Báo cáo Đánh giá tính hiệu quả của các lớp huấn luyện nông dân qua thực nghiệm (FFS) trong việc thực hiện quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi tại Việt Nam

Cây có múi là một chủng loại cây ăn quảquan trọng ởViệt Nam nhưng hiện trạng sản xuấ và sản lượng cây có múi đã bịtrởngại bởi nhiều vấn đềvềdịch hại. Việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) hiện đang được thừa nhận nhưlà một biện pháp kiểm soát dịch hại có hiệu quảvà chấp nhận được. Việt Nam đã phát triển mạnh được một chương trình IPM Quốc Gia bằng việc tham gia tập huấn và nghiên cứu của các nông dân thông qua các lớp huấn luyện thực nghiệm cho nông dân (FFS), mà qua đó đã có hơn 500.000 nông dân đã được huấn luyện vềcác kỹthuật IPM trên cây lúa, rau màu, vải, trà, đậu nành, đậu phộng và khoai lang. Tuy nhiên trước khi có dựán này kỹnăng chuyên môn vềIPM trên cây có múi của các huấn luyện viên còn rất hạn chế. Dựán này đã làm gia tăng đáng kểnăng lực huấn luyện vềIPM trên cây có múi cho các huấn luyện viên Việt Nam nhờvào việc tập huấn cho 209 cán bộkhuyến nông ởcảhai vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh ven biển miền Trung. Sau đó những huấn luyện viên này đã tổchức được 72 FFS trong suốt hai năm 2005 và 2006, kết quảlà đã có 2.245 nông dân của 12 tỉnh đã hoàn tất chương trình huấn luyện vềIPM trên cây có múi. Việc đánh giá hiệu quảcủa FFS đã được minh chứng bằng việc các nông dân đã xác nhận có nhiều sinh vật có ích hơn trong khu vườn của họ, họchấp nhận những loại thuốc thích hợp hơn trong việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), giảm chi phí đầu tưvà gia tăng việc chia sẽkiến thức và kinh nghiệm dẫn đến việc thành lập những hợp tác xã. Chi phi của FFS cho mỗi tham dựviên qua khảo sát cho thấy nó chiếm khoảng 1,6% của bình quân lợi nhuận thực của các nông dân.

pdf27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2113 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tính hiệu quả của các lớp huấn luyện nông dân qua thực nghiệm (FFS) trong việc thực hiện quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Nông Nghiệp và PTNT Đánh giá tính hiệu quả của các lớp huấn luyện nông dân qua thực nghiệm (FFS) trong việc thực hiện quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi tại Việt Nam CARD 036/04VIE Báo cáo hoàn tất dự án 2008 1 1. Thông tin về cơ quan nghiên cứu Tên dự án Đánh giá tính hiệu quả của các lớp huấn luyện nông dân qua thực nghiệm (FFS) trong việc thực hiện quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi tại Việt Nam Cơ quan thực hiện phía Việt Nam Cục Bảo vệ thực vật Người điều phối tại Việt Nam Ông Hồ Văn Chiến Tổ chức thực hiện phía Úc Trường Đại học Tây Sydney Nhân sự phía Úc Debbie Rae, Oleg Nicetic, Robert Spooner-Hart Ngày bắt đầu Tháng 2 năm 2005 Ngày kết thúc (gốc) Tháng 2 năm 2007 Ngày kết thúc (duyệt xét) Tháng 9 năm 2007 Giai đoạn báo cáo 2005-2006 Các văn phòng liên lạc In Australia: Team Leader Tên: Oleg Nicetic Telephone: +61245701329 Chức vụ: Nghiên cứu viên Fax: +61245701103 Tổ chức: Trường Đại Học Tây Sydney Email: o.nicetic@uws.edu.au Ở Úc : Liên hệ về hành chánh Tên Gar Jones Telephone: +6124736 0631 Chức vụ: Giám đốc, Khoa nghiên cứu Fax: +6124736 0905 Tổ chức Trường Đại học tây Sydney Email: g.jones@uws.edu.au Ở Việt Nam Tên: Ông Hồ Văn Chiến Telephone: +8473834476 Chức vụ: Giám Đốc Fax: +8473834477 Tổ chức Trung tâm BVTV phía Nam Email: hvchien@vnn.vn 1 2. Tóm tắt dự án Cây có múi là một chủng loại cây ăn quả quan trọng ở Việt Nam nhưng hiện trạng sản xuấ và sản lượng cây có múi đã bị trở ngại bởi nhiều vấn đề về dịch hại. Việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) hiện đang được thừa nhận như là một biện pháp kiểm soát dịch hại có hiệu quả và chấp nhận được. Việt Nam đã phát triển mạnh được một chương trình IPM Quốc Gia bằng việc tham gia tập huấn và nghiên cứu của các nông dân thông qua các lớp huấn luyện thực nghiệm cho nông dân (FFS), mà qua đó đã có hơn 500.000 nông dân đã được huấn luyện về các kỹ thuật IPM trên cây lúa, rau màu, vải, trà, đậu nành, đậu phộng và khoai lang. Tuy nhiên trước khi có dự án này kỹ năng chuyên môn về IPM trên cây có múi của các huấn luyện viên còn rất hạn chế. Dự án này đã làm gia tăng đáng kể năng lực huấn luyện về IPM trên cây có múi cho các huấn luyện viên Việt Nam nhờ vào việc tập huấn cho 209 cán bộ khuyến nông ở cả hai vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh ven biển miền Trung. Sau đó những huấn luyện viên này đã tổ chức được 72 FFS trong suốt hai năm 2005 và 2006, kết quả là đã có 2.245 nông dân của 12 tỉnh đã hoàn tất chương trình huấn luyện về IPM trên cây có múi. Việc đánh giá hiệu quả của FFS đã được minh chứng bằng việc các nông dân đã xác nhận có nhiều sinh vật có ích hơn trong khu vườn của họ, họ chấp nhận những loại thuốc thích hợp hơn trong việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), giảm chi phí đầu tư và gia tăng việc chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm dẫn đến việc thành lập những hợp tác xã. Chi phi của FFS cho mỗi tham dự viên qua khảo sát cho thấy nó chiếm khoảng 1,6% của bình quân lợi nhuận thực của các nông dân. 3. Tóm lược Cây có múi là một loại cây ăn quả quan trọng ở Việt Nam nhưng sản lượng quả trên một ha còn thấp hơn nhiều so với Úc cũng như một số nước sản xuất quả cây có múi chủ lực khác. Mục tiêu của dự án này là để cải thiện ngành trồng cây có múi tại Việt Nam một cách tốt hơn thông qua việc kiểm soát các đối tượng dịch hại và việc quản lý vườn cây có múi. Một cuộc điều tra cơ bản đã cho thấy rằng lợi nhuận thực được ước tính cho mỗi ha cây có múi thì biến động giữa 30.000.000 và 130.000.000 đồng Việt Nam. Diện tích vườn cây có múi và giống cây có múi cũng biến động đáng kể giữa các tỉnh, trong đó nhóm quýt là cho lợi nhuận cao nhất. Mục tiêu của dự án này đã đạt được một cách tốt đẹp là nhờ vào việc gia tăng năng lực giảng dạy các phương pháp trồng cây có múi một cách hiệu quả của các cơ quan nghiên cứu và khuyến nông của Việt Nam cho nông dân và cũng nhờ vào việc gia tăng kiến thức cho các nông dân tham gia dự án. Kiểu học chủ yếu được sử dụng trong dự án này là các lớp học trên đồng ruộng cho các nông dân (FFS) trong đó các lớp học là nơi hội tập những người tham gia đến để cùng nhau học tập và nghiên cứu. Đầu tiên các đối tác chủ chốt đã xây dựng một chương trình huấn luyện cho các cán bộ khuyến nông, những người đã huấn luyện về IPM trên cây có múi và đã phát triển một chương trình hoạt động cho FFS. Sau đó các huấn luyện viên đã tổ chức thực hiện một khoá FFS phù hợp với mùa vụ của từng vùng. Vào cuối vụ các cuộc hội thảo xét duyệt đã được tổ chức ở trung tâm một số điểm để đánh giá FFS đồng thời chỉnh sửa lại chương trình huấn luyện cũng như giáo trình cho FFS. Những chỉnh sửa ở năm thứ hai bao gồm việc kéo dài khoảng thời gian hoạt động của FFS để để nó đủ bao gồm toàn bộ những giai đoạn sinh trưởng và phát triển chủ yếu của cây có múi trong chương trình huấn luyệN FFS nhưng các cuộc họp mặt thì ít thường xuyên hơn và trọng tâm của việc huấn luyện đã được mở rộng từ quản lý dịch hại tổng hợp đến những mặt khác của kỹ thuật canh tác cây có múi như việc cắt tỉa cành, dinh dưỡng cho cây đặc biệt là việc sản xuất phân ủ, 2 việc trẻ hoá vườn cây, dự thảo chi phí và kế hoach cho một chu kỳ sản xuất. Trong năm đầu tiên của dự án 98 cán bộ khuyến nông từ 12 tỉnh đã được huấn luyện và đã tổ chức thực hiện được 24 FFS với 728 nông dân đã được cấp chứng chỉ. Trong năm thứ hai của dự án thêm 111 cán bộ khuyến nông được huấn luyện và họ đã tổ chức thực hiện được 48 FFS với 1520 nông dân được cấp chứng chỉ. Trong năm thứ nhất của dự án các huấn luyện viên từ tỉnh Cần Thơ đã in ấn 12 áp phích để giảng dạy về các loại dịch hại chính trên cây có múi. Vào lúc bắt đầu cho năm thứ hai của dự án bộ áp phích này đã được in ấn trên vật liệu không thấm nước và phân phối cho toàn bộ FFS với nguồn kinh phí tài trợ thêm của ACIAR. Một quyển sách với tựa đề “IPM trên cây có múi- Hướng dẫn sinh thái” cũng đã được xuất bản vào cuối năm thứ nhất của dự án và 1030 bản đã được phân phát cho các huấn luyện viên và nông dân tham gia. Quyển sách đã được nhiều người chấp nhận vì thế đã được tiếp tục in ấn để phân phát cho toàn bộ các nông dân tham gia FFS. Vào lúc kết thúc dự án một quyển sách thứ hai với tựa đề “Hướng dẫn đồng ruộng về dịch hại trên cây có múi” đã được xuất bản với số lượng là 5030 quyển đang được phân phát cho các huấn luyện viên và tham dự viên FFS. Một cuộc khảo sát kiến thức, thái độ, và thực tiễn (KAP) của các nông dân tham gia đã được thực hiện vào lúc bắt đầu và kết thúc mỗi FFS cho thấy rằng thái độ của nông dân đã được ảnh hưởng nhờ vào việc tham gia FFS. Kiến thức của họ về các loại sâu bệnh hại đã được cải thiện một cách có ý nghĩa và số lần phun thuốc đã giảm. Vào lúc kết thúc dự án một cuộc đánh giá những tác động về kinh tế, xã hội và môi trường đã được thực hiện bằng các cuộc phỏng vấn cá nhân của 53 nông dân từ 13 địa điểm. Cuộc khảo sát này đã cho thấy rằng trong năm sau khi tham gia FFS, thực hành canh tác của nông dân đã thay đổi gồm việc giảm sử dụng thuốc trừ dịch hại, thay đổi loại thuốc được sử dụng từ loại thuốc có phổ tác động rộng với mức tác động rất mạnh đến môi trường sang loại thuốc mềm hơn, việc quản lý đất tốt hơn nhờ vào việc gia tăng sử dụng phân hữu cơ và quản lý tán cây được tốt hơn. Các nông dân cũng gia tăng việc nhận thức của họ về việc áp dụng thuốc trừ dịch hại, giữ sổ ghi chép, sau thu hoạch và thị trường. Đa số nông dân đều khai rằng lợi nhuận thực của họ đã gia tăng chính là kết quả của việc giảm chi phí đầu vào và tăng được năng suất và chất lượng quả. Việc tham gia FFS đã làm gia tăng tình cảm giữa các tham dự viên FFS và sự chuyển việc quản lý vườn từ những người đàn ông sang vợ của họ để họ có thể đi làm những công việc khác. Sự thành lập các hợp tác xã sau khi các FFS đã kết thúc là một bước rất quan trọng trong việc duy trì năng lực đã được gia tăng của cộng đồng nông trại để cải thiện ngành sản xuất cây có múi. Tuy nhiên để duy trì những điều này, các nhóm trang trại cần sự tài trợ về tài chính với các điều kiện tín dụng dễ dàng hơn để họ phát triển các công nghệ sau thu họach và có điều kiện tiếp cận thị trường. Sự duy trì mạng lưới huấn luyện viên đã được bồi dưỡng từ dự án này đòi hỏi phải tiếp tục cấp thêm kinh phí. Mặc dù điều này ban đầu đã được sự tài trợ của chính quyền các tỉnh, nhưng khả năng các nông dân đóng góp phần nào chi phí cho các FFS cần được xem xét trong tương lai, đặc biệt nếu các nông dân là thành viên của các câu lạc bộ cây có múi hay là các hợp tác xã. Chi phí cho mỗi thành viên tham gia FFS được ước tính khoảng 70,62 đô la Úc, chỉ bằng 1,60% lợi nhuận trung bình cho mỗi ha. Dựa vào những ước tính này chi phí của FFS sẽ được bù lại chỉ trong một mùa nhờ vào việc giảm chi phí đầu vào và gia tăng năng suất. 4. Giới thiệu và bối cảnh Cây có múi là một trong những loại cây ăn quả chủ lực của Vịêt Nam (Bộ NN&PTNT 2004) và sản xuất quả cây có múi là một nguồn thu nhập quan trọng của nhiều nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, sản lượng và ngành sản xuất quả cây có múi ở Việt Nam thì thấp hơn đáng kể so với ở Úc và nhiều nước trồng cây có múi chủ yếu trên thế giới Brazil và Mỹ. Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã cho rằng “ nhìn chung, việc canh tác cây có múi trong vài năm qua đã đã không được phát triển mạnh, phần lớn là do tác hại nghiêm trọng của dịch hại mà 3 chủ yếu là bệnh vàng lá greening (bệnh huanglongbing) và vì thế những nghiên cứu về các biện pháp kiểm soát các đối tượng dịch hại này, trong đó sự kết hợp giữa việc quản lý vật liệu trồng và sử dụng kỹ thuật thâm canh, tiên tiến, là hết sức cần thiết” (Bộ NN&PTNT 2004). Thông tin bối cảnh về sản xuất cây có múi ở những vùng mà dự án này đã thực hiện và thu thập dữ liệu bao gồm việc điều tra cơ bản và đánh giá tác động của dự án thông qua việc điều tra và phỏng vấn nông dân. Từ thông tin đã được thu thập bình quân diện tích vườn cây ăn quả và thu nhập thực của nông dân đã được ước lượng cho mỗi tỉnh. Thật là khó để thẩm tra những gì mà nông dân đã nêu ra qua cuộc phỏng vấn bởi vì họ đã không giữ lại những sổ sách ghi chép việc thu và chi của họ một cách chính xác. Tuy nhiên, người phỏng vấn đã kiểm tra lại với từng nông dân bằng cách tính toán lại với họ về thu nhập thực tế chứ không phải là tổng số tiền họ thu được do bán quả. Họ cũng thẩm định lại với từng nhóm nông dân và đã tính toán cho nông dân thấy sự khác nhau giữa thu nhập thực tế và tổng số tiền mà họ thu được do bán quả và những chi phí trực tiếp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí tưới tiêu, xăng dầu, tiền thuê mướn công lao động, đóng gói, vận chuyển đi bán. Trong việc tính toán lợi nhuận thực, các nông dân đã không tính đến chi phí công lao động của chính họ cũng như những thành viên trong gia đình của họ, sự khấu hao trang thiết bị cũng như vườn quả của họ hoặc quan tâm đến tiền vay vốn để đầu tư sản xuất. Diện tích trung bình của vườn cây có múi biến động một cách có ý nghĩa giữa các tỉnh và rộng nhất là ở Khánh Hoà (Hình 1). Gía trị lợi nhuận thực tế đã được ước tính không có liên quan đến kích cở vườn (Hình 2) và lợi nhuận biến động giữa các chủng loại cây có múi khi được tính trung bình ở các tỉnh (Hình 3). Có một mức độ chuyên canh rất cao về giống cây có múi theo các tỉnh ở Việt Nam, với nông dân ở Đồng Tháp hầu hết là trồng quýt (Tiều) và các nông dân ở Tỉnh Nghệ An thì chuyên về trồng cam. Bưởi thì được trồng khá phổ biến ở nhiều tỉnh và diện tích trồng đã gia tăng nhanh từ 10 năm qua. Những giống cây có múi khác nhau thì cho thu nhập rất khác nhau. Trong khi lợi nhuận trung bình thực tế được tính bình quân trên các chủng loại cây có múi và ở tất cả các tỉnh là 78.620.000 đồng Việt Nam, các nông dân trồng quýt có trung bình thu nhập thực tế cao nhất là 100.000.000 đồng Việt Nam, tiếp theo sau là nông dân trồng bưởi với thu nhập là 93.330.000 đồng Việt Nam trong khi nông dân trồng cam lợi nhuận bình quân chỉ 37.880.000 đồng Việt Nam (Hình 3). Không có gì đáng ngạc nhiên khi lợi nhuận bình quân cao nhất trên 100.000.000 đồng Việt Nam được ghi nhận ở hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp bởi vì ở đó chủ yếu là được trồng quýt. So với lợi nhuận thực từ việc trồng trồng lúa thì trồng cây có múi cao hơn từ 3-6 lần. 4 3 2.5 2 1.5 1 Average area of citrus plantation (ha) ofcitrus area Average 0.5 0 Kanh Hoa Nghe An Ben Tre Tien Giang Dong Thap Tra Vinh Vinh Long Can Tho Soc Trang Province Hình 1: Diện tích trung bình của các vườn cây có múi ở các tỉnh đã được khảo sát . 180,000,000 160,000,000 140,000,000 120,000,000 100,000,000 80,000,000 Net profit (VND/ha/year) profit Net 60,000,000 40,000,000 20,000,000 0 Kanh Hoa Nghe An Ben Tre Tien Giang Dong Thap Tra Vinh Vinh Long Can Tho Soc Trang Province Hình 2: Đánh giá thu nhập thực cho mỗi ha vườn cây có múi ở mỗi tỉnh đã được khảo sát. 5 140,000,000 120,000,000 100,000,000 80,000,000 60,000,000 Net profit (VND/ha/year) profit Net 40,000,000 20,000,000 0 Mandarin Pomelo Orange Citrus species Hình 3: Đánh giá bình quân thu nhập thực tế cho mỗi chủng loại cây có múi ở các tỉnh đã khảo sát. Mục tiêu của dự án là tổ chức huấn luyện cho các huấn luyện viên là những cán bộ khuyến nông (TOT) về quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây có múi, sau đó các huấn luyện viên này sẽ tổ chức các FFS ở địa phương của họ và để đánh giá tính hiệu quả của phương pháp huấn luyện bằng hình thức FFS trong việc gia tăng kiến thức cho nông dân. Mục tiêu quan trọng cần tác động vào kiến thức cho nông dân là tăng cường sự hiểu biết của nông dân về hệ sinh thái vườn cây ăn quả, ảnh hưởng của mật độ cây trồng và sự thiết kế vườn cây đến sản lượng quả, sự cân bằng giữa các loại dinh dưỡng hữu cơ và vô cơ để duy trì sức khoẻ của đất, sự cân bằng giữa các loại dịch hại và sinh vật có ích, và việc sử dụng thuốc trừ dịch hại một cách hợp lý trong canh tác cây có múi. Những mục tiêu này góp phần làm cho nông dân trồng cây có múi nâng cao khả năng của họ và giúp họ tự quyết định giải quyết những vấn đề về dịch hại theo chiến lược IPM trong sản xuất cây có múi tại Việt Nam. Với sự thành lập của một mạng lưới cán bộ khuyến nông về IPM trên cây có múi và những huấn luyện viên này sẽ đạt được kinh nghiệm thực tế cần thiết trong việc huấn luyện IPM trên cây có múi qua việc tổ chức ít nhất một mùa FFS dài suốt cả vụ cây có múi, năng lực thực hiện chương trình IPM trên cây có múi của các cán bộ Việt Nam đã tăng lên một cách có ý nghĩa. Kiểu tổ chức học được sử dụng trong dự án là dạng nông dân học tập qua thực nghiệm trên đồng (FFS). FFS được xem như là một diễn đàn cho những người tham gia đến để học tập và nghiên cứu để quyết định hành động theo kết quả mà họ đã học tập và thực nghiệm. Kiểu này đã thu hút một cách trọn vẹn được tất các những đối tác: các nông dân, khuyến nông viên, nhà nghiên cứu, chính quyền địa phương, doanh nghiệp tư nhân và cho phép họ tham gia trực tiếp trong việc học tập, nghiên cứu, hội họp theo nhu cầu của họ. Hơn nữa một khía cạnh quan trọng của dự án là để đánh giá tính hiệu quả của FFS trong việc thay đổi những thực hành của nông dân và tác động về kinh tế, xã hội và môi trường của những thay đổi này. Mặc dù những phương pháp luận cho sự tham gia dựa vào học tập và hành động dựa vào kết quả nghiên cứu được thiết lập rất tốt, nhưng sự đánh giá tác động của chúng thì chưa hoàn hảo và cũng chưa được nhất trí về phương pháp luận. Tuy nhiên, nhìn chung người ta đều thừa nhận rằng sự đánh giá tác động của FFS là phức tạp bởi vì sự đa dạng của những tham số tác động 6 và ảnh hưởng của phối cảnh khác nhau của các đối tác đến những gì mà nó tác động đến (van den Berg and Jiggins 2007). Những đánh giá đã sử dụng trong dự án này bao gồm sự tự đánh giá của những người nông dân và sự tự đánh giá bởi những đối tác khác nhau của dự án để đảm bảo rằng những tham số mà đã đưa ra để đánh giá này thì thích đáng nhất cho những đối tác chính. Độ lớn của mẫu khảo sát và phép đạt tam giác (những cuộc khảo sát, những cuộc phỏng vấn giữa khoá và những quan sát thực tế trên đồng ruộng) đã được sử dụng để hạn chế tối đa sự thiên lệch. Tác động đã được đánh giá bằng việc sử dụng một sự so sánh dọc (ví dụ như sự so sánh trước và sau khi được tập huấn). Những tác động đôi khi bị biến động theo thời gian chẳn hạn như những khác biệt về năng suất và giá cả thị trường từ năm này đến năm khác. Do đó để giảm ảnh hưởng biến động của thời gian việc nghiên cứu tính tác động đã được thực hiện ở nhiều vùng khác nhau, ở 9 tỉnh và trên nhiều chủng loại cây có múi khác nhau (cam, quýt, bưởi). 5. Tiến độ thực hiện 5.1 Những điểm nổi bật đã thực hiện được Mục tiêu chính của dự án này là để tăng cường năng lực cho người Việt Nam nhằm phát triển và thực hiện những chiến lược IPM trên cây có múi bằng việc tổ chức huấn luyện cho các huấn luyện viên là các khuyến nông viên (TOT) về IPM trên cây có múi và những huấn luyện viên này sẽ tổ chức thực hiện các FFS ở ngay các huyện của họ. Mục tiêu chính đã đạt được là thông qua sự thực hiện của tất cả các hoạt động đã được đề ra trong nội dung của dự án, ngoài ra còn có những hoạt động bổ sung khác mà đã được trình bày rõ ràng qua các báo cáo định kỳ và cho các đối tác có liên quan phía Việt Nam suốt trong quá trình thực hiện của dự án. Những hoạt động bổ sung này nằm ngoài nội dung đề ra của dự án nhưng đã đóng góp một cách có ý nghĩa và có tác động tích cực làm cho việc thực hiện những mục tiêu dự án đã được đặt ra được hoàn thiện và bền vững hơn. Những chi thiết của sự thực hiện dự án đã được trình trong các báo cáo tiến độ, và những điểm nổi bật chính được liệt kê dưới đây. Những nét nổi bật về sự quản lý dự án 1. Cuộc họp dự án được tổ chức vào ngày 25/01/2005 đã thống nhất quy định những điểm mốc thời gian cần thiết cho hoạt động các nội dung của dự án và sẽ có báo cáo các kết quả thực hiện nội dung dự án theo các mốc thời gian quy định. Đồng thời thống nhất phân công các cá nhận đảm nhiệm các nhiệm vụ chuyên môn. 2. Cuộc họp các đối tác chủ chốt trong dự án đã tổ chức vào ngày 22/03/2005. Cuộc họp này đã quy định một phạm vi hoạt động chung giữa các đối tác từ nhà nghiên cứu và các cơ quan khuyến nông, doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức phi chính phủ. Những người đại diện của các cơ quan và doanh nghiệp không được đề cập từ đầu trong dự án đã tham gia trong cuộc họp đối tác này và họ đã bày tỏ sự phấn khởi của họ khi được tham gia và tài trợ cho dự án. Qua cuộc họp, các vị trí để thực hiện các FFS cũng đã được quyết định và nội dung chương trình huấn luyện TOT cũng đã được phát thảo. 3. Các hội thảo đánh giá hoạt động dự án đã được tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 23/11, Mỹ Tho vào ngày 25/11 và Vinh vào ngày 29/11/2005. Các cuộc hội thảo này đã không được lên kế hoạch cũng như kinh phí trong đề cương dự án nhưng trong suốt khoá học của mùa FSS đầu tiên nó đã chứng tỏ một cách rõ ràng rằng các hội thảo này đã tạo cơ hội cho các đối tác (gồm đại diện nông dân từ các FFS) có thể đánh giá qua một mùa FFS đầu tiên và đề nghị những thay đổi về chương trình giảng dạy cần thiết. Kinh phí cho hoạt động này đã được tài trợ từ công ty Bayer Việt Nam. Trong các cuộc hội thảo này các kết quả của 7 các thí nghiệm thực nghiệm của nông dân cũng đã được các huấn luyện viên báo cáo,các chương trình huấn luyện TOT và FFS cũng đã được đánh giá, cung cấp thông tin phản hồi và các duyệt xét cho chương trình TOT và FFS ở năm 2006 cũng đã được nhất trí. 4. Một cuộc họp các đối tác cũng đã được tổ chức tại Trung tâm BVTV phía Nam vào ngày Thứ hai 09/01. Trong cuộc họp này chương trình huấn luyện TOT đã được điều chỉnh bao gồm việc tăng cường các hoạt động thực hành hơn, thời gian cho FFS cũng đã được nhất trí xem xét lại và kinh phí hỗ trợ th
Luận văn liên quan