Là phương pháp hóa học dùng để định lượng đường khử đều dựa trên khả năng khử các hợp chất khác nhau của chúng. Một trong những phương pháp định lượng đường khử chính xác và phổ biến là phương pháp BERTRAND. Phương pháp này cho phép dịnh lượng đường chính xác trong khoảng từ 1-40 mg.
II :NGUYÊN TẮC .
Phương pháp này dựa trên môi trường kiềm , các đường khử (glucozơ ,fructozơ , mantozơ ) dễ dàng khử đồng (II) oxit thành đồng (I) oxit , kết tủa đồng một có màu đỏ gạch, qua đó tính được lượng đường khử.
Định lượng đường khử thường dùng thuốc thử fehling
11 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 10976 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Định lượng Gluxit theo phương pháp Bertrand, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Cao Đẵng Đức Trí Khoa CNSH-MT Bài Báo Cáo Định Lượng GLUXIT Theo phương Pháp BERTRAND Môn: HÓA SINH NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 2 Giáo viên hướng dẫn:Nguyễn Thị Bích Hằng I:Phương pháp BERTRAND . Là phương pháp hóa học dùng để định lượng đường khử đều dựa trên khả năng khử các hợp chất khác nhau của chúng. Một trong những phương pháp định lượng đường khử chính xác và phổ biến là phương pháp BERTRAND. Phương pháp này cho phép dịnh lượng đường chính xác trong khoảng từ 1-40 mg. II :NGUYÊN TẮC . Phương pháp này dựa trên môi trường kiềm , các đường khử (glucozơ ,fructozơ , mantozơ …) dễ dàng khử đồng (II) oxit thành đồng (I) oxit , kết tủa đồng một có màu đỏ gạch, qua đó tính được lượng đường khử. Định lượng đường khử thường dùng thuốc thử fehling. Thuốc khử fehling là hỗn hợp của 2 dung dịch :dung dịch đồng sunfat gọi là fehling 1 và dung dịch kiềm của muối seignett (muối kali natri tactrat)gọi là fehling 2. Khi trộn hai dung dịch fehling 1 và fehling 2với nhau thì xảy ra phản ứng giữa chúng xảy ra theo hai giai đoạn. Đầu tiên tạo kết tủa của đồng hidroxit màu xanh da trời. CuSO4 +2NaOH =Cu(OH)2+Na2SO4 Sau đó dd Cu(OH)2 tác dụng với muốI Seignett tạo thành muối phức hòa tan , dd có màu xanh thẩm . Muối phức trên là một hớp chất không bền. Các đường có chứa nhóm andehit hoặc xeton dễ dàng khử Cu2+ thànhCu1+, tạo ra kết tủa đồng (I) oxit màu đỏ gạch và đường bị oxi hóa khi tác dụng với dd fehling. 1-Định lượng đồng (I) oxit Oxit hóa nó bằng Fe2(SO4)3 hoặc bằng amoni sắt kép sunfat trong môi trường acid sunfurit, Cu1+ bị oxh trở lại Cu2+ , Fe3+ bị khử Fe2+ 2-xác định lượng F2+ Bằng cách oxh nhờ dd KMnO4 trong môi trường acid: 10FeSO4 +2KMnO4 +8H2SO4 =5Fe2(SO4)3 +2MnSO4 +K2so4 +8H2O Từ lượng KMnO4 tiêu tốn trong chuẩn độ , tính được lượng đồng oxit (I) và hàm lượng đường trong dd III- HÓA CHẤT. Na2CO3 bão hòa Pb(NO3)2,, Na2SO4 Dd fehling (I): CuSO4.5H2O 4% Dd fehling (II) Dd Fe2(SO4)3 trong acid sunfurit KMnO4 1/30N IV- TIẾN HÀNH. 1-CHUẨN BỊ DD THÍ NGHIỆM Trường hợp nguyên liệu không chứa quá nhiều tinh bột hay inulin , có thể chiết xuất đường từ nguyên liệu bằng nước.Cân và cho vào cốI sứ 1 gam nguyên liệu hạt haycác mẫu thí nghiệm thực vật khô như cây lá hoăc quả khô…đã được nghiền nhỏ (và sấy khô đến khốI lượng không đổI ) . Nếu là nguyên liệu tươi thì cân 5-10 gam. Nghiền cẩn thẩnvớI bột thủy tinh hay cát sạch và 30 ml nước cất nóng 70-80 0c . chuyển toàn bộ vào bình định mức dung tích 1000ml. Đun cách thủy 70-800c trong 35-40 p kết tủa protein và các tạp chất bằng dd chì axetat(Pb(C2H2O2)2.3H2O hoặc chì nitrat(Pb(NO3)210%. Sau đó loạI bỏ lượng chì axetat dư bằng dd Na2SO4 bão hòa, để yên hỗn hợp 10p. Tiếp đó thêm nước cất tớI vạch mức và đem lọc qua giấy lọc vào bình khô. Nước lọc đó dùng làm dd thí nghiệm. Trường hợp nguyên liệu chứa quá nhiều tinh bột hay inulin sẽ chiết đường bằng rượi 70-800c, đun hỗn hợp cách thủy trong bình cách thủy có lắp ống làm lạnh không khí. Trường hợp nguyên liệu chứa nhiều acid hữa cơ cần chú ý là trong quá trình đun khi chiết, đường saccarozo có thể bị thủy phân một phần. Do đó cần xác định riêng đường khử và saccarozo. 2- TIÊN HÀNH THÍ NGHIỆM.B1 Lấy 10 ml dd thí nghiệm có chứa khoảng 0,8-40mg đường cho vào bình nón dung tích 1000 mlB2 Thêm 10 ml dd fehling( 5ml fehling I và 5 ml fehling II ).B3 Đun sôi hỗn hợp 3phút tính từ khi xuất hiện bọt nước đầu tiên. Sau khi đun sôi dd vẫn còn màu xanh biếc đặc trưng. Nếu dd mất màu hoàn toàn thì chứng tỏ lượng fehling cho vào không đủ oxh lượng đường có trong mẫu. lúc đó ta phảI làm lại thí nghiệm. B4 Để lắng kết tủa lọc vào bình lọc chân không Buchner(qua phiễu lọc xốp G4 chuyên dùng để định lượng đường). B5 Rửa bình và phiễu lọc bằng nước cất nóng 3-4 lần. Chú ýgiữ cho phần lớn kết tủa đồng (I) oxit trên phiễu lọc cũng như ở bình nón luôn được phủ bỡi 1 lớp nước nóng. B6 Hòa tan kết tủa đồng (I) oxit vào bình Buchner bằng cách cho những lượng nhỏ(5 ml) dd sắt (III)sunfat trong môi trường H2SO4 và dùng đũa thủy tinh khuấý thật cẩn thận để hòa tan hoàn toàn kết tủa đồng oxit trên phiễu. B7 Tráng cẩn thận bình và phiễu lọc 3-4 lần bằng nước cất nóng, cho vào bình nón. B8 Chuẩn độ dd thu được bằng KMnO4 1/30N cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt bền khoảng 20-30 giây. B9 Tính lượng KMnO4 dùng chuẩn độ , sau đó tra bảng suy ra lượng đượng có trong mẫu.Song song làm thí nghiệm đối chứngbằng cách thay dd đường bằng nước cất. . V: CÁCH TÍNH KẾT QUẢ. Hàm lượng đường khử tính theo công thức sau: X=(axV1x100) :(Vx wx1000) Trong đó:X hàm lượng đường khử tính theo % a :số mg glucozơtìm được khi tra bảng ứng vớI số ml KMnO4 1/30N dùng để chuẩn độ mẫu thí nghiệm- số ml KMnO41/30Nchuẩn độ ở mẫu đốI chứng V dung tích bình định mức v1: lượng dd lấy để xác định đường khử W lượng mẫu thí nghiệm 100 :hệ số tính chuyển thành % 1000 :hêi số đổI gam thành mg THÀNH VIÊN THỰC HIỆN: ĐẶNG ĐÌNH DŨNG ĐẶNG TRƯỜNG GIANG NGUYỄN THỊ GÁI NGUYỄN VĂN ĐỨC GOODBUY