Báo cáo Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất tầng neogen vùng thành phố Hà Nội

Hà Nội là Thủ Đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, khoa học - kỹ thuật của cả nước. Nguồn nước phục vụ cho thành phố Hà Nội chủ yếu là nước dưới đất được khai thác trong các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ. Một vài năm gần đây có thêm nguồn nước mặt từ sông Đà. Việc khai thác quá mức nước dưới đất trong các tầng chứa nước bở rời hệ Đệ tứ đã gây nên hiện tượng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước dưới đất. Ngày 11/5/2006, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Quyết định số 653/QĐ-BTNMT giao Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Bắc (nay là Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc) lập đề án “Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất tầng Neogen vùng thành phố Hà Nội” Ngày 25/5/2006 Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có Quyết định số 353 QĐ/ĐCKS-TCCB giao Ths. Địa chất thuỷ văn Đỗ Dương Quảng làm Chủ nhiệm Đề án. Đề án “Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất tầng Neogen vùng thành phố Hà Nội” đã được Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 985/QĐ-ĐCKS-ĐC ngày 22/12/2006. Nhiệm vụ của đề án: - Xác định đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn của tầng chứa nước Neogen; - Đánh giá mức độ chứa nước, khoanh định diện tích có triển vọng của tầng chứa nước Neogen trong phạm vi nghiên cứu. Đề án do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc thi công từ năm 2007, kết thúc thi công thực địa tháng 10 năm 2011. Các dạng công tác được thực hiện theo đúng quy trình điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất và có đầy đủ cơ sở pháp lý. Do điều kiện công tác, ngày 12/5/2010 Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc có Quyết định số 87/QĐ-QHTNN giao Chủ nhiệm Đề án cho KS Nguyễn Đình Thông, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc.

docx158 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2272 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất tầng neogen vùng thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN BẮC œ&œ BÁO CÁO ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẦNG NEOGEN VÙNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI Thuyết minh HÀ NỘI, 2012 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN BẮC œ&œ Tác giả: KS. Nguyễn Đình Thông, KS. Nguyễn Bá Bình KS. Đoàn Thị Dự, ThS. Trịnh Thị Thuý Hằng CN. Lê Thị Hân, CN. Nguyễn Thị Thanh Hương KS. Đặng Ngọc Thuỳ, KS. Phạm Duy Trịnh, BÁO CÁO ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẦNG NEOGEN VÙNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI Thuyết minh LIÊN ĐOÀN TRƯỞNG CHỦ BIÊN HÀ NỘI, 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Hà Nội là Thủ Đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, khoa học - kỹ thuật của cả nước. Nguồn nước phục vụ cho thành phố Hà Nội chủ yếu là nước dưới đất được khai thác trong các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ. Một vài năm gần đây có thêm nguồn nước mặt từ sông Đà. Việc khai thác quá mức nước dưới đất trong các tầng chứa nước bở rời hệ Đệ tứ đã gây nên hiện tượng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước dưới đất. Ngày 11/5/2006, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Quyết định số 653/QĐ-BTNMT giao Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Bắc (nay là Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc) lập đề án “Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất tầng Neogen vùng thành phố Hà Nội” Ngày 25/5/2006 Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có Quyết định số 353 QĐ/ĐCKS-TCCB giao Ths. Địa chất thuỷ văn Đỗ Dương Quảng làm Chủ nhiệm Đề án. Đề án “Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất tầng Neogen vùng thành phố Hà Nội” đã được Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 985/QĐ-ĐCKS-ĐC ngày 22/12/2006. Nhiệm vụ của đề án: - Xác định đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn của tầng chứa nước Neogen; - Đánh giá mức độ chứa nước, khoanh định diện tích có triển vọng của tầng chứa nước Neogen trong phạm vi nghiên cứu. Đề án do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc thi công từ năm 2007, kết thúc thi công thực địa tháng 10 năm 2011. Các dạng công tác được thực hiện theo đúng quy trình điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất và có đầy đủ cơ sở pháp lý. Do điều kiện công tác, ngày 12/5/2010 Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc có Quyết định số 87/QĐ-QHTNN giao Chủ nhiệm Đề án cho KS Nguyễn Đình Thông, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc. Trong quá trình thi công, để phù hợp với điều kiện thực tế và nâng cao hiệu quả của công tác điều tra, Đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh một số hạng mục công việc tại các văn bản sau: - Quyết định số 1980/ĐCKS-ĐC ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam về việc điều chỉnh chiều sâu lỗ khoan 1-N từ 120m lên 155 m; - Quyết định số 284/QĐ-QHTNN ngày 06/12/2010 của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước về việc phê duyệt điều chỉnh Đề án; - Công văn số 86/QHTNN-NDĐ ngày 09 tháng 3 năm 2011 của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước về việc điều chỉnh giá phân tích đồng vị, vị trí chiều sâu lỗ khoan LK5-N; - Công văn số 205/QHTNN-NDĐ ngày 22 tháng 4 năm 2011 của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước về việc điều chỉnh khối lượng một số dạng công tác (chuyển vị trí LK9-N, thay đổi đường kính ống lọc, chuyển vị trí lấy mẫu đồng vị). - Công văn số 325/QHTNN-NDĐ ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước về việc điều chỉnh kết cấu lỗ khoan 10-N. Cơ sở tài liệu lập báo cáo tổng kết gồm các tài liệu thu thập liên quan đến đặc điểm địa chất - địa chất thuỷ văn (ĐC-ĐCTV) tầng chứa nước Neogen trong phạm vi nghiên cứu, các tài liệu thu được trong quá trình thi công Đề án. Nội dung báo cáo gồm các chương mục sau: Mở đầu Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, nhân văn Chương 2: Lịch sử nghiên cứu địa chất, địa chất thủy văn Chương 3: Phương pháp và khối lượng thực hiện các dạng công tác Chương 4: Đặc điểm địa chất Chương 5: Đặc điểm địa chất thủy văn Chương 6: Đánh giá trữ lượng nước dưới đất Chương 7: Đánh giá chất lượng nước Chương 8: Phương hướng điều tra, khai thác, sử dụng, bảo vệ nước dưới đất và môi trường Chương 9: Báo cáo kinh tế Kết luận Các bản vẽ và phụ lục kèm theo: Tham gia lập báo cáo gồm: - Nguyễn Đình Thông, KS ĐCTV, Chủ nhiệm Đề án; - Nguyễn Bá Bình, KS ĐCTV; - Trịnh Thị Thúy Hằng, ThS Địa chất; - Phạm Duy Trịnh, KS Địa vật lý; - Đặng Ngọc Thùy, KS Địa vật lý; - Đoàn Thị Dự, KS Trắc địa; - Nguyễn Thị Thanh Hương, CN Kinh tế; - Lê Thị Hân, CN Tin kinh tế. Trong quá trình thi công thực địa và lập báo cáo tổng kết, tập thể tác giả đã nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ của các chuyên viên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc, sự giúp đỡ, hợp tác tạo điều kiện của chính quyền các cấp và nhân dân thành phố Hà Nội, các tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh. Tập thể tác giả xin trân trọng cảm ơn. Chương 1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, NHÂN VĂN 1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 1.1.1. Vị trí địa lý Vùng nghiên cứu có phần lớn diện tích thuộc thành phố Hà Nội phần còn lại là các vùng phụ cận thuộc các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và Hải Dương, với diện tích 872 km2, được xác định bởi toạ độ địa lý: 20o51’00”-21o06’00” vĩ độ Bắc; 105o44’00”-106o 03’00” kinh độ Đông; Hình 1.1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu 1.1.2. Địa hình địa mạo Địa hình vùng nghiên cứu bao gồm địa hình đồi núi và địa hình đồng bằng. 1.1.2.1. Địa hình đồi và núi Địa hình đồi và núi phân bố ở phía bắc và tây nam vùng như núi Phật Tích (Bắc Ninh), chiếm 10% diện tích vùng nghiên cứu, đất đá cấu thành nên dạng địa hình này chủ yếu là các trầm tích lục nguyên bột kết, cát kết phong hoá. 1.1.2.2. Địa hình đồng bằng Địa hình đồng bằng chiếm 90% diện tích vùng với bề mặt nghiêng thoải dần về phía đông nam, độ cao tuyệt đối 2 ¸ 15m, ở huyện Đông Anh có độ cao thay đổi 6 ¸ 15m; đồng bằng thấp bằng phẳng hơn, có nhiều trũng và đầm lầy phân bố ở phía đông nam vùng nghiên cứu thuộc huyện. Đất đá cấu thành dạng địa hình này chủ yếu là cát, bột và sét trầm tích sông. Phần kẹp giữa sông Hồng và sông Đuống cũng có xu hướng dốc về phía đông nam. Sông Hồng, sông Đuống chảy trong đồng bằng quanh co uốn khúc mạnh, các phần đất ven sông thường có cốt cao lớn hơn các vùng xa sông. Thêm vào đó, do có hệ thống đê nên phần đất ngoài đê lại càng được nâng cao và phần trong đồng tạo nên rất nhiều hồ từ các khúc sông chết – hồ móng ngựa và các cánh đồng trũng mùa mưa thường bị úng ngập. Điều kiện địa hình như vậy gây khó khăn rất lớn cho việc thoát nước đô thị đặc biệt vào mùa mưa và những trận mưa lớn. 1.1.3. Đặc điểm khí hậu Vùng nghiên cứu nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa nóng ẩm mưa nhiều thường bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 10; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. 1.1.3.1. Nhiệt độ không khí Theo số liệu của Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy văn tại trạm Láng (Hà Nội), từ năm 2000 đến năm 2010, nhiệt độ không khí trung bình lớn nhất 35,50C (tháng 6 năm 2010), nhiệt độ trung bình thấp nhất 12,10C (tháng 2 năm 2008) và nhiệt độ trung bình trong 10 trở lại đây là 25,20C. Nhiệt độ cao nhất là 400C (ngày 19/6/2010), thấp nhất là 6,70C (ngày 02/02/2008). Chi tiết xem bảng 1.1 và bảng 1.2. Bảng 1.1. Đặc trưng nhiệt độ không khí trung bình lớn nhất các tháng tại trạm Láng, Hà Nội từ năm 2001-2010 Đơn vị tính: 0C Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB 2001 22,2 20,3 24,5 28,2 31,2 33,5 33,6 32,7 32,6 30,0 26,3 21,2 28,0 2002 21,4 22,4 25,8 30,3 32,0 33,9 33,4 32,7 32,0 29,6 25,0 22,2 28,4 2003 21,1 24,7 25,9 30,7 33,9 34,7 34,3 33,2 31,8 30,9 28,2 22,6 29,3 2004 20,3 21,8 23,7 28,0 31,0 33,7 32,6 33,2 32,1 30,1 27,2 16,1 27,5 2005 19,0 20,8 22,4 27,9 34,1 34,9 33,9 32,8 32,9 30,0 26,4 20,6 28,0 2006 21,6 21,1 23,3 29,6 32,2 34,8 34,1 31,6 32,5 31,5 29,2 22,1 28,6 2007 20,4 25,7 24,1 27,8 31,7 35,0 34,9 33,5 31,4 29,6 26,3 23,6 28,7 2008 18,5 16,3 25,1 28,2 32,1 33,2 33,9 33,0 32,2 30,3 25,2 22,3 27,5 2009 20,1 26,2 24,2 28,5 31,0 34,8 33,7 34,4 33,3 30,8 26,2 23,4 28,9 2010 20,9 25,0 25,5 27,1 32,9 35,5 35,3 32,4 33,1 29,4 26,0 23,0 28,8 TB 20,6 22,4 24,4 28,6 32,2 34,4 34,0 33,0 32,4 30,2 26,6 21,7 28,4 Bảng 1.2. Đặc trưng nhiệt độ không khí trung bình nhỏ nhất các tháng tại trạm Láng, Hà Nội từ năm 2001-2010 Đơn vị tính: 0C Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB 2001 16,6 15,6 19,4 22,1 24,7 26,3 26,8 26,3 25,9 23,8 17,9 15,6 21,7 2002 15,4 17,8 20,5 23,4 25,0 26,8 26,8 26,0 25,2 22,5 18,8 17,0 22,1 2003 14,3 18,6 19,7 23,7 25,9 27,2 27,0 26,6 25,4 23,9 21,1 15,9 22,4 2004 15,2 15,8 18,7 21,8 23,8 26,6 26,8 26,4 25,7 23,3 20,4 16,1 21,7 2005 14,5 16,0 17,3 22,1 26,1 27,3 26,9 26,1 26,0 23,8 20,4 15,2 21,8 2006 16,2 16,8 18,6 22,9 24,2 27,3 27,3 25,8 25,4 24,8 21,7 15,7 22,2 2007 14,7 19,8 19,5 21,1 24,4 26,9 27,5 26,1 24,6 23,4 18,3 18,5 22,1 2008 13,2 12,1 19,1 22,5 24,8 25,9 26,6 26,5 25,8 24,2 18,9 15,8 21,3 2009 13,5 20,2 19,0 22,4 24,6 27,0 26,6 27,2 26,4 24,0 19,3 17,7 22,3 2010 16,1 18,6 19,9 21,2 26,1 27,8 27,6 26,2 26,0 23,2 19,4 16,9 22,4 TB 15,0 17,1 19,2 22,3 25,0 26,9 27,0 26,3 25,6 23,7 19,6 16,4 22,0 1.1.3.2. Độ ẩm không khí Theo số liệu của Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy văn tại trạm Láng (Hà Nội), từ năm 2000 đến năm 2010, độ ẩm không khí trung bình 55,8%, lớn nhất 87,6% (tháng 3/2007), nhỏ nhất 66,5% (tháng 11/2009). Độ ẩm lớn nhất thường vào các tháng 3, 4, 5; khô hanh nhất thường vào các tháng 10, 11, 12. Bảng 1.3. Đặc trưng độ ẩm không khí trung bình các tháng tại trạm Láng, Hà Nội từ năm 2001-2010 Đơn vị tính: % Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB 2001 78,7 80,6 84,6 86 79,5 81,6 82,9 83,7 79,2 81,6 73,9 78,5 80,9 2002 78,3 84,6 82 81,8 81 79,6 78,8 80,8 76,4 77,5 78,6 80,7 80,0 2003 76,1 81,8 76,7 80,6 78 75 80 82,5 81,1 72 70,8 70,3 77,1 2004 78,9 83,4 81,1 85,2 81,9 74,8 78,5 82,5 80,5 66,7 75,1 73,5 78,5 2005 79,5 84,7 83,2 83,1 78,5 77,5 79 82,9 78,4 76,1 78,7 69,2 79,2 2006 74,1 86 83,6 80,2 77,8 74,9 77,7 83,4 72,3 76,2 76 75,3 78,1 2007 68,9 81,1 87,6 78,8 74,9 76,5 77,6 80,9 80,8 77 66,8 77,5 77,4 2008 80 72 82,1 84,1 78,6 80,9 79,5 83 79,8 79,6 75,8 75,3 79,2 2009 71,6 84,1 82,3 82 81,1 74,4 78,5 77,8 75,5 75,5 66,5 73,5 76,9 2010 81 79,9 78,1 84,7 80,7 73,6 74,3 82 79,3 69,9 71,3 76,6 77,6 TB 44,4 47,5 44 51,3 47,3 47,5 48,5 51,6 48,9 43,1 41,2 42,9 55,8 1.1.3.3. Lượng mưa Lượng mưa phân bố không đều, 87 ¸ 89% tổng lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa. Tổng lượng mưa lớn nhất là 2267,1mm (năm 2008) nhỏ nhất 1239mm (năm 2010), trung bình là 1344,7mm. Tháng có tổng lượng mưa lớn nhất 576,7mm (năm 2001). Bảng 1.4. Đặc trưng lượng mưa trung bình các tháng tại trạm Láng, Hà Nội từ năm 2001-2010 Đơn vị tính: mm Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cộng 2001 15,7 41,9 140 73,4 224 375 487 577 74,9 183 21,9 41,5 2255 2002 8,6 17,8 11,3 59,4 214 240 262 202 179 128 51,2 60,2 1432 2003 40 36,8 12,9 59,5 271 274 243 375 251 13,4 0,4 0 1577 2004 3,9 29,2 44,5 161 335 229 355 247 107 7,9 24,4 27,9 1573 2005 11,4 35,6 27,4 32,9 221 278 278 377 366 17,8 91,9 26,8 1764 2006 0,4 25,1 31,1 17,9 140 96,8 247 354 183 28,3 116 1,2 1241 2007 3 25 29,4 97,5 118 211 286 330 388 145 4,8 20,6 1659 2008 26,6 13,9 20,2 122 184 234 424 305 199 469 259 11,1 2267 2009 4,9 8 49,1 74,3 229 242 551 216 155 78,8 1,2 3,6 1612 2010 80,9 8,1 5,8 55,6 150 175 280 274 172 24,9 0,6 11,6 1239 TB 25,1 17,7 57 74,9 133 234 263 264 111 114 30,6 20,5 1345 1.1.3.4. Lượng bốc hơi Tổng lượng bốc hơi lớn nhất là 1120mm (năm 2003) nhỏ nhất là 832,5mm (năm 2008); trung bình 954,8 mm. Bảng 1.5. Đặc trưng lượng bốc hơi trung bình các tháng tại trạm Láng, Hà Nội từ năm 2001-2010 Đơn vị tính: mm Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB 2001 37 52 54,6 53,6 90,8 85,3 83,4 75 93 80,4 92,5 66,6 72 2002 68,8 45 66,1 78,9 88,1 139 88,7 72,1 78,9 74,5 61,8 49 75,9 2003 59,2 60,4 87,9 89,4 113 125 107 81,2 87,2 122 99,4 88,6 93,3 2004 52 41,8 52,1 47,6 80,6 111 99,7 83,7 85,4 143 91,7 86,3 81,2 2005 54,9 42,7 59,8 69,9 106 105 93,8 69 87,2 94,6 67,1 84,9 77,9 2006 75,6 40,5 50,1 73,3 90,4 112 98 58,7 108 93 90,8 76,5 80,5 2007 86,2 50,9 35,2 68,1 91,1 99,9 99,2 79,8 75,6 78,7 103 65,5 77,7 2008 57,6 61,3 63,4 61,6 79,8 73,5 82,8 75,6 69,7 67,8 69 70,4 69,4 2009 77,6 52 56,1 64,8 75,9 114 75,5 90,9 97,1 87,6 116 81 82,4 2010 52,1 65,8 73,4 57,8 88,7 127 122 75,3 80,2 103 85,4 64,2 82,9 TB 62,1 51,2 59,9 66,5 90,4 109 95 76,1 86,2 94,3 87,6 73,3 79,3 Hình 2 : Biểu đồ khí tượng Trạm Láng (tài liệu thống kê trung bình tháng, năm 2001-2010) Vùng nghiên cứu đã nhiều lần bị úng ngập do ảnh hưởng của bão, mưa lớn, kéo dài ngày, nước sông dâng cao làm vỡ đê gây ngập úng trên diện rộng. Có thể kể đến những trận lũ lụt lớn vào tháng 8/1968; tháng 8/1969; tháng 7/1970; tháng 8/1971; tháng 11/1984; tháng 8/1996 và trận mưa lũ kỷ lục ở Việt Nam (trong đó có thành phố Hà Nội) từ ngày 30/10 đến 04/11/2008 đã làm chết nhiều người và thiệt hại tài sản ước tính 3000 tỷ đồng. 1.1.4. Đặc điểm thủy văn Trong vùng nghiên cứu có mạng lưới thuỷ văn khá dày đặc, các sông chính chảy qua là sông Đuống, sông Nhuệ. Ngoài 3 sông kể trên còn có các con sông nhỏ, sông đào khác như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu v.v. 1.1.4.1. Các sông a. Sông Hồng Sông lớn nhất là sông Hồng chảy qua Hà Nội, là sự hợp lưu của 3 dòng sông là sông Đà, sông Lô, sông Thao, ngoài ra còn chịu sự điều tiết của hồ Hoà Bình. Chiều rộng của sông thay đổi từ 480m đến 1.440 m. Theo số liệu của trạm Hà Nội: lưu lượng nước lớn nhất 12.700m3/s (năm 2001), tốc độ lớn nhất 2,08m/s, lượng chất lơ lửng lớn nhất 13.200kg/s (14/7/2001), mực nước trung bình tháng lớn nhất là 9,79m (tháng 8/2002), mực nước thấp nhất 0,84m (tháng 2/2005), mực nước trung bình trong vòng 10 năm trở lại đây là 3,60m. (bảng 1.6). Bảng 1.6. Đặc trưng mực nước trung bình các tháng của sông Hồng tại trạm Hà Nội từ năm 2001-2010 Đơn vị tính: cm Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng 2001 268 266 306 308 452 760 914 821 529 455 507 333 493,3 2002 295 286 293 302 491 679 819 979 488 397 343 315 473,9 2003 345 285 300 308 378 461 710 661 638 398 295 258 419,8 2004 345 285 300 308 378 461 710 661 638 398 295 258 419,8 2005 93 84 90 94 94 235 431 523 392 225 176 95 211 2006 209 194 178 206 265 388 674 587 342 416 250 183 324,3 2007 201 189 173 158 285 406 688 638 563 423 247 200 347,6 2008 193 172 176 180 289 424 743 704 567 411 554 234 387,3 2009 193 199 154 192 378 383 647 503 336 231 153 130 291,6 2010 123 134 97 102 215 261 384 471 385 280 170 179 233,4 TB 227 209 207 216 323 446 672 655 488 363 299 219 360,2 Hàng năm sông Hồng tải một lượng phù sa lớn ra biển trung bình khoảng 96,46.106 tấn/năm. Nước sông Hồng thuộc loại nước nhạt, kiểu nước bicacbonat calci. Công thức Kurlov có dạng: Hàm lượng sắt = 5,34mg/l; NO2 = 0,008mg/l; NO3 = 0,62mg/l; PO4 = 1,90 mg/l; BOD5 = 5mg/l; COD = 6,8mg/l; vi sinh Coliform > 240 con/100ml; Ecoli: 95 con/100ml; Fenol: 0,10 x 10-3; Cyanua: 0,0039mg/l. So với tiêu chuẩn nước mặt, các chỉ tiêu vi nguyên tố, vi sinh, đa nguyên tố đều nhỏ hơn giới hạn cho phép, riêng hàm lượng sắt lớn hơn. b. Sông Nhuệ Sông Nhuệ là chi lưu của sông Hồng, mực nước và lưu lượng phụ thuộc chủ yếu vào sông Hồngthông qua cống Thụy Phương. Sông rộng trung bình 15 ¸ 20m, nhỏ nhất là 13m (cầu Noi), lớn nhất là cầu Hà Đông 34m. Chiều dày lớp nước trong sông mùa khô trung bình 1,52m, lớn nhất là 3,46m. Lưu lượng dòng nhỏ nhất mùa khô là 4,08 ¸ 17,44 m3/s. Chiều dày lớp bùn càng xa thượng lưu càng dày (Cầu Noi 0,48m; cầu Hà Đông 0,87m). Thành phần bùn chủ yếu là bột sét, hệ số thấm của lớp bùn 0,012 (cầu Hà Đông) ¸ 0,0149m/ng (Cầu Noi). Nước sông nhạt, có kiểu bicacbonat calci. Công thức Kurlov có dạng : Hàm lượng các hợp chất như sau: sắt = 1,96 mg/l; NH4 = 0,554 mg/l; NO2 = 0,009mg/l; NO3 = 0,65 mg/l; PO4 = 2,67mg/l; COD = 9,0mg/l; BOD5 = 5mg/l. Về phương diện vi sinh hàm lượng Coliform: 200 con/100ml; Ecoli: 0/100ml; Fenol: 0,12 x 10-3mg/l; Cyanua = 0,006mg/l. So với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt các chỉ tiêu đa nguyên tố, vi nguyên tố, nhiễm bẩn, vi sinh đều nhỏ hơn giới hạn cho phép. c. Sông Đuống Sông Đuống là một phân lưu của sông Hồng, bắt đầu từ làng Xuân Canh (Gia Lâm), sông có chiều dài 67 km, chảy theo hướng tây - đông rồi đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại. Đoạn sông nằm trên địa phận nghiên cứu có chiều dài 30 km, do lòng sông rộng và sâu, độ dốc lớn nên hàng năm sông Đuống chuyển một lượng nước và phù sa rất lớn từ sông Hồng sang sông Thái Bình. Dòng chảy trung bình nhiều năm đo ở Thượng Cát khoảng 915m3/s, đặc biệt là trận lũ năm 1971, lưu lượng đạt tới 9.150m3/s. Trong mùa kiệt lưu lượng giảm xuống chỉ còn 91,5m3/s. Năm 2004 lưu lượng dòng chảy lớn nhất là 5.930m3/s (ngày 24/7) thấp nhất là 402m3/s (ngày 6/4). Mực nước cao nhất tại Bến Hồ là 8,40 m (năm 1971) và thấp nhất là 0,99m (năm 1963). Theo tài liệu thuỷ văn năm 2004, mực nước cao nhất là 8,31m (ngày 24/8), thấp nhất là 1,32m (ngày 6/4), trung bình là 2,78m. Do là nhánh của sông Hồng, nên sông Đuống có hàm lượng phù sa nhiều, vào mùa mưa trung bình cứ 1m3 nước có 1,0 kg phù sa. Mẫu nước sông Đuống lấy ngày 24/6/2005 có công thức Kurlov: M0,152 Nước sông Đuống lấy tại cảng Tri Phương có hàm lượng sắt nhỏ (Fe+3= 0,85mg/l; sắt Fe+2=0 mg/l); các chỉ tiêu nhiễm bẩn thấp (hàm NH4 = 0mg/l; NO2 = 0,03mg/l; NO3= 2,80mg/l; COD =3,52mg/l. Đa số chỉ tiêu về vi nguyên tố đều nằm trong giới hạn cho phép. Nước nhạt có kiểu Bicacbonat Caci. d. Sông Tô Lịch Sông Tô Lịch bắt nguồn từ Hồ Tây chảy qua nội thành và nhập vào sông Nhuệ tại Thanh Trì, sông có chiều rộng nhất là 25,5 m, nhỏ nhất là 4,7 m, trung bình 10 ÷15 m. Trước kia sông có chiều dày lớp nước 1 ÷ 1,5 m và chiều dày lớp bùn khá lớn 0,43 ÷ 1,32 m, nhưng gần đây sông được cải tạo nên chiều dày lớp bùn nhỏ đi và chiều dày lớp nước tăng lên. Dọc hai bờ sông có rất nhiều cống nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp xả trực tiếp vào sông khoảng 25.000m3/ng khiến nước ô nhiễm nghiêm trọng. Nước thải công nghiệp chứa các hợp chất hữu cơ, hydrocacbon, hợp chất hữu cơ dùng làm thuốc sâu, dầu mỏ, các chất độc hại như phenol, cyanur và các chất vô cơ như axit, kiềm, amoniac, sulfua hydro, các kim loại nặng (Mn,As, Zn,Hg, Pb, Cu…). Hệ số thấm lớp bùn đáy sông thay đổi 0,0106 ÷ 0,023 m/s. Lưu lượng mùa khô 2,339 ÷ 4,143 m3/s e. Sông Kim Ngưu: Sông Kim Ngưu bắt nguồn từ các hồ nội thành chảy theo hướng bắc nam tới Thanh Trì nhập với sông Tô Lịch, sông rộng 6 đến 12 m, chiều dày lớp nước trong sông 0,5 ÷ 1,35 m. Lưu lượng dòng về mùa khô 3,4 m3/s, chiều dày lớp bùn là 1m. Hệ số thấm là 0,0113 ÷ 0,013 m/ng. Giống như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu cũng đã và đang được cải tạo, nhưng nước thải do sinh hoạt hay nước thải công nghiệp vẫn thải trực tiếp xuống sông nên nước sông cũng bị ô nhiễm nặng. 1.1.4.2. Các hồ Vùng nghiên cứu có hàng trăm hồ lớn nhỏ: Hồ Tây, hồ Bảy Mẫu, hồ Hoàn Kiếm, hồ Thuyền Quang,