Báo cáo "Điều khiển từ xa bằng hồng ngoại"

Ngày nay, con người cùng với những ứng dụng của khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới, chúng ta đang ngày một thay đổi, văn minh vàh hiện đại hơn. Sự phát triển của kỹ thuật điện tử đã tạo ra hàng loạt những thiết bị với các đặc điểm nổi bậc như độ chính xác cao, tốc độ nhanh, gọn nhẹ, là những yếu tố rất cần thiết góp phần cho hoạt động của con người đạt hiệu quả ngày càng cao hơn. Điện tử đang trở thành một ngành khoa học đa nhiệm vụ. Điện tử đã đáp ứng được những đòi hỏi không ngừng của các ngành, lĩnh vực khác nhau cho đến nhu cầu thiết yếu cảu con người trong cuộc sống hằng ngày. Một trong những ứng dụng quan trọng của ngành công nghệ điện tử là kỹ thuật điều khiển từ xa bằng hồng ngoại. Sử dụng hồng ngoại được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp và các lĩnh vực khác trong cuộc sống với những thiết bị điều khiển từ xa rất tinh vi và đạt được năng suất, kinh tế thật cao. Xuất phát từ những ứng dụng đó, em đã thiết kế và thi công một mạch ứng dụng nhỏ trong thu phát hồng ngoại: “Bộ điều khiển từ xa bằng hồng ngoại”. Đề tài này giúp em hiểu rõ hơn về nguyên lý thu phát và ứng dụng những lý thuyết được học vào thực tế. Đồng thời tìm hiểu thêm những điều chưa được học và nâng cao kỹ năng thực hành cũng như là những ứng dụng của mạch trong thực tế. Vì thời gian thực hiện còn hạn chế, và những gì đã học và tìm hiểu được cũng có giới hạn nên đề tài còn nhiều hạn chế. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý tận tình của cô các bạn.

pdf49 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5273 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo "Điều khiển từ xa bằng hồng ngoại", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo " Điều khiển từ xa bằng hồng ngoại" BÁO CÁO ĐAMH1: ĐIỀU KHIỂN TỪ XA BẰNG HỒNG NGOẠI SVTH: NGUYỄN VĂN ANH VŨ 7 Phần B: Nội Dung Chính Của Đồ Án Chương 1: Mở Đầu Chương này trình bày vắn tắt quá trình thực hiện đề tài và toàn bộ nội dung của đề tài. Nội dung chương bao gồm những phần chính như sau : lý do chọn đề tài; mục tiêu của đồ án; nội dung thực hiện; giới hạn đồ án và phương pháp nghiên cứu. 1.1 – Khái Quát Vấn Đề Ngày nay, con người cùng với những ứng dụng của khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới, chúng ta đang ngày một thay đổi, văn minh vàh hiện đại hơn. Sự phát triển của kỹ thuật điện tử đã tạo ra hàng loạt những thiết bị với các đặc điểm nổi bậc như độ chính xác cao, tốc độ nhanh, gọn nhẹ,… là những yếu tố rất cần thiết góp phần cho hoạt động của con người đạt hiệu quả ngày càng cao hơn. Điện tử đang trở thành một ngành khoa học đa nhiệm vụ. Điện tử đã đáp ứng được những đòi hỏi không ngừng của các ngành, lĩnh vực khác nhau cho đến nhu cầu thiết yếu cảu con người trong cuộc sống hằng ngày. Một trong những ứng dụng quan trọng của ngành công nghệ điện tử là kỹ thuật điều khiển từ xa bằng hồng ngoại. Sử dụng hồng ngoại được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp và các lĩnh vực khác trong cuộc sống với những thiết bị điều khiển từ xa rất tinh vi và đạt được năng suất, kinh tế thật cao. Xuất phát từ những ứng dụng đó, em đã thiết kế và thi công một mạch ứng dụng nhỏ trong thu phát hồng ngoại: “Bộ điều khiển từ xa bằng hồng ngoại”. Đề tài này giúp em hiểu rõ hơn về nguyên lý thu phát và ứng dụng những lý thuyết được học vào thực tế. Đồng thời tìm hiểu thêm những điều chưa được học và nâng cao kỹ năng thực hành cũng như là những ứng dụng của mạch trong thực tế. Vì thời gian thực hiện còn hạn chế, và những gì đã học và tìm hiểu được cũng có giới hạn nên đề tài còn nhiều hạn chế. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý tận tình của cô các bạn. 1.2 – Mục Tiêu Yêu Cầu Của Đề Tài Đề tài này sử dụng một cặp IC thu (PT2249) phát (PT2248) kết hợp với vi điều khiển 89S52 để tạo thành mạch điều khiển, định thời. IC phát (PT2248) có nhiệm vụ kiểm tra phím được nhấn và truyền mã phím đó đi dưới dạng xung thông qua led phát hồng ngoại. IC thu (PT2249) có nhiệm vụ kiểm tra tín hiệu nhận được và thay đổi mức logic của các ngõ ra theo xung nhận được. Tín hiệu ngõ ra của IC thu được đưa đến vi xử lý và bắt đầu giải mã tín hiệu này theo chương trình được viết sẵn. Từ đây có thể suy ra mục đích yêu cầu của đề tài như sau: BÁO CÁO ĐAMH1: ĐIỀU KHIỂN TỪ XA BẰNG HỒNG NGOẠI SVTH: NGUYỄN VĂN ANH VŨ 8  Có thể điều khiển thiết bị từ xa thông qua cặp IC thu phát.  Có thể cài đặt thời gian, khởi động hoặc dừng thiết bị bằng 6 phím nhấn.  Khi thời gian cài cặt đã hết sẽ tự động ngắt nguồn thiết bị.  Giá thành sản phẩm không quá đắt.  Chạy ổn định, chính xác, nhỏ gọn, dễ sử dụng, sửa chữa. 1.3 – Nội Dung Đề Tài  Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của mạch.  Tính toán , thiết kế, thi công mạch. 1.4 – Giới Hạn Đề Tài Nghiên Cứu Đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nguyên lý thu phát và ứng dụng bộ thu phát hồng ngoại để điều khiển thiết bị. 1.5 – Phương Pháp Nghiên Cứu Tham khảo các tài liệu trên mạng, sách trong thư viện. BÁO CÁO ĐAMH1: ĐIỀU KHIỂN TỪ XA BẰNG HỒNG NGOẠI SVTH: NGUYỄN VĂN ANH VŨ 9 Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết Liên Quan 2.1 Khái Niệm Về Ánh Ánh Sáng Hồng Ngoại (Tia Hồng Ngoại) Ánh sáng hồng ngoại (tia hồng ngoại) là ánh sáng không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, có bước sóng từ 0.86µm đến 0.98µm. Tia hồng ngoại có vận tốc truyền bằng vận tốc ánh sáng. Tia hồng ngoại có thể truyền đi được nhiều kênh tín hiệu. Nó được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp. Lượng thông tin có thể đạt 3 mega bit/s. Lượng thông tin được truyền đi với ánh sáng hồng ngoại lớn gấp nhiều lần so với sóng điện từ mà người ta vẫn dùng. Tia hồng ngoại dễ bị hấp thụ, khả năng xuyên thấu kém. Trong điều khiển từ xa bằng tia hồng ngoại, chùm tia hồng ngoại phát đi hẹp, có hướng, do đó phải thu đúng hướng. Sóng hồng ngoại có những đặc tính quan trọng giống như ánh sáng (sự hội tụ qua thấu kính, tiêu cự…). Ánh sáng thường và ánh sáng hồng ngoại khác nhau rất rõ trong sự xuyên suốt qua vật chất. Ánh sáng hồng ngoại không bị yếu đi khi vượt qua các lớp bán dẫn để đi ra ngoài. 2.2 Nguyên Lý Thu Phát Hồng Ngoại Tia hồng ngoại được sử dụng rất phổ biến và không bị ảnh hưởng bởi từ trường, vì thế nó được sử dụng tốt trong truyền thông và điều khiển. Nhưng nó vẫn có một số khuyết điểm, một số vật phát hồng ngoại mạnh làm ảnh hưởng đến truyền thông và điều khiển như quang phổ mặt trời. Khó khăn khi sử dụng hồng ngoại là, REMOTE điều khiển TV/VCR hoặc những ứng dụng khác và linh kiện rất tốn kém. Việc thu hoặc phát bức xạ hồng ngoại bằng nhiều phương tiện khác nhau, có thể nhận tia hồng ngoại từ ánh sáng mặt trời. Nhiều thứ có thể phát tia hồng ngoại như: lò bức xạ, lò điện, đèn, cơ thể người,… Để truyền tia hồng ngoại tốt phải tránh xung nhiễu, bắt buộc phải dùng mã phát và nhận ổn định để xác định xem đó là xung truyền hay nhiễu. Tần số làm việc tốt nhất là từ 30KHz đến 60KHz, nhưng thường sử dụng khoảng 36KHz. BÁO CÁO ĐAMH1: ĐIỀU KHIỂN TỪ XA BẰNG HỒNG NGOẠI SVTH: NGUYỄN VĂN ANH VŨ 10 Dùng tần số 36 KHz để truyền tín hiệu thì dễ, nhưng khó thu và giải mã, phải sử dụng bộ lọc để tín hiệu ngõ ra là xung vuông, nếu ngõ ra có xung nghĩa là đã nhận được tín hiệu ngõ vào. 2.2.1 Phần Phát  Sơ đồ khối chức năng: Khối chọn chức năng và khối mã hóa: khi người sử dụng bấm vào các phím chức năng để phát lệnh yêu cầu của mình, mỗi phím chức năng tương ứng với một số thập phân. Mạch mã hóa sẽ chuyển đổi thành số nhị phân tương ứng dưới dạng mã lệnh tín hiệu số gồm các bit 0 và 1. Số bit trong mã lệnh nhị phân có thể là 4 hay 8 bit… tùy theo số lượng phím chức năng nhiều hay ít. Khối dao động có điều kiện: khi nhấn một phím chức năng thì đồng thời khởi động mạch giao động tạo xung clock, tần số xung clock xác định thời gian chuẩn của mỗi bit. Khối chốt dữ liệu và khối chuyển đổi song song ra nối tiếp: mã nhị phân tại mạch mã hóa sẽ được chốt để đưa vào mạch chuyển đổi dữ liệu song song ra nối tiếp. Mạch chuyển đổi dữ liệu song song ra nối tiếp được điều khiển bởi xung clock và mạch định thời nhằm đảm bảo kết thúc đúng lúc việc chuyển đổi đủ số bit của một mã lệnh. Khối điều chế và phát FM: mã lệnh dưới dạng nối tiếp sẽ được đưa qua mạch điều chế và phát FM để gép mã lệnh vào sóng mang có tần số từ 38Khz đến 100Khz, nhờ sóng mang cao tần tín hiệu được truyền đi xa hơn, nghĩa là tăng cự ly phát. Khối thiết bị phát: là một led hồng ngoại. Khi mã lệnh có giá trị bit = „1‟ thì LED phát hồng ngoại trong khoảng thời gian T của bit đó. Khi mã lệnh có giá trị bit = „0‟ thì LED không sáng. Do đó, bên thu không nhận được tín hiệu xem như bit = „0‟. 2.2.2 Phần Thu  Sơ đồ chức năng: BÁO CÁO ĐAMH1: ĐIỀU KHIỂN TỪ XA BẰNG HỒNG NGOẠI SVTH: NGUYỄN VĂN ANH VŨ 11 Khối thiết bị thu: Tia hồng ngoại từ phần phát được tiếp nhận bởi LED thu hồng ngoại hay các linh kiện thu quang khác. Khối khuếch đại và tách sóng: trước tiên khuếch đại tín hiệu nhận rồi đưa qua mạch tách sóng nhằm triệt tiêu sóng mang và tách lấy dữ liệu cần thiết là mã lệnh. Khối chuyển đổi nối tiếp sang song song và khối giải mã: mã lệnh được đưa vào mạch chuyển đổi nối tiếp sang song song và đưa tiếp qua khối giải mã ra thành số thập phân tương ứng dưới dạng một xung kích tại ngõ ra tương ứng để kích mở mạch điều khiển. Tần số sóng mang còn được dùng để so pha với tần số dao động bên phần thu giúp cho mạch thu phát hoạt động đồng bộ, đảm bảo cho mạch tách sóng và mạch chuyển đổi nối tiếp sang song song được hoạt động chính xác. 2.3 Tổng Quan Về Linh Kiện Chính Sử Dụng Trong Mạch 2.3.1 IC Phát Tín Hiệu Hồng Ngoại PT2248 Đây là một bộ truyền phát tia hồng ngoại ứng dụng bởi công nghệ CMOS. PT2249 kết hợp với PT2248 tạo ra 10 phím chức năng. Với cách tổ hợp phím như vậy, có thể dùng cho nhiều loại thiết bị từ xa. Đặc tính:  Được sản xuất theo công nghệ CMOS.  Tiêu thụ công suất thấp.  Vùng điện áp hoạt động: 2.2V – 5V.  Sử dụng được nhiều phím. Ứng dụng:  Bộ phát hồng ngoại dùng trong các thiết bị điện tử như: Television, Video Cassette Recode,… BÁO CÁO ĐAMH1: ĐIỀU KHIỂN TỪ XA BẰNG HỒNG NGOẠI SVTH: NGUYỄN VĂN ANH VŨ 12 Chân 1 (Vss): là chân mass được nối với cực âm của nguồn điện. Chân 2 và 3: là hai đầu để nối với thạch anh bên ngoài cho bộ tạo dao động ở bên trong IC. Chân 4-9 (K1 – K6): là đầu của bàn phím kiểu ma trận, các chân từ K1 đến K6 kết hợp với các chân 10 đến 12 (T1 – T3) để tạo thành ma trận 18 phím. Chân 13(CODE): là chân mã số dùng để kết hợp với các chân khác để tạo ra tổ hợp mã hệ thống giữa phần phát và phần thu. Chân 14 (TEST): là chân dùng để kiểm tra mã của phần tử phát, khi không sử dụng có thể bỏ trống. Chân 15 (Txout): là đầu ra của tín hiệu đã được điều chế FM. Chân 16 (Vcc): là chân cấp nguồn dương. Bộ tạo dao động và bộ phân tần: để có thể phát được xa, ta cần có xung có tần số 38Khz ở nơi nhận, nhưng trên thị trường khó tìm được thạch anh đúng tần số nên ta chọn tần số của BÁO CÁO ĐAMH1: ĐIỀU KHIỂN TỪ XA BẰNG HỒNG NGOẠI SVTH: NGUYỄN VĂN ANH VŨ 13 thạch anh là 455Khz cho bộ tạo dao động, tần số đó sẽ được đưa qua bộ phân tần để chia nó ra thành 12 lần. Mạch điện phím vào: có tổng cộng 18 phím được nối tới các chân K1 – K6 và 3 chân T1 – T3 để tạo ra bàn phím ma trận (6x3).  Phím 1 – 6: là những phím cho ra tín hiệu liên tục khi ấn giữ.  Phím 7 – 18: là những phím cho ra tín hiệu không liên tục. Tín hiệu sẽ mất ngay khi ấn vào cho dù có giữ phím. Mạch hoạt động tín hiệu thời gian – Mạch phát sinh tín hiệu:  Lệnh truyền: gồm một từ lệnh được tạo bởi 3 bit mã người dùng, 1 bit mã liên tục, 2 bit mã không liên tục và 6 bit mã ngõ vào. Vậy, nó có 12 bit mã. Trong đó, 3 bit mã người dùng được tạo như sau: Dữ liệu của 3 bit mã T1, T2, T3 sẽ là “1” nếu một diode được nối giữa chân CODE và chân Tn (n=1,2,3); và là “0” khi không nối diode. Vì IC thu PT2249, chỉ có 2 bit mã (CODE 2, CODE 3), nên chân T1 của PT2248 sẽ luôn ở mức “1”.  C1, C2, C3: mã người dùng.  H: mã tín hiệu liên tục.  S1, S2: mã tín hiệu không liên tục.  D1 – D6: mã tín hiệu ngõ vào. Dạng sóng truyền: BÁO CÁO ĐAMH1: ĐIỀU KHIỂN TỪ XA BẰNG HỒNG NGOẠI SVTH: NGUYỄN VĂN ANH VŨ 14 Thời gian của bit “a” phụ thuộc vào tần số dao động và được tính bởi công thức:  Tín hiệu không liên tục: Khi ấn bất kì 1 phím không liên tục, tín hiệu không liên tục chỉ truyền hai từ lệnh đến ngõ ra.  Tín hiệu liên tục: Khi nhấn bất kì một phím liên tục, tín hiệu liên tục sẽ lặp lại chu kì s khi truyền 2 từ lệnh và thời gian dừng cho đến khi phím không được nhấn nữa. 2.3.2 IC Thu Và Mã Hóa Tín Hiệu Hồng Ngoại PT2249 PT2249 cũng được chế tạo bởi công nghệ CMOS. Nó có thể điều khiển tối đa 10 thiết bị. Đặc tính: BÁO CÁO ĐAMH1: ĐIỀU KHIỂN TỪ XA BẰNG HỒNG NGOẠI SVTH: NGUYỄN VĂN ANH VŨ 15  Tiêu tán công suất thấp.  Khả năng chống nhiễu rất cao.  Nhận được đồng thời 5 chức năng từ IC phát PT2248.  Cung cấp bộ tạo dao động RC.  Bộ lọc số và bộ kiểm tra mã ngăn ngừa sự tác động từ những nguồn sáng khác nhau như đèn PL. Do đó không ảnh hưởng đến độ nhạy của mắt thu. Sơ đồ chân của PT2249:  Chân 1 (Vss): là chân mass được nối với cực âm của nguồn điện.  Chân 2 (R): là đầu vào tiếu hiệu thu.  Chân 3 – 7 (H1 – H5): là đầu ra tín hiệu liên tục. Chỉ cần thu được tín hiệu tương ứng với đầu ra nào thì đầu ra đó luôn duy trì ở mức “1”.  Các chân 8 – 12 (S1 – S5): là đầu ra tín hiệu không liên tục. Chỉ cần thu được tín hiệu tương ứng với đầu ra nào thì đầu ra đó sẽ luôn duy trì ở mức “1” trong khoảng thời gian là 107ms.  Chân 14 và 13 (CODE2 (C2) và CODE3 (C3)): để tạo ra các tổ hợp mã hệ thống giữa phần phát và phần thu. Mã số của hai chân này phải giống tổ hợp mã hệ thống của phần phát thì mới thu được tín hiệu.  Chân 15 (OSC): dùng để nối với tụ điện và điện trở bên ngoài tạo ra dao động cho mạch.  Chân 16 (Vcc): là chân được nối với cực dương của nguồn cung cấp. Sơ đồ khối của IC thu hồng ngoại PT2249: BÁO CÁO ĐAMH1: ĐIỀU KHIỂN TỪ XA BẰNG HỒNG NGOẠI SVTH: NGUYỄN VĂN ANH VŨ 16 Giải thích sơ đồ khối: sau khi IC phát PT 2248 phát tín hiệu (2 chu kì) đi, tín hiệu sẽ được mắt thu(IC thu) tiếp nhận rồi đưa nó đến chân Rxin. Chân Rxin có nhiệm vụ sẽ chỉnh lại dạng sóng của tín hiệu cho chuẩn. Sau đó, tín hiệu được đưa đến bộ lọc số. Bộ lọc có nhiệm vụ lọc lấy các dữ liệu rồi đưa đến thanh ghi. Dữ liệu đầu tiên được đưa vào thanh ghi 12 bit. Tiếp đến, dữ liệu thứ hai sẽ được nạp vào thanh ghi. Dữ liệu đầu tiên sẽ được đưa qua bộ đệm ngõ ra nếu mã của nó khớp với mã của phần phát. Trường hợp, mã của dữ liệu không khớp với mã của phần phát thì quá trình sẽ được lặp lại. 2.3.3 Module Hay LED Thu Tín Hiệu Hồng Ngoại PIC – 1018SCL PIC – 1018SCL là IC thu tín hiệu hồng ngoại với những đặc điểm sau:  Là IC có kích thước nhỏ.  Phạm vi thu nhận tín hiệu xa (± 45o).  Khả năng chống nhiễu tốt. Sơ đồ khối của PIC – 1018SCL: BÁO CÁO ĐAMH1: ĐIỀU KHIỂN TỪ XA BẰNG HỒNG NGOẠI SVTH: NGUYỄN VĂN ANH VŨ 17 Giải thích sơ đồ khối: Tín hiệu hồng ngoại từ nguồn phát qua bộ truyền đến mạch thu được led hồng ngoại nhận rồi đưa qua ba tầng khuếch đại. Sau đó tín hiệu này được qua mạch lọc băng thông để chọn dãy băng thông thích hợp. Ở ngõ ra tín hiệu này được qua mạch khuếch đại (AGC) để tăng độ khuếch đại nếu cần thiết. Xung này được qua mạch so sánh và phân tích trước khi vào mạch Schmitt Trigger. Mạch Schmitt Trigger là mạch so sánh só phản hồi như hình sau: Lúc này do Vin so sánh với tín hiệu ngõ vào V+ là điện thế trên mạch phân áp R4 – R2, nên theo sự biến thiên giữa hai mức điện áp của Vout, mạch Schmitt Trigger cũng có hai ngưỡng so sánh là VH và VL: BÁO CÁO ĐAMH1: ĐIỀU KHIỂN TỪ XA BẰNG HỒNG NGOẠI SVTH: NGUYỄN VĂN ANH VŨ 18 Qua hình ta nhận thấy, mạch Schmitt Trigger là mạch so sánh Vin theo hai ngưỡng VH và VL. Khi điện áp Vin vượt qua VH thì giá trị Vout là 0V và khi Vin thấp hơn VL thì Vout sẽ ở mức +Vcc (nghĩa là có sự đảo pha). Nhiệm vụ chủ yếu của mạch Schmitt Trigger là đổi tín hiệu liên tục thành tín hiệu vuông với khả năng chống nhiễm cao. Tín hiệu ngõ ra của mạch Schmitt Trigger qua mạch đảo sẽ cho tín hiệu ở ngõ ra của PIC – 1018SCL là tín hiệu đảo. 2.3.4 Led Quang – LED Phát Tín Hiệu Hồng Ngoại Ở quang trở, diode quang, transistor quang, năng lượng của ánh sáng chiếu vào chất bán dẫn và cấp năng lượng cho các điện tử vượt dải cấm. Ngược lại, khi một điện tử từ dải dẫn điện rớt xuống dãi hóa trị thì sẽ phát ra một năng lượng: E=h.f Dải dẫn điện Dải hóa trị Dải cấm hf. Khi phân cực thuận một mối nối P-N, điện tử tự do từ vùng N xuyên qua vùng P và tái hợp với lỗ trống (về phương diện năng lượng ta nói các điện tử trong dải dẫn điện - có năng lượng cao - rơi xuống dãi hóa trị - có năng lượng thấp - và kết hợp với lỗ trống), khi tái hợp thì chúng sinh ra năng lượng. Đối với diode Ge, Si thì năng lượng phát ra dưới dạng nhiệt. Nhưng đối với diode cấu tạo bằng GaAs (Gallium Arsenide) năng lượng phát ra là ánh sáng hồng ngoại (không thấy bằng mắt thường được) dùng trong các mạch báo động, điều khiển từ xa,… Với GaAsP (Gallium Arsenide phosphor) năng lượng phát ra là ánh sáng vàng hay đỏ. Với GaP (Gallium phosphor), năng lượng phát ra là màu vàng hoặc xanh lá cây. Các LED phát ra ánh sáng thấy được dùng để làm đèn báo, trang trí… Phần ngoài của LED có một thấu kính để tập trung ánh sáng phát ra ngoài. BÁO CÁO ĐAMH1: ĐIỀU KHIỂN TỪ XA BẰNG HỒNG NGOẠI SVTH: NGUYỄN VĂN ANH VŨ 19 Để có ánh sáng liên tục, người ta phân cực thuận LED. Tùy thoe mức năng lượng giải phóng cao hay thấp mà bước sóng ánh sáng phát ra khác nhau sẽ quyết định màu sắc của LED. Thông thường, LED có điện thế phân cực thuận cao hơn diode thông thường, torng khoảng 1,5 – 2,8V tùy thoe màu sắc phát ra, màu đỏ: 1,4 – 1,8V, vàng 2 – 2,5V, xanh lá cây: 2 – 2,8V, và dòng điện qua LED khoảng vài mA. 2.3.5 Vi Điều Khiển AT89S52 - Tổng quan về 89S52 AT89S52 là họ vi điều khiển do hãng Intel sản xuất. Các sản phẩm AT89S52 thích hợp cho những ứng dụng điều khiển. Việc xử lý trên byte và các tính toán số học ở cấu trúc dữ liệu nhỏ được thực hiện bằng nhiều chế độ truy xuất dữ liệu nhanh trên RAM nội. Tập lệnh cung cấp một bảng tiện dụng của những lệnh số học 8 bit gồm cả lệnh nhân và lệnh chia. Nó cung cấp những hỗ trợ mở rộng trên chip dành cho những biến một bit như là kiểu dữ liệu riêng biệt cho phép quản lý và kiểm tra bit trực tiếp trong hệ thống điều khiển. AT89S52 cung cấp những đặc tính chuẩn như: 8 Kbyte bộ nhớ chỉ đọc có thể xóa và lập trình nhanh (EPROM), 128 Byte RAM, 32 đường I/O, 3 TIMER/COUNTER 16 Bit, 5 vector ngắt, 1 mạch dao động tạo xung Clock và bộ dao động ON-CHIP. Các đặc điểm của chip AT89S52 được tóm tắt như sau:  8 Kbyte bộ nhớ có thể lập trình nhanh.  Tần số hoạt động từ 0Hz đến 24MHz.  3 mức khóa bộ nhớ chương trình.  3 bộ TIMER/COUNTER 16 Bit.  128 Byte RAM nội.  4 Port xuất/nhập 8 bit.  Giao tiếp nối tiếp.  64 KB vùng nhớ mã ngoài. BÁO CÁO ĐAMH1: ĐIỀU KHIỂN TỪ XA BẰNG HỒNG NGOẠI SVTH: NGUYỄN VĂN ANH VŨ 20  64KB vùng nhớ dữ liệu ngoài.  4µs cho hoạt động nhân hoặc chia. Sơ đồ khối: BÁO CÁO ĐAMH1: ĐIỀU KHIỂN TỪ XA BẰNG HỒNG NGOẠI SVTH: NGUYỄN VĂN ANH VŨ 21 - Sơ đồ chân 89S52: Mặc dù các thành viên của họ 8051 (ví dụ 7851, 89S52, 89C51,DS5000) đều có các kiểu đóng vỏ khác nhau, chẳng hạn như hai hàng chân DIP (Dual In-Line Pakage), dạng vỏ dẹt vuông QPF (Quad Flat Pakage) và dạng chip không có chân đỡ LLC ( Leadless Chip Carrier) thì chúng đều có 40 chân cho các chức năng khác nhau như vào ra I/O, đọc ̅̅ ̅̅ , ghi ̅̅ ̅̅ ̅, địa chỉ, dữ liệu và ngắt. Cần phải lưu ý một số hãng cung cấp một phiên bản 8051 có 20 chân với số cổng vào ra ít hơn cho các ứng dụng yêu cầu ít hơn. Tuy nhiên vì hầu hết các nhà phát triển sử dụng chip đóng vỏ 40 chân với hai hàng chân DIP nên ta chỉ tập trung mô tả phiên bản này. - Chức năng của các chân 89S52 Port 0: từ chân 32 đến chân 39 (P0.0_P0.7). Port 0 có hai chức năng: trong các thiết kế cỡ nhỏ không dùng bộ nhớ mở rộng nó có chức năng như các đường I/O, đối với các thiết kế lớn có bộ nhớ mở rộng nó được kết hợp giữa bus địa chỉ và bus dữ liệu. Port 1: từ chân 1 đến chân 9 (P1.0_P1.7). Port 1 là Port I/O dùng cho giao tiếp với các thiết bị bên ngoài nếu cần. Port 2: từ chân 21 đến chân 28 (P2.0_P2.7). Port 2 là một port có tác dụng kép dùng như các đường xuất/nhập hoặc là byte cao của bus địa chỉ đối với các thiết bị dùng bộ nhớ mở rộng. Port 3: từ chân 10 đến chân 17 (P3.0_P3.7). Port 3 là Port có tác dụng kép. Các chân của Port này có nhiều chức năng, có công dụng chuyển đổi có liên hệ đến các đặc tính đặc biệt của 89S52 như ở bảng sau: BÁO CÁO ĐAMH1: ĐIỀU KHIỂN TỪ XA BẰNG HỒNG NGOẠI SVTH: NGUYỄN VĂN ANH VŨ 22 Bit Tên Chức năng chuyển đổi P3.0 P3.1 P3.2 P3.3 P3.4 P3.5 P3.6 P3.7 RXD TXD INT0 INT1 T0 T1 WR RD Ngõ vào dữ liệu nối tiếp. Ngõ xuất dữ liệu nối tiêp. Ngắt ngoài Timer0. Ngắt ngoài T1. Ngõ vào TIMER/COUNTER thứ 0. Ngõ vào TIMER/COUNTER thứ 1. Tín hiệu ghi dữ liệu lên bộ nhớ ngoài. Tín hiệu đọc bộ nhớ dữ liệu ngoài. PSEN (Program store enable): PSEN là tín hiệu ngõ ra có tác dụng cho phép đọc bộ nhớ chương trình mở rộng và thường được nối đến chân OE của EPROM cho phép đọc các byte mã lệnh. PSEN ở mức thấp trong thới gian 89S52 lấy mã lệnh. Các mã lệnh của chương trình được đọc từ EPROM qua bus dữ liệu, được chốt vào thanh ghi lệnh bên trong 89S52 để giải mã lệnh. Khi 89S52 thi hành xong chương trình trong ROM nội, PSEN ở mức cao. ALE (Address Latch Enable): Khi 89S52