Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), Đảng ta khẳng định
phương hướng, nhiệm vụ tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc:“tôn
trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân
tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung
để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường
quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của
khối đại đoàn kết dân tộc‖. Thật vậy, khoan dung, đoàn kết là truyền thống
quý báu, là nét đẹp văn hóa như sợi chỉ đỏ xuyên suốt dòng chảy lịch tử tư
tưởng Việt Nam hàng ngàn năm qua. Nhờ có truyền thống khoan dung, đoàn
kết, dân tộc ta đã giành thắng lợi lớn trong các cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại.
Sau khi giành độc lập, nhớ có tinh thần khoan dung, đoàn kết, thương yêu
giúp đỡ lẫn nhau, đất nước ta đã thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, đưa
nước ta ngày càng giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Góp vào
thành công lớn lao ấy, có một phần không nhỏ công lao của các thế hệ thanh
niên, mà trong đó sinh viên là thế hệ trẻ tiêu biểu cho sức mạnh của đất nước
hôm nay và mai sau.
Việc giáo dục về tư tưởng đạo đức truyền thống của dân tộc nói chung,
giáo dục tinh thần khoan dung, đoàn kết nói riêng góp phần bồi dưỡng phẩm
chất đạo đức, lối sống cho sinh viên là vô cùng cần thiết. Nhất là trong giai
đoạn hiện nay, trước những tác động của kinh tế thị trường, một bộ phận sinh
viên có lối sống thiếu khoan dung trong giải quyết mâu thuẫn, chưa biết lắng
nghe, thấu hiểu và tôn trọng những điểm khác biệt của người khác, tư tưởng,
văn hóa khác biệt. Đây là vấn đề có tính chất thời sự trong bối cảnh hiện nay,
trong khi các công trình nghiên cứu về đề tài này gần như chưa có.
72 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn kết cho sinh viên trường Đại học nội vụ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC
GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT
CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Mã số đề tài: ĐTSV.2020.09
Chủ nhiệm đề tài : Phan Lạc Hoàng Anh
Lớp : 1605CTHA
Cán bộ hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tƣơi
Hà Nội, 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC
GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT
CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Mã số đề tài: ĐTSV.2020.09
Chủ nhiệm đề tài : Phan Lạc Hoàng Anh - 1605CTHA
Thành viên tham gia : Vũ Thị Trúc Mai - 1605CTHA
Lại Thùy Dƣơng - 1805CTHA
Cán bộ hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tƣơi
Hà Nội, 2020
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài...................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 3
5. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 3
7. Kết cấu của đề tài ........................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG
KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT CHO SINH VIÊN Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO
DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HIỆN NAY ....................................................... 5
1.1. Tư tưởng khoan dung, đoàn kết – giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam 5
1.1.1. Khái niệm giáo dục,khoan dung, đoàn kết ............................................. 5
1.1.2. Khái quát tư tưởng khoan dung, đoàn kết trong lịch sử tư tưởng Việt
Nam ..................................................................................................................... 9
1.2. Sự cần thiết của việc giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn kết cho sinh
viên các trường Đại học trong bối cảnh hiện nay........................................... 19
1.2.1. Đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn lao động toàn diện của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ............................................. 19
1.2.2. Thực hiện xây dựng con người mới theo quan điểm của Đảng .......... 22
1.2.3. Chống lại những biểu hiện tiêu cực của bộ phận SV trong quá trình
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ............................ 24
1.2.4. Giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc trong quá trình hội
nhập quốc tế ...................................................................................................... 25
CHƢƠNG 2. GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT
CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI – THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .............................................................................. 28
2.1. Đặc điểm sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục tư tưởng
khoan dung, đoàn kết cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội ............ 28
2.1.1. Đặc điểm sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội ............................ 28
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn kết
cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội ................................................. 30
2.2. Thực trạng giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn kết cho sinh viên trường
Đại học Nội vụ Hà Nội .................................................................................... 44
2.2.1. Kết quả một số hoạt động giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn kết cho
sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội ........................................................ 44
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế của hoạt động giáo dục tư tưởng
khoan dung, đoàn kết cho sinh viên cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà
Nội ..................................................................................................................... 49
2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn
kết cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội ........................................... 52
2.3.1. Về phía nhà trường ................................................................................ 52
2.3.2. Về phía gia đình ..................................................................................... 62
2.3.3. Về phía bản thân sinh viên .................................................................... 63
Tiểu kết chương 2............................................................................................. 66
KẾT LUẬN .................................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 68
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), Đảng ta khẳng định
phương hướng, nhiệm vụ tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc:“tôn
trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân
tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung
để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường
quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của
khối đại đoàn kết dân tộc‖. Thật vậy, khoan dung, đoàn kết là truyền thống
quý báu, là nét đẹp văn hóa như sợi chỉ đỏ xuyên suốt dòng chảy lịch tử tư
tưởng Việt Nam hàng ngàn năm qua. Nhờ có truyền thống khoan dung, đoàn
kết, dân tộc ta đã giành thắng lợi lớn trong các cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại.
Sau khi giành độc lập, nhớ có tinh thần khoan dung, đoàn kết, thương yêu
giúp đỡ lẫn nhau, đất nước ta đã thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, đưa
nước ta ngày càng giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Góp vào
thành công lớn lao ấy, có một phần không nhỏ công lao của các thế hệ thanh
niên, mà trong đó sinh viên là thế hệ trẻ tiêu biểu cho sức mạnh của đất nước
hôm nay và mai sau.
Việc giáo dục về tư tưởng đạo đức truyền thống của dân tộc nói chung,
giáo dục tinh thần khoan dung, đoàn kết nói riêng góp phần bồi dưỡng phẩm
chất đạo đức, lối sống cho sinh viên là vô cùng cần thiết. Nhất là trong giai
đoạn hiện nay, trước những tác động của kinh tế thị trường, một bộ phận sinh
viên có lối sống thiếu khoan dung trong giải quyết mâu thuẫn, chưa biết lắng
nghe, thấu hiểu và tôn trọng những điểm khác biệt của người khác, tư tưởng,
văn hóa khác biệt. Đây là vấn đề có tính chất thời sự trong bối cảnh hiện nay,
trong khi các công trình nghiên cứu về đề tài này gần như chưa có.
Vì những lí do trên, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài: “Giáo dục tư
tưởng khoan dung, đoàn kết cho sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội‖
nhằm nghiên cứu, luận giải, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản liên
2
quan đến nội dung đề tài. Phân tích thực trạng từ đó đưa ra một số giải pháp
nâng cao hiệu quả việc giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn kết cho sinh viên
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc nghiên cứu, luận giải, làm sáng tỏ một số vấn đề lý
luận cơ bản về ảnh hưởng của tư tưởng khoan dung, đoàn kết tới đạo đức lối
sống sinh viên Việt Nam giai đoạn hiện nay, đề tài chỉ ra một số nguyên nhân
và giải pháp góp phần phát huy ảnh hưởng tích cực của tư tưởng khoan dung,
đoàn kết tới đạo đức lối sống của sinh viên Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Nhằm đẩy mạnh giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn kết cho SV nói chung
và SV Trường ĐHNVHN nói riêng.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để có thể đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, đòi hỏi phải
giải quyết được các vấn đề sau:
Thứ nhất, tập trung tìm hiểu một số vấn đề lý luận cơ bản về tư tưởng
khoan dung, đoàn kết; giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn kết cho sinh viên
trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.
Thứ hai, nghiên cứu một số ảnh hưởng của tư tưởng khoan dung, đoàn
kết tới sinh viên Nội Vụ giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, chỉ ra một số nguyên nhân của những ảnh hưởng tiêu cực, giải
pháp phát huy ảnh hưởng tích cực của tư tưởng khoan dung, đoàn kết tới sinh
viên Nội Vụ giai đoạn hiện nay.
Thứ tư, đề ra một số phương hướng, giải pháp để nhằm nâng cao hiêu
quả việc giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn kết cho sinh viên Đại học Nội
Vụ Hà Nội
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết về khoan dung, đoàn kết và việc vận
dụng, phát huy tư tưởng khoan dung, đoàn kết đối với sinh viên nói chung và
3
sinh viên trường Đại học Nội vụ nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Lịch sử tư tưởng khoan dung, đoàn kết;
+ Khảo sát thực tiễn vận dụng, giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn kết,
cho sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội cơ sở Hà Nội.
+ Từ năm 2016 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Quan điểm về khoan dung, đoàn kết trong lịch sử tư tưởng Việt Nam;
+ Quan điểm về khoan dung, đoàn kết của Đảng ta.
+ Những kết quả nghiên cứu lý luận trong và ngoài nước liên quan đến
chủ đề nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu chủ yếu vận dụng phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác – Lênin: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Đồng thời, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ
thể như: phân tích, tổng hợp, logic –lịch sử, so sánh đối chiếu, phương pháp
liên ngành; chính trị học so sánh...
5. Giả thuyết nghiên cứu
Ảnh hưởng của tư tưởng khoan dung, đoàn kết tới đạo đức lối sống
sinh viên ngày càng rõ nét. Nhưng hiện nay, nhận thức của bộ phận sinh viên
về vấn đề này chưa thật sự rõ nét.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài “Giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn kết cho sinh viên Trường
Đại học Nội Vụ Hà Nội‖ là công trình nghiên cứu chuyên sâu và đưa ra một
số điểm mới sau:
- Hệ thống hóa lý thuyết về khoan dung, đoàn kết trong lịch sử và xác
định giá trị lý luận, thực tiễn của tư tưởng khoan dung, đoàn kết trong thực
4
tiễn xã hội hiện nay;
- Phân tích thực trạng của việc giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn kết
cho sinh viên trường Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc giáo dục tư tưởng
khoan dung, đoàn kết cho sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội giai đoạn
hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
đề tài được kết cấu gồm 2 chương, 5 tiết.
5
CHƢƠNG 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG
KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT CHO SINH VIÊN Ở CÁC CƠ SỞ
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HIỆN NAY
1.1. Tƣ tƣởng khoan dung, đoàn kết – giá trị tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam
1.1.1. Khái niệm giáo dục,khoan dung, đoàn kết
- Khái niệm giáo dục
Theo cuốn Tài liệu bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo
dục, 2007 của Ts. Nguyễn Văn Tuấn, Giáo dục vừa mang tính khoa học vừa
mang tính nghệ thuật. Giáo dục là một quá trình đào tạo con người một cách
có mục đích, nhằm chuẩn bị cho họ tham gia vào đời sông xã hội, lao động
sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hộiinh nghiệm lịch sử xã
hội của loài người. Giáo dục được hiểu dưới hai góc độ:
(1) Giáo dục được xem như là tập hợp các tác động sư phạm đến người
học với tư cách là một đối tượng đơn nhất;
(2) Giáo dục được như là một hoạt động xã hội, dạng tái sản xuất ra lực
lượng lao động mới. Ở đây, đối tượng là thế hệ trẽ, là tập hợp các đối tượng
đơn nhất. Giáo dục là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động;
Khi nói đến giáo dục theo nghĩa rộng, là ta thường liên tưởng ngay đến
cụm từ "giáo dục theo nghĩa hẹp và đào tạo".
Giáo dục theo nghĩa hẹp, là một quá trình hoạt động có ý thức, có mục
đích, có kế hoạch của một người (hay một nhóm người) - gọi là giáo viên -
nhằm tác động vào hệ thống nhận thức của người đó, để làm phát triển trí
thông minh, phát triển khả năng nhận thức phù hợp với thế giới khách quan,
và làm phát triển nhận thức của người đó lên; qua đó tạo ra một con người
mới, có những phẩm chất phù hợp với yêu cầu được đặt ra.
Giáo dục theo nghĩa hẹp là nuôi dưỡng, làm cho phát triển hoặc triệt
tiêu, giảm cái có sẵn. Ví dụ như trí thông minh căn bản là cái có sẵn, tính
6
thiện là cái có sẵn,... Giáo dục làm tăng trưởng trí thông minh căn bản, và tính
thiện lên.
Ðào tạo là một quá trình truyền thụ, chuyển giao kiến thức và kinh
nghiệm một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của một người (hay một
nhóm người) - gọi là giáo viên - vào người đó, nhằm tạo ra một số sự nhận
thức, một số kỹ năng hoạt động phù hợp với yêu cầu của công việc, và phát
triển chúng nó lên bằng cách rèn luyện. Công việc này có thể là hoạt động trí
não, hay hoạt động chân tay.
Đào tạo là tạo ra cái mới hoàn toàn, chứ không phải là cái có sẵn. Ví dụ
chữ viết, những kiến thức về toán học, các kỹ năng về tay nghề, các thế võ,...
Ban đầu chúng hoàn toàn chưa có nơi một con người. Chỉ sau khi được huấn
luyện, đào tạo thì chúng mới có ở nơi ta.Ví dụ: học sinh được dạy học môn
toán, để có kỹ năng tính toán. Một nhà khoa học được đào tạo, để có các kỹ
năng nghiên cứu khoa học. Một vị Tu sĩ được dạy cách ngồi thiền, để có thể
ngồi thiền tu tập sau này. Một người công nhân, được đào tạo tay nghề, để có
thể làm việc sau này...
Tuy rằng, không phải là đào tạo, nhưng muốn giáo dục thành công thì
cần phải thông qua công tác đào tạo. Vì vậy chúng có mối liên hệ rất mật thiết
với nhau. Cho nên khái niệm giáo dục trong bộ môn này được hiểu bao gồm
cả giáo dục và đào tạo.
- Khái niệm khoan dung
Khoan dung là phạm trù xuất hiện từ lâu và như sợi chỉ đỏ xuyên suốt
dòng chảy lịch sử tư tưởng Việt Nam các thời kỳ. Quan niệm về khoan dung
cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Theo Hán Việt từ điển giản yếu, học giả Đào
Duy Anh: bao dung là người có đại độ, tức là độ lượng, rộng lượng; khoan
dung là rộng lòng bao dung.
Trong Từ điển tiếng Việt, tác Hoàng Phê cho rằng, bao dung thuộc loại
tính từ với nghĩa là có độ lượng, rộng lượng với mọi người; còn động từ
khoan dung lại có nghĩa là rộng lượng tha thứ cho người có lỗi lầm.
7
Trong dự thảo Tuyên bố về sự khoan dung của Liên hợp quốc (tổ chức
ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 16—1993), UNESCO đã nêu ra nội hàm khái
niệm và hành động cho sự khoan dung như sau: ―Người ta cần những niềm tin
của mình. Nhưng ngày nay đòi hỏi một hình thức đoàn kết mới, một cuộc
sống gắn bó mật thiết hơn bao giờ hết để đảm bảo rằng, những niềm tin của
chúng ta không được dẫn đến những mô hình hành vi loại trừ các niềm tin
khác. Điều chủ yếu là phải thừa nhận rằng trong khi tất cả mọi người đều bình
đẳng về phẩm cách thì họ lại khác nhau về tài năng, về niềm tin và tín ngưỡng
và những sự khác nhau đó là toàn bộ nền văn minh nói chung miễn là mọi
công dân được bảo đảm có những cơ hội để đối thoại và tham gia vào đời
sống cộng đồng cả về chính trị, văn hóa, kinh tế và xã hội ở tất cả các giai
cấp‖.
Tiếp nối tinh thần ấy, Ủy ban UNESCO Việt Nam cho rằng: ―Khoan
dung là một hình thức tự do, tự do về tư tưởng, tự do về pháp lý. Một con
người khoan dung là người làm chủ về tư tưởng và hành động của mình.
Khoan dung là một thái độ ứng xử tích cực, không hàm ý ban ơn hay hạ mình
chiếu cố đối với những người khác. Khoan dung là thừa nhận và chấp nhận sự
khác biệt. Đó là học cách nghe, cách thông tin và cách hiểu người khác.
Khoan dung là chấp nhận sự đa dạng của các nền văn hóa; là sự cởi mở đối
với những tư tưởng triết lý khác mình, là sự ham học hỏi, tìm hiểu những điều
bổ ích để làm giàu cho bản thân, không bác bỏ nhưng gì mà mình chưa biết.
Khoan dung là tôn trọng quyền tự do của người khác. Khoan dung là sự thừa
nhận không có một nền văn hóa, một quốc gia hay một tôn giáo nào độc tôn
về tri thức và chân lý‖
Như vậy, khoan dung là một phạm trù dùng để chỉ thái độ, cách ứng xử
tôn trọng, xóa bỏ sự kỳ thị đối với các khác biệt; là việc chấp nhận có phê
phán những tư tưởng khác mình trên vũ đài công khai và có sức thuyết phục
tất cả các bên trên cơ sở hiểu mình, hiểu người để cùng tồn tại trong hòa bình.
Khoan dung không phải là sự nhượng bộ, sự hạ mình mà là trách nhiệm của
8
mỗi người để duy trì và bảo đảm quyền con người
- Khái niệm đoàn kết
Đoàn kết là hiện tượng nhiều người kết hợp với nhau thành cộng đồng
thống nhất cùng hoạt động vì một mục đích chính đáng, phù hợp trên cơ sở
pháp luật và chuẩn mực đạo đức. Khái niệm đoàn kết có khi còn được hiểu là:
đồng tâm hiệp lực, tề tâm nhất trí, liên hợp, kết hợp,...
Đoàn kết là một xu thế tất yếu trong sự phát triển của các cộng đồng
người. Các cộng đồng người đang hiện diện trên trái đất đều đã trải qua nhiều
thử thách trong quá trình phát triển của mình. Sự khắc nghiệt của quy luật
cạnh tranh sinh tồn, của hiện tượng cá lớn nuốt cá bé đã chi phối các quan hệ
giữa các tộc người, không trừ bất cứ một cộng đồng nào. Cộng đồng nào vượt
lên được thì sống, không vượt lên được thì chết. Sống được, ngoài lý do khác
ra thì đoàn kết là một yếu tố quan trọng có tính quyết định.
Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân
trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của
cuộc sống. Nó giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng,
luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn. Tinh thần đoàn kết
giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những
khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Tinh thần đoàn kết không chỉ có ý
nghĩa và vai trò quan trọng trong quá khứ mà còn nguyên những giá trị tới
hiện tại và tương lai. Tinh thần đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý
báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.
Như vậy, khoan dung, đoàn kết (KD, ĐK) là truyền thống tốt đẹp của
nhân dân ta từ bao đời nay. Tinh thần ấy thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ
lẫn nhau bằng những hành động cụ thể. Nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó
khăn; khoan dung, đoàn kết cũng có khi chỉ đơn giản thể hiện ở những việc
nhỏ nhặt hằng ngày, như cùng nhau giải một bài toán khó hay cùng nhau làm
một bài văn hay, bỏ qua những sai lầm khi người ta biết xin lỗi, sửa chữa. Và
dĩ nhiên, kết quả sau khi khoan dung, đoàn kết thường tốt hơn, vì đó là ý kiến
9
của nhiều người, từ đó chính sự khoan dung, đoàn kết là con đường, sức mạnh
dẫn đến thành công. Đoàn kết, khoan dung có ở khắp mọi nơi như trong gia
đình anh em hoà thuận, thương yêu, chia sẻ khó khăn với nhau, ở trường, các
bạn cùng giúp nhau tiến bộ, hợp sức lại để lớp đi lên; nhà trường quyên góp
tiền cho đồng bào lũ lụt, giúp bạn nghèo vượt khó
1.1.2. Khái quát tư tưởng khoan dung, đoàn kết trong lịch sử tư
tưởng Việt Nam
Tư tưởng khoan dung, đoàn kết như dòng chảy vô tận, đóng góp lớn
vào kho tàng tri thức của lịch sử tư tưởng Việt Nam xưa và nay. Trong đề tài
nghiên cứu này, nhóm tác giả khái quát tư tưởng khoan dung, đoàn kết trong
quan niệm truyền thống Việt Nam, quan niệm về khoan dung, đoàn kết của
một số danh nhân tiêu biểu như: Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh
và quan niệm của Đảng ta về khoan dung, đoàn kết.
* Khoan dung và đoàn kết trong quan niệm truyền thống Việt Nam
Mặc dù chúng ta không đồng thuận lắm về cách hiểu từ khoan dung,
nhưng trong cách hiểu của chúng ta vẫn có gặp gỡ nhất định. Trên nghiên cứu
của nhóm tác giả thấy lĩnh vực khoan dung sáng giá nhất của sử Việt Nam
trong kỷ nguyên Đại Việt chính là khoan dung tôn giáo.
Trong lịch sử du nhập tôn giáo từ phương Đông và Phương Tây vào
Việt Nam, sự tiếp nhận của người Việt không bao giờ là cực đoan,