Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ngãi năm 2010

Quảng Ngãi có hệthống sông Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ, Trà Câu. Tổng lượng dòng chảy lớn, riêng lưu vực sông Trà Khúc và sông Vệ đã đạt 7431.106m3. Nguồn nước mặt chủyếu được sửdụng cho nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác. Các con sông này có đặc trưng là đều có hướng chảy vĩtuyến hoặc á vĩtuyến, phân bốkhá đều trên vùng đồng bằng Quảng Ngãi. Sông Trà Bồngnằm ởphía Bắc tỉnh, bắt nguồn từdãy núi phía Tây của huyện Trà Bồng, chảy qua huyện Bình Sơn ra biển tại của Sa Cần. Sông dài khoảng 45km, hướng chảy cơbản từTây sang Đông, đoạn cửa sông hướng rẽhướng Nam- Bắc. Phần lớn sông chảy qua vùng địa hình rừng núi có độcao 200 - 1.300m, phần còn lại chảy trong vùng đồng bằng xen đồi trọc và bãi cát. Sông Trà Khúcnằm ởgiữa tỉnh có diện tích lưu vực khoảng 3.240km 2

pdf37 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3323 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ngãi năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3.1. Nước mặt lục địa 3.1.1. Tài nguyên nước mặt lục địa Quảng Ngãi có hệ thống sông Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ, Trà Câu. Tổng lượng dòng chảy lớn, riêng lưu vực sông Trà Khúc và sông Vệ đã đạt 7431.106m3. Nguồn nước mặt chủ yếu được sử dụng cho nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác. Các con sông này có đặc trưng là đều có hướng chảy vĩ tuyến hoặc á vĩ tuyến, phân bố khá đều trên vùng đồng bằng Quảng Ngãi. Sông Trà Bồng nằm ở phía Bắc tỉnh, bắt nguồn từ dãy núi phía Tây của huyện Trà Bồng, chảy qua huyện Bình Sơn ra biển tại của Sa Cần. Sông dài khoảng 45km, hướng chảy cơ bản từ Tây sang Đông, đoạn cửa sông hướng rẽ hướng Nam- Bắc. Phần lớn sông chảy qua vùng địa hình rừng núi có độ cao 200 - 1.300m, phần còn lại chảy trong vùng đồng bằng xen đồi trọc và bãi cát. Sông Trà Khúc nằm ở giữa tỉnh có diện tích lưu vực khoảng 3.240km2, bao gồm phần đất của các huyện Sơn Hà, Tư Nghĩa, một phần huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn Tịnh, Trà Bồng và Tây Trà, có một phần nguồn nhỏ thuộc địa phận tỉnh Kon Tum. Trên bề mặt lưu vực sông có khoảng nửa diện tích kể từ nguồn là rừng già, còn lại là rừng thưa kiểu cao nguyên và cây bụi rậm; vùng hạ lưu là đất canh tác và đồng bằng trồng lúa chiếm diện tích khá lớn. Sông Trà Khúc là sông lớn có lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác trong toàn tỉnh. Ở thượng nguồn sông có 3 nguồn chính: nguồn thứ nhất là sông Rhe chảy từ vùng Giá Vụt phía Tây huyện Ba Tơ, theo hướng Nam-Bắc, đến địa hạt huyện Sơn Hà. Nguồn thứ hai gọi là sông Rinh (Đắk Rinh) bắt nguồn từ vùng Đông Kon Tum và huyện Sơn Tây, với các suối lớn, nhỏ hợp nước với nhau chảy theo hướng Tây-Đông xuống Sơn Hà. Nguồn thứ ba là sông Xà Lò (Đắk Sêlô), bắt nguồn từ Tây Nam huyện Sơn Hà giáp với huyện Sơn Tây, chảy theo hướng Tây Nam-Đông Bắc. Sông Vệ bắt nguồn từ rừng núi phía Tây của huyện Ba Tơ có diện tích lưu vực 1.260km2, bao gồm địa hạt các huyện Ba Tơ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành và một phần nhỏ diện tích của huyện Tư Nghĩa. Độ cao trung bình lưu vực khoảng 170m, mật độ lưới sông 0,79km/km2. Thực vật che phủ bề mặt lưu vực vùng thượng lưu phần lớn là rừng già, bụi rậm, vùng hạ lưu chủ yếu là vùng đất canh tác nông nghiệp. Sông Trà Câu bắt nguồn từ vùng núi Ba Trang (huyện Ba Tơ), với độ cao 400m, có diện tích lưu vực 442km2, chiều dài sông khoảng 32km; chiều dài lưu vực 19km và chiều rộng bình quân lưu vực 14km. Đây là con sông nhỏ nhất trong các sông kể trên, nước thường cạn kiệt về mùa khô. Ngoài 4 con sông chính trên, Quảng Ngãi còn có các sông nhỏ như Trà Ích (Trà bồng), sông Cái (Tư Nghĩa), sông Phước Giang (Nghĩa Hành), sông La Vân (Đức Phổ),… Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 03 đầm nước tự nhiên là Nước Mặn, An Khê, Lâm Bình. Ở Quảng Ngãi hầu như không có hồ nước tự nhiên lớn, chỉ có những hồ nước được đào đắp phục vụ cho thủy điện, thủy lợi là hồ An Phong, hồ Tôn Dung, hồ Suối Chí, hồ chứa nước Sở Hầu, hồ chứa nước Núi Ngang, hồ chứa nước Liệt Sơn. 1 Các công trình đập được xây dựng ở Quảng Ngãi chủ yếu phục vụ cho việc tưới tiêu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh như đập Đá Giăng, đập Xã Điệu, đập Cù Và, đập Xã Trạch, đập thuỷ lợi Thạch Nham (thuộc loại lớn của nước ta), đập nước Lang và đập Làng, đập Suối Lớn, đập Đồng Thét và đập dâng Đá Giăng. Bảng 3.1. Nhu cầu cung cấp nước cho sinh hoạt tại các đô thị tỉnh Quảng Ngãi TT Đô thị Dân số (2005) (người) Lượng nước cung cấp (m3/ngày.đêm) Dân số (2010) (người) Lượng nước cấp (m3/ngày.đêm) 1 TP.Vạn Tường 64.000 7.680 90.000 10.800 2 TX. Quảng Ngãi 50.000 6.000 70.000 8.400 3 TT.Châu Ổ 5.500 660 8.000 960 4 TT.Sơn Tịnh 9.200 1.104 13.000 1.560 5 TT.Sông Vệ-La Hà 11.500 1.380 16.000 1.920 6 TT.Mộ Đức 7.100 852 10.000 1.200 7 TT.Đức Phổ 5.700 684 8.000 960 8 TT.Chợ Chùa 6.400 768 9.000 1.080 9 TT.Trà Xuân 5.600 672 8.000 960 10 TT.Di Lăng 6.400 768 9.000 1.080 11 TT.Sơn Tây 3.100 372 4.400 528 12 TT.Minh Long 3.300 396 4.600 552 13 TT.Ba Tơ 3.700 444 5.200 624 14 TT.Lý Sơn 3.500 420 4.800 576 Tổng cộng 185.000 22.200 260.000 31.200 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), 2001 Nguồn tài nguyên nước dưới đất không dồi dào về trữ lượng, trong khi tại thời điểm hiện nay, tỉnh có 2 Công ty cấp thoát nước (Vinaconex và Công ty cấp thoát nước Quảng Ngãi với 5 nhà máy nước như sau: Nhà máy nước Vinaconex Dung Quất; Nhà máy nước Bình Sơn: 1.200 m3/ngày đêm; Nhà máy nước Đức Phổ: 1.000 m3/ngày đêm; Nhà máy nước Mộ Đức: 2.000 m3/ngày đêm; Nhà máy nước tp Quảng Ngãi: 20.000 m3/ngày đêm. 2 3.1.2. Diễn biến ô nhiễm môi trường nước mặt Môi trường nước ở Quảng Ngãi trong quá trình phát triển KT-XH đã bộc lộ những vấn đề nan giải, kể cả trong hoạt động sản xuất và trong sinh hoạt. a) Nước mặt Chất rắn lơ lửng - SS Hình 3.1. Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) trong nước mặt, 2005-2009 Giai đoạn 2005-2009, chất rắn lơ lửng (SS) có nồng độ trung bình 93,3mg/l, dao động trong khoảng 6,9-629mg/l. Sau khi bị ô nhiễm trong thời gian 2006-2008, cho đến nay các vùng nước mặt của Quảng Ngãi đã có sự cải thiện tích cực về nồng độ chất rắn lơ lửng. Năm 2009, hàm lượng SS của nước mặt tại các điểm quan trắc đều nằm trong khoảng cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT. Năm 2005, hàm lượng SS tại các điểm giám sát chất lượng nước mặt đều ở mức rất thấp, trong khoảng cho phép. Năm 2006, có 6 mẫu SS vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 (loại B). Mẫu có chỉ tiêu cao nhất là tại cầu suối Bản Thuyên (NM11) rồi tới chợ Châu Ổ - sông Trà Bồng (NM2) và thượng nguồn sông Trà Bồng (NM1). Trong tổng số 16 mẫu quan trắc năm 2007 có 8 mẫu có chỉ tiêu SS vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 (loại B), mẫu có chỉ tiêu SS cao nhất là Bến Tam Thương sông Trà Khúc (NM13), tiếp đến là cửa biển Sa Cần (NM3) và nước mặt chợ Châu Ổ - sông Trà Bồng (NM2). So với kết quả quan trắc năm 2006 chỉ tiêu SS tại các điểm này cũng có giá trị cao nhất, nhưng kết quả năm 2007 chỉ tiêu SS có giá trị thấp hơn như tại tại cầu suối Bản Thuyên giảm từ 629mg/l xuống còn 120mg/l (gần 5 lần). Năm 2008: Giá trị SS tại 4 mẫu đo đều ở mức rất thấp so với giới hạn cho phép. 3 pH Hình 3.2. Giá trị pH trong nước mặt, 2005-2010 Giai đoạn 2005-2009, pH của nước mặt Quảng Ngãi có giá trị trung bình là 7,5, dao động trong khoảng 5,5-9,8. Theo biểu đồ thể hiện giá trị pH tại các điểm đo giai đoạn 2005-2010, đa số đều nằm trong khoảng tiêu chuẩn (5,5-9). Năm 2006 có 4 mẫu và năm 2007 có 2 mẫu nằm ngoài tiêu chuẩn cho phép. Xu hướng chung là giá trị pH nằm trong khoảng giá trị cho phép sau khi các dị thường có nguyên nhân liên quan đến nước thải nhà máy mỳ được loại bỏ. Giá trị pH năm 2009 có chiều hướng giảm và có một số vị trí có giá trị pH nhỏ hơn giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1). Năm 2005, giá trị pH tại các điểm đo qua 3 đợt quan trắc đều nằm trong khoảng tiêu chuẩn cho phép. Theo kết quả biểu hiện ở các lần quan trắc có thể nhận thấy sự sai khác giữa những thời điểm quan trắc không lớn, các giá trị không có những đột biến bất thường trong các giai đoạn tiến hành đo đạc. Năm 2006, trong tổng số 12 mẫu quan trắc có 4 mẫu giá trị pH vượt tiêu chuẩn cho phép là NM3 (suối Bản Thuyền), NM5 (Tại cầu sông Trà Câu), NM7 (Sông Vệ, thượng nguồn), NM11 (Bến Tam Thương). Suối Bản Thuyền có giá trị pH cao nhất do đây là nơi tiếp nhận nước thải của nhà máy mì. Năm 2007, hầu hết các điểm đo đều nằm trong khoảng tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942-1995, ngoại trừ 2 mẫu là NM11 (tại cầu suối Bản Thuyền) và NM16 (tại vùng dưới của suối Bản Thuyền) nằm ngoài khoảng tiêu chuẩn cho phép. Mẫu NM16 có giá trị pH cao nhất (pH=9,87). Từ đó cho thấy giá trị pH tại cầu và vùng dưới suối Bản Thuyền (dưới cống xả nhà máy mỳ Tịnh Phong) có giá trị pH cao hơn so với vùng trên suối Bản Thuyền (trên cống xả nhà máy mỳ Tịnh Phong). Nguyên nhân là do cống xả của nước thải từ nhà máy mỳ Tịnh Phong được đặt gần cầu suối Bản Thuyền trong khi đó nước thải của nhà máy không đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5945-2005 (cột B) trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. 4 Năm 2008, cả hai mẫu NM8 (Sông Vệ - tại cầu) và NM10 (Cống nước thải nhà máy đường) đều nằm trong khoảng giá trị cho phép. Năm 2009, phần lớn giá trị pH tại các điểm quan trắc đều nằm trong khoảng cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1). Qua 3 đợt quan trắc, giá trị pH không có sự thay đổi lớn. Có 5 vị trí trong các đợt quan trắc nằm ngoài quy chuẩn là: Thượng nguồn Sông Vệ (tại cầu Cộng Hoà) - xã Hành Thiện - huyện Nghĩa Hành (NM10); tại Cầu Bản Thuyền - Suối Bản Thuyền - xã Tịnh Phong - huyện Sơn Tịnh (NM11), sông Trà Khúc cách cống thải chung Công ty cổ phần Đường 100m về phía hạ nguồn - TP.Quảng Ngãi (NM12), bến Tam Thương - Sông Trà Khúc - TP. Quảng Ngãi (NM13), Sông Trà Khúc cách cống thải chung Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi 200m về phía thượng nguồn - phường Quảng Phú - TP.Quảng Ngãi (NM14). Tất cả các vị trí có giá trị pH nằm ngoài Quy chuẩn đều là nơi nhận thải của các nhà máy sản xuất, nước thải sinh hoạt của TP Quảng Ngãi. DO Hình 3.3. Hàm lượng DO trong nước mặt, 2005-2009 Giai đoạn 2005-2009, hàm lượng ô xy hòa tan trong các vùng nước mặt của Quảng Ngãi có giá trị trung bình là 3,6mg/l, dao động trong khoảng 0.07-7,9mg/l. Năm 2005, nồng độ DO của các vùng nước mặt có giá trị rất cao, trên 5mg/l. Năm 2006, so với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (loại B), trong tổng số 12 điểm quan trắc có 9 điểm thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, chỉ có 4 điểm đạt tiêu chuẩn là thượng nguồn sông Trà Bồng, thượng nguồn sông Vệ, Sông Trà Câu tại cầu và cửa biển. NM10 có lượng ô xy hòa tan rất thấp: 0,007mg/l - mức cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn đến sự hủy diệt của hệ sinh thái. Năm 2007, theo tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5942-1995 (loại B) quy định hàm lượng oxy hòa tan phải lớn hơn hoặc bằng 2mg/l, trong tổng số 16 điểm quan trắc thì chỉ có 3 điểm có giá trị DO đạt tiêu chuẩn cho phép là tại cầu sông Trà Câu (mẫu NM5), cửa biển Sa Cần (mẫu NM6) và thượng nguồn sông Trà Khúc (mẫu NM14), các điểm còn lại đều không đạt tiêu chuẩn cho phép. Điểm có giá trị DO thấp nhất là NM16 (vùng dưới suối Bản Thuyền có nồng độ: 1,10mg/l), kế đến là NM13 (sông Trà Khúc tại Bến Tam Thương: 1,15mg/l) và điểm NM12 (cống nước thải nhà 5 máy đường sông Trà Khúc: 1,20mg/l) và NM3 (cửa biển Sa Cần: 1,20mg/l). So với kết quả năm 2006, giá trị DO tại các điểm quan trắc không thay đổi nhiều. Năm 2008: Cả 4 mẫu nước mặt đều có giá trị DO rất cao so với các năm trước, dao động từ 5,7 đến 6,8mg/l. Năm 2009: Nồng độ trung bình của DO trong nước mặt Quảng Ngãi lên tới 6,7mg/l. Tất cả các vùng nước mặt của tỉnh đều có sự cải thiện vượt bậc về nồng độ oxy hòa tan so với giai đoạn trước năm 2008. COD Hình 3.4. Giá trị COD tại các điểm giám sát chất lượng nước mặt, 2005-2009 Giai đoạn 2005-2009, nồng độ COD dao động trong khoảng 5,2-968mg/l, trung bình 86,2mg/l (gấp 2,5 lần giới hạn cho phép). Năm 2005: Chỉ có 2 trong số 7 điểm đo có giá trị COD nằm dưới ngưỡng cho phép là NM8 và NM11. Điểm quan trắc tại suối Bản Thuyền, dưới cống thải nhà máy tinh bột mỳ (M15) là nơi có nồng độ COD cao nhất ở cả 3 đợt quan trắc, giá trị trung bình năm lên tới 346,6mg/l. Năm 2006: Biểu đồ COD cho thấy chỉ có 2 điểm đo đạt tiêu chuẩn cho phép (NM5, NM12) còn lại các điểm đo khác đều vượt tiêu chuẩn. Điểm đo tại cửa biển Sa Cần (NM2) là điểm đo có giá trị COD là 968mg/l, cao nhất, vượt gấp 27 lần so với tiêu chuẩn cho phép (35mg/l), tiếp đến là tại cửa biển sông Trà Câu (NM6) và bến Tam Thương (NM11). Năm 2007: Trong tổng số 16 điểm giám sát chỉ có 2 điểm đạt tiêu chuẩn cho phép là thượng nguồn sông Trà Câu (NM5) và thượng nguồn sông Trà Khúc (NM14) còn lại các điểm đo khác đều vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 (loại B). Tỉ lệ các điểm không đạt tiêu chuẩn chiếm 87,5%, các điểm đạt chỉ chiếm 12,5%. Trong số các điểm không đạt tiêu chuẩn có điểm đo tại cửa biển Sa Cần (NM3) là điểm đo có giá trị COD cao nhất, tiếp đến là tại Bến Tam Thương (NM13) và chợ Châu Ổ (NM2). Năm 2008: Hàm lượng COD tại 4 điểm đo đều thấp dị thường so với kết quả quan trắc các năm trước với giá trị trung bình chỉ là 6,2mg/l (dao động từ 5,5 đến 7,7mg/l). 6 Năm 2009: Hàm lượng trung bình năm là 61,7mg/l. Cũng giống như hàm lượng BOD, nhìn vào biểu đồ biểu thị hàm lượng COD qua 3 đợt quan trắc năm 2009, tại các điểm giám sát chất lượng nước mặt của tỉnh Quảng Ngãi có hơn 60% giá trị nằm ngoài giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1). Điều đáng quan tâm là các điểm có hàm lượng COD cao là tại những nơi thường xuyên tiếp nhận nguồn thải từ các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp. Trong tổng 14 điểm khảo sát nước mặt năm 2009, hàm lượng COD cao nhất là NM12 trong đợt quan trắc 2 giá trị COD là 363,46mg/l, vượt hơn 12 lần so với quy chuẩn và tiếp đến là NM11 giá trị COD 131,37mg/l, vượt gần 5 lần so với quy chuẩn. Có 12/14 điểm quan trắc nước mặt không đạt tiêu chuẩn so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1) chiếm hơn 85%. Các vị trí này hầu hết là cửa sông, là nơi tiếp nhận của các nguồn thải từ các KCN, các nhà máy sản xuất, của nguồn nước thải sinh hoạt. BOD Hình 3.5. Hàm lượng BOD trong nước mặt Quảng Ngãi, 2005-2009 Hàm lượng BOD dao động trong khoảng 2,68-135mg/l, trung bình 32,6mg/l trong giai đoạn 2005-2009. Năm 2005: Trong t n nước thải Nhà chuẩn cho phép hơn. Qua 3 đợt quan trắc của năm có thể nhận p đến là Cửa biển Sa Cần vượt 4,2 lần. ổng số 12 điểm tiến hành quan trắc, điểm tiếp nhậ máy tinh bột mỳ có giá trị BOD cao nhất. So với chỉ tiêu COD, chỉ tiêu BOD có ít các điểm quan trắc vượt tiêu thấy chất lượng nước mặt, đánh giá về mặt hàm lượng của các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học, đã có dấu hiệu của sự ô nhiễm ở mức độ nhẹ. Kết quả 3 đợt quan trắc cho thấy các địa điểm quan trắc sau thường xuyên vượt tiêu chuẩn cho phép: sông Trà Khúc, cầu Trường Xuân, suối Bản Thuyền, dưới cống thải nhà máy tinh bột mỳ, kênh dưới cống thải nhà máy đường 2, nước kênh Giang, Mỹ Khê, Cầu Mới, đường lên sân bay. Trong những đợt quan trắc của các năm trước, các địa điểm trên cũng thường xuyên có giá trị BOD cao và vượt tiêu chuẩn cho phép. Nhìn chung chỉ tiêu BOD của môi trường nước mặt cho thấy chất lượng nước sông kênh trên địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi đã có dấu hiệu của sự ô nhiễm, nguyên nhân của sự ô nhiễm này là do sự xả thải trực tiếp của các nguồn nước thải sản xuất, sinh hoạt không qua xử lý vào môi trường nước mặt. Năm 2006: So với tiêu chuẩn cho phép về chỉ tiêu BOD, có tổng số 6 mẫu trên tổng số 12 mẫu vượt quá giới hạn. Điểm đo vượt tiêu chuẩn cao nhất là Bến Tam Thương, vượt trên 5 lần, tiế 7 Năm 2007: So với tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 về chỉ tiêu BOD có 9 mẫu trên tổng số 16 mẫu vượt quá giới hạn cho phép, chiếm 56,25%, trong khi đó tỉ lệ đạt chỉ chiếm 33,75%. Điểm đo vượt tiêu chuẩn cao nhất là điểm NM3 (cửa biển Sa Cần) Năm 2009: Tại 14 điểm quan trắc nước mặt, hầu hết các điểm vượt tiêu chuẩn theo ng ít, không đáng kể. Có 10/14 vị trí có giá trị BOD vượt Quy chuẩn, chiếm trung bình qua 3 đợt quan trắc tỉnh Quản g BOD5 cao vào đợt quan trắc lần 2 có giá trị vượt 5 lần so với Q ất to gây nên trận lũ lịch sử do đó làm kéo theo các chất ô nhiễm 8:2008/BTNMT (cột B1). Kết quả quan trắc cho thấy giá trị BOD năm vượt trên 3 lần, tiếp đến là Bến Tam Thương vượt 3 lần. Kết quả này tương tự như kết quả đợt 2 năm 2006 nhưng so về giá trị thì giá trị trong đợt quan trắc này thấp hơn. Năm 2008: Giá trị BOD tại các điểm đo đặc biệt thấp, chỉ dao động trong khoảng 2,7-3,8mg/l. QCVN 08: 2008/BTNMT (cột B1) quy định. Qua 3 đợt quan trắc nhận thấy giá trị BOD dao độ hơn 70%. Các vị trí có giá trị BOD cao là: NM12 (Sông Trà Khúc cách cống thải chung Công ty cổ phần Đường 100m về phía hạ nguồn - phường Quảng Phú - TP.Quảng Ngãi): là nơi nhận thải nguồn nước thải công ty Đường. Đây là điểm có giá trị BOD g Ngãi 2009 cao nhất. Trong đợt quan trắc 2 giá trị BOD vượt hơn 14 lần so với Quy chuẩn. Nguyên nhân là do nước thải của các nhà máy trong công ty Đường thải trực tiếp ra khu vực này. NM11 (Tại Cầu Bản Bản Thuyền - Suối Bản Thuyền - xã Tịnh Phong - huyện Sơn Tịnh): khu vực tại cầu và vùng dưới suối Bản Thuyền (dưới cống xả nhà máy mỳ Tịnh Phong) có hàm lượn uy chuẩn. Nguyên nhân là do cống xả của nhà máy mỳ Tịnh Phong được đặt gần cầu suối Bản Thuyền trong khi đó nước thải nhà máy xử lý không đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. NM13 (Bến Tam Thương - Sông Trà Khúc - phường Lê Hồng Phong - TP. Quảng Ngãi): là nơi nhận thải nước thải sinh hoạt của Thành Phố Quảng Ngãi, hàm lượng chất hữu cơ nhiều. Nghiên cứu hàm lượng BOD qua các đợt quan trắc ta thấy giá trị tăng đột biến trong đợt 2. Nguyên nhân trước thời điểm lấy mẫu đợt 2, do ảnh hưởng của cơn bão số 9 trên địa bàn tỉnh có mưa r từ các khu dân cư vào các sông, hồ. Chính vì vậy, các thành phần ô nhiễm trong nước mặt tăng lên. So sánh với năm 2007, hàm lượng BOD qua các đợt quan trắc năm 2009 có sự thay đổi lớn. Một vài vị trí đáng chú ý như NM11, NM12, NM13, NM14 tăng đột biến, vượt QCVN 0 2009 tăng cao so với năm 2007. Nguyên nhân là do các nhà máy nâng công suất kéo theo lượng nước thải và các thành phần chất ô nhiễm tăng lên. Tuy nhiên, nước thải không được xử lý hoặc xử lý không đạt theo qui chuẩn trước khi thải ra môi trường. Vì vậy, tại các vị trí nhận thải của các nguồn nước thải này có hàm lượng chất ô nhiễm tăng cao. Cyanua 8 Hình 3.6. Hàm lượng Cyanua trong nước mặt Quảng Ngãi, 2005-2009 Trong giai đoạn 2005-2007, đa số các mẫu phân tích nước mặt đều không phát hiện cyanua hoặc một vài mẫu có hàm lượng thấp, dưới tiêu chuẩn cho phép (0,05mg/l). Tuy nhiên, trong đợt quan trắc năm 2007, có hai điểm quan trắc vượt giới hạn cho phép là NM12 (gấp 10 lần) và NM16 (gấp 6 lần). Điều này cho thấy chất lượng nước sông Trà Khúc tại cống thải nhà máy đường bị nhiễm CN- khá cao. Dầu Hình 3.7. Hàm lượng dầu trong nước mặt Quảng Ngãi, 2005-2009 Hàm lượng dầu dao động trong khoảng 0-1,23mg/l, giá trị trung bình 0.1mg/l trong giai đoạn 2005-2009. Chỉ có năm 2006 là có 03 điểm vượt tiêu chuẩn cho phép (0,3mg/l): bến đò sông Trà Bồng (0,47mg/l), cống nước thải nhà máy đường (1,33mg/l) và bến Tam Thương sông Trà Khúc (0,48mg/l). Hàm lượng dầu trong nước mặt của Quảng Ngãi có xu hướng giảm dần và hiện nay không còn khu vực nước mặt nào bị nhiễm bẩn dầu. 9 Coliform Hình 3.8. Coliform trong nước mặt Quảng Ngãi, 2005-2009 Coliform trong nước mặt dao động trong biên độ rất rộng từ 1,1 đến 33502 MPN/100ml, trung bình 2160 MPN/100ml (dưới giới hạn cho phép 10.000 MPN/100ml). Nhìn chung, so với chỉ tiêu BOD và COD thì chỉ tiêu Coliform có ít các điểm vượt tiêu chuẩn cho phép. Chỉ trong năm 2005 có 2 khu vực vượt chuẩn là Suối Bản thuyền (33502 MPN/100ml) và cầu sông Vệ (16867 MPN/100ml). Tuy nhiên, nồng độ coliform lại có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây: nồng độ trung bình năm 2009 là 1706 MPN/100ml so với 378 MPN/100ml của cả năm 2007. Chì Hàm lượng chì trong nước mặt đều đạt tiêu chuẩn cho phép trong cả giai đoạn 2005-2009. Trong giai đoạn 2005-2009, các nước mặt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã bị ô nhiễm chất hữu cơ tại các vị trí là nơi nhận thải của các nhà máy và khu công nghiệp. Các con sông trên địa bàn tỉnh được quan trắc từ thượng nguồn hầu như có chất lượng tốt, các chỉ tiêu có hàm lượng thấp nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn Việt Nam 08:2008/BTNMT. 10 Hình 3.9. Hàm lượng chì trong nước mặt Quảng Ngãi, 2005-2009 Nhìn chung chất lượng nước mặt đã có dấu hiệu của sự ô nhiễm dựa trên sự so sánh với tiêu chuẩn TCVN 5942:1995 (loại B), kết quả phân tích ở trên đã cho thấy nước mặt trên địa bàn Quảng Ngãi bị nhiễm bẩn bởi chất hữu cơ (các chỉ tiêu D

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCHƯƠNG III(1).pdf
  • pdfCHƯƠNG I(2).pdf
  • pdfCHƯƠNG II(1).pdf
  • pdfCHƯƠNG IV(2).pdf
  • pdfCHƯƠNG IX.pdf
  • pdfCHUONG V.pdf
  • pdfCHƯƠNG VI.pdf
  • pdfCHƯƠNG VII.pdf
  • pdfCHƯƠNG VIII.pdf
  • pdfCHƯƠNG X.pdf
  • pdfCHƯƠNG XI.pdf
  • pdfCHƯƠNG XII.pdf
Luận văn liên quan