Báo cáo Dự án xây dựng nhà máy luyện thép theo phương pháp hoàn nguyên trực tiếp từ những nguyên liệu có chứa feo

Nhằm giúp sinh viên ngoài việc nắm vững được kiến thức đã học, đồng thời có thể áp dụng vào thực tiễn nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên được tìm hiểu về những vấn đề đã học thông qua việc đi thực tế tại các địa phương và các doanh nghiệp. Qua quá trình liên hệ thực tế và được sự cho phép của Nhà trường , sự đồng ý của Ủy ban nhân dân huyện Phổ Yên – Thái Nguyên. Nhóm chúng em gồm 6 thành viên đã có điều kiện thuận lợi tiếp xúc, làm quen với những vấn đề của thực tế khi đi vào làm việc. Từ đó chúng em đã có được những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá. Dựa trên những kiến thức đã học cùng sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: Hà Vũ Nam, Cô: Đặng Kim Oanh, và sự chỉ bảo của các phòng ban bên UBND Huyện Phổ Yên thì sau một thời gian học tập và làm việc chúng em xin trình bầy bài báo cáo thực tế: “ Dự án xây dựng nhà máy luyện thép theo phương pháp hoàn nguyên trực tiếp từ những nguyên liệu có chứa hàm lượng FeO” Do trình độ còn hạn chế, thời gian thực tế còn ít nên vấn đề nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để sửa chữa và hoàn thiện chuyên đề này. Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Hà Vũ Nam – Cô giáo Đặng Kim Oanh, trường ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên và tập thể cán bộ Phòng tài chính kế hoạch của huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em hoàn thành chuyên đề này.

doc43 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Dự án xây dựng nhà máy luyện thép theo phương pháp hoàn nguyên trực tiếp từ những nguyên liệu có chứa feo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo cáo DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY LUYỆN THÉP THEO PHƯƠNG PHÁP HOÀN NGUYÊN TRỰC TIẾP TỪ NHỮNG NGUYÊN LIỆU CÓ CHỨA Feo LỜI MỞ ĐẦU Nhằm giúp sinh viên ngoài việc nắm vững được kiến thức đã học, đồng thời có thể áp dụng vào thực tiễn nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên được tìm hiểu về những vấn đề đã học thông qua việc đi thực tế tại các địa phương và các doanh nghiệp. Qua quá trình liên hệ thực tế và được sự cho phép của Nhà trường , sự đồng ý của Ủy ban nhân dân huyện Phổ Yên – Thái Nguyên. Nhóm chúng em gồm 6 thành viên đã có điều kiện thuận lợi tiếp xúc, làm quen với những vấn đề của thực tế khi đi vào làm việc. Từ đó chúng em đã có được những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá. Dựa trên những kiến thức đã học cùng sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: Hà Vũ Nam, Cô: Đặng Kim Oanh, và sự chỉ bảo của các phòng ban bên UBND Huyện Phổ Yên thì sau một thời gian học tập và làm việc chúng em xin trình bầy bài báo cáo thực tế: “ Dự án xây dựng nhà máy luyện thép theo phương pháp hoàn nguyên trực tiếp từ những nguyên liệu có chứa hàm lượng FeO” Do trình độ còn hạn chế, thời gian thực tế còn ít nên vấn đề nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để sửa chữa và hoàn thiện chuyên đề này. Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Hà Vũ Nam – Cô giáo Đặng Kim Oanh, trường ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên và tập thể cán bộ Phòng tài chính kế hoạch của huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em hoàn thành chuyên đề này. Nhóm sinh viên thực tế Thái Nguyên, tháng 05 năm 2010 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN PHỔ YÊN 1. CÁC NGUỒN LỰC VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN PHỔ YÊN 1.1. Điều kiện và nguồn lực tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Phổ Yên là huyện đồi núi và đồng bằng của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách Hà Nội 55 km về phía Bắc. Là một trong cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc, Huyện Phổ Yên giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang về phía Nam, giáp thành phố Thái Nguyên về phía Bắc, giáp huyện Phú Bình về phía Đông và giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc về phía Tây. Phổ Yên là nơi có các tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Đây có thể coi là thuận lợi lớn trong việc giao lưu liên kết kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá giữa Phổ Yên với Hà Nội, với thành phố, các thị xã và huyện của Thái Nguyên cũng như với các tỉnh lân cận. - Địa hình Huyện Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. - Cảnh quan thiên nhiên Với đặc điểm địa hình ở trên, huyện có hai nhóm cảnh quan chủ yếu sau: Nhóm cảnh quan đồng bằng mang đặc trưng chung của cảnh quan vùng đồng bằng sông Hồng có kết cấu kiểu cụm dân cư làng xã, xen những cánh đồng lúa, màu rộng lớn. Một số cụm dân cư ven các trục lộ lớn phát triển theo hướng đô thị hoá. Vùng sẽ phát triển theo hướng được đầu tư, nâng cấp, củng cố kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, hình thành các khu công nghiệp, phát triển hệ thống dịch vụ dọc quốc lộ 3 nối Hà Nội với Thái Nguyên, đồng thời phát triển các cơ sở đào tạo, khu văn hoá, thể thao. Nhóm cảnh quan đồi núi thấp mang đặc điểm chung của vùng trung du phía Bắc. Địa hình khu vực này phổ biến là đồi bát úp xen kẽ trong những cánh đồng nhỏ và hẹp, dân cư kiểu làng bản nhưng phân tán hơn, tốc độ đô thị hoá chậm hơn vùng phía Đông. Vùng phát triển sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho các điểm đô thị, khu công nghiệp, phát triển rừng để bảo vệ và gìn giữ môi trường sinh thái. - Tài nguyên thiên nhiên + Khí hậu Huyện Phổ Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu của huyện chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình trong năm đạt 2.097mm. + Đất đai Tổng diện tích của Huyện là 25.667,6 ha, được chia thành 10 loại đất chính. Trong các loại đất của Phổ Yên có các loại đất phù sa và đất đỏ vàng có độ dốc thấp, tầng đất dày rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Loại đất này chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn huyện, tuy nhiên, những khu đất này có thể bị chuyển sang đất xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp. 61,6% diện tích đất toàn huyện là đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đất cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, lại có độ dốc trên 250. + Tài ngưyên nước Phổ Yên có 2 hệ thống sông: Sông Công là nguồn nước mặt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của các xã vùng cao và vùng giữa của Huyện. Sông Công chảy qua huyện Phổ Yên chia huyện thành hai khu vực khác biệt về địa hình. Hệ thống sông Cầu chảy qua Huyện khoảng 17,5km, cung cấp nước tưới cho các xã phía Đông và phía Nam huyện. Ngoài hai con sông chính chảy qua địa phận huyện, còn có hệ thống suối, ngòi chảy qua từng vùng. Tổng diện tích mặt nước sông suối của huyện là 704,1ha. + Tài nguyên rừng Phổ Yên là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nên diện tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung ở các xã phía Tây huyện. Diện tích rừng của Huyện là 6.743, 9 ha, chiếm 23,29% diện tích tự nhiên. Trong đó rừng tự nhiên có 2.635,2ha, chiếm 39,2% diện tích đất lâm nghiệp. Nhìn chung, rừng của huyện Phổ Yên mang tính chất môi sinh, góp phần xây dựng môi trường bền vững cho huyện hơn là mang tính chất kinh tế. + Tài nguyên du lịch Tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng du lịch phong phú từ hình thái du lịch nhân văn nhờ có nhiều các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật, các lễ hội truyền thống mang bản sắc văn hoá dân tộc đến du lịch sinh thái với nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình. Trên địa bàn huyện Phổ Yên hiện có nhiều tiềm năng du lịch nhưng chưa được đầu tư xây dựng hạ tầng để khai thác như khu phía tây hồ Núi Cốc, các công viên, hồ nước trên vùng hồ Suối lạnh xã Thành Công, hồ Nước Hai... + Khoáng sản Về tài nguyên khoáng sản, theo kết quả thăm dò địa chất, trên địa bàn huyện không có các điểm mỏ, quặng. Tuy nhiên, tỉnh Thái Nguyên nằm trong khu vực sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương với thăm dò có 34 loại hình khoáng sản phân bổ tập trung ở Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ. Khả năng khai thác của các loại khoáng sản này có thể quyểt định đến phương hướng phát triển công nghiệp của huyện Phổ Yên. 1.1.2. Các nguồn lực kinh tế-xã hội 1.1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực Toàn huyện có số dân trung bình năm 2009 là 137.150 người, trong đó dân số sống ở 3 thị trấn chiếm khoảng 9,5%, dân số nông thôn chiếm khoảng 90,5%. Mật độ dân số toàn huyện là 534 người/km2 tuy nhiên phân bố dân cư giữa các vùng có sự phân tán. Tốc độ tăng dân số toàn Huyện trung bình hàng năm là khoảng 1%. Nguồn lao động của huyện năm 2005 là 8.660 người, chiếm 65,7% tổng dân số của huyện. Lao động trong độ tuổi không có việc làm là 590 người, chiếm 11,16% số lao động trong độ tuổi không tham gia trong các ngành kinh tế. Trong những năm qua, huyện đã chú trọng giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên tỷ trọng lao động không có việc làm vẫn còn cao. 1.1.2.2. Đất đai Diên tích đất tự nhiên của huyện ổn định qua các năm. Tốc độ đô thị hoá của huyện trong nhưng năm qua khá chậm. Diện tích đất nông nghiệp không có sự biến động lớn. Diện tích đất ở tăng từ 880 ha năm 2002 lên 974,01 ha năm 2008. Trong cơ cấu đất tự nhiên, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 78,67%, sau đó là đất phi nông nghiệp chiếm 20,13%, còn lại là đất chưa sử dụng chiếm khoảng 1,2 %. 1.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Huỵện đang dần được hoàn thiện. Huyện có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp nước phục vụ tương đối tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong hiện tại và trong tương lai gần. - Hệ thống giao thông Đường bộ: Huyện có quốc lộ 3 từ Km 33 đến Km 48 đi qua trung tâm huyện, chiều dài đường là 15km, nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7,5m dải bê tong nhừa, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp 4. Theo kế hoạch của Bộ giao thông vận tải, đến năm 2010, đường cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên xây dựng xong thì tuyến đường này sẽ đi qua địa phận của huyện khoảng 20 km tại trung tâm huyện. Huyện Phổ Yên có 1 tuyến tỉnh lộ nối liền với hai huyện lân cận là Đại từ và Phú Bình. Chiều dài đường là 19 km, bề rộng nền đường từ 5 - 6,5 m, tiêu chuẩn kỹ thuật đạt cấp 6. Hệ thống đường huyện gồm 11 tuyến nối liền trung tâm huyện với trung tâm các xã, thị trấn trong huyện. Hệ thống cầu cống gắn liền với tuyến đường quốc lộ tương đối hoàn chỉnh, các thiết bị an toàn giao thông trên tuyến đầy đủ. Tuy nhiên, hệ thống cầu cống trên đường tỉnh lộ và huyện lộ chưa hoàn chỉnh, hệ thống thoát nước thiếu, chất lượng kém. Trong 11 tuyến đường huyện, chỉ có tuyến đường số 1 nối từ trung tâm huyện đến trung tâm xã Tiên Phong có hệ thống cống thoát tương đối hoàn chỉnh. Các tuyến còn lại hệ thống cầu còn xấu và cống thoát nước còn thiếu. Tổng đường xã của huyện là 274,8 km, trong đó 56,6% là đường đất được hình thành từ phong trào làm giao thông nông thôn của địa phương. Các tuyến đường xã nhìn chung đều chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, nền đường nhỏ hẹp, hệ thống thoát nước chưa đầy đủ. Đường thuỷ: Sông Cầu, sông Công đi qua địa phận Huyện nhưng không phát triển thành tuyến đường thuỷ, chỉ có 5 km đường trên sông Công từ cảng Đa Phúc đến vị trí gặp sông Cầu có khả năng khai thác. Các đoạn khác lòng sông có độ dốc lớn, mức nước cạn trong 2/3 thời gian trong năm không tổ chức vận tải quy mô lớn được. Cảng Đa Phúc cũng chỉ tiếp nhận được tầu trọng tải 3000 tấn. Đường sắt: Trên địa phận Huyện có tuyến đường sắt Hà Nội- Quán Triều đi qua có chiều dài 15 km và có 1 nhà ga. Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ của huyện Phổ Yên có quan hệ chặt chẽ về mặt địa lý, vùng dân số và vùng kinh tế. Tuy nhiên, chất lượng còn chưa đồng bộ. Hệ thống đường thuỷ chủ yếu phục vụ thuyền nhỏ khai thác vật liệu xây dựng trên sông. Tuyến đường sắt có khả năng tạo thuận lợi cho phát triển kinh - tế xã hội của huyện. - Hệ thống điện Hệ thống lưới điện của huyện đã được hoàn chỉnh. Huyện được cấp điện từ nguồn điện lưới quốc gia qua đường truyền tải 110 kv Đông Anh - Thái Nguyên. Lưới điện của Huyện cơ bản vận hành tốt với đường 110kv và 35 Kv. Hiện nay 100% số thị trấn, xã của Huyện có điện. - Hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước Hệ thống cấp nước sinh hoạt của huyện sử dụng nguồn từ hệ thống cấp nước thị xã sông Công. Hệ thống cấp nước nông nghiệp từ đập Hồ Núi Cốc và các trạm bơm từ sông Cầu và sông Công. 1.1.2.4. Thị trường Với thuận lợi về vị trí địa lý và giao thông đường bộ, đường sắt và gần sân bay Nội Bài, là nơi giao lưu và trung chuyển giữa Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, huyện Phổ Yên có thế mạnh để mở rộng thị trường, phát triển giao lưu và hội nhập dễ dàng với thị trường trong vùng và cả nước. Sản phẩm hàng hoá của huyện sản xuất ra sẽ dễ dàng vận chuyển và tiêu thụ ra các thị trường Hà Nội và các tỉnh, huyện lân cận và với cả nước, đối với cả sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp. Như vậy, huyện có điều kiện để phát triển dịch vụ thương mại, các khu công nghiệp. Đồng thời Phổ Yên có khả năng khai thác du lịch và thu hút khách du lịch thường xuyên từ các tỉnh lân cận đặc biệt là từ Hà Nội. 1.2. Đánh giá chung Trên cơ sở đánh giá toàn diện các nguồn lực và điều hiện phát triển của Huyện hiện nay, có thể thấy những thuận lợi nổi bật sau đây: - Huyện có vị trí địa lý thuận lợi do nằm kề và ở vị trí kết nối các trung tâm phát triển là Hà Nội và thành phố Thái Nguyên. Để khai thác lợi thế này, khâu đột phá là xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông tốt, nhất là đường bộ. - Địa hình của Huyện đa dạng, có cả miền núi, trung du và đồng bằng; có hồ Suối Lạnh nằm trong quần thể tiềm năng du lịch khác của Tỉnh như hồ Núi Cốc, khu di tích ATK… Đây là điều kiện của sự phát triển nông lâm nghiệp chuyên canh và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. - Huyện có quỹ đất đai khá lớn và thuận lợi cho phát triển các ngành phi nông nghiệp, nhất là những ngành cần sử dụng nhiều yếu tố đầu vào là đất đai. - Nguồn lao động của Huyện tương đối dồi dào, có khả năng học nghề thuận lợi do gần các cơ sở đào tạo của Trung ương và của Tỉnh. - Do có nhiều lợi thế phát triển nên Huyện được Tỉnh quan tâm trong chỉ đạo, ưu tiên đầu tư. 2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN PHỔ YÊN-THÁI NGUYÊN 2.1. Về tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ Phòng Tài chính - Kế hoạch hiện nay được sáp nhập từ 02 đơn vị là Phòng Tài chính và phòng Kế hoạch đầu tư theo Nghị định số: 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ, Quyết định số: 654/QĐ-UBND ngày 31/03/2008 của UBND tỉnh Thái nguyên về việc tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố, thị xã. Trong đó: - Từ trước ngày 30/04/2008, phòng Tài chính - KH gồm 02 cơ quan là Phòng Tài chính và phòng KH và ĐT với các chức năng, nhiệm vụ như sau: + Phòng Tài chính: Thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài chính, tài sản trên địa bàn huyện được phân cấp. + Phòng KH và ĐT: Thực hiện quản lý nhà nước về công tác kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, công tác quy hoạch xây dựng, đăng ký kinh doanh, viễn thông, đầu tư và XDCB. - Từ ngày 01/5/2008, 02 cơ quan Tài chính và KH - ĐT được sáp nhập thành phòng Tài chính - KH thực hiện các chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư, đăng ký kinh doanh, tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế HTX, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân. Ngoài ra, UBND huyện giao cho là cơ quan thường trực của BQL và ĐH dự án các công trình XDCB của huyện. 2.2. Về tình hình đội ngũ cán bộ, công chức Tổng số cán bộ, công chức của đơn vị đến 31/12/2009 là 12 người. Bao gồm: Trong biên chế: 08 người, hợp đồng là 4 người. Về trình độ chuyên môn: Trình độ sau đại học: 01 người; Đại học: 9 người; Trình độ cao đẳng và tương đương: 02 người. 2.3. Về tổ chức, phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quy trình giải quyết công việc và yêu cầu công tác, Phòng Tài chính - KH đã thực hiện phân công cán bộ, công chức tại phòng như sau: * Về phân công lãnh đạo: + Trưởng phòng: Phụ trách chung, trực tiếp phụ trách quản lý ngân sách cấp huyện. + 01 đồng chí phó phòng phụ trách bộ phận kế hoạch, đầu tư. + 01 đồng chí phụ trách bộ phận tài chính, tài sản. * Về phân công cán bộ, công chức trong đơn vị: - Đối với bộ phận công tác kế hoạch và đầu tư: + 01 cán bộ phụ trách công tác tổng hợp, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. + 01 cán bộ thực hiện công tác thẩm định các dự án đầu tư XDCB. + 01 cán bộ phụ trách công tác xúc tiến đầu tư, sản xuất kinh doanh. + 01 cán bộ phụ trách công tác đăng ký kinh doanh, theo dõi và quản lý các thành phần kinh tế. - Đối với bộ phận tài chính: + 02 cán bộ phụ trách công tác chi ngân sách huyện, theo dõi, quản lý các đơn vị dự toán trực thuộc, quản lý biên lai, ấn chỉ của ngành. + 03 cán bộ phụ trách công tác quản lý, theo dõi ngân sách cấp xã, quản lý công sản. + 01 cán bộ phụ trách công tác quản lý giá, công tác hành chính cơ quan. + 01 cán bộ phụ trách công tác định giá tài sản trong các vụ án dân sự, hình sự. Bên cạnh đó, phòng cũng thực hiện sự phân công cán bộ kiêm nhiệm thực hiện các công việc của BQL và ĐH dự án huyện, thường trực hội đồng giá đất, tham gia các ban chỉ đạo và tổ chuyên viên giúp việc của các tổ công tác theo yêu cầu nhiệm vụ do UBND huyện giao. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH DỰ ÁN “XÂY DỰNG NHÀ MÁY LUYỆN THÉP THEO PHƯƠNG PHÁP HOÀN NGUYÊN TRỰC TIẾP TỪ NHỮNG NGUYÊN LIỆU CÓ CHỨA HÀM LƯỢNG FeO” 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư - Tên chủ đầu tư: Công ty CỔ PHẦN THÉP TOÀN THẮNG - Địa chỉ: 324/11, Đường Hoàng Văn Thụ - Phường 4 - Quận Tân Bình. ĐT: 08. 38440131 - Fax: 08. 38112136 Email: cophantheptoanthang@gmail.com Website: www.cophantheptoanthang.com - Ngành nghề kinh doanh: Vật Liệu Xây Dựng. Chuyên nhập khẩu sắt thép công nghiệp như sắt hình U, I, V, thép tấm và là nhà phân phối sắt thép xây dựng của các nhà máy thép Việt Nam, Pomina và Việt Úc. 1.2. Mục tiêu của dự án Nhà máy mới được đầu tư xây dựng nhằm mục tiêu: - Sản xuất phôi thép từ  120x120mm đến 150x150mm cung cấp cho các nhà máy cán thép  ở Thái Nguyên và Hải Phòng. - Tiếp thu công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại trong dây chuyền khép kín theo quy trình sau: + Tuyển quặng, tuyển từ-trộn liệu- lò hoàn nguyên trực tiếp tạo thành sắt xốp có hàm lượng Fe đạt 92% đến 94%- lò hồ quang – lò tinh luyện- đúc liên tục- thành phẩm- nhập kho- bán hàng. Dây chuyền này đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất. giảm giá thành phẩm do đó sản phẩm hoàn toàn có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước và trong khu vực. 1.3. Những căn cứ để xác định đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy dựa trên căn cứ pháp lý sau; - Căn cứ thông báo ý kiến kết luận của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề chiến lược sản xuắt thép tới năm 2010( TB số 112/TW ngày 12/04/1995). - Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010 và phương hướng, nhiện vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010 đã dược Đại Hội đảng lần thứ IX thông qua. - Thông tư số 98/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện miễn thuế, giảm thuế cho các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tu theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính Phủ về hỗ trợ lãi suất đầu tư trong nước. - Thông tư số 02/1999/TT-BKH ngày 24/09/1999 của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp ưu đãi đầu tư theo Nghị định theo số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. - Quyết định số 134/2001/TT-BTC ngày 28/06/2001 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/2001/0QĐ TTg ngày 24/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép đến năm 2010. - Nghị định số 77/2003/0Nđ-CP ngày 10/09/2001 của Thủ Tướng Chính quy đinmhj về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. -Chỉ đạo cử thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2957/ VPCP- KTTH ngày 11/06/2004 của văn phòng chính phủ. - Quyết định số 54/ QĐ_BTC ngày 16/06/2004 của Bộ Tài Chính về việc ban hành mục chi tiết các chương trình, dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.  1.4. Sự cần thiết đầu tư của dự án Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Chính phủ nền kinh tế nước ta đã chuyển dần từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua nền kinh tế nước ta phất triển nhanh chóng đặ biệt ngành thép- với tầm quan trọng là một trong những vật liệu xây dựng chủ yếu trong nhiều công trình- nên đã dược đầu tư đáng kể, đạt tốc độ tăng trưởng cao  và có sự tham gia góp mặt của tất cả các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước  ngoài. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực và trên thế giới ngành thép Việt nam vẫn trong tình trạng kém phát triển và lạc hậu; thiết bị và quy mô nhỏ, đa phần thuộc thế hệ cũ, lạc hậu trình độ công nghệ và mức độ tự động hoá thấp, về cán thiép thì chỉ cán được thép cuộn, cây ở cỡ nhỏ và vừa.       Mặc  dù nghành cán thép của chúng ta cũng chỉ đấp ứng được nhu cầu về các loại thép xây dựng bình thường nhưng nhu cầu phôi thép cho sản xuất thép cán vẫn là một vấn đề bức xúc cho nền kinh tế hiện tại khoảng 70% nhu cầu phôi cho sản xuất thép là chúng ta phải nhập ngoại. Hiện tại, mặc dù có  nhiều doanh nghiệp đã đầu tư để đáp ứng phần nào cho nhu cầu phôi trong nước nhưng chất lượng sản phẩm còn bị hạn chế do công nghệ nấu luyện chưa được dầu tư áp dụng theo những nước tiên tiến. Đối với Công nghệ  luyện thép từ quặng thì hiện nay vẫn áp dụng theo phương pháp phổ thông là phải thông qua lò luyện cao luyện ra gang lỏng rồi dùng gang lỏng luyện thành thép. Phương pháp này có nhược điểm là phải dùng lượng than cốc rất lớn trong khi Việt Nam than cốc chưa được sản xuất nhiều mà chủ yếu phải nhập khẩu. Mặt khác dùng gang để luyện thép thì các thành phần hoá học chủ yếu như C, P, S