Báo cáo Đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất nhựa Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, trước đây được biết đến như một vùng đất địa linh nhân kiệt, có nền văn hoá lâu đời, nằm trong tam giác tăng trưởng các tỉnh phía Bắc. Từ khi Đảng và Nhà nước chủ trương chuyển dịch nền kinh tế nước ta sang cơ cấu kinh tế thị trường, Bắc Ninh lại được biết đến như một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với chủ trương của UBND tỉnh là tới năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi Bắc Ninh thành một tỉnh công nghiệp. Trong những năm vừa qua, UBND tỉnh Bắc Ninh đã liên tục đưa ra các chính sách mở cửa và nhiều biện pháp để khuyến khích đầu tư, cho tới nay đã có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã có mặt và đầu tư vào Bắc Ninh như Canon, Hồng Hải, Acecook đặc biệt Samsung đã đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp điện thoại di động lớn nhất của hãng tại KCN Yên Phong. Việc Samsung đầu tư nhà máy lắp ráp điện thoại di động tại Bắc Ninh đã kéo theo một loạt các dự án đầu tư khác về Bắc Ninh, đó là các dự án nhà máy vệ tinh chuyên sản suất linh kiện, vật tư, thiết bị cung cấp cho Samsung. Dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H VINA” của công ty TNHH 3H VINA là một trong số những dự án vệ tinh của hãng sản xuất điện tử nổi tiếng Samsung. Việc đầu tư dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa của Công ty sẽ đem lại một số tác động tích cực cho nền kinh tế như: Giảm nhập siêu nguồn nguyên liệu, tạo công ăn việc làm cho một số lượng lao động với mức thu nhập cao và ổn định, đóng góp vào ngân sách của tỉnh và nhà nước thông qua các khoản thuế . Tuy nhiên, hoạt động sản xuất luôn có hệ quả xấu tới môi trường và sức khỏe người lao động cũng như dân cư xung quanh. Do vậy, để phát triển bền vững về kinh tế, giảm thiểu tác động về môi trường và đảm bảo sự hoạt động của dự án đúng pháp luật, Công ty TNHH 3H VINA tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H VINA ” trình UBND tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh thẩm định và phê duyệt. Công ty TNHH 3H VINA thuộc loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở nên, chủ đầu tư là Công ty TNHH 3H VINACOM (góp 41,67% vốn) do ông Lee Taek Kyu là người đại diện pháp luật và Công ty TNHH COM & TEC (góp 58,33% vốn) do ông Oh Sang Hoon làm đại diện pháp luật. Dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H VINA” của công ty TNHH 3H VINA được Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư số 212023.000275, chứng nhận thay đổi lần đầu ngày 27 tháng 05 năm 2010. Dự án được triển khai tại khu nhà xưởng có sẵn thuê lại của Công ty 3H VINACOM tại đường TS12 - KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Mục tiêu của dự án là cung cấp sản phẩm cho khách hàng chuyên sản xuất vỏ điện thoại cho công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam.

doc70 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4797 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất nhựa Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ DỰ ÁN Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, trước đây được biết đến như một vùng đất địa linh nhân kiệt, có nền văn hoá lâu đời, nằm trong tam giác tăng trưởng các tỉnh phía Bắc. Từ khi Đảng và Nhà nước chủ trương chuyển dịch nền kinh tế nước ta sang cơ cấu kinh tế thị trường, Bắc Ninh lại được biết đến như một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với chủ trương của UBND tỉnh là tới năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi Bắc Ninh thành một tỉnh công nghiệp. Trong những năm vừa qua, UBND tỉnh Bắc Ninh đã liên tục đưa ra các chính sách mở cửa và nhiều biện pháp để khuyến khích đầu tư, cho tới nay đã có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã có mặt và đầu tư vào Bắc Ninh như Canon, Hồng Hải, Acecook… đặc biệt Samsung đã đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp điện thoại di động lớn nhất của hãng tại KCN Yên Phong. Việc Samsung đầu tư nhà máy lắp ráp điện thoại di động tại Bắc Ninh đã kéo theo một loạt các dự án đầu tư khác về Bắc Ninh, đó là các dự án nhà máy vệ tinh chuyên sản suất linh kiện, vật tư, thiết bị… cung cấp cho Samsung. Dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H VINA” của công ty TNHH 3H VINA là một trong số những dự án vệ tinh của hãng sản xuất điện tử nổi tiếng Samsung. Việc đầu tư dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa của Công ty sẽ đem lại một số tác động tích cực cho nền kinh tế như: Giảm nhập siêu nguồn nguyên liệu, tạo công ăn việc làm cho một số lượng lao động với mức thu nhập cao và ổn định, đóng góp vào ngân sách của tỉnh và nhà nước thông qua các khoản thuế…. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất luôn có hệ quả xấu tới môi trường và sức khỏe người lao động cũng như dân cư xung quanh. Do vậy, để phát triển bền vững về kinh tế, giảm thiểu tác động về môi trường và đảm bảo sự hoạt động của dự án đúng pháp luật, Công ty TNHH 3H VINA tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H VINA ” trình UBND tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh thẩm định và phê duyệt. Công ty TNHH 3H VINA thuộc loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở nên, chủ đầu tư là Công ty TNHH 3H VINACOM (góp 41,67% vốn) do ông Lee Taek Kyu là người đại diện pháp luật và Công ty TNHH COM & TEC (góp 58,33% vốn) do ông Oh Sang Hoon làm đại diện pháp luật. Dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H VINA” của công ty TNHH 3H VINA được Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư số 212023.000275, chứng nhận thay đổi lần đầu ngày 27 tháng 05 năm 2010. Dự án được triển khai tại khu nhà xưởng có sẵn thuê lại của Công ty 3H VINACOM tại đường TS12 - KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Mục tiêu của dự án là cung cấp sản phẩm cho khách hàng chuyên sản xuất vỏ điện thoại cho công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam. 2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 2.1. Căn cứ pháp lý Việc thực hiện đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H VINA” của công ty TNHH 3H VINA dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý sau: Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 ban hành ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Luật tài nguyên nước ngày 21/06/1998. Luật đầu tư năm 2005, được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 số 59/2005/QH11, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006. Nghị định 117/2009/NĐ-CP Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ngày 10/02/2009. -Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn. - Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại. - Quyết định số 04:2008/QĐ-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường về việc bắt buộc áp dụng quy chuẩn Việt Nam về môi trường. - Công văn số 169/BQL-DDT ngày 31/03/2008 của BQL các Khu công nghiệp về việc ký hợp đồng cho thuê lại đất. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. 2.2. Các căn cứ kỹ thuật - Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2009. - Kết quả đo đạc, phân tích môi trường khu vực triển khai dự án do Công ty TNHH Môi trường Tây Bắc phối hợp cùng trung tâm UCE – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện tháng 11/2010. - Bản thuyết minh dự án đầu tư xây dựng “Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H VINA”. - Thông tư 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 ban hành 08 quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. - Quyết định 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Quyết định số 16/2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Các tiêu chuẩn kèm theo được sử dụng bao gồm: a) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí. - QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh đối với bụi và một số chất vô cơ. - QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối bụi và các chất vô cơ. - QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10/10/2002 V/v ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh lao động. b) Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn. - TCVN 5948-1999: Âm học – Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ. Mức ồn tối đa cho phép. - TCVN 5949-1998: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép. c) Các tiêu chuẩn liên quan đến rung động - TCVN 6962-2001: Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Mức độ tối đa cho phép đối với môi trường khu công nghiệp và dân cư. d) Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước. - QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 09:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. - QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt. 2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo - Lê Huy Bá (2000), Độc học môi trường, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. - Trần Ngọc Chấn (2000), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. - Trần Ngọc Chấn (1998), Kỹ thuật thông gió, NXB Xây dựng, Hà Nội. - Phạm Ngọc Đăng (1997), Môi trường không khí, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. - Trần Văn Nhân; Ngô Thị Nga (2006), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. - Trần Đức Hạ (2002), Giáo trình quản lý môi trường nước, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM Các phương pháp được áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM: Phương pháp điều tra khảo sát Phương pháp kế thừa Phương pháp thống kê để đánh giá các kết quả nghiên cứu Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống để đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế diễn biến môi trường. Phương pháp so sánh Đây là các phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nghiên cứu và thống kê. Quá trình điều tra hiện trạng hoạt động, môi trường và công tác BVMT tại khu vực dự án, đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm có sử dụng một số thiết bị được liệt kê trong bảng 1. Bảng 1. Bảng thiết bị phân tích môi trường I. Thiết bị hiện trường 1 Máy đo vi khí hậu TSI 9545 (Mỹ) 2 Máy đo tiếng ồn: Casella 231 (Anh) 3 Máy đo tốc độ gió 4 La bàn: Trung Quốc II. Thiết bị đo khí hiện trường 1 Máy đo khí độc QRAE Plus Hãng RAE Systems/Mỹ 2 Máy đo PH MI-105 PH/ Temperature Metter by Martini Instruments III. Thiết bị đo hiện trường và phân tích mẫu nước 1 TOA, Nhật Bản 2 HORIBA-T22, Nhật Bản 3 Máy cực phổ WATECH, Đức 4 Máy đo quang NOVA, Đức 5 Thiết bị đo BOD hãng VLEP, Đức 6 Máy DR 2800 7 Cân phân tích TE153S- Sartorius/Đưc 8 Các dụng cụ phân tích khác 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 4.1. Cơ quan chủ trì lập báo cáo ĐTM CÔNG TY TNHH 3H VINA Người đại diện: Ông Lee Taek Kyu Chức vụ: Tổng giám đốc Địa chỉ: KCN Tiên Sơn, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 4.2. Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ XANH VIỆT Người đại diện: Ông Đào Văn Quý. Chức vụ: Giám Đốc. Trụ sở chính: 31 Thi Sách, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Nguyễn Công Hãng, TX. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. Điện thoại: 04 2246 3668 Email : moitruongxanhviet@ gmail.com.vn Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện báo cáo ĐTM của dự án được nêu trong bảng sau: Bảng 2. Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện ĐTM. Số TT Họ và tên Học hàm, học vị Đào Văn Quý KS. Công nghệ hóa Nguyễn Thị Vân Th.S Hóa học Nguyễn Văn Phán KS. CN Môi trường Đinh Thị Vân CN. Môi trường Mai Thị Kim Anh CN. Môi trường Đặng Văn Chung CN. Môi trường Hoàng Thị Tuyến CN. Môi trường Và các thành viên khác của Công ty TNHH Môi Trường & Công Nghệ Xanh Việt. Sau khi ký hợp đồng với Công ty TNHH 3H Vina, Công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt đã triển khai các công việc sau: + Thành lập tổ chuyên gia khảo sát, lấy mẫu và phân tích đánh giá hiện trạng môi trường; - Trên cơ sở các kết quả phân tích, tổ chuyên gia tư vấn nghiên cứu đánh giá các tác động ảnh hưởng đến môi trường. - Điều tra, thu thập các số liệu về khí tượng, thủy văn, địa chất, điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực dự án. + Thành lập tổ chuyên gia nghiên cứu và phân tích các tác động của dự án, nhiệm vụ cụ thể: - Nghiên cứu qui mô, qui trình công nghệ của dự án; - Nghiên cứu và phân tích các chất thải đặc thù của qui trình công nghệ để xây dựng chuyên đề đánh giá tác động môi trường. - Từ các tác động liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải, các chuyên gia đề xuất các biện pháp giảm thiểu và tính toán các công trình xử lý môi trường cần thiết trong quá trình dự án đi vào hoạt động; - Căn cứ Phụ lục 4: “ Cấu trúc và yêu cầu nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường” của Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, chủ trì nhiệm vụ đã tổng hợp các kết quả phân tích, các chuyên đề, các tác động và các biện pháp giảm thiểu, biên soạn báo cáo để thông qua chủ đầu tư. CHƯƠNG I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN: “NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA 3H VINA” 1.2. CHỦ DỰ ÁN CÔNG TY TNHH 3H VINA Người đại diện: Ông Lee Taek Kyu Chức vụ: Tổng giám đốc Địa chỉ: KCN Tiên Sơn, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ đầu tư là Công ty TNHH 3H VINACOM và Công ty TNHH COM & TEC. Công ty TNHH 3H Vina được thành lập theo giấy chứng nhận đầu tư số 212023.000275 (chứng nhận lần đầu) ngày 27/05/2010 do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cấp. 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H Vina của công ty TNHH 3H Vina được thực hiện tại khu nhà xưởng có sẵn trên diện tích 900 m2 thuê lại từ công ty TNHH 3H Vinacom tại đường TS12, KCN Tiên Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vị trí tiếp giáp của dự án như sau: - Phía Đông: Giáp công ty TNHH sản xuất và thương mại Ngọc Lan; - Phía Tây: Giáp công ty Cổ phần áp lực Đông Anh; - Phía Nam: Giáp công ty TNHH thực phẩm Mikofood; - Phía Bắc: Giáp khu nhà kho của công ty Vinafco. 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Mục tiêu và quy mô của dự án Sản phẩm của dự án là hạt nhựa PC (polycarbonate), hạt nhựa ABS (acrylonnitrile, butadiene, styrene) với quy mô 6.000 tấn/năm khi đi vào sản xuất ổn định. Cụ thể, công suất sản xuất trong từng năm như sau: Bảng 1.1. Danh mục sản phẩm và công suất sản xuất Tên sản phẩm Năm Năm 1 Năm 2 Năm ổn định Hạt nhựa PC (tấn) 1.200 2.400 3.600 Hạt nhựa ABS (tấn) - 1.200 2.400 Tổng cộng (tấn) 1.200 3.600 6.000 Nguồn: Công ty TNHH 3H Vina Sản phẩm của dự án chủ yếu để cung cấp cho khách hàng chuyên sản xuất vỏ điện thoại cho công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam. Tổng vốn đầu tư cho Dự án: 1.200.000 USD ( Một triệu hai trăm nghìn đô la Mỹ). Trong đó: - Công ty TNHH 3H Vinacom góp 500.000 USD( chiếm 41,67% vốn điều lệ). - Công ty TNHH Com & Tec góp 700.000 USD (chiếm 58,33% vốn điều lệ). 1.4.2. Quy trình sản suất * Sơ đồ công nghệ sản xuấtcác sản phẩm hạt nhựa Nguyên vật liệu Trộn Gia nhiệt Đùn ép Làm mát Cắt (tạo hạt) Sàn rung (sàng lọc) Lấy mẫu kiểm tra chất lượng Đóng gói Hạt nhựa, mầu sắc VOC, Mùi, to Nước làm mát Nước thải Nhiệt độ, VOC Cân trọng lượng Tiếng ồn, bụi Tiếng ồn, bụi Tiếng ồn, bụi Hình 1. Sơ đồ quy trình sản xuất hạt nhựa * Thuyết minh quy trình sản xuất hạt nhựa Căn cứ vào các đơn hàng của khách hàng, nguyên liệu gồm những hạt nhựa nguyên sinh cùng với các chất phụ gia, bột màu được định lượng bằng hệ thống cân tự động trước khi thực hiện quá trình trộn. Hỗn hợp nguyên vật liệu sau trộn được chuyển xuống phễu chờ để chuyển dần sang máy ép đùn. Tại công đoạn gia nhiệt, điện năng được sử dụng để nâng nhiệt độ của nguyên liệu lên với nhiệt độ từ 1650C – 2250C, các hạt nhựa được làm nóng chảy. Nhựa ở trạng thái nóng chảy sẽ cho đi qua máy đùn ép nóng và được đùn ra ngoài với hình dạng các sợi hạt. Các sợi hạt này sẽ được đi qua máng nước làm mát để tạo cường độ cho sợi nhựa và chuyển nhiệt độ xuống nhiệt độ phòng. Sau đó các sợi nhựa sẽ được chạy qua máy cắt để tạo thành các hạt nhựa rồi chuyển hệ thống sàng rung nhằm phân loại thành các cỡ hạt khác nhau. Tiếp theo các hạt nhựa được thổi lên phễu tự động và tại đây quá trình tự động lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm, những sản phẩm đạt chất lượng sẽ được đóng gói thành phẩm, với những sản phẩm sau khi kiểm tra không đạt được kích cỡ sẽ tiếp tục cho quay lại tái sản xuất. Thiết bị để kiểm tra chất lượng sản phẩm là máy ép đùn (Injecter): 1.4.3. Danh mục máy móc, trang thiết bị dùng cho dự án Hệ thống thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất của nhà máy chủ yếu có xuất xứ từ Hàn Quốc, được mua mới 100%. Danh mục thiết bị, máy móc nhà máy được trình bày trong bảng dưới đây. Bảng 1.2. Danh mục máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất của dự án STT Tên máy móc, thiết bị Số lượng (bộ) Tình trạng Xuất xứ 1 Dây chuyền máy đùn hạt PC 01 Mới Hàn Quốc 2 Dây chuyền máy đùn hạt ABS 01 Mới Hàn Quốc 3 Máy trộn 01 Mới Hàn Quốc 4 Máy trộn 01 Mới Trung Quốc 5 Bơm hút chân không 01 Mới Hàn Quốc 6 Hệ thống cấp nguyên liệu từ phía ngoài 02 Mới Hàn Quốc 7 Phễu Bufferr và bộ cảm ứng đo khối lượng 04 Mới Hàn Quốc 8 Hệ thống hút nguyên vật liệu 02 Mới Hàn Quốc 9 Bể/ thùng chứa 04 Mới Việt Nam 10 Phễu sử dụng cho tái sinh 02 Mới Hàn Quốc 11 Máy đóng gói tự động 02 Mới Hàn Quốc 12 Máy Khâu 02 Mới Hàn Quốc 13 Máy in mã vạch 01 Mới Hàn Quốc Nguồn: Công ty TNHH 3H Vina Bảng 1.3. Danh mục máy móc, thiết bị dùng để kiểm tra (kiểm tra tự động) STT Tên thiết bị Số lượng (cái) Tình trạng Xuất xứ 1 Máy đo, kiểm tra chỉ số nóng chảy 01 Mới Hàn Quốc 2 Máy kiểm tra ảnh hưởng izol 01 Mới Hàn Quốc 3 Máy đo tỷ trọng 01 Mới Hàn Quốc 4 Máy cầm tay đo phổ hình quang tia X (XRF) 01 Mới Hàn Quốc 5 Máy(kiểm tra) dập mẫu cho độ bền va đập(izod) 01 Mới Hàn Quốc 6 Máy đo VST/HDT 01 Mới Hàn Quốc 7 Máy thử/kiểm tra UTM (máy đo độ dày bằng sóng siêu âm) 01 Mới Hàn Quốc 8 Lò sấy (phục vụ thí nghiệm để kiểm tra mức chịu nhiệt) 01 Mới Hàn Quốc 9 Máy ép phun 01 Mới Hàn Quốc Nguồn: Công ty TNHH 3H Vina 1.4.4. Nhu cầu về nguyên vật liệu, điện, nước và nhân lực Nhu cầu về nguyên liệu, phụ liệu dùng cho sản xuất Nguyên liệu dùng cho sản xuất là hỗn hợp các loại hạt nhựa nguyên sinh, phối kết hợp với các hỗn hợp phụ gia và các chất tạo mầu, khối lượng các loại dùng cho 1 tháng như sau: Bảng 1.4. Danh mục nhu cầu nguyên liệu phục vụ sản xuất trong 1 tháng STT Tên nguyên liệu, phụ liệu Thành phần hỗn hợp Khối lượng (kg/tháng) 1 Hạt nhựa nguyên sinh Poly carbonate Resin G – ABS; Crushed HF – 5670 (AP-F); ABS Resin 145.000 2 Hỗn hợp các chất phụ gia Zarex 130 zc; Glass Fiber: CS 952 -10P 3MM; Metablen C-223A; Metablen S-2100; Resorcinol-Di; Irganox-1076; songnox-1076; Luwax E Power; HDPE type wax:HI-wax 400p 4.500 3 Hỗn hợp các chất tạo màu HI-Black; HI-black-50L; Papilon Black S-HB; Azul ultramar GP-58; 42-236A; 42-201A; Sumitone cyanine blue GH; Ceres blue 3R; Macrolex violet 3B; Solvent blue97; DL blue3104; Iron oxide red 878A; 42-160A; NV-11633-P; Heliogen Green K8730;DL green3028; Macrolex orange 3G, R; Papilion red S-A2G, S-GF; Yellow NV9118S; Papilion yellow4-G; Titanium Dioxide; Solvent violet 26; Fluorescent Brightner NB 9086 Black; Krnos 2233; Sachtolith grade HD-L; Macrolex yellow E2R. 500 4 Mỡ dùng để bôi trơn thiết bị 1kg/năm Nguồn: Công ty TNHH 3H Vina Nhu cầu về điện, nước Nhu cầu sử dụng điện: Nhiên liệu dùng cho quá trình sản xuất của dự án là điện với công suất tiêu thụ dự kiến khoảng 700.000 Kwh/tháng và đã xây dựng xong một trạm biến áp 1.000KVA. Nguồn cấp điện phục vụ dự án được lấy từ mạng lưới điện của KCN. Nguồn điện được đưa qua trạm biến áp 1000 KVA trước khi cấp phục vụ sản xuất trong Công ty. Bảng 1.5. Nhu cầu sử dụng điện nước STT Nhiên liệu Đơn vị Số lượng Nguồn cung cấp 1 Điện KWh/tháng 700.000 Nguồn cấp điện KCN Tiên Sơn 2 Nước m3/tháng 50 Mua từ KCN Tiên Sơn Nguồn: Công ty TNHH 3H Vina Nhu cầu sử dụng nước: Nước dùng cho sinh hoạt khoảng 40 m3/tháng, được dùng cho khu vực nhà ăn ca, khu vực vệ sinh của cán bộ, lao động. Nước làm mát 10 m3/tháng (bổ sung vào lượng nước thoát bốc hơi trong công đoạn làm mát) dùng tuần hoàn. Sau khi đi vào hoạt động Công ty sẽ ký hợp đồng mua nước sạch với chủ hạ tầng khu công nghiệp. Nhu cầu về lao động: Khi đi vào hoạt động chính thức, nhu cầu nhân sự cho dự án là 30 người: - Tổng giám đốc : 01 người người nước ngoài - Giám đốc nhà máy : 01 người người nước ngoài - Kế toán : 02 người người Việt Nam - Phòng kinh doanh : 02 người người Việt Nam - Phòng quản lý chất lượng : 02 người người Việt Nam - Phụ trách XNK : 01 người người Việt Nam - Quản lý sản xuất : 05 người người Việt Nam - Lao động trực tiếp : 16 người người Việt Nam 1.4.5. Tiến độ thực hiện dự án - Tiến độ thực hiện của dự án: Bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 9/2010. - Thời gian hoạt động của dự án là 40 năm kể từ khi cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu (từ 27/05/2010 đến 27/05/2050. CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất Vị trí địa lý: Tiên Du là một huyện của tỉnh Bắc Ninh nằm ở phía Nam thành phố Bắc Ninh, phía Bắc sông Đuống. Tiên Du tiếp giáp với thị xã Từ Sơn ở phía Tây Nam, Quế Võ ở phía Đông và cũng có tiếp giáp một chút với huyện Yên Phong ở phía Tây (
Luận văn liên quan