Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình 5 năm (2005 - 2010)

1. Mục tiêu của báo cáo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình 05 năm (2005-2010) cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến môi trường trên địa bàn tỉnh, nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái và tác động của chúng tới sức khoẻ con người, các hệ sinh thái và kinh tế xã hội, từ đó xây dựng các giải pháp hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh. Báo cáo nhằm mục đích đánh giá tình trạng môi trường, cung cấp cơ sở thực tiễn để xem xét tác động qua lại giữa phát triển kinh tế xã hội với môi trường, để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hay bổ sung, tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường trong tỉnh. Báo cáo này chủ yếu đề cập đến các vấn đề môi trường nổi bật của tỉnh trong các năm gần đây (từ năm 2005-2010). 2. Nhiệm vụ thực hiện Để đạt được những mục tiêu đề ra của báo cáo, những nhiệm vụ cần phải thực hiện và giải quyết như sau: - Điều tra, đánh giá thực trạng về chất lượng các thành phần môi trường trên địa bàn toàn tỉnh; - Thiết lập mối tương quan và so sánh giữa các thành phần môi trường với nhau, giữa các địa phương trong tỉnh với nhau.; - Từ sự thiết lập mối quan hệ trên, đánh giá, cảnh báo và dự báo diễn biến môi trường của toàn tỉnh; - Phân tích các chính sách bảo vệ môi trường của tỉnh, đánh giá mức độ phù hợp với thực tế môi trường của địa phương chưa; - Nhấn mạnh đến một số “điểm nóng” về môi trường của tỉnh. 3. Bố cục của báo cáo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình gồm 12 chương. Chương I đánh giá tổng quát về áp lực, giải thích cơ chế tác động, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường về tự nhiên, kinh tế xã hội,. để người đọc có tầm nhìn toàn diện về các vấn đề môi trường phát sinh. Chương II Trình bày cụ thể những động lực gây áp lực lên môi trường, đối với từng lĩnh vực, khái quát về diễn biến hoạt động, các áp lực do các hoạt động gây ra từ đó làm căn cứ đánh giá toàn diện những vấn đề ô nhiễm chính có nguồn gốc từ lĩnh vực nào. Từ Chương III đến Chương VIII trình bày các động lực và các áp lực đối với từng thành phần môi trường. Trong các chương này, đối với mỗi thành phần môi trường đã phân tích nguồn gốc các áp lực, thực trạng ô nhiễm và các tác động do ô nhiễm gây ra. Trên cơ sở đó đưa ra những dự báo đối với vấn đề ô nhiễm từng thành phần trong tương lai. Chương IX tập trung điều tra đánh giá về động lực gây áp lực lên môi trường tại các điểm nóng môi trường trong tỉnh. Chương X đánh giá cơ chế gây ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và hậu quả do tai biến thiên nhiên và ô nhiễm môi trường để lại. Từ đó đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu đề ra. Chương XI đánh giá tính hiệu quả và đầy đủ của các chính sách, quy định liên quan trực tiếp đến tất cả các thành phần môi trường đề cập ở các chương trước. Đánh giá công tác quản lý môi trường của tỉnh trong thời gian qua. Chương XII dựa vào việc đánh giá những việc đã làm được, những tồn tại và thách thức trong công tác BVMT trong Chương XI để đưa ra các nhóm vấn đề cần ưu tiên giải quyết, từ các vấn đề tổng thể và cụ thể, từ đó xác định vấn đề tập trung ưu tiên hơn trong công tác quản lý và BVMT. 4. Phương pháp xây dựng báo cáo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình 05 năm (2005 -2010) được xây dựng theo phương pháp phân tích mô hình DPSIR: “D: động lực (phát triển kinh tế xã hội, là nguyên nhân sâu xa của biến đổi môi trường); P: áp lực (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường); S: hiện trạng (sự biến đổi chất lượng của các thành phần môi trường như đất, nước, không khí.); I: tác động (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng, hệ sinh thái, kinh tế xã hội); R: đáp ứng (các giải pháp bảo vệ môi trường)”. Mô hình này đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương để xây dựng các báo cáo hiện trạng môi trường. 5. Nguồn cung cấp số liệu - Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2005; - Báo cáo hiện trạng môi trường chuyên đề của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong các năm 2006, 2007, 2008, 2009; - Báo cáo kết quả quan trắc giám sát chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình các năm từ 2005 đến 2009; - Chiến lược phát triển KT-XH tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2009 và các số liệu thống kê năm 2009 của Cục Thống kê Quảng Bình; - Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình; - Các số liệu do các Sở, Ban Ngành, các địa phương liên quan cung cấp - Các kết quả phân tích chất lượng môi trường đất, nước, không khí trên địa bàn tỉnh từ năm 2005 đến 2009. 6. Tổ chức thực hiện lập báo cáo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình 05 năm (2005-2010) được thực hiện với sự tham gia của: - Cơ quan chủ quản: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình; - Cơ quan chủ trì: Chi cục Bảo vệ môi trường Quảng Bình.

doc148 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4732 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình 5 năm (2005 - 2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
++++++++++++++++++++++++++ MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu của báo cáo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình 05 năm (2005-2010) cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến môi trường trên địa bàn tỉnh, nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái và tác động của chúng tới sức khoẻ con người, các hệ sinh thái và kinh tế xã hội, từ đó xây dựng các giải pháp hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh. Báo cáo nhằm mục đích đánh giá tình trạng môi trường, cung cấp cơ sở thực tiễn để xem xét tác động qua lại giữa phát triển kinh tế xã hội với môi trường, để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hay bổ sung, tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường trong tỉnh. Báo cáo này chủ yếu đề cập đến các vấn đề môi trường nổi bật của tỉnh trong các năm gần đây (từ năm 2005-2010). 2. Nhiệm vụ thực hiện Để đạt được những mục tiêu đề ra của báo cáo, những nhiệm vụ cần phải thực hiện và giải quyết như sau: - Điều tra, đánh giá thực trạng về chất lượng các thành phần môi trường trên địa bàn toàn tỉnh; - Thiết lập mối tương quan và so sánh giữa các thành phần môi trường với nhau, giữa các địa phương trong tỉnh với nhau...; - Từ sự thiết lập mối quan hệ trên, đánh giá, cảnh báo và dự báo diễn biến môi trường của toàn tỉnh; - Phân tích các chính sách bảo vệ môi trường của tỉnh, đánh giá mức độ phù hợp với thực tế môi trường của địa phương chưa; - Nhấn mạnh đến một số “điểm nóng” về môi trường của tỉnh. 3. Bố cục của báo cáo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình gồm 12 chương. Chương I đánh giá tổng quát về áp lực, giải thích cơ chế tác động, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường về tự nhiên, kinh tế xã hội,... để người đọc có tầm nhìn toàn diện về các vấn đề môi trường phát sinh. Chương II Trình bày cụ thể những động lực gây áp lực lên môi trường, đối với từng lĩnh vực, khái quát về diễn biến hoạt động, các áp lực do các hoạt động gây ra từ đó làm căn cứ đánh giá toàn diện những vấn đề ô nhiễm chính có nguồn gốc từ lĩnh vực nào. Từ Chương III đến Chương VIII trình bày các động lực và các áp lực đối với từng thành phần môi trường. Trong các chương này, đối với mỗi thành phần môi trường đã phân tích nguồn gốc các áp lực, thực trạng ô nhiễm và các tác động do ô nhiễm gây ra. Trên cơ sở đó đưa ra những dự báo đối với vấn đề ô nhiễm từng thành phần trong tương lai. Chương IX tập trung điều tra đánh giá về động lực gây áp lực lên môi trường tại các điểm nóng môi trường trong tỉnh. Chương X đánh giá cơ chế gây ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và hậu quả do tai biến thiên nhiên và ô nhiễm môi trường để lại. Từ đó đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu đề ra. Chương XI đánh giá tính hiệu quả và đầy đủ của các chính sách, quy định liên quan trực tiếp đến tất cả các thành phần môi trường đề cập ở các chương trước. Đánh giá công tác quản lý môi trường của tỉnh trong thời gian qua. Chương XII dựa vào việc đánh giá những việc đã làm được, những tồn tại và thách thức trong công tác BVMT trong Chương XI để đưa ra các nhóm vấn đề cần ưu tiên giải quyết, từ các vấn đề tổng thể và cụ thể, từ đó xác định vấn đề tập trung ưu tiên hơn trong công tác quản lý và BVMT. 4. Phương pháp xây dựng báo cáo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình 05 năm (2005 -2010) được xây dựng theo phương pháp phân tích mô hình DPSIR: “D: động lực (phát triển kinh tế xã hội, là nguyên nhân sâu xa của biến đổi môi trường); P: áp lực (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường); S: hiện trạng (sự biến đổi chất lượng của các thành phần môi trường như đất, nước, không khí...); I: tác động (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng, hệ sinh thái, kinh tế xã hội); R: đáp ứng (các giải pháp bảo vệ môi trường)”. Mô hình này đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương để xây dựng các báo cáo hiện trạng môi trường. 5. Nguồn cung cấp số liệu - Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2005; - Báo cáo hiện trạng môi trường chuyên đề của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong các năm 2006, 2007, 2008, 2009; - Báo cáo kết quả quan trắc giám sát chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình các năm từ 2005 đến 2009; - Chiến lược phát triển KT-XH tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2009 và các số liệu thống kê năm 2009 của Cục Thống kê Quảng Bình; - Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình; - Các số liệu do các Sở, Ban Ngành, các địa phương liên quan cung cấp… - Các kết quả phân tích chất lượng môi trường đất, nước, không khí trên địa bàn tỉnh từ năm 2005 đến 2009. 6. Tổ chức thực hiện lập báo cáo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình 05 năm (2005-2010) được thực hiện với sự tham gia của: - Cơ quan chủ quản: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình; - Cơ quan chủ trì: Chi cục Bảo vệ môi trường Quảng Bình. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý: Quảng Bình là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, nằm ở vĩ độ từ 1705’02" đến 1805’12” Bắc và kinh độ 105036’55” đến 106059’37” Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài 135,97 km; Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với chiều dài 79,32 km; Phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 116,04 km; Phía Tây giáp nước CHDCND Lào với 201,87 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 806.526,67ha, dân số trung bình năm 2009 là 847.956 người. Quảng Bình có 07 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Đồng Hới và 06 huyện là Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Quảng Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá; 159 đơn vị hành chính cấp xã, phường trong đó có 10 phường, 08 thị trấn và 141 xã. Giao thông qua tỉnh có 4 trục dọc là đường sắt, quốc lộ 1A, 02 nhánh Đông và Tây đường Hồ Chí Minh và các đường nhánh theo hướng Đông - Tây nối liền các vùng phía Đông và phía Tây của tỉnh. Các tuyến giao thông này nối liền các cảng Gianh, Nhật Lệ, Hòn La, khu kinh tế Hòn La, các thành phố, thị trấn khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo; nối các trọng điểm này của tỉnh với các địa phương khác trong nước và nước bạn Lào. Ngoài ra, sân bay Đồng Hới đã được đưa vào khai thác tạo điều kiện thuận lợi phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế. Với yếu tố vị trí địa lý như trên Quảng Bình có điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư, tạo cho tỉnh có lợi thế để phát triển sản xuất hàng hoá, phát triển nhanh những ngành kinh tế mũi nhọn, sớm hoà nhập với xu thế chung của cả nước. b. Đặc điểm địa hình, địa mạo: Quảng Bình nằm phía Đông dãy Trường Sơn có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, bề ngang hẹp và dốc, nghiêng từ Tây sang Đông. Sườn phía Đông có độ dốc ra biển lớn, càng về phía Nam đất càng bị thu hẹp bởi dảy núi Trường Sơn hướng ra biển. Dọc theo lãnh thổ đều có các dạng địa hình: núi, trung du, đồng bằng và đất cát ven biển. Đại bộ phận lãnh thổ là vùng đồi núi (chiếm trên 85% diện tích tự nhiên), đồng bằng nhỏ hẹp, đất lúa ít, đất nông lâm xen kẻ và bị chia cắt bởi nhiều sông, suối dốc. Địa hình có thể phân chia thành 04 tiểu vùng: * Vùng núi cao nằm dọc sườn Đông Trường Sơn: Chiếm 78% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, có độ cao từ 250-2.000m, độ dốc trung bình 300. Đất nông nghiệp chỉ chiếm 3% diện tích của tiểu vùng. * Vùng gò đồi và trung du: Đây là vùng có độ cao từ 50-250m, độ dốc trung bình từ 250 trở lên. Vùng trung du chiếm tới 9% diện tích tự nhiên và 30% diện tích đất nông nghiệp của toàn tỉnh. * Vùng đồng bằng ven biển: Chiếm 8% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Đất nông nghiệp chiếm 32,8%, chủ yếu dùng vào việc trồng lúa nước, đây là vùng có nền kinh tế phát triển hơn các vùng khác trong tỉnh. * Vùng cát ven biển: Vùng cát ven biển có độ cao từ 2 - 50m so mực nước biển, độ dốc có những nơi đạt 600. Diện tích chiếm 5% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đất canh tác nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 8% diện tích của tiểu vùng. Sự phong phú và đa dạng địa hình của tỉnh Quảng Bình là điều kiện để phát triển kinh tế theo hướng kết hợp giữa biển và đất liền, địa hình tự nhiên tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Đá Nhảy, Khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, Suối Bang, biển Bảo Ninh... đây là những nơi có tiềm năng phát triển du lịch. c. Đặc điểm khí tượng, thủy văn: - Khí tượng: Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và mùa Đông tương đối lạnh ở phía Bắc, khí hậu Quảng Bình chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, nên thường gây lũ lụt trên diện rộng, lượng mưa trung bình nhiều năm cả tỉnh là 2.100 - 2.200mm, số ngày mưa trung bình là 152 ngày/năm. Mùa khô từ tháng 12 kéo dài đến tháng 8, trùng với mùa khô hanh nắng gắt với gió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn (960 - 1.200mm/năm) nên thường xuyên gây hạn hán, cát bay lấp đồng ruộng và đất thổ cư. Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 24 - 250C tăng dần từ Bắc vào Nam, giảm dần từ Đông sang Tây. Tổng nhiệt độ hàng năm khoảng 8.600 - 8.7000C, số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.700 - 1.800 giờ. Như vậy, nhiệt độ và tổng tích ôn Quảng Bình khá cao, phù hợp và thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp, cây dài ngày, cây nhiệt đới. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết đối với tỉnh Quảng Bình có điều bất lợi là gió Tây Nam khô nóng xuất hiện chủ yếu vào các tháng 6, tháng 7 trong năm kết hợp với thiếu mưa gây hạn hán. Bão vào mùa mưa, tập trung vào tháng 9 (37%) và thường đi kèm với mưa lớn. Do lãnh thổ hẹp, sông ngắn và dốc nên mùa mưa bão thường có hiện tượng lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, ảnh hưởng đến đời sống cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp hàng năm. - Thủy văn: + Đặc điểm sông suối: Quảng Bình có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối, hồ khá dày đặc. Mật độ sông suối đạt 0,8 - 1,1km/km2, tuy nhiên phân bố không đều và có xu hướng giảm dần từ Tây sang Đông, từ vùng núi ra biển. Toàn tỉnh, có 5 hệ thống sông chính đổ ra biển là: sông Roòn, Gianh, Lý Hoà, Dinh và Nhật Lệ. Nhìn chung, sông ngòi của Quảng Bình có đặc điểm chung là chiều dài ngắn và dốc nên khả năng điều tiết nước kém, thường gây lũ kịch phát trong mùa mưa. Tốc độ dòng chảy lớn nhất là trong mùa mưa lũ; tổng lượng dòng chảy vào mùa lũ chiếm từ 60 - 80% lượng dòng chảy cả năm. + Hệ thống hồ, đập: Toàn tỉnh có khoảng 149 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 431,88 triệu m3 nước, 65 đập, 164 trạm bơm, 01 đập ngăn mặn. Hàng năm phục vụ tưới cho 42.000ha. + Nguồn nước dưới đất của tỉnh khá phong phú, nhưng phân bố không đều, mức độ nông, sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình, nền địa chất và lượng mưa trong năm. Nhìn chung nước dưới đất ở Quảng Bình mới chỉ điều tra tổng thể, chưa điều tra chi tiết để đánh giá đầy đủ. Việc điều tra, đánh giá trữ lượng nước dưới đất để quy hoạch, quản lý tốt nguồn tài nguyên này phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội là rất cần thiết. 1.1.3. Tài nguyên đất Kết quả điều tra phân loại theo hệ thống phân loại của FAO - UNESCO Quảng Bình có 10 nhóm đất với 23 đơn vị đất (Nhóm đất cát, Nhóm đất mặn, Nhóm đất phèn, Nhóm đất phù sa, Nhóm đất gley, Nhóm đất mới biến đổi, Nhóm đất có tầng loang lổ, Nhóm đất xám, Nhóm đất đỏ, Nhóm đất tầng mỏng). Tài nguyên đất có thể phân loại theo mục đích sử dụng: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. 1.1.4. Tài nguyên khoáng sản Quảng Bình có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. Căn cứ vào loại hình và mục đích sử dụng trong thực tiễn để chia thành các nhóm khoáng sản sau: Nhóm kim loại, nhóm nguyên liệu hoá chất và phân bón, nhóm nhiên liệu, nhóm nguyên vật liệu xây dựng (phong phú và có trữ lượng lớn nhất tại Quảng Bình) nhóm nguyên vật liệu sản xuất thủy tinh, nước khoáng và nước nóng, các khoáng sản khác... 1.1.5. Tài nguyên sinh vật biển Quảng Bình có đường bờ biển dài 116,04 km với vùng lãnh hải khoảng 20.000 km2; dọc bờ biển có 5 cửa sông chính đổ ra biển, ngoài khơi có 5 hòn đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Cỏ, Hòn Nồm và Hòn Chùa (Đảo Yến) tạo những vịnh đẹp và thuận tiện cho các hoạt động phát triển kinh tế biển. Về nguồn lợi hải sản: Tương đối phong phú và đa dạng, trữ lượng khoảng 90.000 tấn (có thể khai thác 42.000-45.000 tấn/năm), trong đó trữ lượng tôm biển ước tính là 2.000 tấn, trữ lượng mực khoảng 8.000 - 10.000 tấn, phía Bắc biển Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha là điều kiện duy trì hệ sinh thái san hô đặc thù của vùng biển sâu miền Trung. Vùng ven biển Quảng Bình là nơi tập trung phần lớn tiềm năng du lịch của tỉnh. Ba trong bốn khu danh thắng nổi tiếng trên đất Quảng Bình thuộc vùng ven biển: Đèo Ngang, Lý Hoà và cửa biển Nhật Lệ với quần thể di tích và danh thắng của thành phồ Đồng Hới. Ven biển có nhiều bãi tắm đẹp như: Đá Nhảy (Bố Trạch), cửa biển Nhật Lệ (Đồng Hới) và một số bãi tắm ở dạng tiềm năng vùng Quảng Trạch, Quảng Ninh… 1.1.6. Tài nguyên rừng và đất rừng Diện tích đất lâm nghiệp của Quảng Bình là: 623.378,17 ha. Diện tích đất có rừng là 620.921 ha, trong đó rừng tự nhiên có 457.194 ha, rừng trồng là 93.618 ha, độ che phủ chiếm 67,63% đứng thứ hai toàn quốc (sau Kontum). Trữ lượng gỗ toàn tỉnh có khoảng 33,1 triệu m3, trong đó: rừng tự nhiên 29,3 triệu m3, rừng trồng có 3,8 triệu m3. 1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 1.2.1. Đặc điểm kinh tế Tình hình phát triển kinh tế xã hội Quảng Bình trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và giá cả tăng nhưng các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đều đạt và vượt kế hoạch, cơ cấu kinh tế Nông lâm ngư - Công nghiệp - Dịch vụ đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tính từ năm 2005 thì tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm như sau: Theo số liệu của Cục Thống kê Quảng Bình năm 2009, tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 3.373.398 triệu đồng (giá so sánh), theo giá hiện hành đạt 10.621.360 triệu đồng. Như vậy tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây là khá ổn định. Cơ cấu kinh tế vẫn chuyển dịch đúng hướng với: + Nông nghiệp giảm từ 29,7% năm 2005 xuống 23,0% năm 2009; + Công nghiệp - xây dựng tăng từ 32,1% năm 2005 lên 37,5% năm 2009; + Dịch vụ tăng chậm, năm 2005 chiếm 38,2% đến năm 2009 là 39,5%. Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế còn chậm, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu. Mặc dù tiềm năng để phát triển kinh tế là phong phú, đa dạng, nhưng vẫn chưa được khai thác đầy đủ, chưa tạo ra những tiền đề cần thiết để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế của tỉnh. Vì thế đời sống của một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn. 1.2.2. Đặc điểm xã hội a. Dân số, lao động, giới và giới tính * Dân số: Dân số tỉnh Quảng Bình là 847.956 người (số liệu ngày 01/4/2010). Trong đó nữ chiếm 50,1%; dân số thành thị chiếm 15,1% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh chiếm trên 98,5% và 02 tộc người thiểu số sống tập trung chủ yếu ở 2 huyện miền núi Tuyên Hoá, Minh Hoá và phía Tây các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy. * Lao động: Tính đến năm 2009, số dân trong độ tuổi lao động là 469.700 người, trong đó có 452.163 người tham gia lao động trong các ngành kinh tế; với mức tăng bình quân năm của cả thời kỳ 2006 - 2010 là 1,44% đối với dân trong độ tuổi lao động và 1,54% đối với số người tham gia lao động trong các ngành kinh tế dự kiến đến năm 2010 quy mô dân trong độ tuổi lao động khoảng 470.000 người. c. Y tế và giáo dục * Y tế: Toàn tỉnh hiện có 182 cơ sở y tế (09 bệnh viện, 06 phòng khám đa khoa khu vực, 159 trạm y tế xã phường và 8 cơ sở y tế khác) với tổng số 2.175 giường bệnh, 72/159 xã, phường, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 109 trạm y tế có bác sỹ; 100% số thôn, bản có nhân viên y tế. Số cán bộ y tế 2.378 người trong đó ngành y 2.116 người và ngành dược 262 người. Có 511 bác sỹ và trên đại học, 569 y sỹ và kỹ thuật viên; 640 y tá và 396 trình độ khác. * Giáo dục: Quảng Bình có hệ thống cơ sở hạ tầng cho giáo dục phổ thông tương đối đồng bộ. Toàn tỉnh có 640 trường và cơ sở giáo dục - đào tạo. Trong đó: có 184 trường và cơ sở giáo dục mầm non, 247 trường tiểu học, 11 trường tiểu học và trung học cơ sở, 144 trường trung học cơ sở, 6 trường trung học cơ sở và phổ thông trung học, 27 trường phổ thông trung học (trong đó có 6 trường trung học phổ thông bán công, 1 trường trung học phổ thông chuyên, 1 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và 1 trường trung học phổ thông kỹ thuật, 01 trường Đại học, 3 trường Trung học chuyên nghiệp, 6 trung tâm kỹ thuật thực hành hướng nghiệp, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, có 7 trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, thành phố. Có 2 trung tâm ngoại ngữ, 4 trung tâm tin học và nhiều cơ sở đào tạo tin học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp, 1 Công ty sách thiết bị trường học. Nhiều trường đã được công nhận là trường chuẩn Quốc gia. Nguồn: Website Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình ( d. Văn hoá và thể dục thể thao * Văn hoá: Quảng Bình hiện có 01 Trung tâm Văn hoá tỉnh, 07 trung tâm văn hoá huyện, 01 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp và 09 thư viện với 72.500 bản sách. Có 03 cơ sở phát hành báo chí (Báo Quảng Bình, Tạp chí Nhật Lệ, Tạp chí Sinh hoạt chi bộ, Tạp chí Văn hóa - Thể thao). * Thể dục thể thao: Trong những năm gần đây, công tác thể dục thể thao được chú trọng và phát triển, cơ sở tập luyện được tăng cường xây mới như: bể bơi tổng hợp, sân tenis..., lực lượng vận động viên năng khiếu ngày càng đông. Một số môn đạt giải quốc gia và khu vực như trong môn bơi lội. e. Nhận xét về đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến môi trường Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quảng Bình đang phát triển mạnh đặc biệt là các ngành công nghiệp, nhiều dự án lớn đã đầu tư, nhiều nhà máy được xây dựng trên các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng được đầu tư mới, nâng cấp (đường sá, bệnh viện, các công trình xây dựng cơ bản), đời sống vật chất của nhân dân ngày được nâng cao. Bên cạnh những mặt tích cực đã xuất hiện những hạn chế không thể tránh khỏi đó là sự ô nhiễm môi trường đang có dấu hiệu gia tăng. 1.3. Biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra gây hậu quả hết sức nghiêm trọng trên toàn thế giới. Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính (CO2, CH4 , N2O, HFCs, PFCs, SF6 ... ) tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao làm cho nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên, tạo ra các biến đổi trong các vấn đề thời tiết hiện nay. Việt Nam theo dự đoán là một trong số ít nước sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng sẽ ảnh hưởng trực tiếp các vùng đất ven biển, trong đó các huyện ven biển và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) cũng bị ảnh hưởng và đặc biệt là tại các vùng đồng bằng huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy. * Các nguồn tạo ra các khí nhà kính: - Sinh hoạt của dân cư: sử dụng điện, phương tiện giao thông, sử dụng nguồn nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch như dầu lửa, than đá.. - Phương tiện giao thông: ô tô, xe máy... Phương tiện đi lại của người dân hiện nay chủ yếu là xe máy trung bình 1 xe/ 1hộ đây cũng là nguồn gây gia tăng khí nhà kính. Ngoài ra, với một số lượng lớn ô tô (phương tiện đi lại ở thành phố, các loại ô tô tải vận chuyển hàng hoá) cũng là các nguồn đáng kể gây gia tăng các khí nhà kính. Một chiếc xe ô tô sẽ thải ra 1,3 tấn CO2 để đi được quãng được khoảng 3000km. - Các thiết bị làm lạnh trong các hộ gia đình: tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ... Quảng Bình thuộc vùng khí hậu nắng nóng khắc nghiệt, phải sử dụng nhiều năng lượng điện phục vụ cho mục đích làm mát vào mùa hè. - Hoạt động nông nghiệp: Quảng Bình là tỉnh nghèo, dân cư sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp: 697.771,15 ha, chiếm 86,52% diện tích tự nhiên nên lượng khí Mêtan phát sinh do sử dụng phân bón vi sinh tương đối lớn. Ngoài ra nông nghiệp cũng là nguồn sản sinh chính khí nitrous oxide. - Hoạt động công nghiệp: khí gas công nghiệp có từ việc làm lạnh, điều hòa không khí, các công việc liên quan đến phản ứng hóa học,... + Các nhà máy xi măng: Quảng Bình hiện n
Luận văn liên quan