Báo cáo Kế toán tổng hợp tại Công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trên con đường tăng trưởng và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí của Nhà nước. Sự tất yếu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải cạnh tranh và không ngừng lớn mạnh. Hơn nữa, nước ta vừa ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp phát triển trong nước vươn ra tầm thế giới, đồng thời đó cũng là một thị trường có nhiều thử thách. Chính vì vậy, để thực hiện được mục tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện tổng hòa nhiều biện pháp quản lí đối với tất cả các khâu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện đó hoạch toán kế toán- một công cụ quản lí chủ chốt trong hệ thống các công cụ quản lí của doanh nghiệp, càng khẳng định được vị trí và vai trò của nó. Kế toán thông qua chức năng của mình để cung cấp các thông tin cần thiết cho việc quản lí và điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp. Hạch toán kế toán cũng là một nhu cầu khách quan của bản thân quá trình sản xuất cũng như của xã hội, nhu cầu đó được tồn tại trong tất cả hình thái xã hội khác nhau và ngày càng tăng tuỳ theo sự phát triển của xã hội. Thật vậy một nền sản xuất với quy mô ngày càng lớn, với trình độ xã hội hoá và sức phát triển sản xuất ngày càng cao với những quy luật kinh tế mới phát sinh, vì vậy không thể tăng cường hạch toán kế toán về mọi mặt. Hạch toán kế toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với Nhà Nước, để điều hành quản lý nền kinh tế quốc dân. Hạch toán kế toán là một hệ thống điều tra quan sát, đo lường ghi chép các quá trình kinh tế nhằm quản lý các quá trình đó ngày một chặt chẽ hơn. Đề tài: “Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki”. Báo cáo gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan chung về Công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki Phần II: Thực trạng hạch toán tại Công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki. Phần III: Một số nhận xét, và giả pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tai Công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki.

doc139 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kế toán tổng hợp tại Công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trên con đường tăng trưởng và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí của Nhà nước. Sự tất yếu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải cạnh tranh và không ngừng lớn mạnh. Hơn nữa, nước ta vừa ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp phát triển trong nước vươn ra tầm thế giới, đồng thời đó cũng là một thị trường có nhiều thử thách. Chính vì vậy, để thực hiện được mục tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện tổng hòa nhiều biện pháp quản lí đối với tất cả các khâu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện đó hoạch toán kế toán- một công cụ quản lí chủ chốt trong hệ thống các công cụ quản lí của doanh nghiệp, càng khẳng định được vị trí và vai trò của nó. Kế toán thông qua chức năng của mình để cung cấp các thông tin cần thiết cho việc quản lí và điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp. Hạch toán kế toán cũng là một nhu cầu khách quan của bản thân quá trình sản xuất cũng như của xã hội, nhu cầu đó được tồn tại trong tất cả hình thái xã hội khác nhau và ngày càng tăng tuỳ theo sự phát triển của xã hội. Thật vậy một nền sản xuất với quy mô ngày càng lớn, với trình độ xã hội hoá và sức phát triển sản xuất ngày càng cao với những quy luật kinh tế mới phát sinh, vì vậy không thể tăng cường hạch toán kế toán về mọi mặt. Hạch toán kế toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với Nhà Nước, để điều hành quản lý nền kinh tế quốc dân. Hạch toán kế toán là một hệ thống điều tra quan sát, đo lường ghi chép các quá trình kinh tế nhằm quản lý các quá trình đó ngày một chặt chẽ hơn. Đề tài: “Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki”. Báo cáo gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan chung về Công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki Phần II: Thực trạng hạch toán tại Công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki. Phần III: Một số nhận xét, và giả pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tai Công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki. PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH HẢI HÀ – KOTOBUKI 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty liên doanh TNHH Hải Hà – Kotobuki được thành lập ngày 24/12/1992 theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 489 – GP của Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư với các chưc năng chủ yếu là sản xuất hinh doanh bánh kẹo. Tên giao dịch : Công ty liên doanh TNHH Hải Hà – Kotobuki. Tên tiếng Anh : Joint venture of Hai Ha – Kotobuki company. Trụ sở chính : 25 Trương Định – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Điện thoại : 0438631764 Fax : 8448632501co Website : www.haiha – kotobuki.com.vn Mã số thuế : 01001914-1 Số tài khoản : 701A.00009 tại chi nhánh Ngân hàng công thương Thanh Xuân 275 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội. Công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki là một dự án giữa công ty bánh kẹo Hải Hà (một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, nay là Bộ Công thương) với Tập đoàn Kotobuki (Nhật Bản). Lịch sử hình thành và phát triển của công ty được chia thành các giai đoạn sau: Ngày 25/12/1960 xưởng miến Hoàng Mai ra đời với quy mô nhỏ, lao động thủ công, đánh dấu một bước ngoặt đầu tiên cho sự phát triển của công ty. Năm 1966 Viện thực phẩm đã lấy nơi đây làm cơ sở sản xuất và thực nghiệm các đề tài thực phẩm để phổ biến cho các địa phương, sản xuất nhằm giải quyết gậu cần tại chỗ từ đó theo quyết định của Bộ Công nghiệp nhẹ, xí nghiệp đổi tên thành Nhà máy thực nghiệm thưc phẩm Hải Hà. Tháng 6/1970 thực hiện chủ trương của Bộ lương thực phẩm, nhà máy tiếp nhận phân xưởng kẹo Hải Châu và mang tên mới là Nhà máy thực phẩm Hải Hà. Năm 1981 – 1985 là thời gian ghi nhận bước chuyển biến của nhà máy, từ giai đoạn sản xuất thủ công có một phần cơ giới hóa sang sản xuất cơ giới hóa. Nhà máy sản xuất ra nhiều loai bánh kẹo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và có sản lượng xuất khẩu. Để phù hợp với nhiệm vụ sản xuẩt trong thời kỳ mới, từ năm 1987 nhà máy một lần nữa đổi tên thành Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà. Đến năm 1992, Nhà nước tiến hành chính sách mở cửa, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Với tiềm lực mạnh, thị trường mở cùng với môi trường kinh doanh thuận lợi đã thúc đẩy công ty liên doanh với Tập đoàn mạnh của nước ngoài là Tập đoàn Kotobuki để tăng cường năng lực sản xuất và doanh thu. Cơ cấu vốn vốn góp của công ty như sau: Bảng 1: Cơ cấu vốn góp của công ty liên doanh TNHH Hải Hà – Kotobuki Chỉ tiêu Giá trị vốn góp USD) Tỷ lệ (%) Bên Hải Hà – Việt Nam - Giá trị quyền cử dụng đất - Máy móc, thiết bị, nhà xưởng 1.175.000 300.000 875.000 29 Bên Tập đoàn Kotobuki – Nhật Bản Tiền mặt Máy móc, thiết bị 2.876.700 1.254.000 1.622.700 71 Nguồn: Phòng tài vụ công ty Ngày 01/05/1993 Công ty liên doanh TNHH Hải Hà – Kotobuki chính thứ đi vào hoạt động với 4 dây chuyền: kẹo cứng, snack chiên, snach nổ, bánh tươi. Tuy nhiên, chỉ có dây chuyền sản xuất kẹo cứng mang lại hiệu quả các dây chuyền khác phải khai thác cầm chừng vì vừa sản xuất vừa nghiên cứu áp dụng máy móc. Năm 1994 công ty nhập thêm dây chuyền bánh Cookies. Hoạt động kinh doanh của công ty đã dần đi vào ổn định. Công suất tăng, thị trường mở rộng đac tăng doanh thu lên đáng kể (38 tỷ đồng). Năm 1995 Công ty đưa tiếp dây chuyền sản xuất kẹo cao su vè kẹo Socola vào sản xuất. Các dây chuyền khác tiếp tục được cải thiện đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của thị trường. Trong thời kỳ này Công ty tăng cường đầu tư nhập máy móc,thiết bị, công nghệ mới của Nhật Bản, Đức, Hà Lan…để mở rộng quy mô sản xuất. Từ năm 1996 Công ty đã tiếp tục nhập thêm dây chuyền sản xuất kẹo que, kẹo không đường, dây chuyền sản xuất đường isomalt. Danh mục sản phẩm của công ty ngày càng được mở rộng, năng suất lao động được nâng cao, giảm giá thành, đáp ứng nhu cầu thị trường từ đó mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Đến nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm bánh kẹo mới, xong sản phẩm của công ty liên doanh TNHH Hải Hà – Kotobuki vẫn có được chỗ đứng tốt trên thị trường bởi sự phong phú về sản phẩm, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp… 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 1.2.1. Mô hình tổ chức quản lý Bộ máy quản lý của công ty kết hợp giữa mô hình nhân tố nhằm làm tách bạch giữa sản xuất và kinh doanh, gắn liền giữa trách nhiệm và quyền hạn, giảm bớt quyền lợi nhưng vẫn đảm bảo chỉ đạo tập trung. Đây là mô hình sáng tạo theo phong cách Nhật Bản kết hợp với mô hình Việt Nam vì thế cơ cấu này rất phù hợp với tầm quy mô của Công ty. 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban Hội đồng quản trị: Là cơ quan lãnh đạo tối cao của Công ty, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong tổ chức hoạt động của Công ty như: phương hướng hoạt động, kế haọch kinh doanh, lãnh đạo cán bộ các phòng ban theo nguyên tắc nhất trí, có quyền nhân danh Công ty thực hiện cơ chế lãnh đạo tập thể, quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty như: bổ nhiệm, miễn nhiệm…,quyết định mức lương hợp lý cho người lao động và cho các cầp dưới quyền. Hội đồng quản trị họp ít nhất mỗi quý và có thể họp bất thường. Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Chi nhánh TP.HCM Phó tổng giám đốc Quản đốc phân xưởng Chi nhánh TP.Hải Phòng VP cửa hàng VP Công ty Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng vật tư Tổ sản xuất Snack Tổ sản xuất kẹo cao su Tổ sản xuất Isomalt Tổ sản xuất bánh tươi Tổ sản xuất kẹo cứng Tổ sản xuất kẹo que Tổ sản xuất socola Tổ sản xuất Cookiese s Tổng giám đốc: Là người được Hội đồng quản trị đề ra để điều hành các hoạt động thường ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động của Công ty. Là người nắm giữ quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm chỉ huy điều hành toàn bộ các hoạt động của Công ty môt cách trực tiếp qua phó tổng giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ. Phó tổng giám đốc: Là người giúp việc và tham mưu cho tổng giám đốc, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà tổng giám đốc ủy quyền, trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất của phân xưởng, đồng thời chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị của Công ty về hoạt động của bộ phận phân xưởng. Giám đốc chi nhánh: Phụ trách việc sản xuất kinh doanh tại các chi nhánh, chịu trách nhiệm về tình hình và kết quẩn xuất kinh doanh trước Hội đồng quản trị, tổng giám đốc và phó tổng giám đốc Phòng kinh doanh: Đảm nhận công việc nghiên cứu và phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm, marketing, phối hợp trực tiếp với phòng kỹ thuật trong việc phát triển sản phẩm mới đồng thời phối hợp với các phòng ban khác trong việc làm kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi các thong số kỹ thuật của các loại bánh kẹo sản xuất ra, đảm nhận việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ sản xuất và đổi mới công nghệ, phối hợp với phòng kinh doanh trong việc ra các sản phẩm mới và phối hợp với các phòng ban khác trong việc lên kế hoạch sản xuất. Phòng vật tư: chịu trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và đảm bảo cho nhu cầu sản xuất đồng thời phối hợp với các phòng ban khác để xây dựng toàn bộ kế hoạch năm cho toàn Công ty. Phòng tài chính kế toán: Đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty, theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thức giá trị để phản ánh chi phí đầu vào, kết quả đầu ra, phân tích kết quả kinh doanh, phân phối nguồn thu nhập, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí với Nhà nước, cung cấp các thong tin để lãnh đạo Công ty đưa ra được những quyết định xác thực hơn. Văn phòng Công ty: thực hiện các thủ tục hành chính và lưu giữ các tài liệu của Công ty . Ngoài ra văn phòng cũng là nơi chịu trách nhiệm hoạch định nguồn nhân lực, tuyển chọn, bố trí sử dụng và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các chế độ với các quy định pháp luật. Văn phòng của hàng: Chịu trách nhiệm phân phối đến tận tay người tiêu dùng những sản phẩm của Công ty đặc biệt là sản phẩm bánh tươi. Phối hợp với phòng ban kinh doanh trong việc cung cấp các thông tin thị trường. Quản đốc phân xưởng: Có chức năng phụ trách bố trí nhân sự trong phân xưởng, điều phối cân đối dây chuyền sản xuất, điều độ sản xuất, có trình độ quản trị tác nghiệp giữa các tổ sản xuất; chịu trách nhiệm trước phó tổng giám đốc; phối hợp hoạt động giữa các phòng ban lên kế hoạch sản xuất. 1.3 Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty 1.3.1 Đặc điểm mặt hàng kinh doanh Khi sản xuất, điều mà Công ty quan tâm nhất là sản phẩm của Công ty cung ứng ra có được thị trường chấp nhận hay không. Chi khi các sản phẩm của Công ty được thị trường chấp nhận thì Công ty mới có cơ sở để xác định lên các yếu tố khác. Công ty đã tạo cho sản phẩm bánh kẹo của mình có hương vị riêng, không giống với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh và đã được thị trường chấp nhận. Hiên tại Công ty đang cung cấp cho thị trường sản phẩm bánh kẹo với trên 80 chủng loại. Ngoài một số sản phẩm truyền thống của Công ty như: kẹo cứng, bánh tươi, snack còn có một số sản phẩm mới như: kẹo que, isomalt, đặc biệt sản phẩm bánh tươi và socola của Công ty rất được người tiêu dùng ưa chuộng và được tiêu thụ với số lượng lớn. So với nhiều công ty sản xuất bánh kẹo khác trên thị trường hiện nay thì danh mục các sản phẩm của công ty liên doanh TNHH Hải Hà – kotobuki được đánh giá là phong phú và đa dạng. Công ty luôn nỗ lực để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng một cách tốt nhất bằng việc đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh và phong phú các loại sản phẩm. Danh mục sản phẩm của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Bảng 2: Danh mục sản phẩm của Công ty STT Tên nhóm sản phẩm Chủng loại bánh 1 Kẹo cứng Dâu, dứa, cam, sôcôla, cafe, xoài, nhân me, nhân tổng hợp,… 2 Kẹo dẻo Cam, Chuối, khoai môn, cafe, ca cao,cuốn cafe, cuốn cam tươi, … 3 Kẹo que (lollipop) Lollipop túi 12 que và 6 que, hộp 35 que, lollipop rổ,… 4 Kẹo Sôcôla 12 thanh và 6 thanh, 12 con giống, que con giống, figchoco galãy, star, sôcôla thanh 50g, love, mini, cómó, finét,.. 5 Kẹo cao su Bạc hà, quế, ôkibol, chanh, dâu hộp, …. 6 Isomalt Sakura, kẹo bông tuyết, con giống, cheeroto, kẹo kidkid, kẹo không đường, giảm béo, … 7 Snack chiên Tôm 25 g, tôm 15g, cua 15g, bò 15g, mực 15g, khoai tây,… 8 Snack nổ Bò nướng 60g, snack cá, gà nấm 40g, snack sữa dừa, sữa nổ, caramenlnogoo,… 9 Cookies Hép sắt 400g, present, best, tài lộc, phúc lộc, super, deluxe, bơ khay, new year,… 10 Bánh tươi Bánh sinh nhật, bánh cứới, gatô sữa chua, khoai, bánh cắt kẩn, caramen, bánh mì, sandwick,… _ Sản phẩm kẹo cứng: Là sản phẩm truyền thống của các công ty bánh kẹo nói chung và của Công ty liên doanh TNHH Hải Hà – Kotobuki nói riêng. Sản phẩm kẹo cứng được đưa vào sản xuất ngay từ giai đoạn đầu hoạt động, chủ yếu là các loại kẹo cứng có nhân, so với ban đầu thì hiện nay sản phẩm này đã có thêm nhiều loại mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm này nhằm vào thị trường chính là người tiêu dùng có thu nhập thấp và trung bình, tập chung chủ yếu ở nông thôn và các khu vực miền trung. Đó là khách hàng tiềm năng mà Công ty cần khai thác bởi họ chiếm tới 70% dân số của cả nước. Hiện nay doanh thu của loại sản phẩm này chiếm khoảng hơn 50% tổng doanh thu của toàn Công ty. _ Kẹo dẻo và kẹo que: Là loại sản phẩm kẹo danh riêng cho trẻ em nên Công ty đã nghiên cứu đưa ra thị trường những sản phẩm có mẫu mã đẹp, hình thù ngộ nghĩnh để kích thích trí tò mò và tính hiếu động của trẻ. Mặc dù vậy trong những dòng sản phẩm này vẫn chưa thực sự nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Thời gian gần đây do xu hướng tiêu dùng của khách hàng nên Công ty đã sản xuất ra một số loại sản phẩm kẹo dẻo, kẹo que không đường và ít đường dành cho người ăn kiêng và người có bệnh tiểu đường. _ Kẹo sôcôla: Là loại sản phẩm mà Công ty nhằm vào thị trương người tiêu dùng co thu nhập từ trung bình khá đến thu nhập cao tại các thành phố lớn – nơi tập trung đông dân cư, đặc biệt là thanh thiếu niên vào các dip lễ sinh nhật, ngày valentine…Chất lượng và mẫu mã các sản phẩm kẹo sôcôla không thua kém nhiều so với sôcôla ngoại nhập. Tuy nhiên, do tâm lý người tiêu dùng vẫn chuộng sôcôla ngoại nên doanh số của sản phẩm này vẫn con ở mức khiêm tốn. _ Kẹo cao su: Sản phẩm này sản xuất ra chủ yếu để phục vụ lứa tuổi thanh thiếu niên. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm này chủ yếu mô phỏng theo các loại kẹo cao su của các hãng đi trước (như mô phỏng theo hình thức, mùi vị của kẹo Singum Doublemimt) nên không gây được ấn tượng mạnh mẽ với người tiêu dùng đang là đặc trưng của xu hướng tiêu dùng bánh kẹo hiện nay. _Snack (bim bim): Là sản phẩm mà Công ty đưa vào sản xuất ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động. Trong những năm đầu, sản phẩm này bán rất chạy vì đó là sản phẩm tiên phong trên thị trường bánh Snack, đồng thời với những hình thù ngộ nghĩnh mà Công ty gọi tên sản phẩm là bim bim. Từ đó khái niệm bim bim quen thuộc xuất hiện trên thị trường _ Bánh Cookies: Với chủng loại phong phú, kiểu dáng đa dạng, sản phẩm có nhiều mức giá, bánh cookies đã phục vụ được mọi đối tượng và mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, so với hàng ngoại nhập thì sản phẩm của Công ty còn yếu thế hơn nên doanh số mới chỉ dừng lại ở 7%. _ Bánh tươi: Đây là dòng sản phẩm mang đặc trưng riêng biệt và là thế mạnh của Công ty, sản lượng không ngừng tăng nhanh hàng năm, hiện nay sản phẩm này chiếm doanh số tương đối cao của Công ty. Sản phẩm này được sản xuất trên dây chuyền hiện đại nhất của Ý và bí quyết làm bánh của nghệ nhân đến từ Nhật Bản nên chất lượng rất cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên được người tiêu dùng ưa chuộng và tin tưởng. Sản phẩm luôn được thay đổi mẫu mã mới, đẹp và sang trọng với nhiều mùi vị đặc trưng, hấp dẫn. Đối tượng chính của sản phẩm này là người tiêu dùng có thu nhập cao, chủ yếu là thị trường Hà Nội và Hải Phòng. Hiện nay, sản phẩm này cũng đang phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt cảu nhiều hãng bánh tươi như: Kinh Đô, Mess, Bánh ngọt Pháp và của nhiều hãng bánh ngọt tư nhân khác. 1.3.2 Đặc điểm về quy trình tổ chức sản xuât kinh doanh của Công ty Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty theo kiểu đơn giản, chế biến liên tục, khép kín, sản xuất với mẻ lớn trên dây chuyền bán tự động, thủ công nửa cơ khí. Đặc điểm sản xuất của công ty là không có sản phẩm dở dang, mỗi sản phẩm được hoàn thành ngay sau khi kết thúc dây chuyền sản xuất, sản phẩm hỏng được đem đi tái chế ngay trong ca làm việc. Trên một dây chuyền sản xuất có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhưng có sự tách biệt về thời gian. Mỗi chu kỳ sản xuất thường ngắn, nhanh nhất là 5-10 phút, dài nhất là 3-4 giờ. Dưới đây là các quy trình công nghệ sản xuất bánh kẹo của Công ty liên doanh TNHH Hải Hà – Kotobuki: Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất kẹo mềm Nguyênliệu Hòa đường Nấu Làm nguội Lên máy cân Lên máy cắt Lăn côn Máy cuốn (vuốt) Máy gói tự động Đóng túi Đóng túi Gói thủ công Sàng rung Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất kẹo cứng Nguyên liệu Hòa đường Nấu Máy lăn côn Máy vuốt Đóng túi Lọc Đảo trộn Làm nguội Quật kẹo Gói tay Gói máy Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất bánh Cookies Nguyên liệu Nhào trộn Tạo hình Nướng bàn điện Làm nguội Đóng gói Sơ đồ 4: Quy trình công nghệ sản xuất bánh kem xốp Tạo vỏ bánh Nương vỏ bánh Phết kem Bao gói Tạo kem Máy cắt thanh 1.3.3 Đặc điểm về khách hàng và thị trường của Công ty Thị trường của Công ty hướng vào mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội nhưng vẫn phụ thuộc chủ yếu vào 2 nhóm chính đó là: đối tượng tiêu dùng có mức sống cao ở các thành phố lớn với các sản phẩm chủ yếu là bánh tươi, sôcôla và thị trường có thu nhập thấp ở nông thôn với sản phẩm chủ yếu là kẹo cứng, các loại có giá thấp. Thị trường của Công ty chủ yếu phân chia theo vùng địa lý, trong nước chia thành 3 vùng thị trường: miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Hiện nay sản phẩm của Công ty đã có mặt ở hầu hểt các tỉnh thành của cả nước với hơn 90 đại lý. Tuy nhiên, thị trường chủ yếu của Công ty là Miền Bắc với gần 70% doanh thu. Ngoài ra Công ty còn phát triển sang thị trường nước ngoài như: Lào, Campuchia,…Các nhân viên phòng kinh doanh của Công ty đang tìm hiểu tâm lý riêng của từng vùng thị trường khác nhau để cố gắng nỗ lực xây dựng phương án kinh doanh của Công ty tốt hơn. PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH HẢI HÀ – KOTOBUKI 2.1 Những vấn đề chung về hạch toán của Công ty 2.1.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công tác kế toán đóng vai trò quan trọng trong hoạt kinh doanh của Công ty, biết tổ chức công tác kế toán một cách khoa học và hợp lý đảm bảo cho kế toán thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong cơ chế thị trường. Ngay từ những ngày đầu thành lập Công ty đã có một bộ máy kế toán rất hợp lý, hoạt động có hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác cho ban lãnh đạo của Công ty để đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời góp phần rất lớn trong quá trình phát triển Công ty. Phòng kế toán của Công ty có 5 người được phân công nhiệm vụ cụ thể, tạo thành một bộ máy kế toán hoàn chỉnh, có nhiệm vụ tổ chức thực hiên đầy đủ công việc ghi chép, hạch toán theo chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành. Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán nhập - xuất Thủ quỹ Kế toán thu, chi Kế toán tiền Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán, phụ trách và chỉ đạo chung các hoạt động của phòng tài vụ và chỉ đạo công tác hạch toán toàn Công ty, đồng thời tham mưu cho tổng giám đốc về các hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán nhập - xuất(1 người) theo dõi tình hình Nhập – xuất - tồn kho từng loại nguyên vật liệu, phản ánh chính xác, kịp thời về số lượng, chật lượng và giá trị của từng loại nguyên vật liệu, thành phẩm; tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ, tính giá thành của từng loại thành phẩm, thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán về nguyên liệu thành phẩm. Theo dõi tình hình tăng giảm của từng
Luận văn liên quan