Báo cáo Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại bệnh viện E

Khi nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường đã có hàng loạt các vấn đề nảy sinh trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Con người ngày càng nhận thức tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe của mình. Từ thói quen có bệnh mới đến bệnh viện thì con người hàng năm đã tạo cho mình một năm đến kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần. Chính vì thế mà nền y tế nói chung và nhân viên bệnh viện nói riêng luôn phải nỗ lực phấn đấu không ngừng để có thể đáp ứng được những nhu cầu nhất thiết của người bệnh. Việc sử dụng lao động trong bệnh viện cũng là vấn đề cần có nhiều điều cần quan tâm đặc biệt là vấn đề tiền lương của người lao động. Càng ngày cuộc sống càng thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi nhu cầu sống ngày càng cao. Do đó tiền lương đã trở thành mục tiêu đích thực của bất kỳ một ai trong xã hội. Người lao động cũng phải có một mức thù lao xứng đáng để phù hợp với cuộc sống hiện tại khi đó quản lý tiền lương là yếu tố cực kỳ cần thiết. Nhận thức được vai trò của công tác kế toán, đặc biệt là tiền lương và các khoản trích theo lương trong bệnh viện là một vấn đề trọng yếu. Vì thế tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại bệnh viện E”. Nhằm mục đích tìm tòi, sâu xa hơn về vấn đề kế toán tiền lương. Mặt khác đây cũng là phương pháp gián tiếp để tìm hiểu cuộc sống và thu nhập của cán bộ viên chức của bệnh viện E. Nội dung của báo cáo chuyên đề bao gồm” Phần 1: Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Bệnh viện E Phần 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại bệnh viện E Phần 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại bệnh viện E.

doc62 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4986 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại bệnh viện E, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC Danh mục các từ viết tắt: BVE: Bệnh viện E CBVC: Cán bộ viên chức KPCĐ: Kinh phí công đoàn DVYT: Dịch vụ Y tế BHYT: Bảo hiểm Y tế Danh mục sơ đồ: Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức Bệnh viện E Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy Kế toán Sơ đồ 3: Kế toán phải trả viên chức Sơ đồ 4: Kế toán các khoản phải nộp theo lương Sơ đồ 5: Quy trình từ bảng chấm công đến thanh toán lương Danh mục bảng biểu: Bảng chấm công Bảng chấm trực các khoa phòng trong Bệnh viện Bảng thanh toán tiền làm ngoài giờ Bảng thanh toán thường trực chuyên môn y tế Bảng thanh toán phụ cấp thủ thuật Bảng thanh toán phụ cấp phẫu thuật Bảng chia công DVYT và BHYT Bảng thanh toán tiền lương LỜI NÓI ĐẦU Khi nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường đã có hàng loạt các vấn đề nảy sinh trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Con người ngày càng nhận thức tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe của mình. Từ thói quen có bệnh mới đến bệnh viện thì con người hàng năm đã tạo cho mình một năm đến kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần. Chính vì thế mà nền y tế nói chung và nhân viên bệnh viện nói riêng luôn phải nỗ lực phấn đấu không ngừng để có thể đáp ứng được những nhu cầu nhất thiết của người bệnh. Việc sử dụng lao động trong bệnh viện cũng là vấn đề cần có nhiều điều cần quan tâm đặc biệt là vấn đề tiền lương của người lao động. Càng ngày cuộc sống càng thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi nhu cầu sống ngày càng cao. Do đó tiền lương đã trở thành mục tiêu đích thực của bất kỳ một ai trong xã hội. Người lao động cũng phải có một mức thù lao xứng đáng để phù hợp với cuộc sống hiện tại khi đó quản lý tiền lương là yếu tố cực kỳ cần thiết. Nhận thức được vai trò của công tác kế toán, đặc biệt là tiền lương và các khoản trích theo lương trong bệnh viện là một vấn đề trọng yếu. Vì thế tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại bệnh viện E”. Nhằm mục đích tìm tòi, sâu xa hơn về vấn đề kế toán tiền lương. Mặt khác đây cũng là phương pháp gián tiếp để tìm hiểu cuộc sống và thu nhập của cán bộ viên chức của bệnh viện E. Nội dung của báo cáo chuyên đề bao gồm” Phần 1: Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Bệnh viện E Phần 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại bệnh viện E Phần 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại bệnh viện E. Thời gian thực tập tại Bệnh viện E tuy không dài nhưng đã giúp em hoàn thiện rất nhiều trong kiến thức cũng như giúp em tự tin hơn trong công việc. Em rất cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thày giáo Thạc sĩ Trần Văn Thuận, Ban Giám đốc, phòng Tài chính kế toán, phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện E đã giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập chuyên đề này. PHẦN 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA BỆNH VIỆN E 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ngày 17 /10/1967 Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị ký quyết định 175/TTg – Vg thành lập Bệnh viện E Tên giao dịch : Bệnh viện E Trung ương Tên tiếng Anh : E hospital Trụ sở đóng tại: 89 Trần Cung – Nghĩa Tân - Cầu Giấy – Hà Nội. Điện thoại: 04.7543650 Fax: 04.7561351 Website: Bốn mươi năm qua, với một bệnh viện là khoảng thời gian đủ để nhìn lại bước trưởng thành của một cơ sở khám chữa bệnh. Bệnh viện E qua 3 thời kỳ với 3 đối tượng phục Giai đoạn thứ nhất( 1967 – 1975 ): Là bệnh viện của hậu phương lớn phục vụ cho tiền tuyến lớn Miền Nam. Giai đoạn thứ hai ( 1976 – 1993 ): Giai đoạn phục vụ cán bộ các cơ quan Trung ương dưới tiêu chuẩn Bệnh viện Việt Xô. Giai đoạn thứ ba ( 1994 - đến nay ): Giai đoạn phục vụ bệnh nhân có thẻ BHYT bắt buộc, tự nguyện và bệnh nhân khám chữa bệnh tự chi trả một phần viện phí. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT ( 1967 – 1975) Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã giành những thắng lợi vô cùng to lớn trong mùa khô 1963- 1964 đã đánh tan chiến lược” Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Để cứu vãn tình thế thất bại, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược” Chiến tranh Cục bộ” ở Miền Nam. Với Miền Bắc, Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại và mở màn bằng sự kiện Vịnh Bắc bộ 05/08/1964. Cuộc “ Chiến tranh Cục bộ” ngày càng ác liệt diễn ra ở Miền Nam, Trung ương Đảng và Chính Phủ chủ trương cần có một bệnh viện ở hậu phương làm nhiệm vụ phục vụ cho cán bộ từ Miền Nam ra Bắc chữa bệnh. Thực hiện chủ trương trên, ngày 17/10/1967 Phó Thủ Tướng Chính Phủ Lê Thanh Nghị thay mặt Thủ Tướng ký Quyết định số 175/TTg-Vg thành lập Bệnh viện E với nhiệm vụ điều trị và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ từ chiến trường ra; nghiên cứu phòng và xây dựng phác đồ điều trị sốt rét, tác hại của chất độc hoá học, nghiên cứu các vết thương do bom mìn gây ra. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của bệnh viện và bệnh nhân, Chính Phủ Quyết định Xã Cần Kiệm- Thạch Thất- Hà Tây là địa điểm xây dựng bệnh viện cách Hà nội 40 Km. Được sự lãnh đạo và nhân dân địa phương hết sức giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất lúc đó cho bệnh viện. Cán bộ nhân viên bệnh viện không quá 100 người từ lãnh đạo đến nhân viên được tuyển chọn chặt chẽ như tuyển chọn đi “ B “ do Bác sỹ Trịnh Kim Ảnh Giám đốc đầu tiên của bệnh viện cùng đồng chí Dương Thị Huệ, đồng chí Nguyễn Trinh Anh, Bí thư Chi bộ đã lãnh đạo bệnh viện vượt qua mọi khó khăn biến khẩu hiệu “ Tất cả vì Miền Nam ruột thịt”, “ Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” . Tuần không kể thứ, tháng không kể ngày thành hành động cụ thể xây dựng được 40 ngôi nhà tranh tre để đón tiếp bệnh nhân hình thành các Khu Nội A, B, Ngoại, chuyên khoa, xét nghiệm, nhà ăn, nhà cấp cứu… Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968 ở Miền Nam và chiến thắng oanh liệt của Quân và Dân Miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại buộc Mỹ tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra ngày 31/10/1968. Chính phủ quyết định giao cơ sở Trường Đại học Tài chính Kế toán tại Xã Cổ Nhuế - Huyện Từ Liêm - Hà nội cho Bệnh viện để làm cơ sở điều trị ( cơ sở 2). Số bệnh nhân thu dung lên 600 giường rồi 800 giường bệnh và 800 cán bộ nhân viên. Chất lượng chuyên môn được nâng cao, Ban Giám đốc đại diện cho ba miền Bắc Trung Nam đoàn kết, thống nhất lãnh đạo bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ. Qua 7 năm 7 tháng bệnh viện đã khám 407.497 người, điều trị cho 25.256 người, chữa khỏi trở lại chiến trường cho 20.697 người. Có 128 đề tài nghiên cứu khoa học. Nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đến thăm hỏi bệnh nhân, động viên cán bộ nhân viên bệnh viện như Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, đồng chí Lê Đức Thọ - trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam… Bệnh viện đã được bạn bè Quốc tế như Trung Quốc, Liên xô, Đông Đức, Cu Ba, Tiệp Khắc giúp đỡ về tinh thần và vật chất. Nhân kỷ niệm 20 năm giải phóng Miền Nam Bệnh viện đã được tặng thưởng Huân Chương Kháng Chiến hạng Nhì và xây bia kỷ niệm tại Bệnh viện” Nơi điều trị cán bộ Miền Nam ra 1967 – 1975 ”. GIAI ĐOẠN II ( 1976 – 1993 ): Sau ngày Miền nam được giải phóng, nhiệm vụ của bệnh viện được thay đổi khám chữa bệnh cho cán bộ các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn Hà nội, có mức lương 70 đồng đến 114 đồng, tương đương Cán sự đến Chuyên viên I, dưới tiêu chuẩn Bệnh viện Hữu Nghị Việt xô. Cuối năm 1975 chuyển cơ sở một ở Xã Cần Kiệm - Thạch Thất- Hà Tây về Cơ sở II (Trường Đại học Tài chính) tập trung vào một mối để phục vụ bệnh nhân là cán bộ. Năm 1976 Bộ y tế quyết định giao Phòng khám số 13 Phan Huy Chú của Bệnh viện Việt Xô cho Bệnh viện E quản lý để khám và điều trị cho bệnh nhân ngoại trú. Một số cán bộ của Bệnh viện C do giải thể chuyển về để phục vụ khám chữa bệnh. Năm 1978, năm 1979 Bệnh viện đã cử đoàn cán bộ đi phục vụ biên giới Tây nam và phía Bắc trực tiếp cứu chữa thương binh, xây dựng cơ sở y tế cách mạng Camphuchia và tiễn đưa các Bác sỹ, y tá lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc. Năm 1980 Bộ y tế giao cho Bệnh viện E đặc trách chăm sóc sức khoẻ cho chuyên gia nước ngoài và công nhân Việt nam đang xây dựng công trình thuỷ điện Hoà Bình và Cầu Thăng Long. Năm 1982, Bệnh viện E thành lập Khoa Quốc tế, làm thêm nhiệm vụ phục vụ bệnh nhân người nước ngoài, làm thay nhiệm vụ Bệnh viện Quốc Tế để Bệnh viện Quốc tế xây dựng lại. Bệnh viện mở lớp bổ túc văn hoá cấp II để tạo điều kiện cho số Y tá Sơ học phổ cập trình độ cấp II. Xin phép Bộ Y Tế mở trường Trung học y tế tại bệnh viện do đồng chí Giám đốc làm hiệu trưởng đã đào tạo được 3 khoá giải quyết trong bệnh viện không còn y tá sơ học và các cơ sở y tế ở vùng Tây Bắc Hà nội cũng đến học. Thời gian này đối tượng phục vụ trở nên đa dạng và địa bàn hoạt động rộng hơn, công suất sử dụng giường bệnh luôn luôn quá tải với 600 giường bệnh. Công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến được nâng cao có 65 đề tài đăng trong kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học; có 2 đề tài tham dự triển lãm” Tài năng trẻ” 01 giải nhất được báo cáo tại hội nghị Quốc tế tại Cộng Hoà Dân Chủ Đức” Cải tiến thuốc tiêm thành thuốc viên EDTA can xi ngậm dưới lưỡi dùng điều trị nhiễm độc chì”, 01 giải nhì về “ ứng dụng Laser trong châm cứu” được báo cáo tại Hội nghị ứng dụng laser tổ chức tại Đà lạt. Năm 1985 Bệnh viện đăng cai tổ chức Hội thao sáng tạo tuổi trẻ Ngành y Hà Nội lần thứ X. Bệnh viện có nhiều đề tài được giải. Năm 1986 cái mốc đánh dấu sự đổi mới của đất nước, nhưng riêng Ngành y tế vẫn nằm trong bao cấp nặng nề, nuôi dưỡng bệnh nhân trong nước và Quốc tế vẫn theo chế độ bao cấp, bảo đảm ăn, mặc… cho trên 600 bệnh nhân là nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng bệnh viện đã vượt lên được để trụ vững và phát triển đem lại niềm tin yêu của người bệnh trong nước và Quốc tế. GIAI ĐOẠN III (1994 đến nay): Năm 1993, sự nghiệp đổi mới của đất nước và những chính sách mới của Ngành y tế có tác động trực tiếp chi phối toàn bộ hoạt động của Bệnh viện. Chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc ra đời, không còn phương thức phân luồng cho bệnh viện. Người bệnh tự chọn cơ sở khám chữa bệnh mà mình tin tưởng và gần nơi cư trú. Vốn là bệnh viện cán bộ nên đội ngũ cán bộ của bệnh viện từ tư duy, phương thức hoạt động còn mang dấu ấn thời bao cấp. Hậu quả là chỉ tiêu giường bệnh không đạt, công suất sử dụng giường thấp. Bộ y tế hạ chỉ tiêu từ 600 giường bệnh xuống 300 giường. Bệnh viện loại I xuống loại II. Đợt giảm biên chế năm 1993 chung của cả nước và riêng của Bệnh viện E xuống 350 cán bộ viên chức là những thách thức to lớn. Đảng uỷ, Ban Giám đốc tổ chức cuộc họp liên tịch với Chính quyền - Công đoàn - Đoàn thanh niên nhận định: “ Cần xoá bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ nại vào trên, ngồi yên trông chờ bệnh nhân đến; cần thay đổi cách nhìn về bệnh viện; về mối quan hệ bệnh viện với bệnh nhân” từ nhận định đó Đảng uỷ đề ra các giải pháp . Kiện toàn Ban Giám đốc. Củng cố Tổ chức, tư tưởng, đoàn kết nội bộ, chủ động giải quyết những khó khăn. Xác định bệnh viện là nơi cung cấp dịch vụ, bệnh nhân là khách hàng. Cử đi đào tạo Bs CKI và trình độ cao hơn để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Giảm thiểu những khó khăn do công tác giảm biên mang lại. Trên tinh thần định hướng đó đã kiện toàn Ban Giám đốc qua các thời kỳ để lãnh đạo bệnh viện ngày càng phát triển như đề bạt tại chỗ 03 đồng chí Phó Giám đốc và kiện toàn đội ngũ cấp trưởng, Phó khoa phòng còn thiếu. Với thời gian từ 1995 đến 2002 đã có 29 BSCKII, 20 thạc sỹ, 41 Bs CKI, 4 cử nhân điều dưỡng, 01 đại học hành chính quốc gia, 03 chính trị cao cấp. Trang thiết bị được đầu tư các máy móc hiện đại như máy chụp cắt lớp điện toán( C.T- Scanner), shock điện, máy tán sỏi ngoài cơ thể, bộ mổ nội soi, máy kích sốc điều trị cơ xương khớp, X quang tăng sáng truyền hình, siêu âm, điện não, điện tim và các loại máy xét nghiệm tự động nhiều chỉ số kỹ thuật cao góp phần cứu chữa bệnh nhân. Năm 1997 có 26 đề tài tham gia hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ Ngành y tế Thủ đô được 01 giải nhất, 4 giải nhì, 3 giải ba. Có 02 đề tài tham gia triển lãm tài năng trẻ tại Vân Hồ do Thành đoàn tổ chức đều được giải. Thành đoàn Hà nội tặng cờ: “ Đơn vị có nhiều đóng góp xuất sắc cho Hội thao Kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ”. Năm 1997 chỉ tiêu giường bệnh nâng lên 340 giường. Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Bệnh viện, Đảng- Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất vì những thành tích mà Bệnh viện đã vượt qua thử thách ban đầu để đi lên và tự khẳng định vị thế của mình. Năm 2002 một niềm vui lớn đến với bệnh viện là Bộ y tế quyết định trở lại Bệnh viện hạng I của Ngành Y tế. Đó là kết quả 7 năm phấn đấu không mệt mỏi của cán bộ công chức bệnh viện. Bệnh viện được Bộ Y tế giao nhiệm vụ hỗ trợ tuyến y tế cơ sở Lào Cai, mối quan hệ giữa hai cơ sở y tế ngày càng gắn bó và mở rộng được Bộ y tế và Lãnh đạo tỉnh Lào Cai đánh giá cao. Nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Bệnh viện, một vinh dự được đón tiếp bà Trương Mỹ Hoa- Phó chủ tịch nước về thăm bệnh viện và trao tặng Huân chương Độc lập Hạng Ba vì những thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân góp phần và bảo vệ Tổ quốc. Năm 2005 Bộ quyết định nâng lên 380 giường nội trú và 10 giường ngoại trú. Công tác nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh. Có 01 đề tài cấp Bộ, có 49 công trình được in trong tạp chí Y học thực hành. Tính đến năm 2006 có 5 tập kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học được in. Công tác đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh. Tính đến năm 2006 đội ngũ trên Đại học, sau đại học đã chiếm 74% tổng số cán bộ đậi học đã nói lên tất cả sự đầu tư cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật hùng hậu có khả năng giải quyết những trường hợp khó trong chuyên môn. Quan hệ Quốc tế được mở rộng với tổ chức REI và 02 bệnh viện của Pháp đang có nhiều hứa hẹn nhằm gửi các Bác sĩ sang học tập để nâng cao tay nghề và ngoại ngữ cũng như khả năng quản lý. Bệnh viện luôn được giao bảo vệ sức khoẻ cho đại biểu dự Đại hội Đảng từ Đại hội IV đến Đại hội X, phục vụ tốt SEAGAGM, PARAGAME, ASEMS, ASEAN tại nước bạn Lào, Hội nghị APEC được tặng nhiều Bằng khen. 40 năm một chặng đường Bệnh viện đã vượt qua mọi khó khăn để vượt lên thể hiện nguồn thu viện phí năm sau cao hơn năm trước: Đảng bộ luôn đạt trong sạch vững mạnh, năm 2006 đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu, Công đoàn Vững mạnh xuất sắc của Quận, Đoàn thanh niên Đạt xuất sắc, Hội Cựu chiến binh đạt vững mạnh, Tự vệ đạt 17 năm Quyết thắng. 1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện 1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bệnh viện a. Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, đảm trách nhiệm vụ bệnh viện vùng, có chức năng: Khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho nhân dân khu vực Tây Bắc Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận. Tham gia đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, làm công tác chỉ đạo tuyến theo nhiệm vụ được phân công. Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ sức khoẻ nhân dân. b. Bệnh viện có các nhiệm vụ: - Khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho nhân dân khu vực Tây Bắc Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận: Khám, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân các tỉnh khu vực được phân công, đặc biệt các bệnh về Cơ Xương Khớp… Khám sức khoẻ cho các đối tượng đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoàii và kết hôn với người nước ngoài. Khám, chữa bệnh và khám sức khoẻ cho người nước ngoài. Tham gia khám giám định y khoa theo yêu cầu của các Hội đồng Giám định Y khoa trên cơ sở phân cấp của Bộ Y tế. Tham gia giám định y pháp và giám định Tâm thần theo trưng cầu của cơ quan thực thi pháp luật. Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng cộng đồng. Phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn để phát hiện và dập tắt dịch. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Y tế. 1.2.2. Đào tạo cán bộ: Là cơ sở thực hành của Trường Đại học Y Hà Nội và của một số Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Y, Dược… Tham gia đào tạo cán bộ y tế ở bậc Sau đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung học. Đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức trong Bệnh viện. Nhận các thực tập sinh nước ngoài đến học tập, nghiên cứu tại Bệnh viện. 1.2.3. Nghiên cứu khoa học Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng những tiến bộ khoa học để phục vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo, góp phần phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. Chủ trì và tham gia công trình nghiên cứu khoa học các cấp. Tổ chức các Hội nghị khoa học cấp Bệnh viện, trong khu vực tại bệnh viện. Tổ chức các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học phối hợp trong nước và với nước ngoài theo sự phân công. 1.2.4. Chỉ đạo tuyến. Chỉ đạo một số chuyên khoa cho tuyến trước trong khu vực được Bộ Y tế phân công, trong đó có lĩnh vực chuyên khoa Cơ Xương Khớp. Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến trước. Theo dõi, giám sát các hoạt động y tế tuyến trước trong khu vực được phân công. Tham gia hỗ trợ tuyến trước tổ chức triển khai các chương trình, dự án y tế. Phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện truyền thông giáo dục sức khoẻ. Tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa. 1.2.5. Hợp tác quốc tế: Chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ với các cơ sớ khám, chữa bệnh, xây dựng các dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo qui định của pháp luật. Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế với Bệnh viện; cử cán bộ, học viên đi học tập, nghiên cứu, công tác ở nước ngoài; nhận giảng viên, học viên là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại bệnh viện; quản lý đoàn ra, đoàn vào trong phạm vi hoạt động của bệnh viện theo qui định của Bộ Y tế. Tổ chức các Hội nghị, hội thảo, các lớp học quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi của Bệnh viện quản lý theo qui định của pháp luật. 1.2.6. Quản lý bệnh viện: Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Bệnh viện: Nhân lực, Tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế. Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của Bệnh viện, từng bước cải tiến hạch toán thu theo qui định của pháp luật. Tạo thêm nguồn kinh phí cho Bệnh viện từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, các dự án đầu tư trong nước và quốc tế. Bệnh viện được quyền tự chủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo phân cấp của Bộ Y tế, chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế và trước pháp luật về hoạt động của mình. Đối tượng phục vụ của Bệnh viện: Bệnh nhân do tuyến trước gửi đến. Bệnh nhân trong khu vực được phân công hoặc ngoài khu vực nhưng có nhu cầu.. Bệnh nhân là người nước ngoài. Đối tượng đến học tập, nghiên cứu khoa học … 1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện bao gồm: Các phòng chức năng: 07 phòng Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Điều dưỡng Phòng Chỉ đạo tuyến Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Tài chính kế toán Phòng Vật tư - Thiết bị y tế Phòng Hành chính quản trị Chức năng và nhiệm vụ của các phòng chức năng: - Phòng Kế hoạch tổng hợp: Căn cứ vào nhiệm vụ của bệnh viện, hướng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động của bệnh viện. Tổ chức, theo dõi, đôn đốc, đánh giá hiệu quả việc thực hiện kế hoạch quy chế bệnh viện để báo cáo giám đốc xem xét, chỉ đạo. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới. Phối hợp với các trường để tổ chức thực hành cho học viên. Tổng kết đánh giá công tác chuyên môn, triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong toàn bệnh viện. Tổ chức việc điều hòa phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong bệnh viện, giữa bệnh viện với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh chữa bệnh của bệnh viện. Phối hợp với phòng chỉ đạo tuyến để chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới. Tổ chức thực hiện công tác hợp tác quốc tế theo kế hoạch của bệnh viện và quy định của Nhà nước. Đảm bảo công tác lưu trữ, thống kê, thai thác hồ sơ bệnh án theo quy định. Tổ chức công tác thường trực toàn bệnh viện. Xây dựng quy hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện để trình Giám đốc xét duyệt và báo cáo cấp trên. Đị
Luận văn liên quan