Sau gần 34 năm đổi mới và phát triển đất nước, cùng quá trình đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế toàn diện thì tốc độ
đô thị hóa ở nước ta tăng nhanh. Điều này thấy rất rõ ở các vùng trọng điểm
kinh tế quốc gia, tập trung chủ yếu ở các thành phố trực thuộc Trung ương,
trong đó có Thủ đô Hà Nội. Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao, chúng
ta đang đứng trước một thực tiễn đáng lo ngại về chất lượng cuộc sống các đô
thị, xu hướng di dân từ nông thôn vào thành phố tăng, việc mở rộng quy mô
về không gian đô thị, tăng cường hoạt động xây dựng đô thị, cải tạo và mở
rộng hạ tầng đô thị. Nhu cầu phát triển nhanh về kinh tế gắn với phát triển bền
vững ngày càng đặt ra những thách thức lớn, trực tiếp và cấp bách. Do đó
chúng ta phải có tầm nhìn chiến lược về quy hoạch, bảo vệ môi trường đô thị
theo hướng phát triển xanh - bền vững. Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị quyết số 15 NQ/TW ngày 15
tháng 12 năm 2000 của Bộ Chính trị đã khẳng định vai trò, vị thế của Thủ đô
Hà Nội: “Là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia,
trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”.
Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2012 xác định trách
nhiệm của Thủ đô: “Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu
cho cả nước”. Phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh là xu hướng tất yếu
hiện nay trên toàn thế giới.Ở Việt Nam, mục tiêu xây dựng và phát triển đô
thị xanh ở thế kỷ XXI đang được Đảng, Nhà nước và Nhân dân rất quan tâm.
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Hà Nội đã có những bước phát triển mang
tính đột phá, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận ở nhiều lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa.
80 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với việc bảo vệ môi trường trên địa bàn Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
___________
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
VỚI VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN THANH XUÂN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Mãsố: ĐTSV.2020.05
Chủ nhiệm đề tài: Đồng Văn Hải
Lớp: 1805CTHA
Cán bộ hướng dẫn: ThS. Trần Văn Nhã
HàNội, năm 2020
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Đề tài nghiên cứu này, nhóm em xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc đến thầy Trần Văn Nhã, đã tận tình giúp đỡ trong
suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Nhóm em xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Khoa học
Chính trị đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu vừa qua. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đề tài khoa học mà còn là
hành trang quý báu để chúng em tiếp tục nghiên cứu sau này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do nhóm em có nhiều hạn chế. Kính
mong quý Thầy, Cô giúp đỡ để nhóm em hoàn thiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô!
TM. Nhóm nghiên cứu
Đồng Văn Hải
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm nghiên cứu xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
nhóm em và được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sỹ Trần
Văn Nhã. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này đều là trung
thực, khách quan thông qua quá trình khảo sát thực tế tại quận Thanh Xuân
- thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu có sử dụng những
nhận xét, đánh giá cũng như các nhận định của nhóm tác giả và các thông
tin dựa trên các tài liệu có trích dẫn rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ.
Chủ nhiệm đề tài
Đồng Văn Hải
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH: Biến đổi khí hậu
BVMT: Bảo vệ môi trường
ĐTN: Đoàn Thanh niên
ĐVTN : Đoàn viên, thanh niên
TN: Thanh niên
TNCS: Thanh niên cộng sản
LHTN: Liên hiệp Thanh niên
TTN: Thanh thiếu niên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 7
6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 7
7. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................... 8
8. Cấu trúc đề tài ......................................................................................................... 8
Chương 1: MỘT SỐ VẾ ĐỀ VỀ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ
CHÍ MINH VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN VỚI VIỆC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY .............................................. 9
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ............................................................. 9
1.1.1. Thanh niên ......................................................................................................... 9
1.1.2. Đoàn Thanh niên ............................................................................................. 11
1.1.3. Một số đặc điểm cơ bản về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
trong tình hình mới hiện nay ..................................................................................... 12
1.2. Tầm quan trọng và những mục tiêu cơ bản của vấn đề bảo vệ môi
trường ....................................................................................................................... 17
1.2.1. Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường .............................................. 17
1.2.2. Những mục tiêu cơ bản của việc bảo vệ môi trường ...................................... 19
1.3. Đoàn Thanh niên và nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong tình hình hiện
nay ............................................................................................................................. 22
1.3.1. Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên với việc bảo vệ môi trường hiện nay .................. 22
1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh .......................................................................... 27
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 29
Chương 2.THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN
CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở
QUẬN THANH XUÂN HIỆN NAY ...................................................................... 30
2.1. Vài nét sơ lược về đặc điểm, tình hình quận Thanh Xuân và Đoàn Thanh niên ...... 30
2.1.1. Đặc điểm, tình hình của quận Thanh Xuân ..................................................... 30
2.1.2. Giới thiệu tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quận Thanh Xuân ................... 38
2.2. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
với việc bảo vệ môi trường ở quận Thanh Xuân hiện nay .................................. 43
2.2.1. Thực trạng ....................................................................................................... 43
2.2.2. Ưu điểm ........................................................................................................... 54
2.2.3. Nguyên nhân ................................................................................................... 56
2.2.4. Hạn chế ............................................................................................................ 58
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VỚI
VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở QUẬN THANH XUÂN HIỆN NAY .......... 61
3.1. Nhóm những giải pháp chung ......................................................................... 61
3.1.1. Xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh về mọi mặt, xây dựng đội ngũ cán bộ
Đoàn đáp ứng yêu cầu của công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại địa
phương ....................................................................................................................... 61
3.1.2. Củng cố, nâng cao chất lượng bộ phận chuyên trách của tổ chức Đoàn thực
hiện công tác tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho thanh niên ............................ 62
3.1.3. Đẩy mạnh xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và các đội thanh
niên xung kích tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường của Đoàn .......................... 62
3.1.4. Tăng cường trách nhiệm xã hội của các tổ chức Đoàn trong việc tham gia
giám sát, phản biện các vấn đề liên quan đến môi trường tại địa phương ................ 62
3.1.5. Tăng cường phối hợp giữa tổ chức Đoàn với các ngành liên quan trong
nhiệm vụ bảo vệ môi trường ..................................................................................... 63
3.1.6. Đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền
đối với việc tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn trong việc bảo vệ môi trường ..... 63
3.2. Nhóm những giải pháp cụ thể ......................................................................... 64
3.2.1. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động ..................................................... 64
3.2.2. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về môi trường cho
đội ngũ cán bộ Đoàn ................................................................................................. 65
3.2.3. Kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng
với việc đổi mới, đa dạng hoá các hình thức xây dựng ý thức bảo vệ môi trường
cho thanh niên ........................................................................................................... 66
3.2.4. Tăng cường các nguồn lực hỗ trợ cho công tác tuyên truyền nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường ............................................................................................. 67
Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 67
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 70
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau gần 34 năm đổi mới và phát triển đất nước, cùng quá trình đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế toàn diện thì tốc độ
đô thị hóa ở nước ta tăng nhanh. Điều này thấy rất rõ ở các vùng trọng điểm
kinh tế quốc gia, tập trung chủ yếu ở các thành phố trực thuộc Trung ương,
trong đó có Thủ đô Hà Nội. Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao, chúng
ta đang đứng trước một thực tiễn đáng lo ngại về chất lượng cuộc sống các đô
thị, xu hướng di dân từ nông thôn vào thành phố tăng, việc mở rộng quy mô
về không gian đô thị, tăng cường hoạt động xây dựng đô thị, cải tạo và mở
rộng hạ tầng đô thị. Nhu cầu phát triển nhanh về kinh tế gắn với phát triển bền
vững ngày càng đặt ra những thách thức lớn, trực tiếp và cấp bách. Do đó
chúng ta phải có tầm nhìn chiến lược về quy hoạch, bảo vệ môi trường đô thị
theo hướng phát triển xanh - bền vững. Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị quyết số 15 NQ/TW ngày 15
tháng 12 năm 2000 của Bộ Chính trị đã khẳng định vai trò, vị thế của Thủ đô
Hà Nội: “Là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia,
trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”.
Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2012 xác định trách
nhiệm của Thủ đô: “Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu
cho cả nước”. Phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh là xu hướng tất yếu
hiện nay trên toàn thế giới.Ở Việt Nam, mục tiêu xây dựng và phát triển đô
thị xanh ở thế kỷ XXI đang được Đảng, Nhà nước và Nhân dân rất quan tâm.
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Hà Nội đã có những bước phát triển mang
tính đột phá, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận ở nhiều lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa... Theo quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm
2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng
Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050: Hà Nội với vị
thế Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị, hành chính của quốc gia; là trung tâm
2
văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; là
một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực
châu Á - Thái Bình Dương. Phát huy vai trò là trung tâm động lực chính, đầu
mối liên kết quản lý, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội, tập
trung hình thành các trung tâm thương mại tài chính lớn của quốc gia. Để Thủ
đô Hà Nội đúng nghĩa, xứng tầm là trái tim của Tổ quốc, là trung tâm văn
hóa, chính trị của cả nước thì cần phải định hướng chiến lược phát triển một
cách bền vững trong tổng thể chiến lược quốc gia. Tuy vậy, vấn đề môi
trường độ thị của Hà Nội nói chung, của quận Thanh Xuân nói riêng phát
triển chưa được như mong muốn, còn có nhiều hạn chế, bất cập. Lý do có
nhiều, nhưng vấn đề huy động sức mạnh của hệ thống chính trị, trong đó đặc
biệt là tổ chức ĐTN, có vai trò hết sức quan trọng tại địa phương chưa được
phát huy đúng mức. Một nguyên nhân quan trọng là do sự khiếm khuyết trong
các thể chế, cơ chế, quy chế, chính sách... quản lý phát triển đô thị bền vững
và trên địa bàn Quận là chưa thật cụ thể rõ ràng. Nhận thức của các nhà quản
lý về phát triển kinh tế - xã hội gắn với môi trường bền vững ở đô thị còn
chưa sâu sắc. Việc quản lý, tổ chức thực hiện các giải pháp để giải quyết
nhiều vấn đề bức xúc chưa triệt để, hữu hiệu, chưa được sát sao, sự tham gia
của các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là các đoàn thể quần chúng còn
mang nhiều tính hình thức, chưa đạt hiệu quả cao...
Thực trạng việc tham gia và khẳng định trách nhiệm của tổ chức Đoàn đối
với vấn đề bảo vệ môi trường ở Hà Nội nói chung và quận Thanh Xuân nói
riêng hiện nay chưa được như mong muốn: Ô nhiễm môi trường đô thị (đặc
biệt là ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, rác thải, tiếng ồn, tình trạng khan
hiếm nước sạch...), ùn tắc giao thông, chống chọi kém với biến đổi khí hậu
(ngập úng)... Nguyên nhân là do dân số của Quận tăng nhanh, đô thị hóa ngày
càng phát triển mạnh chưa từng có làm cho Quận phải đối mặt với các thách
thức nghiêm trọng, có nguy cơ bất ổn cao, ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt
động sinh sống của nhân dân; công tác quản lý, xây dựng quy hoạch hạ tầng,
3
giao thông đô thị, phát triển công nghiệp, dịch vụ... triển khai tổ chức và thực
hiện chưa theo hướng xanh, thân thiện với môi trường và phát triển kinh tế
chưa thực sự đi đôi với giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội, môi trường bền
vững. Như vậy Hà Nội nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng cần có chiến
lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội - môi trường một cách hài hòa, trên
cơ sở, phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh trong giai đoạn hiện nay là rất
cần thiết và mang tính cấp bách. Chính vì vậyvấn đề bảo vệ môi trường là một
trong những yêu cầu rất bức xúc và trọng tâm hiện nay cần phải sớm có
những giải pháp giải quyết kịp thời.
Trên cơ sở những yêu cầu đó, nhóm tác giả nhận thấy trong nhiều giải pháp
mang tính cấp bách thì giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn
Thanh niên với việc bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Bởi Đoàn Thanh niên
là lực lượng xung kích tại cơ sở, là thành tố quan trọng của hệ thống chính trị
nhằm hiện thực hoá những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước tại
địa phương trong công tác BVMT.
Từ những lý do mang tính lý luận và thực tiễn cấp bách như trên, trên cơ sở
những kiến thức được học tập nghiên cứu từ chuyên ngành Chính trị học ở
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, qua tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, văn bản
quy định của pháp luật, nhà nước, của Bộ, Ngành, của Thành phố Hà Nội và
quận Thanh Xuân để có thêm những kiến thức cần thiết chuyên sâu phục vụ
cho quá trình học tập, nghiên cứu. Nhóm tác giả quyết định chọn đề tài:
“ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với việc bảo vệ môi trường
trên địa bàn quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề quản lý, xây dựng, quy hoạch, đô thị xanh, đô thị
thông minh theo hướng phát triển bền vững đã có nhiều đề tài, công trình đã
đề cập đến, có thể kể đến như sau:
+ Tác phẩm “Môi trường Văn hóa đô thị hiện đại”- GS.TS. Mạc Đường
(Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 2016): Nội dung của tác phẩm, tác giả
4
cho rằng trong lịch sử, ở bất cứ thời đại nào, xã hội đô thị cũng điều là một xã
hội “nhị nguyên” của đời sống hai mặt: phát triển và phản phát triển, văn
minh và tội ác, nhân văn và phi nhân văn gắn kết với nhau như hình với bóng,
như bình minh và đêm tối. Và theo tác giả không gian đô thị càng mở rộng,
đời sống đô thị càng thịnh vượng so với nông thôn nghèo khổ, các khu phố
hoành tráng xuất hiện để chứa đựng các kiểu sống phức tạp khác nhau. Và
tiếp theo là sự bất ổn do tội phạm, tranh chấp quyền sở hữu đất đai, chen lấn
và tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường do khí thải, CO2, nước thải,
rác, tăng lên nhanh chóng như sự nhanh chóng tăng trưởng đô thị hóa. Và
cho rằng do tính nhị nguyên của đô thị phát triển nhanh, do nhận thức thiên
lệch về thành tựu “thay da đổi thịt” nên vấn đề quản lý đô thị thường không
đuổi kịp với thực trạng trạng “xấu” của đô thị hóa.
+ Tác phẩm “Chiến lược và Chính sách Môi trường” - GS. Lê Văn Khoa,
TS. Nguyễn Ngọc Sinh, TS. Nguyễn Tiến Dũng (Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội năm 2006): Được biên soạn trong khuôn khổ của đề án “Xây dựng
năng lực Quản lý Môi trường ở Việt Nam” nhằm tăng cường cung cấp các tài
liệu tham khảo, nghiên cứu cho sinh viên về các vấn đề môi trường toàn cầu,
chiến lược toàn cầu về môi trường và phát triển bền vững, chính sách môi
trường thế giới, luật môi trường thế giới, luật pháp và chính sách bảo vệ mội
trường,.. qua đó đem lại cách nhìn khoa học và hiện đại về nhận thức đối với
môi trường.
+ Đào Ngọc Nghiêm (2013), Đô thị xanh, thông minh - mô hình phát triển
của Thủ đô Hà Nội, Hội thảo khoa học quốc tế. Tác giả đã đưa ra bối cảnh đô
thị hóa của một số nước và Việt Nam và phát triển bền vững là một xu thế tất
yếu của toàn cầu, tác động đến từng lĩnh vực với những nghiên cứu cụ thể,
chuyên ngành hơn, trong đó có đô thị hóa, đó là đô thị bền vững - đô thị sinh
thái - đô thị xanh - kiến trúc xanh. Phát triển bền vững là quá trình liên tục
cân bằng và hài hòa các mục tiêu kinh tế - văn hóa - xã hội và môi trường sinh
thái. Từ đó tác giả xác định mô hình phát triển đô thị xanh ở Hà Nội “Xanh -
5
văn hiến - văn minh - hiện đại”, đô thị năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh
cao trong nước, khu vực và quốc tế, có môi trường sống tốt
+ Nguyễn Hồng Thục (2013), Các yếu tố của phát triển đô thị xanh thông
minh tại Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế. Tác giả đã đưa ra hiện trạng
đô thị hóa diễn ra ở quy mô và tốc độ chưa từng thấy ở Việt Nam - đây là vấn
đề nóng nhất hiện nay. Đô thị hóa nhanh góp phần không nhỏ để thay đổi bộ
mặt kinh tế xã hội của đất nước. Tác giả cũng chỉ ra các bệnh đô thị: kiến trúc
lộn xộn, giao thông tắc nghẽn, ô nhiễm môi trường, dự án đô thị theo kiểu
phòng ngủ độc canh mà thiếu vắng các dịch vụ công cộng thiết yếu, bất động
sản không có lối ra Từ đó tác giả đã đưa ra cách tiếp cận mới về các đô thị
là tăng trưởng kinh tế, tài nguyên đô thị, môi trường sinh thái, tăng trưởng
xanh, quy hoạch lãnh thổ bền vững dựa trên các cơ sở pháp lý.
+ Nguyễn Văn Cường (2015), Phát triển các khu đô thị mới theo hướng bền
vững: Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế,
Đại học Kinh tế quốc dân. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra định nghĩa
về đô thị hóa, đô thị phát triển bền vững. Qua việc nghiên cứu tác giả đã tiến
hành khảo sát việc phát triển các khu đô thị mới ở Hà Nội. Tác giả đã khẳng
định về phát triển các khu đô thị cần mang tính bền vững.
+ Phạm Ngọc Tuấn (2015), Phát triển các khu đô thị mới tại thành phố Hồ
Chí Minh theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quy hoạch
vùng và đô thị, Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã làm rõ
một số vấn đề lý luận về phát triển các khu đô thị mới, các tiêu chí phát triển
khu đô thị mới theo hướng bền vững. Tác giả nghiên cứu chuyên sâu về quy
hoạch đô thị vùng theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
+ “Phát triển bền vững đô thị: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế
giới”, của Đào Hoàng Tuấn (2008) đã nêu một cách tổng quát các kinh
nghiệm phát triển bền vững đô thị và đối chiếu với Việt Nam cho thấy quá
trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nhưng việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ
tầng vẫn chưa đáp ứng, do vậy dân cư nông thôn mất tư liệu sản xuất không
6
kịp chuyển đổi sang các ngành nghề phù hợp. Sự phát triển đô thị ở nhiều nơi
gặp khó khăn, nguyên nhân là do quy hoạch đô thị chưa tốt, quản lý đầu tư
phát triển đô thị còn yếu kém, chưa có thể chế cụ thể trong việc quản lý đầu tư
phát triển đô thị nói chung, thể chế quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh nói
riêng, đầu tư phát triển các khu đô thị còn manh mún và tự phát, thiếu nguồn
vốn đầu tư trầm trọng, di dân từ nông thôn vào thành thị quá nhiều. Quá trình
đô thị hóa đang diễn ra theo chiều hướng “Đô thị hóa giả tạo” thể hiện qua
việc đô thị phát triển lấn sang khu