Bình quân mỗi năm,Việt Nam sử dụng trung bình khoảng 120-130 nghìn tấn thuốc BVTV/năm, với tổng chi phí gần 500 triệu USD, trong đó hơn 80% là nhập khẩu. Vì vậy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước được đánh giá là ngành còn nhiều tiềm năng và rất cần sự tăng tốc đầu tư.
Mặc dù cả nước hiện có 75 nhà máy, cơ sở gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV nhưng phần lớn với các máy móc thiết bị lạc hậu và tổng công suất chỉ đạt 62.107 tấn thuốc BVTV/năm trong khi nhu cầu sử dụng tại Việt Nam một năm là trên 120.000 tấn. Việc đầu tư dự án sang chai đóng gói thuốc BVTV sẽ góp phần giải quyết một phần sự mất cân đối về công suất gia công, sang chai, đóng gói.
Tiềm năng tiêu thụ thuốc BVTV ở Việt Nam còn rất lớn, việc mở rộng phát triển kinh doanh thuốc BVTV, phân bón lá và các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp nằm trong chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ được các cổ đông khác đồng tình ủng hộ góp phần cho sự thành công của dự án.Muốn mở rộng việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, không thể không xây dựng nhà máy bởi vì việc đưa cho các nhà máy của doanh nghiệp khác gia công đóng gói vừa chịu chi phí cao, bị động, phụ thuộc thời gian và nhất là không bảo mật được công thức pha chế cũng như bí quyết công nghệ.Việc thực hiện đầu tư dự án chính là tiền đề quyết định giúp cho Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ hiện thực hóa ý tưởng kết hợp với các Viện, Trường Đại học nghiên cứu, sản xuất những mặt hàng mới với giá cả hợp lý cung ứng cho sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL và của cả nước. Dự án này góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho trên 200 lao động, góp phần vào sự tăng trưởng GDP của đất nước, đóng góp đáng kể cho Ngân sách nhà nước, dự án đem lại hiệu quả kinh tế xã hội, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, góp phần cung cấp sản phẩm có chất lượng đến bà con nông dân, phù hợp với chính sách đầu tư cho nông nghiệp của nhà nước.
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất nông dược thuộc Khu Công nghiệp Đức Hòa 1 nằm tại xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Công ty được đầu tư và thực hiện sản xuất kinh doanh dưới hình thức một Công ty cổ phần, hoạt động của Công ty được chi phối bởi Luật Doanh nghiệp và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Đây là hình thức đầu tư thành lập, có nghĩa là hình thành một công ty hoàn toàn mới, từ bộ máy tổ chức đến cơ sở vật chất, chỉ kế thừa kinh doanh một số mặt hàng do Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ chuyển giao; việc xây dựng nhà máy và lắp đặt máy móc thiết bị là để thực hiện mục tiêu kinh doanh do Đại Hội Đồng Cổ Đông đề ra.
129 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3013 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất Nông Dược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Bình quân mỗi năm,Việt Nam sử dụng trung bình khoảng 120-130 nghìn tấn thuốc BVTV/năm, với tổng chi phí gần 500 triệu USD, trong đó hơn 80% là nhập khẩu. Vì vậy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước được đánh giá là ngành còn nhiều tiềm năng và rất cần sự tăng tốc đầu tư.
Mặc dù cả nước hiện có 75 nhà máy, cơ sở gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV nhưng phần lớn với các máy móc thiết bị lạc hậu và tổng công suất chỉ đạt 62.107 tấn thuốc BVTV/năm trong khi nhu cầu sử dụng tại Việt Nam một năm là trên 120.000 tấn. Việc đầu tư dự án sang chai đóng gói thuốc BVTV sẽ góp phần giải quyết một phần sự mất cân đối về công suất gia công, sang chai, đóng gói.
Tiềm năng tiêu thụ thuốc BVTV ở Việt Nam còn rất lớn, việc mở rộng phát triển kinh doanh thuốc BVTV, phân bón lá và các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp nằm trong chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ được các cổ đông khác đồng tình ủng hộ góp phần cho sự thành công của dự án.Muốn mở rộng việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, không thể không xây dựng nhà máy bởi vì việc đưa cho các nhà máy của doanh nghiệp khác gia công đóng gói vừa chịu chi phí cao, bị động, phụ thuộc thời gian và nhất là không bảo mật được công thức pha chế cũng như bí quyết công nghệ.Việc thực hiện đầu tư dự án chính là tiền đề quyết định giúp cho Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ hiện thực hóa ý tưởng kết hợp với các Viện, Trường Đại học nghiên cứu, sản xuất những mặt hàng mới với giá cả hợp lý cung ứng cho sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL và của cả nước. Dự án này góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho trên 200 lao động, góp phần vào sự tăng trưởng GDP của đất nước, đóng góp đáng kể cho Ngân sách nhà nước, dự án đem lại hiệu quả kinh tế xã hội, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, góp phần cung cấp sản phẩm có chất lượng đến bà con nông dân, phù hợp với chính sách đầu tư cho nông nghiệp của nhà nước.
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất nông dược thuộc Khu Công nghiệp Đức Hòa 1 nằm tại xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Công ty được đầu tư và thực hiện sản xuất kinh doanh dưới hình thức một Công ty cổ phần, hoạt động của Công ty được chi phối bởi Luật Doanh nghiệp và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Đây là hình thức đầu tư thành lập, có nghĩa là hình thành một công ty hoàn toàn mới, từ bộ máy tổ chức đến cơ sở vật chất, chỉ kế thừa kinh doanh một số mặt hàng do Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ chuyển giao; việc xây dựng nhà máy và lắp đặt máy móc thiết bị là để thực hiện mục tiêu kinh doanh do Đại Hội Đồng Cổ Đông đề ra.
CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
Căn cứ pháp lí cho việc thực hiện và lập báo cáo ĐTM
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2005 thông qua ngày 29/11/2005, Chương 3, Mục 2, từ Điều 18 đến Điều 27, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Mục 1, từ Điều 14 đến Điều 17 qui định về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). Các văn bản dưới luật đã hướng dẫn cụ thể triển khai Luật bảo vệ môi trường, cụ thể cho công tác đánh giá tác động môi trường là:
Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP: Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Căn cứ Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Căn cứ Thông tư số 13/2006/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn.
Nghị định 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/01/2005 về việc quy hoạch xây dựng.
Căn cứ hợp đồng thuê lại đất số 05/2010/HĐTĐ ngày 20/10/2009 giữa Công ty CP khai thác Hạnh phúc và Công ty CP nông dược TSC.
Các văn bản kỹ thuật
Qui chuẩn Việt Nam do Bộ Khoa Học và Công Nghệ ban hành năm 2008, 2009:
QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất
QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
TCVN 5949 – 1998: âm học- tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư Mức ồn tối đa cho phép
TCVN 5939-2005: chất lượng không khí- tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
TCXDVN 33:2006 – Quyết định 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/3/2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 5945-2005 tiêu chuẩn của Bộ Y tế (TCVSLĐ 3733/2002/QĐ)
Luận chứng kinh tế kỹ thuật, bản vẽ kỹ thuật, hồ sơ pháp lý của dự án xây dựng nhà máy nông dược TSC.
Các tài liệu và số liệu về hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội tại các khu vực có liên quan đến Dự án.
Các báo cáo về Đánh giá tác động môi trường đã được các cơ quan chuyên môn thực hiện ở Việt Nam trong những năm qua, nhất là các báo cáo ĐTM đối với các Dự án có cùng bản chất công nghệ và các Dự án tương tự khác.
Các số liệu được điều tra, khảo sát và đo đạc dựa vào phương pháp chuẩn để thực hiện báo cáo ĐTM. Đó là các số liệu về hiện trạng môi trường (nước, không khí, đất).
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng… và hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án.
Đo đạc, lấy mẫu không khí, nước mặt, nước ngầm, đất, vi sinh vật.
Thu thập, tổng hợp các số liệu và tài liệu liên quan đến khu vực Dự án.
Phương pháp danh mục (Check List)
Liệt kê đơn giản, chỉ liệt kê các nhân tố môi trường cần được xem xét tương ứng với một hoạt động phát triển.
Liệt kê có mô tả, cùng với liệt kê các nhân tố môi trường có thuyết minh về sự lựa chọn các nhân tố đó, phương pháp thu thập, đo đạc số liệu đã ghi vào danh mục.
Liệt kê có ghi mức tác động tới từng nhân tố môi trường, bên cạnh phần mô tả có ghi thêm mức tác động của từng loại hoạt động đối với từng nhân tố.
Phương pháp đánh giá nhanh (Quick Assessment)
Xác định được tải lượng và nồng độ trung bình cho từng hoạt động của Dự án
Dùng để đánh giá nhanh tải lượng ô nhiễm nước, khí… các hoạt động của Dự án
Phương pháp này được sử sụng trong chương 3 để tính toán tải lượng bụi sinh ra trong quá trình đào đắp đất, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh.
Phương pháp ma trận (matrix) : đánh giá mức độ các tác động
Phương pháp so sánh: Đánh giá hiện trạng, tác động môi trường dựa trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và các dự án đã được phê duyệt
Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo nội bộ, lấy ý kiến của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
Danh sách các thành viên thực hiện:
Trần Nam Oanh - GĐ TT
Nguyễn Thị Sinh - PGĐ TT
Lê thị Mỹ Linh - Trưởng bộ phận quan trắc môi trường
Dương thị Minh Nguyệt - Trưởng bộ phận phân tích
Nguyễn Thị Điễm - Kỹ thuật viên
Đinh Phan Phi phượng - Kỹ thuật viên
Huỳnh Thị Ngọc Hiền - Kỹ thuật viên
Nguyễn Thị Quyên - Kỹ thuật viên
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
Tên dự án
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT NÔNG DƯỢC TSC
Chủ dự án
Tên Công ty : Công ty Cổ phần Nông Dược TSC
Trưởng cơ quan: ông Phạm Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
Vốn điều lệ : 45.000.000.000 đồng ( bốn mươi lăm tỷ đồng chẵn).
Địa chỉ
Địa chỉ trụ sở chính : lô MA3, đường số 05, khu Công nghiệp Đức Hòa 1, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Địa chỉ chi nhánh : số 33B, đường Cách Mạng tháng 8, phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Ngành nghề kinh doanh:
Nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, thành phẩm thuốc BVTV; phân bón và các loại thiết bị máy móc, phụ tùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV, phân bón và các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp; sản xuất bao bì.
Xuất khẩu thuốc BVTV, phân bón các loại.
Các cổ đông tham gia thành lập công ty Công ty Cổ phần Nông Dược TSC gồm:
Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (TSC) Thực hiện chủ trương cổ phần hóa DNNN, Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ được thành lập theo Quyết định số 2500/QĐ.CT.UB ngày 25/07/2003 của Chủ Tịch UBND Thành phố Cần Thơ; Giấy Chứng nhận ĐKKD và đăng ký thuế số 1800518314. Đăng ký lần đầu ngày 25/07/2003. Đăng ký cấp lại và thay đổi lần 4 ngày 01/07/2009. Từ năm 1988, Công ty đã thực hiện kinh doanh thuốc BVTV. Đến cuối tháng 3/2002, Công ty xin cổ phần hóa và chỉ sở hữu 30% vốn điều lệ của nhà máy này. Đến đầu tháng 8/2003 khi Công ty chính thức cổ phần hóa thì theo qui định hiện hành, phần vốn mà TSC sở hữu tại Nhà máy Thuốc Sát Trùng Cần Thơ (đổi tên thành Công ty Cổ Phần Thuốc Sát Trùng Cần Thơ sau khi cổ phần hóa) được giao về cho UBND Thành phố Cần Thơ và Công ty Cổ Phần Thuốc Sát Trùng Cần Thơ tạm thời sử dụng logo của TSC trên mặt hàng thuốc BVTV. Tuy nhiên đến 15/04/2007, Công ty Cổ Phần Thuốc Sát Trùng Cần Thơ đã công bố và đưa vào sử dụng logo mới và giao trả logo của TSC về cho TSC.
Công ty Cổ phần Huỳnh Sáng là doanh nghiệp kinh doanh phân bón, thuốc BVTV và các loại vật tư nông nghiệp khác từ hơn 20 năm nay.
Ông Trương Tấn Lộc là chủ Doanh nghiệp Tư nhân Hua, chuyên kinh doanh phân bón, thuốc BVTV và vật tư nông nghiệp.
Ông Lê Văn Phước là chủ Doanh nghiệp Tư nhân Bé Tư chuyên kinh doanh phân bón, thuốc BVTV và vật tư nông nghiệp.
Ông Lý Thanh Tùng là người đang sở hữu 212.850 cổ phần (tương đương 2,56% vốn điều lệ) tại Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ.
Ông Phạm Văn Tuấn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ ( từ 2007 đến nay).
Ông Đỗ Văn Thành hiện là Phó Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ.
Ông Nguyễn Văn Bé là chủ Doanh nghiệp Tư nhân Mười Ty chuyên kinh doanh phân bón, thuốc BVTV và vật tư nông nghiệp.
Ông Nguyễn Trí Dũng hiện là Trưởng Ban Kiểm Soát của Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ.
Ngoài các cổ đông sáng lập đã giới thiệu, còn 17 cổ đông là cá nhân tham gia góp 8,4 tỷ đồng để thành lập Công ty Cổ phần Nông Dược TSC.
Vị trí địa lý của dự án
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất nông dược thuộc Khu Công nghiệp Đức Hòa 1 nằm tại xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, giáp ranh Tp.HCM. Công ty đã thuê 33.408m2 đất ( 144m x 232m) tại lô MA3 trong khu công nghiệp Đức Hòa 1, Hạnh Phúc. Giá thuê đất là 49USD/m2 (chưa bao gồm VAT). Thời hạn thuê đến tháng 12-2058; vị trí lô đất như sau:
232 m
144 m
S = 33.408 m3
đường số 5
Khu cây xanh
Đất trống
Công ty TNHH
Việt Thắng
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí của Dự Án
A
B
C
D
Phía Đông : giáp đường số 5.
Phía Tây : giáp khu cây xanh ( trồng tràm).
Phía Nam : khu đất còn trống ( lô MA2).
Phía Bắc : giáp nhà máy của Công ty TNHH Việt Thắng (chuyên gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV).
Vị trí khu công nghiệp cách quốc lộ 1 là 12km; cách trung tâm Tp.HCM 18km, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 25km và cách Tân Cảng 28km, rất thuận tiện trong giao thông vận chuyển hàng hóa.
1.4 Nội dung chu yếu của dự án: Các hạng mục xây dựng và kiến trúc
Diện tích đất: 33.408,00 m2
1.4.1 Công trình chính
Xây dựng nhà máy chính rộng 16.200m2 (90m x 180m) khung kho thép điều chế Zamil (có độ bền đến 50 năm, chống chịu được với môi trường). Trong đó dành 11.340m2 làm nhà xưởng gia công phối trộn, đóng gói thuốc BVTV, phân bón lá và các chế phẩm sinh học và 4.860m2 dành cho hoạt động phối trộn và đóng gói phân bón chuyên dụng (xem phối cảnh nhà máy). Trong khu vực dành cho thuốc BVTV có khu phối trộn, sang chai đóng gói ở trung tâm với kích thước 16m x 36m = 576m2. Về mật độ xây dựng: diện tích đất xây dựng công trình chủ yếu ≤ 60% tổng diện tích đất thuê lại. Diện tích xây dựng tổng thế (bao gồm công trình chính và phụ trợ ≤ 70% tổng diện tích đất thuê lại).
Bảng 1.1: Bảng các công trình chính và chi phí dự toán (Đvt: 1000đ)
STT
Hạng Mục Đầu Tư
Số Lượng
ĐVT
Đơn Giá (không VAT)
Thành tiền
1
Nhà văn phòng
594,52
m2
6.120,00
3.638.462,40
2
Nhà xưởng sản xuất (khung Lamil)
16.200,00
m2
1.503,00
24.348.600,00
3
Nhà để xe
441,64
m2
3.330,00
1.470.661,20
4
Nhà ăn
222,04
m2
3.330,00
739.393,20
5
Nhà vệ sinh + tắm thay đồ công nhân
222,04
m2
3.330,00
739.393,20
6
Nhà khách (04 phòng)
112,00
m2
3.330,00
372.960,00
7
Nhà bảo vệ + phòng y tế
56,00
m2
3.330,00
186.480,00
8
Nhà để máy PCCC + Máy phát điện
48,00
m2
3.330,00
159.840,00
9
Khu vực phối trộn xử lý
576,00
m2
5.040,00
2.903.040,00
(nguồn: dư án đầu tư thành lập công ty cổ phần TSC)
Nhà khách, văn phòng nhà ăn … có kết cấu móng cột bằng bê tông, kèo thép đơn giản sẽ được thi công và lắp dựng tại công trường.
1.4.2 Công Trình Phụ:
Bảng 1.2: Bảng các công trình phụ và kinh phí dự toán (Đvt: 1000đ
STT
Hạng Mục Đầu Tư
Số Lượng
ĐVT
Tỷ Lệ (%)
1
Hệ thống đường giao thông nội bộ + bến bãi
6.600,00
m2
19.75
2
Cổng, hàng rào
752,00
md
3
Hệ thống cứu hỏa
1,00
HM
4
Hệ thống điện chiếu sáng, sản xuất + trạm hạ thế
1,00
HM
5
Tháp nước 40m3 (20m3 cao, 20m3 thấp)
1,00
HM
6
Cây xanh
8.616,00
m2
25,79
7
Hệ thống bồn, bể xử lý nước
1,00
HM
8
Hệ thống bồn, bể xử lý khí
1,00
HM
9
Hệ thống thoát nước
764,00
md
(nguồn: dư án đầu tư thành lập công ty cổ phần TSC)
Cây xanh: diện tích cây xanh ≥ 15% diện tích khu đất thuê lại.
Khoảng cách giữa cổng chính với nhà máy hoặc nhà văn phòng là ≥ 15m (hoặc chừa khoảng trống ≥ 4 lần chiều rộng của cổng chính). Cổng nhà máy hướng ra đường nội bộ của KCN.
Hàng rào mặt tiền và cổng chính phải được thiết kế thông thoáng (để hở 60%), phù hợp với cảnh quan chung của KCN.
Mặt tiền và mặt sau của tường rào phải đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa cháy và chống trộm.
Hệ thống thoát nước: hệ thống thoát nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt phải đấu nối vào hệ thống đường ống thoát nước thải chung của KCN.
Xử lý nước thải:
Toàn bộ nước thải công nghiệp được tập trung về nhà máy xử lý nước thải trong khu công nghiệp, công suất xử lý giai đoạn I là 2.200m3/ngày; giai đoạn II là 6.522m3/ngày.
Nước thải trong từng nhà máy phải được xử lý bước 1, đạt tiêu chuẩn B theo quy định đã đăng ký với Sở Tài nguyên môi trường trước khi đưa vào trạm xử lý nước thải tập trung của KCN để được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép.
Nghiêm cấm thải nước thải ra ngoài môi trường hoặc chưa qua xử lý cục bộ tại nhà máy mà thải vào hệ thống nước thải tập trung. Ngoài ra chủ đầu tư phải mua bảo hiểm công trình xây dựng; thực hiện giao, nhận mốc công trình và cất cao độ tại hiện trường.
1.4.3 Quy trình sản xuất
Dưới đây là 2 quy trình chủ yếu của việc gia công, sang chai đóng gói thuốc BVTV, phân bón lá và các chế phẩm sinh học
Quy trình chung cho sản xuất thuốc nước, phân bón lá và các chế phẩm sinh học
Trộn, khuấy đảo
Bao bì, đóng gói
Kiểm tra
Dung môi
Không đạt
Phụ gia A
Phụ gia B
Nguyên liệu chính
Đạt
Trộn, khuấy đảo
Kiểm tra
Ghi chú: Thời gian trộn, khuấy đảo tùy theo từng loại sản phẩm mà có quy định cụ thể.
PHỤ GIA A
NGUYÊN LIỆU CHÍNH
KHÔNG
ĐẠT
ĐẠT
TRỘN ĐỀU
NGHIỀN MỊN
Kiểm tra
PHỤ GIA B
NGHIỀN MỊN
Kiểm tra
KHÔNG
ĐẠT
TRỘN ĐỀU
Kiểm tra
BAO BÌ ĐÓNG GÓI
ĐẠT
KHÔNG ĐẠT
Quy trình chung cho sản xuất thuốc bột
Ghi chú: Thời gian trộn đều và nghiền mịn tùy theo từng loại sản phẩm mà có quy định cụ thể.
1.4.4 Nhu Cầu Về Máy Móc Thiết Bị
Khi vận hành đạt 100% công suất ( năm 2015) toàn bộ máy móc, trang thiết bị của nhà máy phục vụ cho việc gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón các loại sẽ bao gồm : 05 dây chuyền cho sản phẩm dạng nước, 03 dây chuyền cho sản phẩm dạng bột và 01 hệ thống sản xuất phối trộn phân bón chuyên dụng; với chủ trương việc xây dựng nhà máy cần hoàn chỉnh tất cả các hạng mục, còn việc trang bị các dây chuyền sản xuất sẽ được thực hiện theo dự kiến công suất sản xuất và sản lượng tiêu thụ.
Toàn bộ máy móc thiết bị đều mới 100%, model 2009 nhập khẩu đa số từ Đài Loan, một số ít thiết bị của Mỹ. Những thiết bị do Việt Nam sản xuất được đặt hàng từ những cơ sở chuyên cung ứng cho các đơn vị gia công đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. Yêu cầu đối với thiết bị là: đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường; đảm bảo chất lượng của sản phẩm và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 1.3: Tổng chi phí cho máy móc, thiết bị
STT
Loại máy móc thiết bị
Tổng USD
Tổng thành tiền(VNĐ)
(không VAT)
1
Máy móc thiết bị cho 4 dây chuyền thuốc nước
259.200,00
6.553.935.238,00
2
Thuốc bột
242.900,00
4.558.200.000,00
3
Máy móc dùng chung cho thuốc nước + thuốc bột
149.600,00
3.612.800.000,00
4
Máy công cụ, dụng cụ dùng để sửa chữa
-
185.000.000,00
Tổng cộng
651.700,00
14.909.935.238,00
(nguồn: dư án đầu tư thành lập công ty cổ phần TSC)
Bảng 1.4: Danh Mục Phương Tiện Vận Tải Cần Thiết Cho Hoạt Động Của Công Ty (giai đoạn 2010-2015).
STT
Loại phương tiện
Tải trọng
(tấn)
Số
lượng
(chiếc)
Thành tiền
1
2
3
4
5
6
Năm 2010
+ Xe tải Isuzu
+ Xe tải Isuzu D-Max
Năm 2011
+ Xe tải Isuzu
+ Xe tải Isuzu D-Max
Năm 2012
+ Xe tải Isuzu
+ Xe tải Isuzu D-Max
+ Xe du lịch 7 chỗ
Năm 2013
+ Xe tải Isuzu
+ Xe tải Isuzu D-Max
Năm 2014
+ Xe tải Isuzu
+ Xe tải Isuzu D-Max
Năm 2015
+ Xe tải Isuzu
+ Xe tải Isuzu D-Max
+ Xe du lịch 7 chỗ
Tổng cộng:
1, Xe tải Isuzu
2, Xe tải Isuzu D-Max
3, Xe du lịch 7 chỗ
5,5
1,0
6,0
1,0
9,0
1,0
6,0
1,0
6,0
1,0
18,0
1,0
2
2
2
3
1
2
2
2
2
1
2
1
1
2
9
12
4
1.942.020,00
1.041.120,00
900.900,00
2.626740,00
1.275.390,00
1.351.350,00
3.059.100,00
898.200,00
900.900,00
1.260.000,00
2.176.290,00
1.275.390,00
900.900,00
1.538.595,00
637.695,00
900.900,00
3.110.450,00
1.400.000,00
450.450,00
1.260.000,00
14.453.195,00
6.527.795,00
5.405.400,00
2.520.000,00
(nguồn: dư án đầu tư thành lập công ty cổ phần TSC)
Tổng vốn đầu tư cố định đến cuối 2010 là: 90.790.753.238,00 (chưa VAT), trong đó:
Tiền thuê đất: 29.465.556.000,00
Đổ đất, xây lắp: 44.472.942.000,00
Mua sắm máy móc thiết bị: 14.909.935.238,00
Mua sắm phương tiện vận tải: 1.942.020.000,00
1.4.5 Chi phí nhiên liệu, năng lượng cho hoạt động của dự án
Căn cứ xác định lượng tiêu thụ
+ Điện năng : Khối lượng điện tiêu thụ cho sản xuất được xác định trên cơ sở các thông số kỹ thuật ghi trên thiết bị và công suất sử dụng thiết bị cũng như số lượng các thiết bị sử dụng. Điện chiếu sáng phục vụ cho sản xuất và văn phòng căn cứ vào số lượng thiết bị lắp đặt đảm bảo độ sáng chuẩn cũng như yêu cầu của luật phòng cháy chữa cháy.
+ Nước : Khối lượng tiêu thụ được xác định dựa trên nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất và định mức nước phục vụ sinh hoạt cho người lao động làm việc tại nhà máy (bình quân 50 lít/01 người/ngày).
+ Nhiên liệu : Phần nhiên liệu phục vụ vận chuyển được xác định trên mức tiêu hao nhiên liệu/100km (bình quân 13 lít); số ngày xe vận chuyển trong tháng (bình quân 15 ngày) cự ly vận chuyển bình quân 01 ngày (250km) và số đầu xe hoạt động; nhiên liệu phục vụ trực tiếp cho sản xuất chủ yếu là nhiên liệu dự trữ chạy máy phát điện.
Nguồn cung cấp và giá cả :
+ Về điện : Mạng lưới điện trung thế trong khu Công nghiệp Đức Hòa 1, Hạnh phúc là 22kV, Công ty Cổ phần Nông dược TSC phải tiến hành thủ tục xin trạm hạ thế tại Chi
Giá điện đang trong xu hướng tăng và 01/01/2011 Nhà máy mới đi vào sản xuất nên giá điện tính cho dự án này là 1.500đ/KW ( chưa bao gồm thuế VAT).
+ Về nước : Được cấp bởi Nhà máy Cấp nước của khu Công nghiệp với giá cấp nước được tính theo giá nước sản xuất của Công ty Cấp nước tỉnh Long An (3.600đ/m3 (chưa bao gồm thuế VAT)).
+ Nhiên liệu : Được mua từ các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.