Báo cáo Hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế- IFC

Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước hội nhập và phát triển trên tất cả các lĩnh vực trong đó có kiểm toán. Sự phát triển của nền kinh tế là tiền đề cho sự phát triển của kiểm toán đồng thời kiểm toán cũng góp phần vào việc lành mạnh hoá thông tin tài chính, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vì vậy có thể nói kiểm toán, đặc biệt kiểm toán độc lập phát triển là một xu thế tất yếu của nền kinh tế hoạt động theo quy luật của nền kinh tế thị trường. Trong xu thế đó, số lượng các công ty kiểm toán độc lập được thành lập và hoạt động tại Việt Nam liên tục tăng nhanh trong thời gian gần đây. Số lượng kiểm toán viên cấp quốc gia (CPA) và cấp quốc tế cũng tăng nhanh tương ứng. Các loại hình kiểm toán, đặc biệt kiểm toán báo cáo tài chính ngày càng được mở rộng. Để các cuộc kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán tài chính đạt được hiệu quả cao đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý của các công ty kiểm toán thì các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính là các thủ tục hết sức quan trọng. Tuy nhiên, do vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tế của một số công ty kiểm toán còn hạn chế nên không phải công ty kiểm toán nào cũng thực hiện được một cách đầy đủ và hợp lý các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Luận văn gồm có ba phần chính sau: Chương 1: Lý luận chung về thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện. Chương 2: Thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế- IFC. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn chính quốc tế-IFC.

doc101 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2722 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế- IFC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MụC LụC phần mở đầu Chương i lý LUậN CHUNG Về THủ TụC SOáT XéT TRONG QUY TRìNH KIểM TOáN BáO CáO TàI CHíNH do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện 1.1 Thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 4 1.1.1 ý nghĩa và mục tiêu của các thủ tục soát xét 4 1.1.2 Nguyên tắc, yêu cầu thực hiện các thủ tục soát xét 7 1.1.3 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 8 1.1.4 Phân loại thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 17 1.2 Các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập 21 1.2.1 Soát xét trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 21 1.2.2 Soát xét trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 23 1.2.3 Soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán 24 1.3 Kinh nghiệm về các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại một số công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam 28 CHƯƠNG 2 THủ TụC SOáT XéT TRONG QUY TRìNH KIểM TOáN BáO CáO TàI CHíNH TạI CÔNG TY KIểM TOáN Và TƯ VấN TàI CHíNH QUốC Tế- IFC 2.1 Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế với thủ tục soát xét 35 2.1.1 Hoạt động của Công ty IFC với thủ tục soát xét 35 2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của IFC với thủ tục soát xét 37 2.2 Thực trạng thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty IFC 38 2.2.1 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty IFC với thủ tục soát xét 38 2.2.2 Quy định về thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán 45 2.2.3 Tình hình áp dụng các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty IFC 56 2.3 Đánh giá khái quát thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty IFC 61 CHƯƠNG 3 Phương hướng và GIảI PHáP HOàN THIệN THủ TụC SOáT XéT TRONG QUY TRìNH KIểM TOáN BáO CáO TàI CHíNH TạI CÔNG TY KIểM TOáN Và TƯ VấN TàI CHíNH QUốC Tế-IFC 3.1 Định hướng phát triển của IFC và sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán 66 3.2 Phương hướng hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty IFC 67 3.3 Các giải pháp hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty IFC 69 3.3.1 Hoàn thiện các thủ tục soát xét trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 69 3.3.2 Hoàn thiện các thủ tục soát xét trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 74 3.3.3 Hoàn thiện các thủ tục soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và lập báo cáo 78 3.3.4 Xây dựng thủ tục soát xét bổ sung đối với công việc kiểm toán báo cáo tài chính tại các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc 79 3.3.5 Xây dựng thủ tục soát xét soát xét chất lượng hàng năm đối với kiểm toán báo cáo tài chính 82 3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp trên 83 KếT LUậN 88 DANH MụC từ VIếT TắT ACCA : Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh BCTC : Báo cáo tài chính IAS : Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế IFC : Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế PwC : Công ty TNHH Pricewaterhouse Coopers Việt nam TNHH : Trách nhiệm hữu hạn VACPA : Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VAS : Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam DANH MụC bảng biểu, sơ đồ  Trang   I. các bảng    Bảng số 2.1: Mẫu giấy tờ làm việc của kiểm toán viên  44   Bảng số 2.2: Bản phê duyệt tiếp tục thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng của Công ty IFC  46   Bảng số 2.3: Mẫu bảng tổng hợp kết quả soát xét  52   Bảng số 2.4: Mẫu bản phê chuẩn đối với việc lập, soát xét và phát hành báo cáo  54   II.Sơ đồ    Sơ đồ 1.1 Ba giai đoạn trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính  8   Sơ đồ 1.2 Lập kế hoạch kiểm toán  10   Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty IFC  37   Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán tại Công ty IFC với thủ tục soát xét  39   Sơ đồ 2.3: Cơ cấu nhân sự cho một cuộc kiểm toán  41   phần mở ĐầU Tính cấp thiết của Đề tài Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước hội nhập và phát triển trên tất cả các lĩnh vực trong đó có kiểm toán. Sự phát triển của nền kinh tế là tiền đề cho sự phát triển của kiểm toán đồng thời kiểm toán cũng góp phần vào việc lành mạnh hoá thông tin tài chính, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vì vậy có thể nói kiểm toán, đặc biệt kiểm toán độc lập phát triển là một xu thế tất yếu của nền kinh tế hoạt động theo quy luật của nền kinh tế thị trường. Trong xu thế đó, số lượng các công ty kiểm toán độc lập được thành lập và hoạt động tại Việt Nam liên tục tăng nhanh trong thời gian gần đây. Số lượng kiểm toán viên cấp quốc gia (CPA) và cấp quốc tế cũng tăng nhanh tương ứng. Các loại hình kiểm toán, đặc biệt kiểm toán báo cáo tài chính ngày càng được mở rộng. Để các cuộc kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán tài chính đạt được hiệu quả cao đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý của các công ty kiểm toán thì các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính là các thủ tục hết sức quan trọng. Tuy nhiên, do vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tế của một số công ty kiểm toán còn hạn chế nên không phải công ty kiểm toán nào cũng thực hiện được một cách đầy đủ và hợp lý các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán. Bằng kinh nghiệm làm việc thực tế tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế-IFC, tôi nhận thấy việc hệ thống hoá và cụ thể hoá vấn đề xây dựng và thực hiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán tại Công ty nhằm phục vụ cho công việc kiểm toán hàng ngày của Công ty, cung cấp tài liệu đào tạo nội bộ trong Công ty là hết sức cần thiết. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế- IFC” làm đề tài Luận văn thạc sỹ của mình. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính trong các công ty kiểm toán độc lập. Trên cơ sở đó, Tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế -IFC, đảm bảo các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty đều được thực hiện theo chuẩn mực nghề nghiệp, giảm thiểu rủi ro kiểm toán qua đó giúp Công ty nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, duy trì và nâng cao danh tiếng của Công ty trong lĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Vấn đề được nghiên cứu được đặt trong mối quan hệ biện chứng với các sự vật hiện tượng liên quan và được nghiên cứu trên quan điểm lịch sử cụ thể. Bên cạnh đó, Luận văn sử dụng các phương pháp kỹ thuật chủ yếu trong nghiên cứu khoa học như phương pháp điều tra, quan sát, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, kiểm chứng, so sánh, đối chiếu. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Đề tài: Thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Phạm vi nghiên cứu của Đề tài: Đề tài chỉ nghiên cứu thủ tục soát xét trong phạm vi quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế-IFC đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm tại một số công ty kiểm toán độc lập khác tại Việt Nam. Đóng góp của Luận văn Đề tài khái quát hoá các vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục soát xét, thủ tục quan trọng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. Đồng thời trên cơ sở tham khảo thủ tục, yêu cầu, kinh nghiệm của các Công ty kiểm toán có uy tín khác đang hoạt động tại Việt Nam, Tác giả đưa ra các ý kiến kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty IFC, phù hợp với quy mô, đặc điểm của Công ty. Ngoài ra, đây cũng là tài liệu đào tạo nội bộ cho Công ty, là tài liệu tham khảo cho các cá nhân và cơ quan quan tâm đến vấn đề này. Tên và kết cấu của Luận văn Với tên gọi “Hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế- IFC”, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Luận văn gồm có ba phần chính sau: Chương 1: Lý luận chung về thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện. Chương 2: Thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế- IFC. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn chính quốc tế-IFC. CHƯƠNG 1 Lý LUậN CHUNG Về THủ TụC SOáT XéT TRONG QUY TRìNH KIểM TOáN BáO CáO TàI CHíNH do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện 1.1 Thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 1.1.1 ý nghĩa và mục tiêu của các thủ tục soát xét Từ “soát xét” được dịch bắt nguồn từ từ gốc tiếng Anh “review”. Theo từ điển Lạc Việt soát xét, trong mỗi lĩnh vực cụ thể, có thể được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau. Theo nghĩa pháp lý, soát xét là “sự xem lại, sự cân nhắc, sự suy tính lại (một bản án…) [3]. Dùng trong phê bình, soát xét là “sự phê bình, bài phê bình (về một cuốn sách…) [3]. Soát xét là có thể là “sự ôn tập lại (bài đã học)” [3]. Trong tiếng Việt, “soát” nghĩa là “xem kỹ để có gì không đúng hoặc không bình thường thì sửa, xử lý” [8], “soát xét” nghĩa là “soát kỹ, tỷ mỉ, kỹ lưỡng” [8]. Thuật ngữ soát xét được sử dụng nhiều trong kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán báo cáo tài chính. Soát xét trong kiểm toán được hiểu là việc các nhân viên kiểm toán ở cấp bậc cao hơn xem xét lại công việc của các nhân viên kiểm toán ở cấp bậc thấp hơn mình nhằm đánh giá công việc đó đã được thực hiện theo đúng kế hoạch, các công việc được thực hiện và kết quả được lưu lại hồ sơ đầy đủ, các vấn đề trọng yếu phát sinh trong cuộc kiểm toán đã được xử lý hoặc trình bày rõ trên ý kiến kiểm toán, mục tiêu của các thủ tục kiểm toán đã đạt được và các kết luận kiểm toán đưa ra là phù hợp với kết quả công việc thực hiện bởi các kiểm toán viên. Các thủ tục soát xét được thực hiện nhằm kiểm soát chất lượng kiểm toán nói riêng cũng như phục vụ cho công tác quản lý (nắm lấy, điều hành) nói chung của các công ty kiểm toán độc lập. ý nghĩa của các thủ tục soát xét Hoạt động kiểm toán, đặc biệt kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động có rủi ro cao, kết quả của kiểm toán báo cáo tài chính được nhiều người quan tâm và các quyết định quan trọng của họ nhiều khi hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kiểm toán. Vì vậy, vấn đề kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán vừa là yêu cầu, đòi hỏi về mặt pháp lý đồng thời cũng xuất phát từ chính nhu cầu của các công ty kiểm toán là tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro kiện tụng, tạo lập và duy trì hình ảnh của công ty. Theo quy định tại Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 220-Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, “Công ty kiểm toán phải xây dựng và thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng để đảm bảo tất cả các cuộc kiểm toán đều được tiến hành phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của các cuộc kiểm toán” [2]. Các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của các công ty khác nhau có thể khác nhau song về cơ bản các chính sách sau được kết hợp áp dụng: Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp ; Kỹ năng và năng lực chuyên môn ; Giao việc; Hướng dẫn và giám sát; Tham khảo ý kiến; Duy trì và chấp nhận khách hàng; Kiểm tra. Để thực hiện các chính sách trên, các công ty xây dựng các thủ tục thích hợp trong đó thủ tục soát xét là thủ tục thường được các công ty áp dụng, nhất là trong việc thực hiện các chính sách: hướng dẫn và giám sát, duy trì và chấp nhận khách hàng, kiểm tra. Như vậy, để thực hiện chuẩn mực “kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán” đồng thời cũng xuất phát từ chính nhu cầu thực tế về việc kiểm soát chất lượng của các công ty kiểm toán độc lập nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao vị thế của công ty trong thị trường kiểm toán thì các công ty cần xây dựng và thực hiện các thủ tục soát xét thích hợp trong quy trình trình kiểm toán. Mục tiêu của các thủ tục soát xét Các mục tiêu chung của thủ tục soát xét bao gồm: Đảm bảo công việc kiểm toán được thực hiện theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp (chuẩn mực kiểm toán quốc tế, quốc gia và công ty), các quy định pháp lý có liên quan nhằm tránh rủi ro cho các công ty kiểm toán trong việc gặp phải các vụ kiện tụng; Đưa ra các báo cáo của kiểm toán viên phù hợp trong từng trường hợp; Nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính và các dịch vụ kèm theo, nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính; Đánh giá và phát triển nhân viên kiểm toán. Qua thủ tục soát xét có thể xác định và đào tạo thêm các nhân viên tiềm năng để có thể đảm nhiệm các vị trí cao hơn; Củng cố và nâng cao uy tín và danh tiếng của công ty kiểm toán trong thị trường kiểm toán tại nội địa và thế giới. Để đạt được các mục tiêu chung trên, các thủ tục soát xét cần được thực hiện để đảm bảo các mục tiêu cụ thể sau: Kế hoạch kiểm toán được lập một cách phù hợp, được thực hiện một cách đầy đủ và đúng đắn; Cuộc kiểm toán được thực hiện theo đúng các chính sách của công ty và các quy định pháp lý của từng nước; Các rủi ro kiểm toán nói chung, rủi ro chi tiết đã được xác định cho các tài khoản và các rủi ro tiềm tàng được xác định; Các công việc kiểm toán đã thực hiện được thể hiện rõ trên giấy tờ làm việc là cơ sở đầy đủ cho các ý kiến kiểm toán trên báo cáo của kiểm toán viên; Tất cả các giải trình cần thiết đã được thu thập; Các số liệu kiểm toán trên báo cáo tài chính phù hợp với số liệu trình bày trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên và số liệu kế toán tại đơn vị; Báo cáo tài chính được lập theo đúng chuẩn mực kế toán được áp dụng; Các nội dung trên báo cáo của kiểm toán viên được trình bày một cách rõ ràng, tuân thủ theo các chuẩn mực kiểm toán trong nước và quốc tế và phù hợp với từng cuộc kiểm toán; Báo cáo của kiểm toán viên đã được thảo luận đầy đủ với tất cả các cấp lãnh đạo liên quan; Các vấn đề quan trọng nảy sinh trong quá trình kiểm toán đã được nêu lên cho hội đồng quản trị, ban giám đốc của khách hàng xem xét. Nguyên tắc, yêu cầu thực hiện các thủ tục soát xét Để đạt được các mục tiêu của của kiểm toán nói chung cũng như mục tiêu của thủ tục soát xét nói riêng, các thủ tục soát xét cần được thực hiện theo các nguyên tắc và đáp ứng các yêu cầu sau : Nguyên tắc thực hiện thủ tục soát xét Các thủ tục soát xét được phân quyền thực hiện theo cấp độ soát xét (thành viên ban giám đốc, chủ nhiệm kiểm toán, kiểm toán viên chính…); Việc thực hiện các thủ tục soát xét được thực hiện trên nguyên tắc trọng yếu, các nội dung kiểm toán có rủi ro cao, có ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin trình bày trên báo cáo tài chính được kiểm toán cần được tập trung soát xét; Các thủ tục soát xét được thực hiện cần có kết quả cụ thể bao gồm sự phù hợp và đầy đủ của các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện, các kết luận kiểm toán cũng như kết quả cuối cùng của cuộc kiểm toán là báo cáo kiểm toán, các vấn đề phát sinh cần hoàn thiện, các kinh nghiệm cần thiết cho các cuộc kiểm toán sau. Kết quả của việc soát xét được thể hiện trên bảng tổng hợp kết quả soát xét; Kết quả soát xét phải được thể hiện trên các giấy tờ làm việc (chữ ký của người soát xét trên giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên khác đã được soát xét, các bản soát xét tổng hợp với đầy đủ nội dung và được ký bởi người soát xét); Các tài liệu liên quan đến việc soát xét phải được lưu lại hồ sơ kiểm toán, là minh chứng cho việc soát xét đã được thực hiện; Kết quả soát xét phải được thảo luận và được các thành viên tham gia kiểm toán đồng ý. Tất cả các bất đồng cần được thống nhất giải quyết trước khi đưa ra kết quả soát xét cuối cùng; Kết quả soát xét cần được xử lý đầy đủ, nghiêm túc và có hiệu quả. Yêu cầu đối với thủ tục soát xét : Các thủ tục soát xét ở từng mức độ khác nhau phải được thực hiện bởi thành viên ban giám đốc, chủ nhiệm kiểm toán, kiểm toán viên có kinh nghiệm và năng lực phù hợp. Tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro và phức tạp của từng cuộc kiểm toán báo cáo tài chính cụ thể mà các thủ tục soát xét cần được thực hiện bởi các cấp bậc phù hợp; Thủ tục soát xét thực hiện bởi các cấp bậc khác nhau theo đúng trách nhiệm của mình, không bỏ qua công đoạn soát xét nào (ví dụ: Hồ sơ kiểm toán đã được chủ nhiệm kiểm toán soát xét thì thành viên ban giám đốc vẫn phải soát xét, không thể bỏ qua việc soát xét của bất cứ cấp bậc nào nếu việc soát xét của cấp bậc đó là cần thiết); Thủ tục soát xét cần được thực hiện với tất cả các nội dung, thông tin liên quan đến cơ sở dẫn liệu mà kiểm toán viên phải dựa vào đó để đưa ý kiến. 1.1.3 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Mỗi cuộc kiểm toán cần được thực hiện theo một quy trình khoa học nhằm thu thập được đầy dủ các bằng chứng kiểm toán cần thiết với chi phí và thời gian hợp lý, giảm thiểu rủi ro kiểm toán, đảm bảo tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp cũng như các quy định pháp lý có liên quan. Mặc dù mỗi công ty có thể xây dựng cho mình hệ thống quy trình kỹ thuật, thủ tục kiểm toán với tên gọi, mức độ chi tiết khác nhau song đều phải thể hiện được các công việc cần thực hiện và phải đảm bảo tuân theo chuẩn mực kiểm toán. Nhìn chung, quy trình kiểm toán thường được thực hiện qua ba giai đoạn cơ bản: giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán, giai đoạn kết thúc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán. Sơ đồ 1.1 Ba giai đoạn trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Theo quy định tại Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300-Lập kế hoạch kiểm toán: “Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp kiểm toán viên phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với kiểm toán viên và chuyên gia khác về công việc kiểm toán” [2]. Như vậy, việc lập kế hoạch kiểm toán là yêu cầu bắt buộc đã được quy định trong chuẩn mực kiểm toán, song đồng thời thực tế, kế hoạch kiểm toán là thực sự cần thiết trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm giúp cho việc thực hiện cuộc kiểm toán được thuận lợi, hiệu quả. Kế hoạch kiểm toán cũng có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau thành kế hoạch kiểm toán tổng thể, kế hoạch kiểm toán chi tiết hoặc theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt nam số 300-Lập kế hoạch kiểm toán, kế hoạch kiểm toán gồm kế hoạch chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán. “Kế hoạch chiến lược: Là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán” [2]. “Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến” [2]. Chương trình kiểm toán: Là những hướng dẫn cụ thể cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán thực hiện công việc được phân công. Các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên chỉ cần thực hiện đầy đủ chương trình kiểm toán là đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chương trình kiểm toán còn là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán vì các công việc chi tiết khi hoàn thành đều được tham chiếu lên chương trình kiểm toán. Mỗi chương trình kiểm toán đều chỉ dẫn cụ thể mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành. Chương trình kiểm toán thường do
Luận văn liên quan