Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh

Vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là sản phẩm rau đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Sản phẩm rau bị nhiễm vi sinh vật có hại, hóa chất độc hại, kim loại nặng, thuốc BVTV không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn giảm tính cạnh tranh của nông sản hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao (CNC) là một tất yếu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) trong sản xuất nông nghiệp của tất cả các Quốc gia. Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao sẽ tạo ra khối lượng hàng hóa lớn có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập Quốc tế - vấn đề ngày càng cấp bách đối với nông nghiệp nước ta hiện nay. Thời gian qua, một số chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh ta đã xây dựng được một số mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng ứng dụng một phần công nghệ cao, tạo ra bước đột phá ban đầu trong sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, cung cấp sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường. Tuy nhiên, mức độ đầu tư còn hạn chế, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, việc quản lý chất lượng sản phẩm gặp nhiều khó khăn, khó hình thành được thương hiệu RAT (rau an toàn) trên thị trường. Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải có một khu thực nghiệm sản xuất RAT ứng dụng công nghệ cao được đầu tư đồng bộ, từ xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, quản lý chất lượng. đến tiêu thụ sản phẩm làm hình mẫu để nông dân tham quan, học tập mở rộng ra sản xuất. Do đó, thực hiện công văn số 1378/UBND – NN.TN, ngày 06/08/2009, của UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh đề xuất chủ trương và một số giải pháp để xây dựng dự án ‘‘Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh’’ là cần thiết để thực hiện chủ trương đứng đắn, nhằm thúc đẩy ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng CNH – HĐH. 2. Quy mô đầu tư của dự án  Tổng diện tích khu đất của dự án là : 22,3327 ha  Tổng vốn đầu tư của dự án ước tính khoảng : 128.198.994.000 đồng

doc113 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2660 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU I. XUẤT SỨ CỦA DỰ ÁN 1. Hoàn cảnh ra đời của dự án Vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là sản phẩm rau đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Sản phẩm rau bị nhiễm vi sinh vật có hại, hóa chất độc hại, kim loại nặng, thuốc BVTV không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn giảm tính cạnh tranh của nông sản hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao (CNC) là một tất yếu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) trong sản xuất nông nghiệp của tất cả các Quốc gia. Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao sẽ tạo ra khối lượng hàng hóa lớn có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập Quốc tế - vấn đề ngày càng cấp bách đối với nông nghiệp nước ta hiện nay. Thời gian qua, một số chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh ta đã xây dựng được một số mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng ứng dụng một phần công nghệ cao, tạo ra bước đột phá ban đầu trong sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, cung cấp sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường. Tuy nhiên, mức độ đầu tư còn hạn chế, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, việc quản lý chất lượng sản phẩm gặp nhiều khó khăn, khó hình thành được thương hiệu RAT (rau an toàn) trên thị trường. Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải có một khu thực nghiệm sản xuất RAT ứng dụng công nghệ cao được đầu tư đồng bộ, từ xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, quản lý chất lượng... đến tiêu thụ sản phẩm làm hình mẫu để nông dân tham quan, học tập mở rộng ra sản xuất. Do đó, thực hiện công văn số 1378/UBND – NN.TN, ngày 06/08/2009, của UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh đề xuất chủ trương và một số giải pháp để xây dựng dự án ‘‘Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh’’ là cần thiết để thực hiện chủ trương đứng đắn, nhằm thúc đẩy ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng CNH – HĐH. 2. Quy mô đầu tư của dự án Tổng diện tích khu đất của dự án là : 22,3327 ha Tổng vốn đầu tư của dự án ước tính khoảng : 128.198.994.000 đồng 3. Thông tin chung về dự án - Loại dự án: Đầu tư mới. - Cơ quan phê duyệt dự án: UBND tỉnh Bắc Ninh - Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư: UBND tỉnh Bắc Ninh. - Cơ quan phê duyệt ĐTM: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh. II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 1. Các căn cứ pháp lý Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh” của Công ty Cổ phần Dabaco Việt Nam tại thôn Nội Viên, Xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh được thực hiện dựa trên những cơ sở pháp lý sau: - Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 ban hành ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. - Luật tài nguyên nước ngày 21/06/1998. - Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4. - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn. - Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Nghị định 117/2009/NĐ-CP Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/09/2007 của Bộ tài chính – Bộ tài nguyên và môi trường sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ tài chính – Bộ tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 /12/2006 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. 2. Các căn cứ kỹ thuật - Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2009. - Kết quả đo đạc, phân tích môi trường khu vực triển khai dự án do Công ty TNHH Môi trường & Công nghệ Xanh Việt phối hợp cùng trung tâm UCE – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện tháng 10 /2010. - Bản thuyết minh dự án ‘Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh’. - Phụ lục 4, Thông tư số 05/2008/TT_BTNMT ngày 08/12/2008, quy định về nội dung nghiên cứu, kết cấu báo cáo của một báo cáo ĐTM. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường được ban hành kèm theo. - Thông tư 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 ban hành 08 quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. - Quyết định 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Quyết định số 16/2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Các tiêu chuẩn kèm theo được sử dụng bao gồm: a) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí. - QCVN 05:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. - TCVS 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10/10/2002 Tiêu chuẩn chất lượng không khí khu vực sản xuất. b) Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn. - TCVN 5948-1999: Âm học – Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ. Mức ồn tối đa cho phép. - TCVN 5948-1999: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư, mức ồn tối đa cho phép. - Tiêu chuẩn 3985-1999: Âm học- Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc. c) Các tiêu chuẩn liên quan đến rung động - TCVN 6962-2001: Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Mức độ tối đa cho phép đối với môi trường Khu công nghiệp và dân cư. d) Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước. - QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 09:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 14:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt. e) Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng môi trường đất. - QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM 1. Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra hiện trạng hoạt động, môi trường và công tác BVMT tại khu vực dự án, đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. Bảng 1. Bảng thiết bị phân tích môi trường I. Thiết bị hiện trường 1 Máy đo vi khí hậu TSI 9545 (Mỹ) 2 Máy đo tiếng ồn: Casella 231 (Anh) 3 Máy đo tốc độ gió 4 La bàn: Trung Quốc II. Thiết bị đo khí hiện trường 1 Máy đo khí độc QRAE Plus Hãng RAE SysTems/Mỹ 3 Máy đo PH MI-105 PH/ Temperature Metter by Martini Instruments III. Thiết bị đo hiện trường và phân tích mẫu nước 1 TOA, Nhật Bản 2 HORIBA-T22, Nhật Bản 3 Máy cực phổ WATECH, Đức 4 Máy đo quang NOVA, Đức 5 Thiết bị đo BOD hãng VLEP, Đức 6 Máy DR 2800 7 Cân phân tích TE153S- Sartorius/Đưc 8 Các dụng cụ phân tích khác Phương pháp kế thừa Phương pháp thống kê để đánh giá các kết quả nghiên cứu Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống để đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế diễn biến môi trường. Phương pháp so sánh. Ø Độ tin cậy của đánh giá Đây là các phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nghiên cứu và thống kê. IV. NGUỒN TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO - Độc học môi trường - Lê Huy Bá; 2000. - Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - GS.TS Trần Ngọc Chấn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2000 (tập 1, 3). - Kỹ thuật thông gió - GS.TS. Trần Ngọc Chấn, NXB Xây dựng, Hà Nội 1998. - Môi trường không khí - Phạm Ngọc Đăng, 1997. - Giáo trình công nghệ xử lý nước thải – Trần Văn Nhân; Ngô Thị Nga. - Sổ tay danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên rau ở Việt Nam (2009), nhà xuất bản Nông nghiệp. Các tài liệu được sử dụng tham khảo trong Báo cáo ĐTM là những tài liệu được cập nhật và có độ tin cậy cao. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Theo quy định, chủ đầu tư phải lập báo cáo ĐTM và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do không đủ cán bộ chuyên môn và cơ sở kỹ thuật cần thiết nên Công ty đã ký hợp đồng tư vấn lập báo cáo ĐTM cho Dự án. Đơn vị tư vấn được chọn là Công ty TNHH Môi trường & Công nghệ Xanh Việt, có đầy đủ chức năng pháp lý và các trang thiết bị đo đạc, có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật môi trường và nhiều kinh nghiệm trong đánh giá tác động môi trường. 1. Cơ quan chủ trì lập báo cáo ĐTM CÔNG TY CỔ PHẦN DABACO VIỆT NAM Người đại diện: Ông Chul Kim Chức vụ: Giám đốc Điện Thoại : +8522.677.2104 Fax: +8522.677.0814 Địa điểm thực hiện dự án: Thôn Nội Viên, Xã Lạc Vệ, Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Cơ quan chủ trì lập báo cáo ĐTM có trách nhiệm: Cung cấp tài liệu gốc về Dự án; Giới thiệu chung về Dự án gồm: Địa điểm thực hiện, nội dung chính và quy mô đầu tư, thời gian thực hiện và tổ chức thi công để cơ quan tư vấn lập kế hoạch điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, phục vụ cho việc đánh giá các tác động môi trường. Tổ chức giới thiệu tại hiện trường, địa điểm khu vực mặt bằng thực hiện dự án và bàn giao khu vực mặt bằng Dự án. 2. Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ XANH VIỆT. Người đại diện: Ông Đào Văn Quý. Chức vụ: Giám Đốc. Trụ sở chính: 31 Thi Sách, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Nguyễn Công Hãng, TX. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. Điện thoại: 04 2246 3668 Email : moitruongxanhviet@ gmail.com.vn Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện báo cáo ĐTM của dự án được nêu trong bảng sau: Bảng 2. Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện ĐTM. Số TT Họ và tên Học hàm, học vị 1 Đào Văn Quý KS. Công nghệ hóa 2 Nguyễn Thị Vân Th.S Hóa học 3 Vũ Quang Nguyên KS. Công nghệ hóa học 4 Nguyễn Văn Phán KS. CN Môi trường 5 Lương Thị Thanh KS Công nghệ hóa học 6 Đinh Thị Vân CN. Môi trường 7 Đặng Văn Chung CN. Môi trường 8 Hoàng Thị Tuyến CN. Môi trường Và các thành viên khác của Công ty TNHH Môi Trường & Công Nghệ Xanh Việt. CHƯƠNG I MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN: “XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC NINH” 1.2 CHỦ DỰ ÁN: CÔNG TY CỔ PHẦN DABACO VIỆT NAM - Địa chỉ: Thôn Nội Viên - xã Lạc Vệ - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. - Người đại diện: Ông Nguyễn Vân Phong Chức vụ : Giám đốc - Điện thoại: +8522. 677.2104 Fax: +8522.677. 0814 Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam được thành lập theo giấy chứng nhận đầu tư số 212023000267 do UBND tỉnh Bắc Ninh cấp ngày …. 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 1.3.1. Vị trí địa lý Khu vực nghiên cứu triển khai xây dựng Dự án được thực hiện trên khu đất có tổng diện tích là 22,3327ha và chia thành hai khu vực: Khu vực 1: có diện tích 9,8643ha đất canh tác thuộc Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh: + Phía Bắc với tuyến đường nhựa liên xã; + Phía Nam giáp đường nội đồng rộng 5m và mương tiêu chính của khu vực; + Phía Đông giáp với đường nội đồng ruộng rộng 2m và khu canh tác thôn Nội Viên; + Phía Tây giáp với đường cấp phối rộng 5m và khu trai ngan pháp của Công ty cổ phần DABACO. Khu vực 2: có diện tích 12,4684 ha đất canh tác thuộc thôn Nội Viên, xã Lạc Vệ. + Phía Bắc giáp với đường nhựa liên xã; + Phía Nam giáp đường nội đồng rộng 5m và mương tiêu chính của khu vực; + Phía Đông giáp với đường cấp phối rộng 5m và khu trai ngan pháp của Công ty cổ phần DABACO; + Phía Tây giáp với mương tưới tiêu và đất canh tác của thôn Nội Viên. 1.3.2. Hiện trạng khu đất trong khu vực dự án Đa phần diện tích khu vực dự án đầu tư hiện là đất trồng lúa. Tổng diện tích vùng quy hoạch là 226.674 m2. Hiện trạng sử dụng đất trong vùng quy hoạch được thể hiện ở bảng 1: Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất trong vùng quy hoạch TT Hiện trạng sử dụng đất Diện tích quy hoạch (m2) Tỷ lệ % I. Khu vực 1( khu vực thuộc Công ty giống cây trồng) 98.643 44,17 1 Ruộng màu 0 0 2 Ruộng lúa 91.254 92,51 3 Mương, kênh tưới và đường nội đồng 7.389 7,49 II. Khu vực 2 (Khu vực thuộc thôn Nội Viên, xã Lạc Vệ) 124.684 55,83 1 Ruộng màu 0 0 2 Ruộng lúa 117.406 92,16 3 Mương, kênh tưới và đường nội đồng 7.278 5,84 Tổng cộng 223.327 100,00 1.3.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật a) Hệ thống giao thông nội đồng: Chủ yếu là đường đất, và đường giải cấp đá phối, chỉ có tuyến đường liên xã là được dải nhựa. b) Hệ thống cung cấp nước tưới; - Nước tưới của khu vực dự án được cung ứng chủ yếu trạm bơm và hệ thống kênh mương lấy nước từ nguồn Sông Cầu. - Hiện nay, một số kênh dẫn nước chính được cứng hóa, còn chủ yếu là kênh đất, trên địa bàn vùng dự án có 1 trạm bơm cục bộ, hiện đã xuống cấp và khả năng sử dụng kém. c) Hiện trạng thoát nước: Khu vực dự án có địa hình tương đối bằng phẳng và dốc dần theo hướng Bắc sang Nam và từ Đông sang Tây, cao thay đổi từ +3,23m đến +2,39m. Hiện tại trên địa bàn vùng dự án việc tiêu thoát nước được thực hiện thông qua hệ thống kênh mương đất và thoát ra kênh tiêu chính của vùng. Cụ thể như sau: - Tại khu vực 1 có các kênh tiêu chính sau: + Mương tiêu N1: chạy cắt ngang khu vực 1 với cao độ đáy từ +2,5m đến +2,59m. Chiều dài kênh L=148m và đáy rộng 1m với hướng thoát chính từ Đông sang Tây. + Mương tiêu N2: chạy dọc theo khu 1 và tiếp giáp với đường cấp phối gần khu trại ngan giống Pháp. Cao độ đáy của kênh từ +2,56m đến +2,72m, chiều dài kênh L=330m và đáy rộng 1,5m với hướng thoát nước chính từ Nam sang Bắc. - Tại khu 2 các kênh tiêu chính sau: + Mương tiêu N3: chạy dọc theo khu 2 và tiếp giáp với trại ngan giống Pháp. Mương có độ dày đáy từ +1,3m đến 1,7m, chiều dài mương L= 575m, độ rộng đáy mương là 2m và là mương tiêu thoát chính của khu Trại Ngan giống pháp và khu 1 thông qua hệ thống kênh dẫn. + Mương tiêu N4: chạy ra khu vực 2 có chiều dài L= 180m độ rộng đáy 1m và độ đáy từ + 2,27m đến 2,34m + Mương tiêu N5: nằm cạnh khu vực 2, tiếp giáp và chạy dọc theo đường nội bộ của khu 2. Chiều dài mương L= 555m và đáy mương rộng 2m và độ cao đáy +2,49m đến +2,72m. Hệ thống điện khu vực dự án: Khá ổn định được cung cấp từ đường dây cao thế 220 KVA, hiện đã có trạm hạ thế đặt tại Trại Ngan giống pháp, nằm liền khu vực dự án. 1.4. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Mục tiêu của dự án: - Xây dựng được mô hình ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất rau an toàn nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất rau trên địa bàn tỉnh. Từ mô hình sẽ là điểm mẫu để nông dân tham quan, học tập và mở rộng sản xuất. - Xây dựng được mô hình khép kín từ khâu quản lý sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, từng bước đưa sản phẩm rau an toàn của mô hình có được thương hiệu riêng trên thị trường. Mô hình sẽ là địa chỉ tin cậy để đào tạo, tập huấn về kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất rau an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt. 1.4.2. Quy mô sản xuất, kinh doanh của dự án: 1.4.2.1. Tổng mức đầu tư : 128.198.994.000 đồng (Một trăm hai mươi tám tỷ, một trăm chín tám triệu, chín trăm chín mươi bốn nghìn đồng chẵn) 1.4.2.2. Công suất và số lượng lao động dự kiến: Căn cứ vào diện tích khu quy hoạch cho sản xuất cây giống rau và sản phẩm rau an toàn, dự kiến dự án sẽ đạt công suất với các sản phẩm dự kiến như sau: Cây giống rau: 2,0 – 3,0 triệu cây/năm + Giống cây nuôi cấy mô: 1 triệu cây/năm + Giống nuôi ươm: 1 – 2 triệu cây/năm Rau an toàn, chất lượng cao các loại: 1.200 – 1.500 tấn/năm. Trong đó: + Sản phẩm rau mầm: 90 – 100 tấn/năm. + Sản phẩm rau an toàn trái vụ trong nhà lưới: có khoảng 550 – 600 tấn/năm + Sản phẩm rau an toàn, rau cao cấp: 750 – 800 tấn/năm Đào tạo, tập huấn cho: 100 lượt người/năm * Số lượng lao động dự kiến của dự án: 70 người. 1.4.2.3. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ: Sản phẩm rau an toàn của dự án cung cấp cho một số thị trường chủ yếu như sau: Với thị trường tiêu thụ nội tỉnh: tập trung tiêu thụ ở các khu dân cư tập trung đông, có đời sống và thu nhập cao như tại thành phố Bắc Ninh, các thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Với thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh: + Thị trường mục tiêu là thành phố Hà Nội, đây được coi là thị trường tiêu thụ lớn và nhiều tiềm năng các sản phẩm rau an toàn của tỉnh Bắc Ninh. + Các khu dân cư tập trung đông tại một số thành phố, thị xã lân cận của các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên. 1.4.3. Hình thức đầu tư của dự án Đầu tư xây dựng mới theo các hạng mục: - Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: + Cải tạo mặt bằng + Hệ thống điện + Hệ thống thủy lợi + Hệ thống giao thông nội đồng - Xây dựng nhà điều hành và các công trình bổ trợ - Mua sắm máy móc, phương tiện, vật tư, lắp đặt trang thiết bị - Đầu tư cho đào tạo, tập huấn - Đầu tư cho sản xuất, kinh doanh rau an toàn. 1.4.4. Phương án quy hoạch mặt bằng Tổng diện tích tự nhiên của vùng dự án là 22,33 ha, được chia làm 2 phân khu chức năng chính như sau: Khu hành chính phục vụ sản xuất: tập trung chủ yếu ở khu 1 (hiện đang thuộc đất quản lý của công ty giống cây trồng Bắc Ninh). Chức năng: được thiết kế với chức năng sinh thái, sản xuất và phục vụ sản xuất. Toàn bộ khu vực khi đi vào hoạt động sẽ là nơi làm việc của bộ phận quản lý, nơi giao dịch, giới thiệu sản phẩm, tập huấn, chuyển giao công nghệ, phục vụ tham quan học tập và sản xuất các sản phẩm rau an toàn ứng dụng công nghệ cao. Các hạng mục thuộc khu hành chính phục vụ sản xuất: xây dựng nhà làm việc, nuôi cấy mô tế bào và đào tạo tập huấn; xây dựng nhà để xe, nhà bảo vệ; xây dựng nhà sơ chế, bảo quản và giới thiệu sản phẩm; sân, vườn cỏ, cây xanh và các hạng mục công trình giao thông, thủy lợi nội khu khác. Khu sản xuất và phục vụ sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao: Chức năng: được thiết kế với các chức năng sản xuất và phục vụ sản xuất của khu sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao. Trong đó có các khu sản xuất như: khu sản xuất các loại cây giống rau; khu sản xuất các loại rau mầm, rau non và rau cao cấp trong nhà kính, nhà lưới từ kiên cố đến hiện đại; khu sản xuất rau an toàn, rau trái vụ trong nhà vòm và ngoài tự nhiên. Các hạng mục thuộc khu sản xuất và phục vụ sản xuất: Các công trình cấp nước tập trung bằng giếng khoan lớn (trạm bơm, bể chứa,...); khu nhà kho để vật tư và thiết bị sản xuất; các loại hình nhà lưới phục vụ sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao; các công trình giao thông, thủy lợi nội khu khác Tổ chức không gian quy hoạch và kiến trúc cảnh quan vùng dự án Với cơ cấu sử dụng đất và phương án bố trí theo chức năng sử dụng như trên, toàn bộ diện tích 22,33 ha được chia lô theo nguyên tắc: Mỗi lô có diện tích tối thiểu từ 2.000 m2 – 5.000 m2 trở lên để tiện cho việc bố trí các hạng mục công trình sản xuất. Mỗi lô đất đều tiếp giáp với hệ thống đường nội bộ cũng như hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao. Khu hành chính được bố trí ở phía ngoài cùng (khu 1) để tiện cho việc quản lý, điều hành khu nông nghiệp CNC. Các khu sản xuất và phục vụ sản xuất đề có nhiệm vụ riêng và được bố trí hợp lý sao cho thuận tiện cho việc hỗ trợ, liên kết sản xuất. Chi tiết bố trí các khu chức năng và hạng mục đầu tư được trình bày tại bản đồ quy hoạch mặt bằng vù
Luận văn liên quan