Báo cáo Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Phòng Nội vụ thuộc UBND Thành phố Hạ Long

Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng; là 1 trong 3 đỉnh động lực phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là thành phố đô thị loại 2, đang trên đà phát triển mạnh mẽ, định hướng phát triển là đô thị loại 1 vào năm 2015. Cùng với cải cách, đổi mới về kinh tế - xã hội, hoạt động của bộ máy hành chính của Thành phố Hạ Long có nhiều đổi mới để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; đảm bảo tổ chức điều hành thống nhất của nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Tuy nhiên bên cạnh đó bộ máy hành chính nói chung và bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng hiện nay còn một số bất cập, tồn tại như: bộ máy cồng kềnh, chồng chéo, sự phân công, phân cấp chưa rõ ràng, sự phối hợp giữa các đơn vị với nhau chưa thật chặt chẽ, còn xảy ra lãng phí, kém hiệu quả; năng lực trình độ của một bộ phận cán bộ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước. Với những đặc điểm mang tính đặc trưng của cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, với mục tiêu là nắm bắt những vấn đề về quản lý nhà nước trong thực hiện, giúp nâng cao khả năng vận dụng những kiến thức đã học tại Học viện Hành chính vào thực tiễn cơ quan thực tập. Vì vậy em chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Phòng Nội vụ thuộc UBND Thành phố Hạ Long” làm đề tài thực tập cuối khóa.

doc44 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3204 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Phòng Nội vụ thuộc UBND Thành phố Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng; là 1 trong 3 đỉnh động lực phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là thành phố đô thị loại 2, đang trên đà phát triển mạnh mẽ, định hướng phát triển là đô thị loại 1 vào năm 2015. Cùng với cải cách, đổi mới về kinh tế - xã hội, hoạt động của bộ máy hành chính của Thành phố Hạ Long có nhiều đổi mới để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; đảm bảo tổ chức điều hành thống nhất của nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Tuy nhiên bên cạnh đó bộ máy hành chính nói chung và bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng hiện nay còn một số bất cập, tồn tại như: bộ máy cồng kềnh, chồng chéo, sự phân công, phân cấp chưa rõ ràng, sự phối hợp giữa các đơn vị với nhau chưa thật chặt chẽ, còn xảy ra lãng phí, kém hiệu quả; năng lực trình độ của một bộ phận cán bộ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước. Với những đặc điểm mang tính đặc trưng của cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, với mục tiêu là nắm bắt những vấn đề về quản lý nhà nước trong thực hiện, giúp nâng cao khả năng vận dụng những kiến thức đã học tại Học viện Hành chính vào thực tiễn cơ quan thực tập. Vì vậy em chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Phòng Nội vụ thuộc UBND Thành phố Hạ Long” làm đề tài thực tập cuối khóa. 2. Đối tượng nghiên cứu Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Con người là yếu tố quyết định nhất vì vậy con người được đặt ở vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội và lịch sử loài người nói chung. Mọi sự phát triển đều vì mục tiêu con người nói riêng. Phát triển nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực xã hội là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của xã hội và của mỗi tổ chức. Bởi vậy, để có thể huy động, phát huy năng lực của mỗi người vào hoạt động chung để đạt hiệu quả tốt nhất thì việc sử dụng, sắp xếp, bố trí như thế nào cho hợp lý và phù hợp nhất là vấn đề không hề đơn giản đối với các nhà quản lý. Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả và thành công của bất kì tổ chức nào. Nó sẽ trở thành nguồn nhân lực vô cùng to lớn đối với tổ chức nào có nhìn nhận đúng đắn về nó hoặc sẽ là điểm yếu mà vì nó hoạt động của tổ chức sẽ trì trệ, kém linh hoạt và không phát triển được. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình làm báo cáo em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của khoa học quản lý hành chính nhà nước, cụ thể là: phương pháp thu thập thông tin; phương pháp phỏng vấn; phương pháp chuyên gia; phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; sử dụng một số phần mềm tin học. 4. Bố cục của bài báo cáo Nội dung chính của báo cáo gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về UBND Thành phố Hạ Long Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Phòng Nội vụ thuộc UBND Thành phố Hạ Long Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của Phòng Nội vụ thuộc UBND Thành phố Hạ Long. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UBND THÀNH PHỐ HẠ LONG 1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội. .1 Đặc điểm tự nhiên. Thành phố Hạ Long là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Tỉnh Quảng Ninh, có diện tích là 22.250 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của Thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2. Phía đông Hạ Long giáp thị xã Cẩm Phả, phía tây giáp huyện Yên Hưng, phía bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía nam là vịnh Hạ Long với bờ biển dài trên 20 km. Thành phố Hạ Long nằm hai bên Cửa Lục, phía đông Hạ Long là khu vực phát triển công nghiệp và tập trung hầu hết các cơ quan quản lý của tỉnh. Khu vực phía tây thành phố Hạ Long (Bãi Cháy) là khu du lịch hoạt động sôi động. Thành phố Hạ Long bao gồm 20 phường: Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu, Hồng Hải, Cao Thắng, Cao Xanh, Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hòn Gai, Bãi Cháy, Hồng Hà, Hà Khẩu, Giếng Đáy, Hùng Thắng, Tuần Châu, Việt Hưng, Đại Yên.  Tài nguyên thiên nhiên: - Tài nguyên khoáng sản: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời điểm này là trên 530 triệu tấn. Loại than chủ yếu là than Antraxit và bán Antraxit. Bên cạnh đó là trữ lượng sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại vùng Giếng Đáy. Ngoài ra là đá vôi phục vụ làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây dựng - Tài nguyên đất: Thành phố Hạ Long có tổng diện tích đất tự nhiên là 27.195,03 ha, bao gồm các loại đất sau: Đất nông nghiệp 9544,86 ha; Đất phi nông nghiệp 16.254,92 ha, đất chưa sử dụng 1395,25 ha. - Tài nguyên biển: Do lợi thế có vịnh Hạ Long 2 lần được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Với tổng diện tích 1.553 km2 bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Vùng Di sản được Thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo. Với nhiều hang động đẹp và huyền ảo như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung đã đưa danh tiếng của vịnh Hạ Long là một trong những điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới… 1.1.2. Về kinh tế Trong bối cảnh kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, kinh tế trong nước có những chuyển biến tích cực, bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn bất lợi nhưng dưới sự chỉ đạo, điều hành tập trung của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, các đơn vị nên đã hoàn thành khá toàn diện nhiệm vụ chính trị của Thành phố, đó là: Kinh tế tiếp tục có bước tăng trưởng; thu ngân sách tiếp tục tăng trưởng cao ước đạt 1.450 tỷ đồng ( năm 2010 ước đạt 33% kế hoạch Thành phố, bằng 48% kế hoạch tỉnh), nhiều chỉ tiêu thu đã đạt và vượt kế hoạch năm. Chi ngân sách được tăng cường để ổn định đầu tư phát triển, đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (tỷ lệ chi đầu tư phát triển chiếm hơn 53% tổng chi ngân sách). - Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ước đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ (giá trị sản xuất công nghiệp của Tỉnh ước đạt 28.928 tỷ đồng). Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp địa phương ước đạt 860 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch năm, tăng 16% so với cùng kỳ. - Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 45 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch năm, tăng 6,6% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất ngư nghiệp tăng 7% so với cùng kỳ. Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 24,62%. - Các ngành dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 10.482 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch. Số lượng khách du lịch đến Thành phố đạt 3,5 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế 1,8 triệu lượt, tăng 21% so với cùng kỳ; Doanh thu du lịch ước đạt 1.944 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2009. Năm 2010, đã cấp 1.460 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể, tổng vốn đăng ký 444 tỷ đồng. 1.1.3. Về xã hội - Văn hóa: Ủy ban thành phố Hạ Long tuyên truyền kịp thời, chính xác các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phản ánh ý kiến nhân dân về các vấn đề của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Thành phố. Thành phố thực hiện thí điểm triển khai xây dựng mô hình “Phường văn hoá”; tổ chức tổng kết 20 năm xây dựng làng văn hoá, khu phố văn hoá và tổng kết 15 năm phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Ban Thường vụ Thành uỷ đã ban hành Kết luận số 01-KL/TU ngày 02/8/2010 về việc phấn đấu đến hết năm 2011 xây dựng xong toàn bộ các nhà sinh hoạt cộng đồng khu dân cư còn lại trên địa bàn - Y tế : Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới đã được chú trọng, nhiều mặt đạt được kết quả tích cực, đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm. Trên địa bàn không xuất hiện bệnh dịch mới, nguy hiểm. Đã hoàn thành việc chuyển giao hệ thống trạm y tế phường về Trung tâm y tế quản lý đồng thời triển khai đầu tư xây dựng 6 trạm y tế phường đạt chuẩn quốc gia; đã kiểm tra 1.370 lượt cơ sở về chứng nhận đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. - Giáo dục: Công tác giáo dục đào tạo tiếp tục được quan tâm, tập trung đầu tư, đảm bảo kinh phí. Thực hiện đổi mới quản lý giáo dục. Cùng với việc đầu tư từ ngân sách Tỉnh và Thành phố, đã đẩy mạnh xã hội hoá để nâng cấp cơ sở vật chất các trường, lớp học từ mầm non đến trung học cơ sở. Đã khởi công xây dựng mới, kiên cố hoá hầu hết các trường mầm non, các trường tiểu học, trung học cơ sở còn lại. Thành phố hiện có 26 trường học đạt chuẩn quốc gia, tăng 3 trường so với năm 2009, đạt kế hoạch đề ra. - An ninh – Quốc phòng: Công tác quốc phòng - quân sự địa phương được đảm bảo. Đã hoàn thành nhiệm vụ giao quân đợt II/2010, đạt 100% chỉ tiêu. Công tác huấn luyện, hội thi, hội thao được thực hiện đầy đủ, đúng quy định, nội dung, thời gian, quân số, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và vũ khí. Huy động lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn; duy trì hoạt động thường xuyên của tổ liên ngành kiểm tra, xử lý khai thác, vận chuyển than trái phép trên địa bàn. Trước sự phát triển và sự lớn mạnh không ngừng của thành phố thì công tác quản lý Nhà nước cũng phải đổi mới để tạo đường mở lối cho hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị…..phát triển đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, thích ứng với xu thế phát triển của đất nước và khu vực. Nhưng đổi mới là quá trình phức tạp và lâu dài vì vậy cần phải xác định các giai đoạn và lĩnh vực nào cần làm trước để đạt hiệu quả cao nhất thúc đẩy thành phố ngày càng phát triển hơn. 1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, UBND TP Hạ Long Uỷ ban nhân dân thành phố Hạ Long do Hội đồng nhân dân Thành phố bầu,  là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân Thành phố, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân Thành phố và UBND tỉnh Quảng Ninh. UBND thành phố Hạ Long  chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của Trung ương, UBND Tỉnh, các Sở, HĐND cùng cấp và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn Thành phố. Căn cứ các Điều 123, 124, 125 Hiến pháp năm 1992 và từ Điều 97 đến Điều 110 của Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003, UBND Thành phố có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, HĐND cùng cấp, chỉ đạo hoạt động của UBND cấp phường. Một cách chung nhất, UBND Thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên 20 phường trực thuộc địa bàn Thành phố trong các lĩnh vực : kinh tế, nông – lâm - ngư nghiệp, thủy lợi, đất đai; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; xây dựng – giao thông vận tải; thương mại, dịch vụ, du lịch; giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin và thể dục thể thao; trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên, môi trường; quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo; việc thi hành pháp luật; việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính. 1.3. Cơ cấu tổ chức Căn cứ vào Luật Tổ chức HĐND-UBND ngày 26/11/2003 của Quốc Hội, Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 19/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; cơ cấu của UBND thành phố Hạ Long được tổ chức và thể hiện qua sơ đồ sau: UBND Thành phố Hạ Long bao gồm: 1 Chủ tịch phụ trách chung, 1 Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm về chính trị - kinh tế, văn hoá - xã hội; 1 Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực an ninh - quốc phòng, quản lý đô thị; 1 Ủy viên phụ trách Văn phòng, 1 Ủy viên phụ trách Thanh tra, 1 Ủy viên phụ trách quân sự, 1 Ủy viên phụ trách công an. Các phòng ban thuộc UBND thành phố có 1 trưởng phòng, từ 1 đến 2 phó trưởng phòng và một số chuyên viên cán sự. Biên chế của các phòng do UBND thành phố quy định trên cơ sở tổng biên chế quản lý Nhà nước của UBND thành phố được UBND Tỉnh giao hằng năm. Chủ Tịch UBND Đào Xuân Đan Phó Chủ Tịch Phạm Hồng Hà Phó Chủ Tịch Vũ Văn Hợp Phòng Văn hóa và Thông tin Văn phòng HĐND - UBND Phòng Giáo dục – Đào tạo Phòng Nội Vụ Phòng Y Tế Phòng Tư Pháp Phòng Quản Lý Đô Thị Phòng Kinh Tế Phòng Tài Nguyên-Môi Trường Phòng Tài Chính - Kế Toán Phòng Lao Động- Thương Binh -Xã Hội Thanh Tra Chú thích: Mối quan hệ trực thuộc Mối quan hệ phối hợp CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG NỘI VỤ THUỘC UBND THÀNH PHỐ HẠ LONG 2.1 TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ THUỘC UBND TP HẠ LONG Quy chế làm việc của phòng Nội vụ Thành phố Hạ Long được phê duyệt tại Quyết định số 677/QĐ-UBND ngày 06/3/2008 của UBND thành phố Hạ Long quy định các vấn đề cụ thể như sau: 2.1.1 Vị trí, chức năng Phòng nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hạ Long, là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng. Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ. 2.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn Được quy định tại Thông tư số 04/2008/TT-BNV ngày 04/6/2008 của Bộ Nội vụ về “ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện: Trình UBND các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định đó. Trình UBND thành phố ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao. Về tổ chức, bộ máy: a. Tham mưu giúp UBND thành phố quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh b. Trình UBND Thành phố quyết định hoặc để Uỷ ban nhân dân Thành phố trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố; c. Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình cấp có thẩm quyền quyết định; d. Tham mưu giúp Chủ tịch UBND Thành phố quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành Thành phố theo quy định của pháp luật Về quản lý, sử dụng biên chế hành chính sự nghiệp: a. Tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp hàng năm; b. Giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp; c. Giúp UBND Thành phố tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp của UBND Thành phố và Uỷ ban nhân dân xã, phường. Về công tác xây dựng chính quyền a. Giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công của Uỷ ban nhân dân Thành phố và hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh; b. Thực hiện các thủ tục để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố phê chuẩn các chức danh lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân các phường; giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật; c. Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để Uỷ ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của Thành phố; d. Giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố trong việc hướng dẫn, thành lập, giải thể, sáp nhập, kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố trên địa bàn Thành phố theo quy định; bồi dưỡng công tác cho trưởng, phó thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố. 7. Giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo về việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; xã, phường trên địa bàn thành phố. 8. Về cán bộ công chức, viên chức: a. Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức. b. Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, phường và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường theo phân cấp. c. Thực hiện thông báo nghỉ phép hàng năm cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên thừa hành theo quy định của pháp luật. 9. Về cải cách hành chính: a. Giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn cùng cấp và ủy ban nhân dân các phường, xã thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa phương. b. Tham mưu giúp ủy ban nhân dân Thành phố về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn thành phố; c. Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố và Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh. 10. Giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn. 11. Về công tác văn thư, lưu trữ: a. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố chấp hành chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ. b. Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với cơ quan đơn vị trên địa bàn Thành phố và Lưu trữ thành phố. 12. Về công tác tôn giáo: a. Giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn; b. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh và theo quy định của pháp luật. 13. Về công tác thi đua khen thưởng: a. Tham mưu, đề xuất với Uỷ ban nhân dân Thành phố tổ chức các phong trào thi đua và triển khai thực hiện các chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn thành phố; làm nhiệm vụ thường trực của Hôi đồng Thi đua- Khen thưởng của thành phố; b. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố; xây dựng, quản lý và sử dụng Qũy thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật. 14. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền. 15. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố và Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ninh về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa bàn. 16. Tổ chức khiển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ trên địa bàn. 17. Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỉ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND Thành phố. 18. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân Thành phố. 19. Giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố quy định cụ th