“Việt Nam, miền đất hứa của các nhà đầu tư”, đây là tựa đề của hàng loạt bài báo trong và ngoài nước viết về sự phát triển và triển vọng của đất nước trong thời gian tới. Sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, hình ảnh Việt Nam được quảng bá rộng rãi và nền kinh tế Việt Nam đón nhận rất nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp tăng nguồn vốn đầu tư, tiếp cận tư duy kinh doanh hiện đại và đổi mới công nghệ. Song song với nó, thách thức về chiến lược kinh doanh khả thi, tình hình tài chính hấp dẫn làm đau đầu nhiều chủ doanh nghiệp.
Trong thực tế không ít công ty đã phản ánh sai lệch tình hình kinh doanh của mình để làm Báo cáo tài chính trở nên đẹp và hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Một trong những hành vi gian lận xảy ra nhiều nhất đó là phóng đại tài sản, khai tăng, khai khống và khai giảm khấu hao Tài sản cố định đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất. Bởi vì, Tài sản cố định lớn tạo cơ sở vững chắc cho chiến lược phát triển dài hạn, khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng và tăng độ an toàn khi đầu tư.
Vấn đề này đã đặt ra câu hỏi lớn cho các nhà làm luật và thúc đẩy nhu cầu kiểm toán đối với Báo cáo tài chính mà đặc biệt là kiểm toán Tài sản cố định. Đây là khoản mục phức tạp, gồm nhiều tài khoản con có đặc điểm, với quy trình kế toán khác nhau, ảnh hưởng tới nhiều khoản mục khác trên Báo cáo tài chính. Vì vậy các sai phạm có thể xảy ra rất đa dạng và khó phát hiện.
Nội dung chuyên đề gồm có ba phần chính:
Chương I: Tổng quan về công ty kiểm toán Ernst & Young
Chương II: Thực trạng kiểm toán Tài sản cố định tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Chương III: Nhận xét và bài học rút ra từ quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
107 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3802 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN 3
ERNST & YOUNG 3
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty kiểm toán Ernst & Young 3
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Ernst & Young toàn cầu 3
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 4
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của công ty kiểm toán Ernst&Young 5
1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí 5
1.2.2 Sự thừa nhận của thị trường quốc tế và trong nước đối với công ty Ersnt&Young 7
1.3 Các loại hình dịch vụ và thị trường của công ty kiểm toán Ersnt&Young 8
1.3.1 Các loại hình dịch vụ công ty cung cấp: 8
1.3.2 Thị trường hoạt động của công ty 10
1.3.3 Phương hướng phát triển của công ty trong tương lai 11
1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 12
1.4 Thực trạng tổ chức kiểm toán tại công ty kiểm toán Ernst & Young 13
1.4.1 Tổ chức bộ máy kiểm toán của công ty kiểm toán Ernst & Young 13
1.4.2 Quy trình kiểm toán áp dụng tại công ty Ersnt & Young Việt Nam 15
1.4.2.1 Lập kế hoạch và xác định rủi ro kiểm toán 16
1.4.2.2 Xác định phương pháp kiểm toán và đánh giá rủi ro kiểm toán 16
1.4.2.3 Thực hiện kiểm toán 17
1.4.2.4 Đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán 17
1.4.3 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty 18
1.4.4 Tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT TAM 22
2.1 Kiểm toán Tài sản cố định tại công ty ABC 22
2.1.1 Lập kế hoạch và xác định rủi ro kiểm toán 22
2.1.1.1 Tìm hiểu tình hình kinh doanh của ABC nói chung, hệ thống kế toán riêng và các chính sách về Tài sản cố định qua tài liệu khách hàng cung cấp 22
2.1.1.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với kế toán khoản mục TSCĐ. 24
2.1.1.3 Xác định mức trọng yếu (PM), sai sót có thể bỏ qua (TE) và tổng giá trị các sai lệch có thể chấp nhận được (SAD) 25
2.1.1.4 Xác định các nghiệp vụ kinh tế quan trọng và các sai sót có thể xảy ra 26
2.1.1.5 Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ 27
2.1.1.6 Thiết kế chương trình kiểm toán 28
2.1.1.7 Lập bảng phân công công việc và thời gian thực hiện từng bước công việc của cuộc kiểm toán 31
2.1.2 Thực hiện kiểm toán TSCĐ tại công ty ABC 31
2.1.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 31
2.1.2.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản 34
2.1.3 Kết thúc kiểm toán TSCĐ 49
2.2 Kiểm toán Tài sản cố định tại công ty XYZ 49
2.2.1 Lập kế hoạch và xác định rủi ro kiểm toán 49
2.2.1.1 Tìm hiểu tình hình kinh doanh của ABC nói chung, hệ thống kế toán riêng và quy trình kế toán Tài sản cố định qua tài liệu khách hàng cung cấp 49
2.2.1.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với các nghiệp vụ về TSCĐ. 51
2.2.1.3 Xác định mức trọng yếu (PM), sai sót có thể bỏ qua (TE) và tổng giá trị các sai lệch có thể chấp nhận được (SAD) 53
2.2.1.4 Xác định các nghiệp vụ kinh tế quan trọng và các sai sót có thể xảy ra 54
2.2.1.5 Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ 55
2.2.1.6 Thiết kế chương trình kiểm toán 55
2.2.1.7 Lập bảng phân công công việc và thời gian thực hiện từng bước công việc của cuộc kiểm toán 56
2.2.2 Thực hiện kiểm toán tại công ty XYZ 56
2.2.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ tại công ty XYZ 56
2.2.2.2 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết TSCĐ tại công ty XYZ 59
2.2.3 Kết thúc kiểm toán 68
2.3 So sánh quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty ABC và XYZ 69
2.3.1 Điểm giống nhau về quy trình kiểm toán TSCĐ giữa công ty ABC và XYZ: 69
2.3.2 Điểm khác nhau giữa quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty ABC và XYZ. 71
2.3.2.1 Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong quy trình tại hai công ty. 71
2.3.2.2 Điểm khác biệt trong quy trình kiểm toán tại hai công ty 71
2.4 Tổng kết quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện 74
2.4.1 Lập kế hoạch và xác định rủi ro kiểm toán 74
2.4.2 Thực hiện kiểm toán TSCĐ 77
2.4.3 Kết thúc kiểm toán TSCĐ 78
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC RÚT RA TỪ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ DO CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 79
3.1 Đánh giá chung về thực trạng công tác kiểm toán của công ty Ernst & Young Việt Nam 79
3.1.1 Ưu điểm 79
3.1.2 Hạn chế 81
3.2 Nhận xét về công tác kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Ernst & Young thực hiện 81
3.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 82
3.2.2 Thực hiện kiểm toán 84
3.2.3 Kết thúc kiểm toán 86
3.3.Một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kiểm toán TSCĐ do công ty THNHH Ernst & Young thực hiện 86
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC
Báo cáo tài chính
TSCĐ
Tài sản cố định
TSCĐHH
Tài sản cố định hữu hình
TSCĐVH
Tài sản cố định vô hình
XDCBDD
Xây dựng cơ bản dở dang
HTKSNB
Hệ thống kiểm soát nội bộ
KTV
Kiểm toán viên
PM
Mức trọng yếu
TE
Sai sót có thể bỏ qua
SAD
Tổng giá trị các sai lệch có thể chấp nhận được
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sơ đồ
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty Ernst & Young Việt Nam:
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kiểm toán của công ty TNHH Ernst & Young
Sơ đồ 3: Quy trình kiểm toán tại công ty theo phương pháp GAM
Bảng biểu
Bảng 1: Doanh thu của Big4 toàn cầu
Bảng 2: Doanh thu của Big4 Việt Nam
Bảng 3: Doanh thu các dịch vụ của công ty
Bảng 4: Hệ thống phần hành kiểm toán
Bảng 5: Mẫu giấy tờ làm việc của công ty Ernst & Young Việt Nam
Bảng 6: Tìm hiểu HTKSNB đối với các nghiệp vụ về TSCĐ tại công ty ABC
Bảng 7: Xác địch PM, TE VÀ SAD tại công ty ABC
Bảng 8: Xác định các nghiệp vụ kinh tế quan trọng và các sai sót có thể bỏ qua tại công ty ABC.
Bảng 9: Đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty ABC
Bảng 10: Chương trình kiểm toán TSCĐ áp dụng cho công ty ABC
Bảng 11: Thực hiện Thử nghiệm kiểm soát khoản mục TSCĐ tại công ty ABC
Bảng 12: Phân tích tình hình biến động của TSCĐ
Bảng 13: Phân tích tình hình biến động của giá trị hao mòn TSCĐ
Bảng 14: Bảng tổng hợp tình hình biến động TSCĐHH của công ty ABC
Bảng 15: Bảng tổng hợp tình hình tăng TSCĐHH tại công ty ABC
Bảng 16: Sử dụng phần mểm MicroSTART xác định số lượng mẫu chọn
Bảng 17: Sử dụng chương trình EY Random xác định mẫu chọn
Bảng 18: Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐHH tại công ty ABC
Bảng 19: Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐHH tại công ty ABC
Bảng 20: Bảng tổng hợp biến động TSCĐVH tại công ty ABC
Bảng 21: Bảng tổng hợp biến động TSCĐ thuê tài chính tại công ty ABC
Bảng 22: Bảng kiểm tra khấu hao TSCĐHH tại công ty ABC
Bảng 23: Bảng kiểm tra khấu hao TSCĐVH tại công ty ABC
Bảng 24: Tổng hợp chi phí XDCBDD tại công ty ABC
Bảng 25: Kiểm tra chi tiết các chi phí XDCB tăng trong kỳ của công ty ABC
Bảng 26: Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm chi phí XDCB tại công ty ABC
Bảng 27: Bảng tổng hợp TSCĐ toàn công ty ABC
Bảng 28: Tìm hiểu HTKSNB của công ty ABC đối với các nghiệp vụ về TSCĐ
Bảng 29: Xác định PM, TE và SAD tại công ty XYZ
Bảng 30: Xác định các nghiệp vụ quan trọng và sai sót có thể xảy ra
Bảng 31: Đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty XYZ
Bảng 32: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với các nghiệp vụ về TSCĐ tại công ty XYZ
Bảng 33: Thực hiện thủ tục phân tích đối với nguyên giá TSCĐHH
Bảng 34: Thực hiện thủ tục phân tích đối với nguyên giá TSCĐVH
Bảng 35: Thực hiện thủ tục phân tích đối với nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
Bảng 36: Kiểm tra số dư đầu kỳ của TSCĐHH
Bảng 37: Kiểm toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH tháng 12 tại công ty XYZ
Bảng 38: Kiểm tra chi tiết chi phí XDCBDD phát sinh tháng 12/2007
LỜI MỞ ĐẦU
“Việt Nam, miền đất hứa của các nhà đầu tư”, đây là tựa đề của hàng loạt bài báo trong và ngoài nước viết về sự phát triển và triển vọng của đất nước trong thời gian tới. Sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, hình ảnh Việt Nam được quảng bá rộng rãi và nền kinh tế Việt Nam đón nhận rất nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp tăng nguồn vốn đầu tư, tiếp cận tư duy kinh doanh hiện đại và đổi mới công nghệ. Song song với nó, thách thức về chiến lược kinh doanh khả thi, tình hình tài chính hấp dẫn làm đau đầu nhiều chủ doanh nghiệp.
Trong thực tế không ít công ty đã phản ánh sai lệch tình hình kinh doanh của mình để làm Báo cáo tài chính trở nên đẹp và hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Một trong những hành vi gian lận xảy ra nhiều nhất đó là phóng đại tài sản, khai tăng, khai khống và khai giảm khấu hao Tài sản cố định đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất. Bởi vì, Tài sản cố định lớn tạo cơ sở vững chắc cho chiến lược phát triển dài hạn, khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng và tăng độ an toàn khi đầu tư.
Vấn đề này đã đặt ra câu hỏi lớn cho các nhà làm luật và thúc đẩy nhu cầu kiểm toán đối với Báo cáo tài chính mà đặc biệt là kiểm toán Tài sản cố định. Đây là khoản mục phức tạp, gồm nhiều tài khoản con có đặc điểm, với quy trình kế toán khác nhau, ảnh hưởng tới nhiều khoản mục khác trên Báo cáo tài chính. Vì vậy các sai phạm có thể xảy ra rất đa dạng và khó phát hiện.
Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, em đã tìm hiểu quy trình kiểm toán và lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện” là đề tài nghiên cứu trong quá trình thực tập tốt nghiệp của mình.
Nội dung chuyên đề gồm có ba phần chính:
Chương I: Tổng quan về công ty kiểm toán Ernst & Young
Chương II: Thực trạng kiểm toán Tài sản cố định tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Chương III: Nhận xét và bài học rút ra từ quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo ThS. Tạ Thu Trang đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN
ERNST & YOUNG
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty kiểm toán Ernst & Young
Ernst & Young là một trong những cái tên được nhiều người biết đến khi nhắc đến lĩnh vực kiểm toán. Cái tên được khai sinh từ năm 1929 và từ đó đã trở thành thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. Công ty kiểm toán Ernst & Young là công ty hoạt động trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán với bề dày gần 80 năm kinh nghiệm và phong cách làm việc chuyên nghiệp làm hài lòng rất nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty.
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Ernst & Young toàn cầu
Lí do công ty mang tên Ernst & Young là bởi nó xuất phát từ tên của hai thành viên tạo tiền đề cho việc sáng lập và phát triển trên toàn cầu: A.C. Ernst và Arthur Young. Từ khi thành lập, Ernst & Young đã nhanh chóng khẳng định chất lượng và đẳng cấp, trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong sự phát triển mang tính toàn cầu. Ernst & Young được nhắc đến với sự đổi mới và nỗ lực, nhạy bén và nắm bắt, tin cậy và tín nhiệm đã tạo ra phong cách riêng của công ty
Trong suốt quá trình hoạt động Ernst & Young luôn nằm trong top các công ty kiểm toán dẫn đầu trên thế giới về chất lượng dịch vụ đem đến cho khách hàng và doanh thu hàng năm. Tự hào là một trong những Big4 của làng kiểm toán thế giới, công ty luôn không ngừng trau dồi, nâng cao kĩ thuật kiểm toán để đạt được phương châm của mình “Quality in everything we do”- chất lượng trong mọi công việc. Để làm được điều đó, Ernst & Young đã đặt ra tiêu chí “People first” -con người đầu tiên, chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Điều đó đã tạo ra các thành tựu rất đáng tự hào cho công ty như được bầu chọn là một trong 100 công ty cung cấp dịch vụ tài chính, kế toán-kiểm toán hàng đầu do tạp chí Working Mother của Mỹ bình chọn vào tháng 9 năm 2007. Tại Canada, đây là công ty tư vấn thuế hàng đầu. Tại Australia, công tu vinh dự là công ty kiểm toán với nguồn nhân lực và công nghệ tốt nhất và vào tháng 9 năm 2006, giành được giải thưởng công ty của năm. Tại Việt Nam, Ernst & Young được chú ý với đội ngũ kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng tốt nhất…
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Đổi mới và nhạy bén, công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam tự hào trở thành công ty kế toán-kiểm toán và dịch vụ chuyên nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được thành lập tại Việt Nam. Văn phòng đại diện của công ty tại Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động năm 1992 với số vốn đầu tư ban đầu 1 tỷ USD theo giấy phép đầu tư Số 448/GP ngày 3 tháng 11 năm 1992 và giấy phép đầu tư điều chỉnh Số 448/GPĐC1 ngày 23 tháng 1 năm 2002 do Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.
Ernst & Young Việt Nam có văn phòng đại diện tại hai trung tâm kinh tế của cả nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Văn phòng tại Hà Nội: tầng 15 tòa nhà Daeha Business Centre, 360 Kim Mã, Hà Nội. Văn phòng tại Hồ Chí Minh: lầu 8, Sài Gòn Riverside Office, 2A Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Khi mới thành lập, số nhân viên của công ty chỉ có 10 người (1992), 12 người (1995) và hiện hay con số này là gần 300 nhân viên và 13 partners (chủ phần hùn) trong và ngoài nước.
Mười lăm năm là khoảng thời gian Ernst & Young Việt Nam nghiên cứu, tích lũy được những kiến thức và có được hiểu biết sâu rộng về các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh, công ty đều trải nghiệm để xây dựng phương thức cung cấp dịch vụ thích hợp để đem đến hiệu quả cao nhất. Không những thế công ty đã điều chỉnh quy trình, phương pháp kiểm toán quốc tế để thích hợp với hệ thống luật pháp, chính sách, chế độ, quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế vốn rất phức tạp ở Việt Nam. Điều đó đã tạo ra thế mạnh của công ty trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính.
Sự phát triển của Ernst & Young Việt Nam gắn liền với sự phát triển của Ernst & Young toàn cầu, chính vì thế sự hội nhập toàn cầu cũng đồng nghĩa với công ty có được sự liên kết quốc tế chặt chẽ. Thông qua sự hỗ trợ của Ernst & Young toàn cầu, Ernst & Young Việt Nam đã tiếp cận được với kiến thức, phương thức hoạt động chuẩn quốc tế, tiếp cận với các chuyên gia quốc tế để phát triển nguồn nhân lực trong nước và tiếp thu kinh nghiệm tốt nhất.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của công ty kiểm toán Ernst&Young
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí
Ernst & Young Việt nam là một bộ phận của Ernst & Young toàn cầu nên cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty về cơ bản chính là cơ cấu thống nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Ernst & Young Việt Nam đã điều chỉnh, thay đổi một số bộ phận chức năng để phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam, và phù hợp với các loại hình dịch vụ công ty cung cấp.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty Ernst & Young Việt Nam:
Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và của từng phòng ban được quy định rất cụ thể và chặt chẽ:
Tổng giám đốc là người quản lý toàn diện tất cả hoạt động của công ty tại Việt Nam, đưa ra chiến lược kinh doanh và các quyết định quan trọng của công ty. Tổng giám đốc quản lý văn phòng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh với Ban giám đốc Ernst & Young khu vực và toàn cầu.
Phó Tổng giám đốc: trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý các văn phòng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và báo cáo lên Tổng giám đốc. Thực hiện theo kế hoạch, chiến lược chung của công ty.
Ban giám đốc của công ty gồm có Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc. Họ là những partner – chủ phần hùn- với trình độ chuyên môn giỏi, kinh nghiệm làm việc lâu năm, xuất sắc trong công việc. Ban giám đốc có quyền chấp nhận khách hàng kiểm toán, kí hợp đồng kiểm toán, trực tiếp đánh giá rủi ro kiểm toán, thực hiện việc soát xét cuối cùng đối với mọi hồ sơ kiểm toán và ra quyết định kiểm toán, đại diện công ty kí và ban hành Báo cáo kiểm toán và thư quản lí gửi tới khách hàng.
Bộ phận nghiệp vụ: thực hiện cung cấp các dịch vụ của công ty cho khách hàng. Là bộ phận rất chủ chốt và quan trọng của công ty.
Bộ phận kiểm toán
Đây là bộ phận với số nhân viên lớn nhất trong công ty. Bộ phận này được chia thành các bốn mảng:
Kiểm toán BCTC của doanh nghiệp sản xuất
Kiểm toán BCTC của ngân hàng
Kiểm toán chương trình, dự án
Kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản
Bộ phận tư vấn thuế
Cung cấp các dịch vụ tư vấn về thuế nhằm nâng cao trình độ quản lí thuế và tài chính đối với từng khách hàng.
Bộ phận tư vấn tài chính - kế toán: thực hiện tư vấn kế toán và tài chính doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, thẩm định doanh nghiệp, xác định cơ cấu vốn… Trong đó tư vấn quản trị doanh nghiệp là thế mạnh đối với dịch vụ tư vấn công nghệ thông tin trong quản lý và tư vấn quản lí nguồn nhân lực nhằm tìm kiếm, tuyển chọn nhân tài.
Bộ phận hành chính: chịu trách nhiệm quản lý chung về mặt hành chính toàn công ty.
Bộ phận nhân sự: tìm kiếm, tuyển dụng đào tạo nhân viên mới, theo dõi, quản lý tình hình nhân viên trong công ty. Thực hiện việc tính lương, thưởng hàng tháng, xây dựng, điều chỉnh các quy định về tổ chức nhân sự.
Bộ phận kế toán: ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày như: doanh thu cung cấp dịch vụ, chi phí ăn ở, đi lại, làm việc của nhân viên, chi lương, thưởng, tính bảo hiểm, thuế thu nhập của nhân viên và toàn công ty…
Bộ phận tin học: trợ giúp nhân viên trong công ty qua việc cung cấp các thiết bị máy tính, phần cứng, phần mềm, sửa chữa nâng cấp máy móc thiết bị văn phòng.
Bộ phận văn phòng: chịu trách nhiệm soạn thảo, quản lí công văn đến và đi, các quyết định quản lý, phối hợp với bộ phận kế toán về vấn đề nhân sự, quản lý hồ sơ kiểm toán. Đặc biệt, bộ phận văn phòng còn chịu trách nhiệm cập nhật, bổ sung kiến thức, tin tức mới về kiểm toán, tài chính thế giới nhằm nâng cao tri thức cho nhân viên trong công ty.
Sự thừa nhận của thị trường quốc tế và trong nước đối với công ty Ersnt&Young
Công ty kiểm toán Ernst & Young toàn cầu là một trong bốn công ty kiểm toán có uy tín nhất trên thế giới. Khách hàng đến với công ty vì chất lượng dịch vụ cung cấp và cũng vì danh tiếng đó. Bởi các Báo cáo tài chính được công ty kiểm toán đều có sự tin tưởng cao của người sử dụng và các bên quan tâm.
Tại Việt Nam, công ty Ernst & Young qua hơn 15 năm phát triển đã tạo dựng được uy tín cho riêng mình mà không phải từ uy tín của công ty kiểm toán Ernst & Young toàn cầu.
Khách hàng đến với công ty đều là những công ty có quy mô lớn, hoạt động trong mọi lĩnh vực và có uy tín trên thị trường. Họ đã tin tưởng đến Ernst & Young kiểm toán cho mình bởi chất lượng dịch vụ cung cấp cao, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Điều đó đã cho thấy sự thừa nhận của thị trường đối với công ty Ernst & Young.
Các loại hình dịch vụ và thị trường của công ty kiểm toán Ersnt&Young
Các loại hình dịch vụ công ty cung cấp:
Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam cam kết làm hài lòng tất cả các khách hàng bằng chất lượng dịch vụ cung cấp. Nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, phong phú và thay đổi không ngừng. Vì thế công ty luôn mở rộng và phát triển các dịch vụ mới để đáp ứng sự tín nhiệm và nhu cầu ấy. Chính vì vậy danh mục các dịch vụ công ty cung cấp không chỉ nằm ở lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính mà còn mở rộng sang quản lý nguồn nhân lực.
Dịch vụ kế toán và kiểm toán
Đây là dịch vụ chính mà công ty cung cấp, cũng là dịch vụ mang lại danh tiếng và doanh thu chủ yếu (70%) cho công ty Ernst & Young. Trong đó bao gồm các lĩnh vực kiểm toán sau:
Kiểm toán Báo cáo tài chính
Kiểm toán chương trình, dự án
Kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản
Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư
Ngoài ra, Ernst & Young Việt Nam còn cung cấp các dịch vụ khác như thực hiện việc soát xét về khả năng sát nhập, mua bán doanh nghiệp, soát xét BCTC hàng quý và thực hiện hợp n