Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2009 là báo cáo cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến môi trường trên địa bàn tỉnh, nguyên nhân gây ô nhiễm và tác động của chúng tới sức khoẻ con người, các hệ sinh thái và kinh tế xã hội, từ đó phân tích nhu cầu xây dựng các chính sách môi trường và hiệu quả của các chính sách đó trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh.
Báo cáo nhằm mục đích đánh giá tình trạng môi trường, cung cấp cơ sở thực tiễn để xem xét tác động qua lại giữa phát triển kinh tế xã hội với môi trường, để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hay bổ sung, tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường trong tỉnh.
Báo cáo này chủ yếu đề cập đến các vấn đề môi trường nổi bật của tỉnh trong các năm gần đây (từ năm 2005-2009).
154 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4195 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.Mục tiêu của báo cáo
Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2009 là báo cáo cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến môi trường trên địa bàn tỉnh, nguyên nhân gây ô nhiễm và tác động của chúng tới sức khoẻ con người, các hệ sinh thái và kinh tế xã hội, từ đó phân tích nhu cầu xây dựng các chính sách môi trường và hiệu quả của các chính sách đó trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh.
Báo cáo nhằm mục đích đánh giá tình trạng môi trường, cung cấp cơ sở thực tiễn để xem xét tác động qua lại giữa phát triển kinh tế xã hội với môi trường, để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hay bổ sung, tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường trong tỉnh.
Báo cáo này chủ yếu đề cập đến các vấn đề môi trường nổi bật của tỉnh trong các năm gần đây (từ năm 2005-2009).
2. Nhiệm vụ thực hiện
Trên cở sở mục tiêu đề ra của báo cáo, để đạt được những mục tiêu đó chúng tôi đề ra những nhiệm vụ cần phải thực hiện và giải quyết như sau:
- Điều tra, đánh giá thực trạng về chất lượng các thành phần môi trường trên địa bàn toàn tỉnh;
- Thiết lập mối tương quan và so sánh giữa các thành phàn môi trường với nhau, giữa các địa phương trong tỉnh với nhau...;
- Từ sự thiết lập mối quan hệ trên, đánh giá, cảnh báo và dự báo diễn biến môi trường trên toàn tỉnh;
- Phân tích các chính sách bảo vệ môi trường của tỉnh, đánh giá mức độ phù hợp với thực tế môi trường của địa phương chưa;
- Ngoài ra còn nhấn mạnh đến một số “điểm nóng” về môi trường của tỉnh.
3.Bố cục của báo cáo
Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An được trình bày trong 12 chương. Chương I chúng tôi đánh giá tổng quát về áp lực, giải thích cơ chế tác động, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường về tự nhiên, kinh tế xã hội,... để người đọc có cái nhìn toàn diện về các vấn đề môi trường phát sinh. Chương II Trình bày cụ thể những động lực gây áp lực lên môi trường, đối với từng lĩnh vực, khỏi quát về diễn biến hoạt động, các áp lực do các hoạt động gây ra từ đó làm căn cứ đánh giá toàn diện xem những vấn đề ô nhiễm chính có nguồn gốc từ lĩnh vực nào. Từ Chương III đến Chương VIII trình bày các động lực và các áp lực đối với từng thành phần môi trường. Trong các chương này, đối với mỗi thành phần môi trường sẽ phân tích nguồn gốc các áp lực, thực trạng ô nhiễm và các tác động do ô nhiễm gây ra. Trên cơ sở đó đưa ra những dự báo đối với vấn đề ô nhiễm từng thành phần trong tương lai. Chương IX tập trung điều tra đánh giá về động lực gây áp lực lên môi trường tại các điểm nóng môi trường trong tỉnh. Chương X đánh giá cơ chế gây ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và hậu quả do tai biến thiên nhiên và ô nhiễm môi trường để lại. Từ đó đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu đề ra. Chương XI đánh giá tính hiệu quả và đầy đủ của các chính sách, quy định liên quan trực tiếp đến tất cả các thành phần môi trường đề cập ở các chương trước. Đánh giá công tác quản lý môi trường của tỉnh trong thời gian qua. Chương XII dựa vào việc đánh giá những việc đó làm được, những tồn tại và thách thức trong công tác BVMT trong Chương XI để đưa ra các nhóm vấn đề cần ưu tiên giải quyết, từ các vấn đề tổng thể và cụ thể, từ đó xác định vấn đề tập trung ưu tiên hơn trong công tác quản lý và BVMT.
4.Phương pháp xây dựng báo cáo
Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 -2009 được chúng tôi xây dựng theo phương pháp phân tích mô hình DPSIR: “D: động lực (phát triển kinh tế xã hội, là nguyên nhân sâu xa của biến đổi môi trường); P: áp lực (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường); S: hiện trạng (sự biến đổi chất lượng của các thành phần môi trường như đất, nước, không khí...); I: tác động (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng, hệ sinh thái, kinh tế xã hội); R: đáp ứng (các giải pháp bảo vệ môi trường)”. Mô hình này đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương để xây dựng các báo cáo hiện trạng môi trường.
5.Nguồn cung cấp số liệu
- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An các năm 2005 đến 2008;
- Báo cáo kết quả quan trắc giám sát chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An các năm từ 2005 đến 2009;
- Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2008;
- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An, các địa phương;
- Các số liệu do các Sở, Ban, Ngành liên quan cung cấp…
- Các kết quả phân tích chất lượng môi trường đất, nước, không khí trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2005 đến 2009.
6. Tiêu chuẩn áp dụng đánh giá mức độ ô nhiễm
Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, Báo cáo đã sử dụng các tiêu chuẩn – Quy chuẩn dưới đây:
TCVN 5942-1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt;
TCVN 5943-1995: Tiêu chuẩn nước biển ven bờ;
TCVN 5944-1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm;
TCVN 5945-2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải;
TCVN 5937-2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh;
TCVN 5938-2005: Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
TCVN 5949-1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép;
QCVN 09 : 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm;
QCVN 08:2008-BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;
QCVN 10:2008-BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ;
QCVN 14:2008-BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.
7.Tổ chức thực hiện lập báo cáo
Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2009 được thực hiện với sự tham gia của:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An;
- Cơ quan lập báo cáo: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Nghệ An.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN
1.1.Điều kiện địa lý tự nhiên
1.1.1.Điều kiện tự nhiên
- Vị Trí địa lý:
Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý 18033’10’’ đến 20001’43’’ vĩ độ Bắc và từ 103052’53’’ đến 105048’50’’ kinh độ Đông. Tỉnh Nghệ An có vị trí như sau:
Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa;
Phía Đông giáp biển Đông;
Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh;
Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Đặc điểm địa hình
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng phức tạp và bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối, đồi núi, hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cao nhất là đỉnh Puxalaileng (cao 2.711m) nằm ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là huyện đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu có nơi độ cao chỉ đạt 0,2m so với mực nước biển.
- Đặc điểm khí tượng thủy văn
+ Khí tượng:
Nghệ An nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng.
Không khí lạnh thường được kết hợp với các hình thế khí tượng khác: Bão, áp thấp nhiệt đới, giải hội tụ nhiệt đới,...thường gây ra mưa lớn, gió mạnh, biến đổi lớn về nhiệt độ. Nghệ An là một trong những tỉnh có lượng mưa hàng năm tương đối lớn so với các tỉnh phía Bắc, lượng mưa hàng năm trung bình phổ biến ở khoảng 1.200 – 2.000 mm.
Nhiệt độ không khí thấp tuyệt đối thường xảy ra váo tháng 1, 2. Nhiệt độ trung bình tháng dao động 17 – 180C. Biên độ nhiệt tháng đạt: 8 – 90C ở phía Nam tỉnh và 6 – 80C ở phía Bắc tỉnh. Tháng có nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối thường từ tháng 5 đến tháng 8, tháng 7 có nhiệt độ không khí trung bình cao nhất năm (38-390C). Biên độ nhiệt tháng đạt: 9-110C.
Nhiệt độ không khí trung bình năm ở Nghệ An dao động trong khoảng: 23-240C với tổng tích ôn từ: 8.500 – 8.7500C.
+ Thủy Văn:
- Đặc điểm sông suối:
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, trong tỉnh Nghệ An có 06 lưu vực sông (có cửa riêng biệt), tuy nhiên đa số là các con sông ngắn ven biển có chiều dài dưới 50km và duy nhất có sông Cả có lưu vực là 15.346km2 chiếm tới 93,1% diện tích thủy vực toàn tỉnh với chiều dài qua Nghệ An là 361km. Địa hình núi thấp và gò đồi chiếm tỷ lệ lớn nên mạng lưới sông suối trong khu vực khá đa dạng với mật độ trung bình 0,62km/km2 nhưng phân bố không đều trên toàn vùng. Vùng núi có độ dốc địa hình lớn, chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối phát triển mạnh hơn, mật độ trên 1km/km2, còn đối với khu vực trung du địa hình gò đồi nên mạng lưới sông suối kém phát triển, trung bình 0,5km/km2. Tính chất cửa sông hạn chế phát triển mạng lưới sông vùng hạ du vì vậy mật độ sông suối ở đây đạt dưới 0,8km/km2.
Lưu vực sông Cả chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Các sông phát triển lệch về phía bờ trái. Phần hạ du sông cả với sự nhập lưu của sông Hiếu và sông Ngàn Sâu cùng với sự đổi hướng dòng chảy, độ dốc lưu vực cũng như đáy sông giảm và dãy cồn cát ven biển cao hơn vùng đồng bằng đã làm giảm rất nhiều năng lực tiêu nước ra biển, gây hiện tượng ngập lụt.
Ngoài lưu vực sông Cả, các lưu vực sông nhỏ còn lại chủ yếu diện tích lưu vực dưới 500km2. Những con sông này đổ trực tiếp ra biển, vì vậy trong những tháng mùa kiệt, nguồn nước các sông này thường bị sâm nhập mặn.
Trong tỉnh Nghệ An dòng chảy không lớn và có sự phân mùa dòng chảy sâu sắc. Hàng năm lượng nước lớn nhất và nhỏ nhất có thể gấp tới hàng ngàn lần – Đây chính là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tai biến môi trường.
1.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân số: Dân số tỉnh Nghệ An tính đến hết năm 2008 khoảng 3.123.084 người (đến tháng 4 năm 2009 là 2.913.055 người). Tỷ lệ dân số dưới 14 tuổi chiếm 40%, từ 15 đến 19 tuổi chiếm 54%, trên 60 tuổi chiếm 6%.
Trình độ dân trí từng bước được nâng cao. Toàn tỉnh đã phổ cập tiểu học và xóa mù chữ từ năm 1998, đang bắt đầu phổ cập trung học cơ sở.
Nguồn lao động dồi dào, trên 1,5 triệu người. Trong đó làm việc trong các ngành kinh tế là 1,38 triệu người. Hàng năm nguồn lao động được bổ sung khoảng 3 vạn người.
Tỷ lệ lao động được đào tạo khoảng 15%. Toàn tỉnh hiện có 105 tiến sỹ, trên 400 thạc sỹ, gần 24.000 người có trình độ đại học, 14.000 người có trình độ cao đẳng, 60.000 có trình độ trung học chuyên nghiệp.
- Y tế và sức khỏe cộng đồng:
Công tác phòng dịch tốt nên không xẩy ra dịch bệnh đáng kể, số ca tử vong trong điều trị giảm. Công tác kiểm tra an toàn vệ sinh có nhiều chuyển biến. Chủ trương sử dụng muối iốt được thực hiện khá tốt. Công tác tiêm chủng mở rộng 6 loại vắc xin cho các cháu dưới 1 tuổi, tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai, tiêm phòng viêm não...
Các cơ sở y tế ngày càng được nâng cấp, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, do đó số ca tử vong trong điều trị giảm.
- Giáo dục: Công tác giáo dục ở Nghệ An được phát triển mạnh mẽ. Cho đến nay tất cả các huyện, thành, thị trong tỉnh và 100% số xã, phường đã được công nhận phổ cập tiểu học và chống mù chữ.
Thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục; quy mô các cấp học tiếp tục được phát triển đảm bảo nhu cầu học tập; tăng cường chất lượng giáo dục toàn diện.
- Phát triển kinh tế: Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà Nước, trong những năm qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thử thách, song nền kinh tế - xã hội của Nghệ An đã đạt được những thành tưu to lớn nhờ biết phát huy lợi thế và truyền thống của địa phương.
Tình hình phát triển kinh tế xã hội Nghệ An tuy gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và giá cả tăng nhưng các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đều đạt và vượt kế hoạch, cơ cấu kinh tế Nông lâm ngư – Công nghiệp – Dịch vụ đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tính từ năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm như sau: năm 2005 là 9,55%, năm 2006 là 10,19%, năm 2007 là 10,5%. Năm 2008 mặc dù phải tập trung để kiềm chế lạm phát nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nghệ An trong năm vẫn đạt được 10,6%. Như vậy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Trong những năm gần đây là khá ổn định. Cơ cấu kinh tế vẫn chuyển dịch đúng hướng với:
+ Nông nghiệp giảm từ 31,03% (năm 2007) xuống 30,48%;
+ Công nghiệp – xây dựng tăng từ 32,01% lên 32,53%;
Tuy đạt được những tiến bộ đáng kể, song nhìn chung chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế còn chậm, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu. Mặc dù tiềm năng để phát triển kinh tế là phong phú, đa dạng, nhưng vẫn chưa được khai thác đầy đủ, chưa tạo ra những tiền đề cần thiết để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế của tỉnh. Vì thế đời sống của một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo năm 2007 toàn tỉnh còn 20,8%; năm 2008 còn 17%.
Để thực hiện mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong những năm đầu của thế kỷ này trở thành một trung tâm kinh tế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ, có cơ cấu kinh tế Công – Nông nghiệp và dịch vụ phát triển, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của nhân dân trong tỉnh, thực hiện tốt dân giàu, tỉnh mạnh, xã hội công bằng văn minh. Nghệ An đang phấn đấu chuyển dịch mạnh mẻ cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, nguồn nhân lực, nguồn vốn của địa phương và từ bên ngoài.
1.1.3.Tài nguyên khoáng sản
Nghệ An được đánh giá là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản hết sức dồi dào và phong phú. Qua khảo sát cho thấy toàn tỉnh hiện có 113 vùng mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn, 171 điểm quặng và đá vôi được phân bố khá đồng đều ở các địa phương trong tỉnh. Một số kim loại và đá quý có trữ lượng lớn như: vàng sa khoáng ở lưu vực sông Cả, sông Hiếu với trữ lượng trên 20 tấn; Các loại đá quý như hồng ngọc, bích ngọc...ở các huyện Quỳ Châu, Qùy Hợp. Đặc biệt thiếc sa khoáng ở Nghệ An được đánh giá là lớn nhất Việt Nam, với trữ lượng khoảng 42.000 tấn (chiếm 30% trữ lượng thiếc cả nước) tập trung ở các huyện Qùy Hợp, Quế Phong; Sắt với trữ lượng 1,8 triệu tấn ở Nghi Lộc, Thanh Chương. Ngoài ra một số khoáng sản khác như Mangan với trữ lượng khoảng hơn 3 triệu tấn, tập trung ở các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc; Cát sỏi phân bố chủ yếu dọc theo các sông lớn như Sông Cả, sông Con, sông Hiếu và các suối lớn trong vùng, có đến 9 điểm cuội sỏi trong đó điểm Bản Chè đã tìm kiếm đánh giá đạt trữ lượng 3,8 triệu m3; titani tồn tại dưới dạng inmenit, với tổng trữ lượng khoảng 22.600 tấn, tập trung phần lớn ở Cửa Hội. Bô xít có trữ lượng khoảng gần 3 triệu tấn, tập trung ở các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Nghĩa Đàn; photphorit có trữ lượng khoảng 130.000 tấn, ở các huyện Con Cuông, Anh Sơn, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Thanh Chương... Vào thập kỷ 70 của Thế kỷ trước, các nhà địa chất đã phát hiện ở khu vực Bản Khạng (Qùy Hợp) có mỏ nước khoáng thuộc loại cacbonic là loại được thị trường tiêu dùng ưa chuộng nhất, có trữ lượng 0,5 lít/giây. Nước khoáng còn được phát hiện ở một số huyện như Nghĩa Đàn, Đô Lương...
Nghệ An còn có thế mạnh về đá xây dựng với trữ lượng rất lớn, nhiều loại đá có giá trị kinh tế cao như đá trắng Quỳ Hợp trữ lượng 100m3; đá bazan có trữ lượng 260 triệu m3 ở Qùy Hợp, Nghĩa Đàn; đá đen trữ lượng 54 triệu m3 ở Con Cuông, Đô Lương. Đặc biệt có nguồn đá vôi trên 1 tỷ m3 ở các khu vực Anh Sơn, Quỳnh Lưu, Con Cuông. Nhiều nhất là đá xây dựng trên 1 tỷ m3 ở Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Đô Lương, Nghĩa Đàn...Đó là chưa kể hàng loạt các loại khoáng sản khác như sét để sản xuất gạch ngói, sét xi măng 300 triệu tấn, than mỡ 40 ngàn tấn, than bùn 10 triệu tấn...Trong những năm qua, việc khai thác khoáng sản đã được UBND tỉnh và các ban ngành chức năng chú ý đầu tư và dần đưa vào quản lý một cách tích cực hơn. Do vậy sản lượng một số khoáng sản đã được khai thác năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2000 tỷ trọng của ngành công nghiệp khai khoáng của tỉnh so với cả nước mới đạt 5,66%, thì nay đã đạt gần 7%. Theo đó, công suất khai thác khoáng sản cũng không ngừng tăng, như chế biến đá trắng đạt khoảng 500.000 tấn/năm. Trong đó riêng bột đá trắng mịn và siêu mịn đạt 160.000 tấn/năm. Tổng công suất luyện thiếc đạt 2.500 tấn/năm...
1.2.Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra gây hậu quả hết sức nghiêm trọng trên toàn thế giới. Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính (CO2, CH4 , N2O, HFCs, PFCs, SF6 ... ) tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao. Bản thân nó đã làm cho Trái đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên, đã tạo ra các biến đổi trong các vấn đề thời tiết hiện nay. Nghệ An là một tỉnh nghèo thuộc vùng duyên hải miền Trung, đang trên đà phát triển với nền kinh tế đa dạng là nguyên nhân góp phần làm gia tăng khí gây hiệu ứng nhà kính:
Các nguồn tạo ra các khí nhà kính:
- Sinh hoạt của dân cư: sử dụng điện, phương tiện giao thông, đun nấu...chủ yếu sử dụng nguồn nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch như dầu lửa, than đá..
- Phương tiện giao thông: ô tô, xe máy...
Phương tiện đi lại của người dân hiện nay chủ yếu là xe máy, trung bình 1 xe/ 1hộ đây cũng là nguồn gây gia tăng khí nhà kính. Ngoài ra với một số lượng lớn ô tô (phương tiện đi lại ở các thành phố, thị xã và các ô tô tải vận chuyển hàng hoá) cũng là các nguồn đáng kể gây gia tăng các khí nhà kính. Một chiếc xe ô tô sẽ thải ra 1,3 tấn CO2 khi đi được quãng được khoảng 3000km.
- Hoạt động đun nấu: tại các vùng nông thôn nhiên liệu chủ yếu là than đá, củi gỗ.
- Các thiết bị làm lạnh trong các hộ gia đình: tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ...
Nghệ An thuộc vùng khí hậu nắng nóng khắc nghiệt, phải sử dụng nhiều năng lượng điện phục vụ cho mục đích làm mát vào mùa hè.
- Hoạt động nông nghiệp: Nghệ An là tỉnh nghèo, dân cư sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp chiếm 11,9% nên lượng khí Mêtan phát sinh do sử dụng phân bón vi sinh tương đối lớn. Ngoài ra nông nghiệp cũng là nguồn sản xuất chính khí nitơ oxit.
- Hoạt động công nghiệp: khí gas công nghiệp có từ việc làm lạnh, điều hòa không khí, các công việc liên quan đến phản ứng hóa học,...
Các nhà máy xi măng: Nghệ An hiện nay có một số nhà máy xi măng lớn như 19/5, 12/9, Cầu Đước, Hoàng Mai.... cũng là các nguồn gây khí nhà kính đáng kể.
+ Các bãi chôn lấp rác thải: Hiện nay, hầu hết các huyện thành thị trên địa bàn tỉnh cũng đã có bãi chôn lấp rác thải. Quá trình phân huỷ yếm khí chất thải rắn cũng đã tạo ra một lượng khá lớn các khí nhà kính.
+ Lò đốt rác thải y tế: Nghệ An là tỉnh có địa bàn rộng, số bệnh viện hiện nay được trang bị lò đốt rác thải y tế đã tăng lên, Lò đốt rác thải y tế góp phần làm gia tăng các khí nhà kính.
+ Diện tích rừng suy giảm: Diện tích rừng Nghệ An hiện nay đang giảm mạnh làm giảm sự hấp thụ các khí nhà kính.
+ Thuỷ điện: Hiện nay Nghệ An có khoảng 20 công trình thuỷ điện với công suất vừa và nhỏ, Đập thuỷ điện cũng là nguồn phát thải một lượng khí nhà kính khá lớn. Nguyên nhân chính là lượng cácbon rất lớn giải phóng ra khi thực vật phân huỷ trong lòng hồ thuỷ điện. Sau đó, thực vật ở đáy hồ lại tiếp tục phân huỷ trong điều kiện không có ôxy, tạo ra methane. Cuối cùng, methane được giải phóng vào khí quyển khi nước đi qua các tuốc bin của đập. Tác động của methane tới ấm hoá toàn cầu mạnh gấp 21 lần so với CO2.
1.3.Hiện trạng sử dụng đất
1.3.1.Sự biến đổi diện tích đất
Nghệ An có diện tích tự nhiên khoảng 1.649.068,227 ha, nằm ở Đông Bắc dãy trường sơn, nằm trên trục giao thông Bắc – Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường không, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi, sông suối. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh núi Puxalaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là các huyện Đồng băng như: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành … Đất ở Nghệ An phân bố không đều trên các đơn vị hành chính, đồi núi chiếm 83% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Theo số liệu từ Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất (thuộc Sở TNMT Nghệ An):
+ Năm 2006 diện tích đất nông nghiệp là 1.163.226,470 ha, đất phi nông nghiệp 113.489,470 ha, đất chưa sử dụng 372.104,700 ha, đất có mặt nước ven biển (quan sát) là 346,310 ha.
+ Năm 2007 diện tích nông nghiệp là 1.170.716,32 ha, đất phi nông nghiệp 114.086,81 ha, đất chưa sử dụng 363.644,81ha, đất có mặt nước ven biển (quan sát) là 346,310 ha.
+ Năm 2008 diện tích đất nông nghiệp là 1.163.838,229 ha, đất phi nông nghiệp 115.239,848 ha, đất chưa sử dụng 370.825,063ha, đất có mặt nước ven biển (quan sát) là 256,200 ha.
+ Năm 2009 diện tích đất nông nghiệp là 1.174.147,320 ha, đất phi nông nghiệp 118.171,627 ha, đất chưa sử dụng 356.749,280 ha, đất có mặt nước ven biển (quan sát) là 250,600 ha. Số liệu cụ thể được chúng tôi tổng hợp trong bảng 1.1