Báo cáo đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội đã được phát triển như một công cụ cho các nhà lập kế hoạch hiểu được người dân sẽ tác động và bị tác động như thế nào bởi các hoạt động phát triển. Nó được thực hiện để xác định những người liên quan chính và thiết lập một khung phù hợp cho sự tham gia của họ vào việc lựa chọn, thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá dự án. Đánh giá tác động xã hội cũng nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và động lực cho sự thay đổi có thể được chấp nhận bởi đa số người dân là những người dự kiến sẽ được hưởng lợi từ dự án và nhằm xác định sớm khả năng tồn tại của dự án cũng như những rủi ro có thể xảy ra. Một số vấn đề cần tìm hiểu trong đánh giá xã hội bao gồm: (i) những tác động nào của dự án đến các nhóm khác nhau, đặc biệt là phụ nữ và nhóm dễ bị tổn thương; (ii) có các kế hoạch giảm thiểu tác động bất lợi của dự án không; (iii) những rủi ro xã hội nào có thể ảnh hưởng đến sự thành công của dự án; (iv) những sắp xếp về tổ chức cần thiết cho sự tham gia và phân bổ dự án; có các kế hoạch đầy đủ để xây dựng năng lực được yêu cầu ở các cấp tương ứng không. Đánh giá xã hội của dự án đã được Viện Xã hội học Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ của Ban quản lý trung ương dự án thủy lợi (CPO) thuộc Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh dự án và các Ban QLDA tỉnh, UBND các huyện và UBND các xã dự án. Đặc biệt, các cán bộ và chuyên gia của Ngân hàng thế giới đã có những đóng góp quan trọng cho việc hoàn thành đánh giá này. Báo cáo này được gọi là Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) cho Dự án quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nó được xem như là một tài liệu chuẩn phù hợp với yêu cầu và thủ tục của Ngân hang thế giới. Báo cáo cung cấp thông tin và kết quả đánh giá tác động xã hội của dự án cho việc chuẩn bị các tài liệu về chính sách an toàn như Khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF), Khung chính sách tái định cư (RPF), Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF), Kế hoạch hành động tái định cư (RAP), Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP), và Kế hoạch quản lý môi trường của dự án.

doc78 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2041 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰ ÁN QUẢN LÍ THỦY LỢI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ============================== BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI Hà Nội, Tháng 2/2011 MỞ ĐẦU Đánh giá tác động xã hội đã được phát triển như một công cụ cho các nhà lập kế hoạch hiểu được người dân sẽ tác động và bị tác động như thế nào bởi các hoạt động phát triển. Nó được thực hiện để xác định những người liên quan chính và thiết lập một khung phù hợp cho sự tham gia của họ vào việc lựa chọn, thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá dự án. Đánh giá tác động xã hội cũng nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và động lực cho sự thay đổi có thể được chấp nhận bởi đa số người dân là những người dự kiến sẽ được hưởng lợi từ dự án và nhằm xác định sớm khả năng tồn tại của dự án cũng như những rủi ro có thể xảy ra. Một số vấn đề cần tìm hiểu trong đánh giá xã hội bao gồm: (i) những tác động nào của dự án đến các nhóm khác nhau, đặc biệt là phụ nữ và nhóm dễ bị tổn thương; (ii) có các kế hoạch giảm thiểu tác động bất lợi của dự án không; (iii) những rủi ro xã hội nào có thể ảnh hưởng đến sự thành công của dự án; (iv) những sắp xếp về tổ chức cần thiết cho sự tham gia và phân bổ dự án; có các kế hoạch đầy đủ để xây dựng năng lực được yêu cầu ở các cấp tương ứng không. Đánh giá xã hội của dự án đã được Viện Xã hội học Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ của Ban quản lý trung ương dự án thủy lợi (CPO) thuộc Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh dự án và các Ban QLDA tỉnh, UBND các huyện và UBND các xã dự án. Đặc biệt, các cán bộ và chuyên gia của Ngân hàng thế giới đã có những đóng góp quan trọng cho việc hoàn thành đánh giá này. Báo cáo này được gọi là Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) cho Dự án quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nó được xem như là một tài liệu chuẩn phù hợp với yêu cầu và thủ tục của Ngân hang thế giới. Báo cáo cung cấp thông tin và kết quả đánh giá tác động xã hội của dự án cho việc chuẩn bị các tài liệu về chính sách an toàn như Khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF), Khung chính sách tái định cư (RPF), Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF), Kế hoạch hành động tái định cư (RAP), Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP), và Kế hoạch quản lý môi trường của dự án. MỤC LỤC Mục lục Bảng Bảng 38: Số nhân khẩu và lao động bình quân hộ gia đình 18 Bảng 39: Số lao động trong gia đình phân theo nhóm thu nhập 20% 20 Bảng 40: Nghề nghiệp chính của người lao động (tính tất cả các thành viên 21 Bảng 41: Trình độ học vấn của các thành viên hộ gia đình 22 Bảng 42: Lý do trẻ không đi học 23 Bảng 43: Trình độ học vấn phân theo dân tộc và giới tính của chủ hộ 24 Bảng 44: Nghề nghiệp theo giới của chủ hộ và theo dân tộc 25 Bảng 45: Tỷ lệ hộ có các loại đất (%) 27 Bảng 46: Diện tích đất bình quân đầu người theo tiểu vùng, tỉnh, nhóm thu nhập 28 Bảng 47: Tỷ lệ hộ sở hữu đất trồng lúa phân theo tiểu vùng và nhóm thu nhập (%) 29 Bảng 48: Nhu cầu cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống thủy lợi trong xã 30 Bảng 49: Tỷ lệ hộ có các loại đất theo dân tộc và giới chủ hộ (%) 30 Bảng 50: Diện tích đất bình quân đầu người theo dân tộc và giới tính của chủ hộ (m2/người) 31 Bảng 51: Phân loại nhà ở theo tiểu vùng dự án và theo nhóm thu nhập 32 Bảng 52: Tỷ lệ hộ sử dụng các nguồn nước cho sinh hoạt (%) 33 Bảng 53: Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước ăn uống trong mùa khô ở các tỉnh dự án(%) 34 Bảng 54: Loại nhà vệ sinh của các hộ được khảo sát (% hộ) 35 Bảng 55: Đồ dùng gia đình (% hộ có) 36 Bảng 56: Sử dụng loại nhiên liệu để đun nấu 37 Bảng 57: Nguồn năng lượng thắp sáng 37 Bảng 58: Tỷ lệ hộ có phương tiện sản xuất phân theo tiểu vùng và theo tỉnh dự án (%) 38 Bảng 59: Đồ dùng sinh hoạt của các nhóm dân tộc (% hộ có) 39 Bảng 60: Nguồn nước ăn uống mùa khô theo các dân tộc 39 Bảng 61: Hiện trạng sử dụng nước sạch 40 Bảng 62: Tình trạng sử dụng nhà vệ sinh của các nhóm dân tộc 40 Bảng 63: Các nhóm thu nhập (%) 41 Bảng 64: Tự đánh giá mức sống 42 Bảng 65: Đánh giá về sự thay đổi mức sống trong 2 năm qua (%) 43 Bảng 66: Đánh giá của người trả lời về mức ổn định của thu nhập trong 2 năm qua (% số hộ) 44 Bảng 67: Sự thay đổi của các yếu tố trong thời gian 2 năm qua theo tiểu vùng (% số hộ) 45 Bảng 68: Thu nhập trung bình đầu người trên tháng của nhóm yếu thế 47 Bảng 69: Phân bố thu nhập theo nhóm thu nhập 20%, các nhóm dân tộc và giới của chủ hộ 48 Bảng 70: Sự thay đổi mức sống trong 2 năm qua theo nhóm dân tộc và giới của chủ hộ 48 Bảng 71: Đánh giá sự ổn định thu nhập trong 2 năm qua theo dân tộc và giới của chủ hộ (%) 49 Bảng 72: Tự đánh giá mức sống của các hộ khảo sát (% số hộ) 49 Bảng 73: Tỷ lệ hộ nghèo theo dân tộc và giới của chủ hộ 50 Bảng 74: Người giúp đỡ lúc khó khăn 51 Bảng 75: Cơ cấu nghề nghiệp chính và nghề nghiệp phụ của người lao động (tính tất cả các thành viên của hộ gia đình có tham gia lao động) (% số lao động) 54 Bảng 76: Nghề nghiệp phụ của người lao động (tính tất cả các thành viên của hộ gia đình có tham gia lao động) (% số lao động) 54 Bảng 77: Số hộ cho thuê đất và thuê đất trồng cây hàng năm, đất vườn và thổ cư 56 Bảng 78: Diện tích đất trung bình thuê và cho thuê (m2) 57 Bảng 79: Nghề nghiệp phụ của người lao động (tính tất cả các thành viên của hộ gia đình có tham gia lao động) theo dân tộc và giới chủ hộ 57 Bảng 80: Kế hoạch sản xuất của hộ nếu được cung cấp đủ nước tưới theo nhóm thu nhập 61 Bảng 81: Kế hoạch sản xuất nếu được cung cấp đủ nước tưới theo tiểu vùng (%) 62 Bảng 82: Tình hình sử dụng nguồn nước ăn uống và dự án nước sạch tại các tỉnh 65 Bảng 83: Đánh giá sơ bộ tác động của dự án đến các hộ dân và tài sản của họ 66 Mục lục Biểu đồ Biểu đồ 1: Tỷ số giới tính khi sinh chia theo vùng, 2009 18 Biểu đồ 2: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chia theo vùng và giới tính, 2009 25 Biểu đồ 3: Quy mô hộ phân theo nhóm thu nhập 20% 77 Biểu đồ 4: Quy mô hộ theo dân tộc 77 Biểu đồ 5: Số lao động trung bình trong hộ theo nhóm thu nhập 78 Biểu đồ 6: Nghề nghiệp chính của chủ hộ phân theo nhóm thu nhập 79 Biểu đồ 7: Tỷ lệ ốm kinh niên và đột xuất theo tỉnh 82 Biểu đồ 8: Tỷ lệ ốm kinh niên và đột xuất theo tiểu vùng 82 Biểu đồ 9: Nghề nghiệp của chủ hộ theo dân tộc 84 Biểu đồ 10: Nghề nghiệp theo giới tính của chủ hộ 84 Biểu đồ 11: Tỷ lệ người ốm kinh niên và đột xuất theo giới tính của chủ hộ 85 Biểu đồ 12: Tỷ lệ hộ có các loại đất theo nhóm thu nhập (%) 86 Biểu đồ 13: Tỷ lệ hộ sở hữu đất trồng lúa phân theo tiểu vùng 87 Biểu đồ 14: Tỷ lệ hộ sở hữu đất trồng lúa theo dân tộc và giới của chủ hộ (%) 89 Biểu đồ 15: Phân loại nhà theo nhóm thu nhập 90 Biểu đồ 16: Tỷ lệ hộ sử dụng các nguồn nước cho sinh hoạt phân theo vùng (%) 92 Biểu đồ 17: Loại nhà ở của các dân tộc 97 Biểu đồ 18: Các nhóm thu nhập phân theo vùng (%) 100 Biểu đồ 19: Mục đích vay vốn 105 Biểu đồ 20: Tỷ lệ hộ nghèo theo dân tộc và giới của chủ hộ 108 Biểu đồ 21: Cơ cấu nghề phụ theo nhóm thu nhập 20% 113 Biểu đồ 22: Đánh giá về hệ thống giao thông đường thủy theo tiểu vùng 121 Mục lục Hình Hình 1: Cách tiếp cận phân tích sinh kế hộ gia đình 110 Danh mục các từ viết tắt Bộ GTVT Bộ giao thông vận tải BC PTCN Báo cáo phát triển con người BHYT Bảo hiểm y tế CT UBND Chủ tịch ủy ban nhân dân DS&KHHGĐ Dân số&Kế hoạch hóa gia đình DTTS Dân tộc thiểu số ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐTMSHGĐ Điều tra mức sống hộ gia đình GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GDI Chỉ số phát triển giới GDP Tổng sản phẩm quốc nội HDI Chỉ số phát triển con người KHPTKTXH Kế hoạch phát trỉển kinh tế xã hội KTXH Kinh tế xã hội NGTK Niên giám thống kê PVS Phỏng vấn sâu TĐTDS&NO Tổng điều tra dấn số và nhà ở THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TLN Thảo luận nhóm TPHCM TP Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân WB Ngân hàng thế giới TÓM TẮT Mục đích, phạm vi, và tác động của dự án Báo cáo tập hợp tất cả các kết quả khảo sát, gồm 4 phần: Phần 1, Giới thiệu chung; Phần 2, các yếu tố kinh tế-xã hội của vùng dự án, bao gồm Đồng bằng sông Cửu Long, 7 tỉnh dự án và 7 tiểu dự án; Phần 3, các yếu tố kinh tế - xã hội của các hộ BAH; Phần 4, các tác động tiềm ẩn của dự án đến các hộ gia đình; Phần 5, Kết luận và khuyến nghị; và Phần 6, các phụ lục về số liệu thứ cấp và số liệu khảo sát. Tóm tắt những phát hiện chính của cuộc khảo sát Từ cách tiếp cận nguồn lực sinh kế hộ gia đình, cuộc điều tra phân tích các đặc trưng kinh tế xã hội của các hộ được khảo sát theo các nguồn lực vốn con người (nhân khẩu và lao động, học vấn, nghề nghiệp, sức khỏe), vốn tài nguyên thiên nhiên (đất sản xuất: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất thủy sản, quyền sử dụng đất), vốn vật chất (nhà ở, tài sản sử dụng cho sinh hoạt, tài sản sử dụng cho sản xuất và kinh doanh), vốn tài chính (thu nhập, thay đổi mức sống, nghèo khổ, vay vốn), và vốn xã hội (quan hệ cộng đồng, họ hàng, chính quyền và sự hỗ trợ của họ) và xem xét các yếu tố tác động trong đó có cả các tác động tiềm tàng của dự án. Các nguồn lực trên được phân tích có lồng ghép các yếu tố Giới, dân tộc thiểu số và dễ bị tổn thương. Tổng quan kinh tế xã hội vùng dự án: Vùng dự án là vùng sản xuất lúa gạo và thủy sản lớn, nhưng lại là vùng kém phát triển về vốn con người, về cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông, nứơc sạch và vệ sinh.... Tỷ lệ nghèo trong DTTS cao và tỷ lệ tham gia lao động của phụ nữ thấp. Đó là các „nút thắt“ phát triển của vùng. Các khu vực trong vùng có sự khác biệt về các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Vì thế những hợp phần của dự án đáp ứng nhu cầu cấp thiết và góp phần tháo gỡ các rào cản phát triển của vùng dự án, cũng như của các khu vực khác nhau trong vùng. Vốn con người: Số nhân khẩu trung bình của một hộ trong mẫu khảo sát vùng dự án là 4,4 người, cao hơn so với số nhân khẩu bình quân hộ vùng đồng bằng sông Cửu Long trong ĐTMSDC 2008 (4,2 người). Số nhân khẩu bình quân của một hộ có sự khác biệt giữa các tiểu vùng, tỉnh, nhóm dân tộc, nhóm thu nhập, nhóm hộ do phụ nữ làm chủ hộ và nam giới làm chủ hộ. Lao động bình quân hộ toàn mẫu khảo sát trong vùng dự án là khá cao : 3,0 người. Một trong các nguyên nhân nghèo ở một số hộ thu nhập thấp có lẽ là ít lao động, tỷ lệ phụ thuộc cao. Các yếu tố về lao động của hộ có liên quan đến các hoạt động và phương án phục hồi sinh kế của các nhóm bị ảnh hưởng nặng (BAH) như hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm cần được lưu ý trong quá trình lập phương án bồi thường và hỗ trợ các hộ BAH nặng. Trong cơ cấu nghề nghiệp chính của các thành viên gia đình có tham gia lao động và có thu nhập trong mẫu khảo sát, với 8.229 người, chủ yếu là nông nghiệp (51,6%), làm thuê 13,7%, ngư nghiệp 12,4%, buôn bán dịch vụ 8,7%, nội trợ 5,5%, cán bộ NN 4,7%, công nhân, tiểu thủ công-3,4%. Với cơ cấu nghề nghiệp liên quan đến nông, ngư nghiệp chiếm trên hai phần ba lao động, một mặt việc phát triển hệ thống thủy lợi và giao thông nông thôn giúp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, tạo việc làm, cải thiện đời sống. Mặt khác, tác động thu hồi đất của dự án sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh kế của các hộ dân, đặc biệt ở tiểu vùng OM-XN, QL-PH và Cà Mau. Do đó, cần tìm các biện pháp giảm thiểu như điều chỉnh thiết kế, lựa chọn vị trí công trình hợp lí để tránh thu hồi đất sản xuất và tham vấn các cộng đồng bị ảnh hưởng.Trường hợp không thể tránh được thì cần phải bồi thường thỏa đáng để người BAH có thể mua được đất thay thế hay chuyển đổi nghề mới. Tình trạng học vấn của dân số được khảo sát trong vùng dự án là khá thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc đào tạo và tập huấn những kỹ thuật và công nghệ mới cho người BAH để áp dụng vào sản xuất nhằm tăng năng xuất trên mảnh đất còn lại hay chuyển đổi nghề mới thay thế cho nghề đã mất do tác động của việc thu hồi đất. Đây là một đặc điểm cần được lưu ý khi thiết kế các chương trình đào tạo hay tập huấn, cho các đối tượng BAH bởi dự án, sao cho phù hợp với trình độ của họ. Tỷ lệ phụ thuộc của các hộ DTTS cao hơn các hộ dân tộc Kinh. Sự thiếu hụt lao động có thể là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ nghèo của các DTTS cao hơn dân tộc Kinh (nhóm thu nhập nghèo nhất thuộc DTTS chiếm gần một phần ba (29,9%), của dân tộc Kinh là 19,4%). Nghề chính của đa số nhóm DTTS trong vùng dự án là nông nghiệp, xấp xỉ một nửa số người lao động (49,3%), tương đương với nhóm dân tộc Kinh. Sự khác biệt lớn nhất về nghề nghiệp chính của người lao động giữa các nhóm dân tộc là tỷ lệ người làm thuê của các DTTS cao gấp 2,4 lần so với nhóm dân tộc Kinh (31,5% và 13,0%). Kết quả so sánh các chỉ báo lao động, nghề nghiệp, giáo dục và y tế ở trên theo các nhóm dân tộc và giới tính của chủ hộ cho thấy nhóm DTTS và nhóm nữ chủ hộ là các nhóm yếu thế hơn các nhóm Kinh và nam chủ hộ. Vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án các nhóm yếu thế này cần được quan tâm đặc biệt để họ có thể được hưởng lợi từ dự án, cải thiện sinh kế và cuộc sống của họ. Vốn xã hội Phần lớn chủ hộ sinh ra tại điạ bàn khảo sát và do vậy có cơ sở để cho rằng các cộng đồng vùng dự án là lâu đời. Mặt khác mối quan hệ cố kết cộng đồng là khá bền chặt bởi đa số người được hỏi cho biết khi gặp khó khăn, gia đình họ hàng, hàng xóm sẽ giúp đỡ họ. Từ đó các phương án tái định cư trong dự án cần chú ý đến nguyên tắc bảo tồn cộng đồng, đặc biệt là các DTTS có truyền thống cư trú theo cộng đồng như Chăm, Khơme. Việc duy trì bền vững các hoạt động dự án cũng nên dựa trên sự tham gia của cộng đồng. Vốn tài nguyên Ruộng đất là nguồn lực sản xuất chủ yếu của các hộ nông dân. Trong tổng số 2.000 hộ điều tra, có 69,6% số hộ hiện đang sử dụng đất sản xuất (gồm đất nông, lâm nghiệp), 25,9% hộ có ao hồ, mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Có 96,9% số hộ trong mẫu khảo sát có đất ở có thể làm nhà ở và đất vườn để trồng rau màu, cây ăn trái.Các nhóm thu nhập không có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ hộ có đất sản xuất. Nhóm thu nhập dưới trung bình có tỷ lệ này thấp nhất 61,6%, so với 72,0% của nhóm nghèo nhất và 74,9% của nhóm giầu nhất. Ngay cả diện tích đất sản xuất bình quân đầu người cũng không có chênh lệch đáng kể giữa 4 nhóm thu nhập (trừ nhóm giầu nhất). Diện tích đất sản xuất bình quân đầu người trong vùng dự án là 2.188 m2. Đất ao hồ mặt nước có diện tích bình quân đầu người là 2.420 m2. Tuy nhiên, chất lượng đất là vấn đề quan trọng, trong đó thủy lợi hóa là yếu tố quyết định chất lượng và khả năng tăng vụ của đất. Trên toàn vùng dự án, gần một nửa số hộ khảo sát có đất trồng lúa nước 3 vụ, 42,2% có đất lúa 2 vụ và 10,1% có đất 1 vụ. Nhìn chung tỷ lệ đất nông nghiệp được thủy lợi hóa là rất thấp. Chỉ 11,7% hộ gia đình được khảo sát có đất canh tác được thủy lợi hóa, trong đó gần một nửa (5,4% tổng mẫu) là các mảnh ruộng nhỏ dưới 5.000m2. Bắc Vàm Nao có tỷ lệ hộ có đất được thủy lợi hóa cao nhất: 31,2%, QL-PH là 23,8%, còn thấp hơn là OM-XN 6,0%. Cà Mau không có trường hợp nào được thủy lợi hóa. Tỷ lệ hộ có đất nông nghiệp không được thủy lợi hóa của nhóm thu nhập càng thấp thì càng cao, nhưng nhìn chung cũng đều rất thấp. Chính trên thực tiễn đó, nhu cầu cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống thủy lợi là rất cao ở vùng dự án. Trên ba phần năm hộ nêu lên nhu cầu cấp thiết của hoạt động cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống thủy lợi. Trong đó tỷ lệ cao nhất thuộc về các tiểu vùng (có tỷ lệ hộ có đất sản xuất cao và tỷ lệ thủy lợi hóa thấp): QL-PH, OM-XN- trên hai phần ba số hộ và thấp nhất thuộc về Bắc Vàm Nao: 39,9%.Tóm lại, dự án đã lựa chọn đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi ở những nơi, đất canh tác có mức độ thủy lợi hóa rất thấp. Vì vậy, dự án sẽ đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cộng đồng về thủy lợi hóa và thúc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, tỷ lệ hộ DTTS có các lọai đất gần tương đương với nhóm dân tộc Kinh. Trên 64,9% số hộ DTTS có đất sản xuất và 92,2% có đất thổ cư. Hai nhóm nữ chủ hộ và nam chủ hộ không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ hộ sử dụng đất đai. Không có chênh lệch lớn giữa 2 nhóm dân tộc về diện tích đất sản xuất hay đất ở bình quân đầu ngừơi (nhóm Kinh: 2.190m2 và nhóm DTTS: 2.160 m2 ). Tổng diện tích trung bình người chênh lệch khá nhiều: nhóm Kinh 2.470m2 /người và nhóm DTTS là 1.730m2 /người. Nhìn chung tỷ lệ đất 2 vụ lúa và 3 vụ lúa chiếm phần lớn số hộ của cả 2 nhóm dân tộc. Tuy nhiên, nhóm DTTS có tỷ lệ hộ sử dụng đất 1 vụ lúa nhiều hơn hẳn (21,7% so với 9,6% của nhóm dân tộc Kinh). Tỷ lệ hộ thuộc nhóm DTTS có đất canh tác được thủy lợi hóa cao hơn nhóm dân tộc Kinh (19,5% so với 11,4%). Tỷ lệ này của hai nhóm chủ hộ theo giới là không chênh lệch đáng kể. Không có khác biệt về nhu cầu cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống thủy lợi tại địa phương giữa hai nhóm DTTS, xấp xỉ 66% số hộ.Tóm lại, có sự khác biệt về tỷ lệ hộ sở hữu đất sản xuất 1 vụ lúa và 3 vụ lúa giữa nhóm DTTS và nhóm dân tộc Kinh. Đây có thể là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ hộ nghèo, cũng như tính không ổn định về thu nhập nông nghiệp của nhiều hộ DTTS cao. Nhu cầu cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống thủy lợi tại các địa phương của các nhóm yếu thế là lớn, bởi vì tỷ lệ đất đai canh tác của họ được thủy lợi hóa còn rất thấp. Vì vậy, dự án tập trung vào cải tạo, nâng cấp và xây mới hệ thống thủy lợi có thể giúp khắc phục các vấn đề này và làm giảm sự khác biệt về thu nhập giữa các nhóm dân tộc và giảm nghèo bền vững hơn. Vốn vật chất Nhà ở bán kiên cố là loại nhà ở phổ biến nhất trong vùng dự án: 43,4%. Nhà ở kiên cố (1 tầng và nhiều tầng) chiếm 29,2% và đáng lo ngại là loại nhà tạm còn chiếm tỷ lệ lớn - trên một phần tư tổng số nhà trong toàn vùng dự án. Điều kiện ở và sản xuất của người dân trong vùng dự án vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là nhóm DTTS. Tỷ lệ hộ DTTS có nhà kiên cố nhiều hơn đáng kể so với dân tộc Kinh. Phần lớn các hộ DTTS có các tiện nghi sinh hoạt thiết yếu, nhưng tỷ lệ vẫn thua kém các hộ dân tộc Kinh. Tỷ lệ hộ được khảo sát trong vùng dự án dùng nước máy cho ăn uống còn thấp, chỉ chiếm 17,5% số hộ vào mùa khô và 17,1% vào mùa mưa. Việc sử dụng nước máy riêng dường như có ảnh hưởng của yếu tố kinh tế, nhóm thu nhập cao nhất có tỷ lệ này cao hơn 2,34 lần nhóm thu nhập thấp nhất. So sánh nước ăn uống vào mùa khô và mùa mưa, có thể thấy sự khác biệt đáng kể trong toàn vùng dự án ở việc giảm sử dụng nước ao, hồ, sông, kênh từ 16,3% hộ vào mùa khô xuống 11,5% vào mùa mưa. Nhưng việc sử dụng nước ao hồ sông suối vào ăn uống hình như lại bị ảnh hưởng bởi thói quen sử dụng nước, cũng như điều kiện tự nhiên. Không có khác biệt lớn giữa các nhóm thu nhập về tỷ lệ dùng loại nước không hợp vệ sinh này trong ăn uống. Thói quen sinh hoạt vẫn làm cho một tỷ lệ lớn hộ vùng dự án sử dụng nước sông suối, ao hồ vào việc tắm giặt: 27,5% trong mùa khô và 23,7% trong mùa mưa. Những hộ DTTS tuy có tỷ lệ sử dụng nước máy thấp hơn hộ Kinh (10,4% so với 17,8%), nhưng có tỷ lệ rất cao sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh-giếng khoan, nước mưa so với nhóm hộ Kinh (76,6% và 62,0%). Nhu cầu sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh của người dân ở vùng dự án là cấp thiết. Tuy nhiên dường như đầu tư của dự án nước sạch chưa phù hợp với tình trạng sử dụng nước không hợp vệ sinh ở các địa phương. Cà Mau được hưởng lợi nhiều nhất từ dự án với trên 60 ngàn hộ, nhưng theo số liệu khảo sát thì vấn đề nước sạch tại khu vực dự án của tỉnh này lại không trầm trọng như các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang hay An giang, và Sóc Trăng. Cà Mau chỉ có 0,3% hộ dùng nước ao hồ sông suối, kênh mương làm nước ăn uống trong mùa khô, trong khi chỉ số này lên tới gần một nửa số hộ ở Kiên Giang, 27,0% ở Hậu Giang... nhưng dự án lại dành cho 2 tỉnh có vấn đề nước sạch trầm trọng nhất khá ít hộ được hưởng lợi so với Cà Mau. Trong khi đó, 88,3% và 82,3% hộ chưa được dùng nứơc sạch của 2 tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang mong muốn được sử dụng loại nước này. Hợp phần nước sạch và vệ sinh nông thôn của dự án WB6 có thể đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các cộng đồng và cần triển khai tại những địa phương được đề cập ở trên. Trong số những hộ chưa được sử dụng nước máy trong toàn vùng dự án (chiếm 82,5%), hai phần ba có nhu cầu được sử dụng loại nước sạch này. Tuy nhiên còn tình trạng ở một số nơi, một bộ phận dân cư không hay ít sử dụng nước sạch do giá cả cao so với thu nhập của họ. Vi
Luận văn liên quan