắng các phần tử bùn của nước mỏ và 16 ngày để làm lắng các phần tử sét. Nước từ mỏ lưu lại trong đập thải chính trên 16 ngày chiếm 82% và lưu trên 30 ngày chiếm 76%. Điều này đảm bảo rằng hàm lượ
Luận văn liên quan