Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, thị trường kiểm toán cũng có sự khởi sắc và phát triển không ngừng. Đó là một trong những thuận lợi quyết định đến sự thành công của các công ty kiểm toán độc lập hiện nay, nhiều công ty mới hình thành đáp ứng nhu cầu của dịch vụ kiểm toán trong nước. Nhưng bên cạnh đó là có sự cạnh tranh đáng kể giữa các công ty kiểm toán, sự thành công của các công ty kiểm toán không chỉ đo bằng sự may rủi, hoạt động lâu năm, mà còn được đo bằng chất lượng của các hợp đồng kiểm toán, mà công ty đó cung cấp do khách hàng và người quan tâm đánh giá. Công ty TNHH tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC cũng không nằm ngoài qui đạo đó. Có thể nói, sự thành công của một cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và sau đó là đánh giá bằng chứng kiểm toán của KTV. Bằng chứng kiểm toán không chỉ giúp KTV đưa ra kết luận mà còn là tiêu thức để đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán. Trong kiểm toán báo cáo tài chính, để thu thập được bằng chứng kiểm toán có giá trị và hiệu quả cần vận dụng những phương pháp kỹ thuật phù hợp. Thực tế, mỗi công ty kiểm toán vận dụng các kỹ thuật này rất khác nhau.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và sử dụng các phương pháp kỹ thuật như phương pháp toán học, phương pháp tư duy lôgic, phương pháp diễn giải, quy nạp, phương pháp so sánh và phân tích để tổng hợp về lý luận và thực tiễn việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính. Ngoài ra. Đề tài cũng sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu để làm rõ và bổ sung thêm cho lý luận cũng như thực tiễn việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Đề tài đã mô tả được thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán do Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện. Từ đó, đã đưa ra được nhận xét cho những vấn đề còn tồn tại và phương hướng nhằm hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán do Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện.
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, chuyên đề thực tập gồm 2 phần:
Phần I: Thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện.
Phần II: Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện.
82 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2263 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hoàn thiện qui trình Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, thị trường kiểm toán cũng có sự khởi sắc và phát triển không ngừng. Đó là một trong những thuận lợi quyết định đến sự thành công của các công ty kiểm toán độc lập hiện nay, nhiều công ty mới hình thành đáp ứng nhu cầu của dịch vụ kiểm toán trong nước. Nhưng bên cạnh đó là có sự cạnh tranh đáng kể giữa các công ty kiểm toán, sự thành công của các công ty kiểm toán không chỉ đo bằng sự may rủi, hoạt động lâu năm, mà còn được đo bằng chất lượng của các hợp đồng kiểm toán, mà công ty đó cung cấp do khách hàng và người quan tâm đánh giá. Công ty TNHH tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC cũng không nằm ngoài qui đạo đó. Có thể nói, sự thành công của một cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và sau đó là đánh giá bằng chứng kiểm toán của KTV. Bằng chứng kiểm toán không chỉ giúp KTV đưa ra kết luận mà còn là tiêu thức để đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán. Trong kiểm toán báo cáo tài chính, để thu thập được bằng chứng kiểm toán có giá trị và hiệu quả cần vận dụng những phương pháp kỹ thuật phù hợp. Thực tế, mỗi công ty kiểm toán vận dụng các kỹ thuật này rất khác nhau. Để hiểu rõ hơn việc vận dụng thực tế và tầm quan trọng của bằng chứng kiểm toán, cùng với việc nghiên cứu và đánh giá việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng tại Công ty thực tập, từ đó có sự so sánh, làm rõ giữa lí thuyết và thực tế, em chọn đề tài nghiên cứu: “ Hoàn thiện qui trình Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện ”.
Mục đích nghiên cứu của Đề tài
Chuyên đề thực tập hướng vào tìm hiểu thực tế vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán do Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện trên cơ sở lý luận về các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán nói chung và trong kiểm toán báo cáo tài chính nói riêng. Từ đó có cơ sở để so sánh giữa thực tế và lý thuyết và có cơ sở để đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán do Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện.
Nội dung của Đề tài
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, chuyên đề thực tập gồm 2 phần:
Phần I: Thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện.
Phần II: Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đi sâu nghiên cứu việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện. Đối tượng là Báo cáo tài chính, phạm vi nghiên cứu là các kỹ thuật sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán.
Phương pháp nghiên cứu của Đề tài
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và sử dụng các phương pháp kỹ thuật như phương pháp toán học, phương pháp tư duy lôgic, phương pháp diễn giải, quy nạp, phương pháp so sánh và phân tích để tổng hợp về lý luận và thực tiễn việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính. Ngoài ra. Đề tài cũng sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu để làm rõ và bổ sung thêm cho lý luận cũng như thực tiễn việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Hướng đóng góp của Đề tài
Đề tài đã mô tả được thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán do Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện. Từ đó, đã đưa ra được nhận xét cho những vấn đề còn tồn tại và phương hướng nhằm hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán do Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đặc biệt Thạc sĩ Bùi Thị Minh Hải, cùng các anh chị tại Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán đã đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy kính mong cô cùng bạn đọc có thể góp ý thêm để bài viết được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN
Khái quát về thực tế vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
1.1.1.Các quyết định về bằng chứng kiểm toán tại AASC
Kiểm toán tài chính cũng có thể hiểu là kiểm tra các thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong một năm tài chinh phản ánh trên báo cáo tài chính. Với đối tượng như vậy, chi phí của việc kiểm tra và đánh giá tất cả các bằng chứng sẽ trở nên rất cao. Cụ thể, KTV không thể kiểm tra chi tiết tất cả các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Do đó, vấn đề đặt ra là phải xác định số lượng bằng chứng đầy đủ và thích hợp cần thu thập để có thể đánh giá một cách toàn diện về đối tượng kiểm toán. Và các quyết định về bằng chứng là một trong những nội dung quan tâm hàng đầu của KTV khi bắt đầu cho một cuộc kiểm toán, bao gồm các quyết định:
1.1.1.1 Quyết định về thể thức kiểm toán cần áp dụng
Thứ nhất: Quyết định về thể thức kiểm toán cần áp dụng. Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán đã đưa ra quy chuẩn chung về các thủ tục kiểm toán sẽ được áp dụng ứng với từng phần hành. Chương trình kiểm toán mẫu quy định chi tiết các bước tiến hành thủ tục kiểm toán, nguồn số liệu, giấy tờ làm việc tương ứng với phần hành cụ thể như Tiền, HTK, Tài sản cố định… Các thể thức trong chương trình kiểm toán dựa trên cơ sở dẫn liệu có thể bị ảnh hưởng. Chương trình kiểm toán tại AASC được qui định chuẩn đối với mọi cuộc kiểm toán, và có thể chi tiết hơn cho phù hợp với hoạt động từng Công ty khách hàng cụ thể.
Ví dụ về chương trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong chương trình kiểm toán chuẩn theo qui định của AASC (trích tài liệu do AASC cung cấp):
Thủ tục phân tích:
So sánh và tìm hiểu sự biến động nguyên giá và chi phí khấu hao kỳ này với kỳ trước và kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản của doanh nghiệp để tìm ra biến động bất thường.
Kiểm tra chi tiết:
Thứ nhất: Chứng kiến kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ kế toán: Kiểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy định về kiểm kê TSCĐ hay không ? Kết luận về độ tin cậy của kết quả kiểm kê.
Thứ hai: Trường hợp không tham gia kiểm kê tại thời điểm kết thúc niên độ: Thu thập các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm kê mà khách hàng đã thực hiện (báo cáo kiểm kê, cách thức kiểm kê, các chỉ dẫn đối với nhân viên thực hiện ...). Phỏng vấn khách hàng về các thủ tục kiểm kê mà họ đã thực hiện để đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu kiểm kê đã nhận được.
Thứ ba: Thu thập hoặc lập bảng tổng hợp theo nhóm các TS về nguyên giá TSCĐ, khấu hao TSCĐ thể hiện: số dư đầu kỳ, các khoản tăng giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ.
Thứ tư: So sánh số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết năm trước. Đối chiếu số phát sinh và số dư TSCĐ, KHTSCĐ cuối kỳ giữa sổ kế toán chi tiết với sổ cái kế toán tổng hợp và BCTC.
Thứ năm: Nguyên giá tài sản cố định: Kiểm tra chọn mẫu chi tiết một số tài sản cố định phát sinh tăng giảm trong năm có giá trị ..... trở lên (nêu rõ yêu cầu của mẫu chọn). Thực hiện kiểm tra chi tiết đối với sổ, thẻ, hồ sơ TSCĐ xem có phù hợp với qui định hiện hành không?
+ TSCĐ tăng: kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác và có thật, đúng kỳ và thuộc quyền sở hữu của đơn vị: kiểm tra hợp đồng, hoá đơn thương mại, thủ tục mua sắm..., kiểm tra các bút toán hạch toán,...
+ TSCĐ giảm: kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác và có thật của nghiệp vụ giảm TS: kiểm tra thủ tục thanh lý, hợp đồng mua bán, …
Thứ sáu: Thu thập danh sách chi tiết TSCĐ tại thời điểm cuối kỳ, kiểm tra để khẳng định rằng những tài sản này đủ điều kiện được ghi nhận là TSCĐ và được phân loại phù hợp.
Thứ bảy: Kiểm tra lân niên độ để xem có TSCĐ nào phải ghi nhận năm nay mà đơn vị ghi nhận vào năm sau hay không ?, cụ thể kiểm tra các hóa đơn, biên bản bàn giao các nghiệp vụ tăng tài sản trong năm tài chính sau ngày kết thúc niên độ đang được kiểm toán.
Thứ tám: Khấu hao TSCĐ:Thu thập thông tin về phương pháp khấu hao, tỷ lệ khấu, thời gian khấu hao áp dụng cho từng loại TSCĐ. Kiểm tra, tính toán lại để đảm bảo rằng phương pháp khấu hao TSCĐ được áp dụng nhất quán.
……………..
1.1.1.2 Quyết định về xác định qui mô mẫu được chọn
Qui mô mẫu được chọn sau khi kiểm toán viên quyết định về thể thức kiểm toán cần áp dụng. Quy mô mẫu có thể gồm một phần tử hay tất cả các phần tử trong tổng thể đang nghiên cứu. Quy mô mẫu thay đổi trong các cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, với khoản mục phát sinh nghiệp vụ ít, giá trị lớn, ta có thể kiểm tra chi tiết tất cả các nghiệp vụ phát sinh đối với khoản mục này.
Ví dụ: Đối với khoản mục TSCĐ, nghiệp vụ phát sinh trong kỳ thường không nhiều nhưng giá trị lớn, KTV thường áp dụng kiểm tra chi tiết tất cả các nghiệp vụ phát sinh đối với TSCĐ.
Đối với khoản mục có các nghiệp vụ phát sinh trong năm tài chính là lớn, và có xu hướng lặp lại nội dung phát sinh thì công ty áp dụng phương pháp chọn mẫu. Việc quyết định sử dụng phương pháp chọn mẫu trong Công ty kiểm toán AASC phụ thuộc vào tiến độ cụ thể của cuộc kiểm toán; việc đánh giá rủi ro và hiệu quả của cuộc kiểm toán của các KTV. KTV cần tin tưởng vào sự hữu hiệu của phương pháp đã sử dụng để thu thập bằng chứng đầy đủ và thích hợp. Thông thường các KTV ở AASC thường áp dụng phương pháp chọn mẫu theo xét đoán và ngẫu nhiên, dựa vào nội dung của các nghiệp vụ phát sinh. Đối với một khoản mục cụ thể, những nghiệp vụ phát sinh với nội dung giống nhau thì KTV chọn mẫu ngẫu nhiên một số nghiệp vụ phát sinh với giá trị lớn, hoặc có thể chọn mẫu theo đối tượng khách hàng.
Ví dụ đối với khoản mục nguyên vật liệu, số lượng mua hàng trong một năm của công ty khách hàng là rất nhiều. Vì vậy KTV chọn mẫu một số những nghiệp vụ phát sinh đối với khoản mục nguyên vật liệu theo đối tượng khách hàng cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty khách hàng của kiểm toán.
1.1.1.3 Quyết định về khoản mục cá biệt được chọn từ tổng thể
Sau khi KTV xác định xong quy mô mẫu chọn, KTV xác định các phần tử cá biệt để kiểm tra cụ thể từ mẫu được chọn, thông thường trong quá trình chọn mẫu tại Công ty AASC, các KTV áp dụng phương pháp chọn mẫu theo xét đoán nên quyết định về các khoản mục cá biệt chọn từ mẫu là chọn theo phương pháp chọn toàn bộ. Tuy nhiên KTV có thể lựa chọn các phần tử đặc biệt từ tổng thể mẫu dựa trên các nhân tố như sự hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng dựa vào hồ sơ hoặc báo cáo kiểm toán năm trước, đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cũng như các đặc điểm của mẫu được chọn, kết hợp với tiến độ thực hiện cuộc kiểm toán. Từ tiến độ đó KTV có thể xác định xem có nên kiểm tra tài liệu đối với tất cả các phần tử trong mẫu đã chọn không hay chọn lọc những phần tử cá biệt nhất từ tổng thể. Các phần tử đặc biệt được chọn có thể là:
+ Các phần tử có giá trị lớn, quan trọng, bất thường hoặc thường xuyên xảy ra sai sót trước đây: ví dụ kiểm tra chi tiết các khoản phải thu, KTV thường chọn những nghiệp vụ phát sinh lớn, đối với khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp, KTV chọn những nội dung bất thường như các hóa đơn tiếp khách giá trị lớn, thưởng cho nhân viên …
+ Các phần tử thích hợp cho mục đích thu thập thông tin (về những vấn đề như tình hình kinh doanh, nội dung các nghiệp vụ, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán): kiểm tra chọn mẫu một số hóa đơn như hóa đơn về chi tiền mặt xem phiếu chi có đầy đủ chữ ký của những người có thẩm quyền không, …
1.1.1.4 Thời gian hoàn thành các thể thức
KTV xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc các thủ tục kiểm toán đã đề ra sau khi thỏa thuận với khách hàng. Thường thì trưởng nhóm kiểm toán sẽ quyết định thời gian hoàn thành công việc và phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm.
Kết quả của các quyết định này được thể hiện trong chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán cụ thể sẽ mô tả các thể thức kiểm toán, quy mô mẫu các khoản mục cụ thể, mẫu được chọn và thời gian hoàn thành cho từng yếu tố cấu thành của báo cáo tài chính.
1.1.2.Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
Hiện nay, để phục vụ cho việc kiểm toán Báo cáo tài chính đạt hiệu quả cao cả về chất lượng và chi phí, AASC sử dụng cả bảy kỹ thuật theo chuẩn mực kiểm toán do Bộ Tài chính ban hành, đó là các kỹ thuật: kiểm kê, phân tích, tính toán, gửi thư xác nhận, phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu.
1.1.2.1.Kiểm kê
Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán, các KTV đến công ty khách hàng tham gia kiểm kê vào cuối niên độ kế toán. Ưu điểm của kỹ thuật kiểm kê là cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao. Vì kiểm kê là quá trình xác minh sự hiện hữu của tài sản, mang tính khách quan, quá trình thực hiện kỹ thuật này đơn giản, phù hợp với chức năng xác minh của kiểm toán. Qui trình kiểm kê của các KTV đối với các loại tài sản của khách hàng kiểm toán được thực hiện:
Thứ nhất, đối với tài sản tiền mặt:
Trước khi tham gia kiểm kê, các KTV thu thập các thông tin từ phía khách hàng về thời gian, địa điểm của kiểm kê tiền mặt, đồng thời thông báo cho khách hàng về sự tham gia của KTV: thời gian, địa điểm tham gia và số người tham gia kiểm kê.
Trong quá tình thực hiện kiểm kê quĩ tiền mặt, KTV cùng các nhân viên công ty khách hàng: thủ quĩ, kế toán tiền mặt, kế toán trưởng trực tiếp đếm tiền mặt có trong két theo từng loại tiền ghi lại kết quả ra giấy làm việc làm căn cứ cho việc phát hành biên bản kiểm kê quĩ. Đối chiếu kết quả đếm được với số dư tiền mặt trên sổ, nếu có sai lệch thì tìm nguyên nhân.
Kết thúc quá trình kiểm kê quĩ, KTV cùng nhân viên viên công ty khách hàng thống nhất và phát hành biên bản kiểm kê quĩ. Ví dụ về một mẫu kiểm kê quĩ tại một khách hàng của AASC:
Biểu 1.1: Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TIỀN MẶT - VNĐ
Ngày kiểm kê 31 tháng 12 năm 2009
Khách hàng: Công ty Cổ phần A
Quỹ: Tiền mặt
Đại diện Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC
Ông (Bà): Hoàng Thị Nga KTV
Ông (Bà): Nguyễn Thi Hoa Trợ lý KTV
Đại diện khách hàng
Ông (Bà): Hoàng Lê Nga Chức vụ: Kế toán trưởng
Ông (Bà): Trần Thúy Hồng Chức vụ: Kế toán
Ông (Bà): Nguyễn Hoàng Lan Chức vụ: Thủ quỹ
Cùng kiểm kê quỹ tiền mặt VNĐ như sau:
Loại giấy bạc
Số tờ
Thành tiền
500 000
105
52 500 000
200 000
120
24 000 000
100 000
83
8 300 000
50 000
60
3 000 000
10 000
80
800 000
5 000
8
40 000
500
0
0
Cộng tiền mặt 88 640 000
Số dư trên sổ 88 640 890
Chênh lệch 890 đ
Giải thích chênh lệch: Thiếu là do có không tiền lẻ
……………………………………………………………………………..
KTV chứng kiến kiểm kê Đại diện khách hàng
KTV Kế toán trưởng
Hoàng Thi Nga Hoàng Lê Nga
Thứ hai, đối với tài sản là hàng tồn kho, TSCĐ:
Tìm hiểu khách hàng có bao nhiêu kho, chủng loại vật tư, hàng hóa, TSCĐ. Tìm hiểu xem khách hàng có nhận hàng hóa ký gửi hay gửi hàng hóa ở nơi khác? Tính toán số mẫu cần phải thu thập trong quá trình quan sát kiểm kê. Số mẫu thông thường là theo mặt hàng. Do vậy khi chọn một mặt hàng và mặt hàng đó để rải rác trong kho thì phải đếm hết mặt hàng đó trong một kho.
Dựa trên số mẫu đã chọn, tiến hành quan sát kiểm kê, đếm lại hoặc cùng đếm với khách hàng so sánh với số ghi trên sổ hoặc thẻ kho, và trên bảng theo dõi TSCĐ.
Chọn ngẫu nhiên một số mặt hàng, vật tư tại thực tế, đếm hoặc yêu cầu khách hàng đếm, đối chiếu số liệu thực tế với sổ hoặc thẻ kho. Còn TSCĐ thì phải đếm toàn bộ.
Tìm hiểu nguyên nhân của mọi chênh lệch giữa số đếm thực tế và số ghi nhận trên sổ sách. Lấy chữ ký xác nhận của những người tham gia đếm vào biên bản kiểm kê thực tế.
1.1.2.2. Phân tích
Qui trình phân tích tại AASC sử dụng cả ba loại hình phân tích gồm: phân tích xu hướng biến động số dư của các khoản mục, phân tích tỷ suất, kiểm tra tính hợp lý về số dư giữa các khoản mục và trong từng khoản mục giữa các tháng với nhau. Cụ thể là phân tích các số liệu, thông tin, tỷ suất quan trọng; tìm ra những xu hướng biến động; tìm ra mối quan hệ có mâu thuẫn khác biệt.
Trong phần lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất được áp dụng để thu thập hiểu biết về tình hình tài chính và những biến động quan trọng về kế toán cũng như các hoạt động kinh doanh của khách hàng, giúp KTV xác định được những vấn đề nghi vấn và tập trung vào những khoản mục trọng yếu, đồng thời phân bổ rủi ro hợp lý cho các khoản mục trọng yếu.
Trong phần thực hiện kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích xu hướng và kiểm tra tính hợp lý tại AASC được các KTV áp dụng với các khoản mục có số dư lớn, và có biến động lớn, xu hướng phân tích có thể phân tích biến động theo các tháng của cùng một khoản mục, hoặc so sánh sự biến động giữa các khoản mục liên quan, bằng cách sử dụng các bảng theo dõi sự biến động hoặc sử dụng biểu đồ:
+ Với khoản mục doanh thu, thực hiện phân tích với Doanh thu, giảm giá hàng bán, thu nhập khác: (trích chương trình kiểm toán của AASC đối với khoản mục doanh thu):
So sánh với kỳ trước, với kế hoạch, nếu có biến động bất thường cần tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Lập bảng phân tích tổng quát quan hệ đối ứng tài khoản và nhận dạng các quan hệ bất thường
Lập bảng phân tích doanh thu theo thuế suất, theo từng tháng và theo từng loại doanh thu, lập bảng phân tích doanh thu trong mốt quan hệ với giá vốn, với thuế GTGT và với số dư công nợ phải thu (liên quan đến việc thực hiện chính sách bán hàng của đơn vị trên thực tế) ... Nhận dạng sự tăng hay giảm bất thường của các chỉ tiêu phân tích này.
Tính tỷ lệ lãi gộp theo từng tháng, từng quý. So sánh số dư doanh thu chưa thực hiện trước (TK 3387) cuối kỳ với kỳ trước theo từng loại doanh thu, nếu có biến động bất thường cần tìm hiểu rõ nguyên nhân.
So sánh tỷ trọng lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD với doanh thu thuần giữa kỳ này với kỳ trước để đánh giá khả năng sinh lời từ doanh thu bán sản phẩm qua các kỳ.
+ Với khoản mục tiền, phân tích sự biến động giữa các tháng của Công ty B, bằng sơ đồ exel:
Biểu 1.2: Bảng phân tích biến động tiền mặt theo tháng
(Trích giấy tờ làm việc của KTV)
Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toánAuditing and Accounting Financial Consultancy Service Company Ltd. (AASC)thành viên inpact quốc tế
Tên khách hàng
Công ty ABC
Niên độ kế toán
01/01/2009 - 31/12/2009
Tham chiếu
C1S
Khoản mục
Tiền mặt
Người thực hiện
TDQ
Bước công việc
Phân tích biến động theo tháng
Ngày thực hiện
4/4/2010
Tài khoản:
111
Tiền mặt
Tháng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Tỷ trọng Nợ
Tỷ trọng Có
Ghi chú
1
9,746,353,584
9,568,443,849
5.21%
5.12%
2
12,192,906,878
12,252,599,967
6.52%
6.56%
3
10,866,687,121
4,670,632,657
5.81%
2.50%
4
4,596,102,072
10,393,331,491
2.46%
5.56%
5
10,340,712,142
10,550,176,759
5.53%
5.65%
6
23,486,579,873
17,889,899,187
12.56%
9.58%
7
4