Trong thiên nhiên có rất nhiều loại cao su, thuộc nhiều loại thực vật khác nhau. Trong số đó, loài đặc biệt được ưa chuộng nhất là cây Hevea brasiliensis. Loại này có tầm quang trong kinh tế lớn là do nhựa cây tiết ra từ cây cao su là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su thiên nhiên, nó cung cấp 95-97% lượng cao su trên thế giới.
Cây cao su Hevea brasiliensis thuộc giống Hevea, họ Euphorbiaceae. Đây là loại cao su to lớn, cho hoa đơn tính màu vàng, không cánh, hình chuông nhỏ, tập trung thành chùm, lá dài từ 20-30cm. Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Mỗi cây cao su sẽ cho ra khoảng 800 hạt, 2 lần/năm. Có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazone và chi lưu (Nam Mỹ) ở trạng thái ngẫu sinh và du nhập vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1878 bởi người Pháp. Hiện nay, tại Việt Nam, cây cao su được trồng nhiều tại Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung tâm phía Bắc và Duyên Hải miền Trung.
Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ, các cây già sẻ cho nhiều mủ hơn, nhưng chúng sẻ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26-30 năm.
Về phương diện sinh thái, nó chỉ thích hợp với khí hậu vùng xích đới hay nhiệt đới. Cây đòi hỏi nhiệt độ trung bình là 25oC, lượng mưa tối thiểu là 1500 mm mỗi năm và có thể chịu hạn được nhiều tháng trong mùa khô. Cây mềm và giòn, do đó có thể bị gãy khi gặp gió mạnh. Mặc dù cây cao su ít đòi hỏi chất lượng đất, nhưng nó thích hợp nhất với đất đai phì nhiêu, sâu, dễ thoát nước, hơi chua (pH từ 4 – 4.5) và giàu mùn.
55 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3839 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Khả năng khai thác chế biến sử dụng dầu hạt cao su, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo
Khả năng khai thác chế biến sử dụng dầu hạt cao suPHẦN I:
TỔNG QUAN
CÂY CAO SU VÀ ĐặC ĐIỂM SINH THÁI.
Cây cao su:
Hình 1: cây cao su
Cây cao su được trồng nhiều nơi trên thế giới như Ấn Độ, Châu Phi, Nam Mỹ,…ở nước ta, cây cao su du nhập vào từ Pháp thuộc và trồng nhiều ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số huyện tại TP Hồ Chí Minh.Theo viện nghiên cứu cao su Việt Nam, tổng sản lượng cây cao su tính đến năm 2005 có thể lên đến 700000 cây/ha.
Cây cao su trên thế giới thuộc vào 5 họ thực vật sau: Euphorbiacéae, Moracéae, Apocynacéae, Asclépiadaceae và Composeae. Mỗi họ chia thành nhiều giống và nhiều loài khác nhau.
Trong số những loại cây cao su, loại được ưa chuộng nhất là cây Hevea brasiliensis, cung cấp khoảng 95 – 97% cao su thiên nhiên thế giới.
Bảng 1 – Phân loại giống cao su.
Họ
Euphorbiacéae
Moracéae
Apocynacéae
Asclépiadacéae
Composées
Giống
Hevea
Ficus
Funtumia
Kok - saghyz
Manihot
Castilloa
Landolphia
Guayule
Sapium
Hancornia
Euphorbia
Dyera
Trong thiên nhiên có rất nhiều loại cao su, thuộc nhiều loại thực vật khác nhau. Trong số đó, loài đặc biệt được ưa chuộng nhất là cây Hevea brasiliensis. Loại này có tầm quang trong kinh tế lớn là do nhựa cây tiết ra từ cây cao su là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su thiên nhiên, nó cung cấp 95-97% lượng cao su trên thế giới.
Cây cao su Hevea brasiliensis thuộc giống Hevea, họ Euphorbiaceae. Đây là loại cao su to lớn, cho hoa đơn tính màu vàng, không cánh, hình chuông nhỏ, tập trung thành chùm, lá dài từ 20-30cm. Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Mỗi cây cao su sẽ cho ra khoảng 800 hạt, 2 lần/năm. Có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazone và chi lưu (Nam Mỹ) ở trạng thái ngẫu sinh và du nhập vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1878 bởi người Pháp. Hiện nay, tại Việt Nam, cây cao su được trồng nhiều tại Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung tâm phía Bắc và Duyên Hải miền Trung.
Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ, các cây già sẻ cho nhiều mủ hơn, nhưng chúng sẻ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26-30 năm.
Về phương diện sinh thái, nó chỉ thích hợp với khí hậu vùng xích đới hay nhiệt đới. Cây đòi hỏi nhiệt độ trung bình là 25oC, lượng mưa tối thiểu là 1500 mm mỗi năm và có thể chịu hạn được nhiều tháng trong mùa khô. Cây mềm và giòn, do đó có thể bị gãy khi gặp gió mạnh. Mặc dù cây cao su ít đòi hỏi chất lượng đất, nhưng nó thích hợp nhất với đất đai phì nhiêu, sâu, dễ thoát nước, hơi chua (pH từ 4 – 4.5) và giàu mùn.
Hạt cao su:
Hình 2: hạt cao su
Có rất nhiều hạt mang dầu mà ta đã biết, nhưng hạt cây cao su ít được nói đến. Vì từ trước cây cao su được trồng chủ yếu để thu hoạch mủ, sau nữa là đến gỗ , còn hạt cây cao su không có giá trị dinh dưỡng và cũng bởi việc thu hoạch quả để lấy hạt không được thuận tiện do quả chín rụng xuống không theo mùa. Một phần hạt cao su chưa tìm thấy công dụng gì so với mủ và gỗ. Ngoài việc dầu hạt cao su con người không thể ăn được, nó cũng không làm thức ăn cho gia súc được. Vì vậy, nếu sử dụng để tổng hợp ra biodiesel thì sẽ có ý nghĩa lớn về kinh tế và môi trường.
Theo nghiên cứu mới nhất, 1 ha cây cao su có thể cho khoảng 300-400kg hạt mỗi năm. Khối lượng của hạt cao su tươi dao động từ 3 – 5g, phân bố 40% ở nhân, 35% ở vỏ và còn lại là lượng ẩm (25%).
Hạt cao su mặc dù có hàm lượng dầu cao (bảng 1), nhưng không dùng cho thực phẩm vì chúng có chứa độc tố HCN. Tuy nhiên đây có thể là một nguồn cung cấp dầu béo công nghiệp có giá trị. Hiện nay, người ta mới quan tâm sử dụng phần rubber seed cake (tức phần nhân đã được tách dầu) làm thức ăn gia súc. Dầu sau khi ép chưa được sử dụng hiệu quả.
Đến nay, hạt cao su vẫn chỉ là một phế liệu, việc tận dụng hạt cao su chỉ được thực hiện ở một vài nơi và hầu như không có quy mô kinh tế.
Bảng 2: thành phần % hóa học của nhân hạt cao su
% Chất khô
91.50%
Protein thô
71.70%
Chất béo
39%
Cellulose
2.80%
tro
31%
Chất chiết Nitơ tự do
25.90%
Dựa vào thành phần hóa học nêu trên ta thấy hạt cao su chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao trên phương diện cung cấp protein và lipid, nếu như được xử lý triệt để hết độc tố, thì có thể dùng nguồn protein này cho chăn nuôi và nguồn chất béo cho công nghiệp hóa học dầu béo.
Theo Norahari và Kothandaraman (1983) đã phát hiện trong nhân hạt cao su có chứa 749mg HCN/kg. Tuy nhiên, nếu được bảo quản trong 1 khoảng thời gian dài thì người ta có thể thấy rằng hàm lượng HCN có thể giảm xuống khoảng 25-77%. Hơn thế nữa người ta có thể thấy rằng lượng HCN có thể giảm đi dưới tác động của nhiệt độ cao thông qua các quá trình tách dầu
Hình 3: trái và hạt cao su
KHÁI QUÁT VỀ DẦU HẠT CAO SU.
Thành phần dầu cao su thu được:
Chứa trên 90% gốc Acid có mạch C18 và phân tử lượng khoảng 870± 10, Kg/m3
Chỉ số Iot 130 ± 5 g iot/ 100g.
Chỉ số xà phòng 185 ± 5 mg KOH/g.
Chỉ số acid 50 ± 5 mg KOH/g.
Acid trong dầu hạt cao su gồm 2 nhóm chính:
Acid béo bão hòa:
Acid Palmitic
Acid Stearic
Acid béo không bão hòa:
Acid oleic
Acid linoleic
Acid linolenic
Trong dầu hạt cao su, các metyl este của các acid béo no làm tăng điểm đông, trị số cetan và tăng độ bền trong khi những polymer không no làm giảm điểm đông, trị số cetan và cả độ bền, Loại và thành phần acid béo có trong dầu thực vật phụ thuộc vào vùng đất trồng cây và điều kiện chăm sóc. Mặc dù dầu thực vật thuộc nhóm có độ bay hơi thấp trong tự nhiên, nó lại nhanh chóng tạo ra các hợp chất dễ cháy có khả năng bay hơi khi cháy.
Như vậy việc sử dụng DHCS để tổng hợp các sản phẩm thân thiện môi trường sẽ mở rộng khả năng kinh tế của DHCS và mang tính đặc thù so với các dầu thực vật khác.
Thành phần hóa học
Hàm lượng dầu trong nhân khô chiếm từ 35% - 45% (George và Kuruvilla, 2000; Nadarajapillai và Wijewantha, 1967) [21]. Thành phần của nhân khô của hạt cao su (tại Ấn Độ) như sau: dầu (42%), độ ẩm (5%) và bánh dầu (53%). Tại Ấn Độ, cứ 5.7 kg hạt cao su tươi (gồm 1200 hạt) cho ra 4.2 kg hạt khô, 2.4 kg nhân khô và 920 g dầu (1 lít). Dầu cao su thuộc dầu bán khô.
Tùy thuộc vào các giai đoạn tiền trích ly nhân để thu nhận dầu thô, dầu từ hạt cao su có màu sắc thay đổi từ “màu trắng trong của nước” đến màu vàng nhạt khi hàm lượng acid béo tự do thấp (5%) cho đến màu tối hơn khi hàm lượng này cao (10 – 40%). Dầu tươi có màu vàng nhạt nhưng sản phẩm dầu thương mại thu được bằng phương pháp ép hay trích ly hạt đã qua quá trình bảo quản đều có màu tối. Nhiều thí nghiệm đã chỉ ra rằng trong khi dầu được trích ly từ hạt tươi gần như không có tính acid thì đối với hạt đem bảo quản một thời gian, hàm lượng acid béo tự do có thể tăng 15 – 18%. Sự khác biệt này là do sự phân hủy dầu trong quá trình bảo quản gây nên biến màu, biến mùi và tăng hàm lượng acid béo tự do. Sự phá hủy dầu của hạt cao su do enzyme (lipase nội bào) và độ ẩm cao trong quá trình bảo quản hạt làm tăng hàm lượng acid trong dầu trích ly từ hạt bảo quản. Giá trị peroxide cũng cho thấy dầu bị giảm chất lượng trong quá trình bảo quản hạt. Dầu từ hạt cao su tươi có độ khô thấp hơn so với dầu lanh.
Hai sản phẩm được tạo ra từ hạt cao su đó là dầu và bánh dầu. Dầu chứa 18.1 % các acid béo no, gồm acid palmitic và acid stearic và 80.5% các acid béo không no, gồm chủ yếu là acid oleic, acid linoleic, và acid linolenic. Dầu từ hạt cao su chứa khoảng 30 – 35% acid linoleic, 21 – 24% acid linolenic nên có tính chất của dầu bán khô. Hàm lượng acid béo tự do trong dầu hạt cao su chưa tinh luyện là 17%.
Bảng 3: Thành phần lipid trong nhân hạt cao cao su (Nwokolo 1997)
Tên
Ký hiệu
% Chất béo
Myristic
14:0
0.08
Palmitic
16:0
9.27
Palmitoleic
16:1
0.14
Stearic
18:0
10.58
Oleic
18:1
26.64
Linoleic
18:2
34.92
Linolenic
18:3
17.27
Arachidic
20:0
0.57
Arachidonic
20:4
-
Hiện nay dầu này vẫn chưa được dùng để ăn. Nó có tính chất tương tự như dầu lanh và do đó, nó có thể được dùng để thay thế một phần dầu lanh trong các ứng dụng công nghiệp.
Tính chất vật lý:
Bảng 4 – Một số tính chất hóa lý của dầu hạt cao su
Tính chất
Giá trị
Tỷ trọng (25oC)
0.943
Độ nhớt, cSt
66
Hàm lượng chất không xà phòng
1.20%
Chỉ số xà phòng hóa, mg KOH/g
192.016 – 226.12
Chỉ số acid, mgKOH/g
32.02 – 37.69
Chỉ số peroxide, mEq/1000g dầu
10.4
Chỉ số iod, g I2/100g
142.45 – 144.231
Thành phần Glyceride, wt%
Triglyceride (TG)
Diglyceride (DG)
Monoglyceride (MG)
40.32
18.44
2.32
Điểm chớp cháy
218.5oC
Điểm cháy
347.4oC
Chỉ số khúc xạ
1.4709
Nhiệt trị
37.5
Theo báo cáo khoa học lần thứ nhất về nhiên liệu có nguồn gốc sinh học (Biofuel và Biodiesel ở Việt Nam) 23/08/2006, thành phần acid béo và những tính chất quan trọng khác của dầu hạt cao su được so sánh với các loại dầu khác, được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 5 – So sánh dầu hạt cao su và các loại dầu khác.
Tính chất
Dầu hạt cao su
Dầu hoa hướng dương
Dầu hạt cải
Dầu hạt bông cải
Dầu hạt dậu nành
Thành phần acid béo (%)
(i) Acid panmitic C(16:0)
(ii) Acid stearic C(18:0)
(iii) Acid oleic C(18:1)
(iv) Acid linoleic C(18:2)
(v) Acid linolenic C(18:3)
10.2
8.7
24.6
39.6
13.2
6.8
3.26
16.93
73.73
0
3.49
0.85
64.4
22.3
8.23
11.67
0.89
13.27
57.51
0
11.75
3.15
23.26
55.53
6.31
Tỉ trọng
0.91
0.918
0.914
0.912
0.92
Độ nhớt ở 400C, mm2/s
66.2
58
39.5
50
65
Điểm chớp cháy, 0C
198
220
280
210
230
Nhiệt trị, MJ/kg
37.5
39.5
37.6
39.6
39.6
Chỉ số acid, mgKOH/g
34
0.15
1.14
0.11
0.2
Tính chất hóa học
Thành phần hóa học của dầu hạt cao su chủ yếu là các triglycerid nên chúng có đầy đủ tính chất của một ester điển hình.
Phản ứng thủy phân
Ở điều kiện nhiệt độ, áp suất và xúc tác nhất định (thường là xúc tác acid, enzyme) sẽ xảy ra phản ứng thủy phân ester lần lượt tạo thành các diglyceride và monoglyceride, cuối cùng là acid béo và glycerine. Đây là các phản ứng thuận nghịch:
Phản ứng tổng quát có thể viết như sau:
Phản ứng xà phòng hóa
Trong môi trường kiềm, ester trong dầu hạt cao su sẽ phản ứng với kiềm tạo thành muối natri (kali) của acid béo (thành phần chính của xà phòng) và glycerine.
Quá trình xà phòng hóa cũng xảy ra theo từng giai đoạn như quá trình thủy phân, cho ta nhiều sản phẩm khác nhau nhưng sản phẩm cuối cùng là xà phòng và glycerine. Phản ứng này xảy ra hoàn toàn một chiều:
Phản ứng trao đổi ester
Trong môi trường có xúc tác vô cơ như acid H2SO4, HCl hay các xúc tác base như NaOH, KOH các ester trong dầu có thể tiến hành ester hóa trao đổi với các rượu bậc 1 như methanol, ethanol tạo thành các ester acid béo với các rượu tương ứng và glycerine. Với R là gốc hydrocarbon của rượu, phản ứng dạng tổng quát như sau:
Phản ứng này là phản ứng cơ bản để tổng hợp biodiesel. Ester của các acid béo với rượu bậc một có thể thay thế nhiên liệu diesel trong các động cơ diesel, giảm thiểu một cách đáng kể lượng khí độc hại thải ra môi trường.
Bên cạnh đó, các gốc acid béo trong dầu thực vật có thể dẫn đến một số tính chất hóa học khác
Phản ứng cộng hợp
Cộng hợp hydro: khi có mặt xúc tác Niken và dưới áp suất, nhiệt độ cao, các gốc acid béo không no trong dầu có thể cộng hợp với hydro để tạo thành các gốc acid béo no. Quá trình no hóa dầu này thường làm tăng độ nhớt và làm rắn đặc dầu thực vật.
Cộng hợp halogen: dầu cao su có thể tác dụng với halogen ở những liên kết chưa no trong gốc acid.
Phản ứng oxy hóa
Các liên kết đôi trong gốc acid chưa no của dầu thực vật rất dễ bị oxy hóa. Tùy thuộc vào chất oxy hóa và môi trường oxy hóa mà tạo ra các sản phẩm như peroxide, cetoacid hay đứt mạch tạo thành các chất có phân tử lượng nhỏ hơn.
Quá trình oxy hóa có thể xảy ra khi dầu tiếp xúc với không khí làm cho dầu bị biến chất, giảm chất lượng.
Phản ứng tạo sự ôi chua của dầu
Do trong dầu có lẫn nước, vi sinh vật và các loại enzym nên trong quá trình tồn trữ thường xảy ra các phản ứng biến đổi phân hủy làm ảnh hưởng đến màu sắc, mùi vị mà người ta gọi là sự ôi chua của dầu.
TỔNG QUAN VỀ CHẤT GÂY ĐỘC HCN
HCN trong hạt cao su.
Ngoài ra hạt cao su còn có chứa một lượng cyanogenic glucoside và nó sẽ giải phóng ra HCN khi có mặt enzyme hoặc trong điều kiện acid nhẹ. Trong nhân khô, HCN chiếm một hàm lượng nhỏ và sẽ giảm xuống khi giảm hàm ẩm của nhân và theo thời gian bảo quản.
Bảng 6 – Hàm lượng HCN thay đổi theo thời gian bảo quản hạt cao su.
Thời gian bảo quản (tuần)
Độ ẩm (%)
Hàm lượng HCN tính theo hàm lượng chất khô (%)
0
35.9
0.120
1
29.0
0.023
3
12.7
0.017
4
11.4
0.013
14
8.1
0.006
20
6.5
0.006
Tính chất lý học
Hydrocyanic acid có công thức hóa học là HCN, trọng lượng phân tử 27, ở thể khan là chất lỏng rất linh động, tỷ trọng d=0.696. nhiệt độ sôi ở 35-400C đông đặc ở nhiệt độ -140C, có mùi vị hạnh nhân, vị rất đắng, hòa tan rất dể trong nước và rượu là chât acid yếu có pK=9.4. hơi của HCN có tỷ trọng d=0.968.
Các muối cyanua kiềm như NaCN, KCN là các muối tinh thể trắng, dể bị phân hủy trong không khí bởi hơi nước, CO2, SO2…tan rất tốt trong nước, ít tan trong rượu, ta trong dung dịch nước rượu dung dịch nước của các muối này có tính kiềm mạnh.
Các cyanua của các kim loại kiềm thổ tan nhiều trong nước, cyanua của các kim loại khác ít tan hơn.
Muối cyanua thủy ngân Hg(CN)2 tan trong nước nhưng là chất điện ly yếu.
Dicyan (CN) là chất khí độc không màu, mừi hạnh nhân, tan tốt trong H2O và rượu, (CN)2 hình thành do nhiệt phân một số muối cyanua như Hg(CN)2 hay oxy hóa CuCN bằng FeCl bằng FeCl3(CN)2 kém bền do phân hủy nhiệt.
Tính chất hóa học.
Hydrocyanic acid và các cyanua bị oxy hóa bởi oxy trong không khí chuyển thành cyanat.
Các muối cyanua kim loại kiềm bị dioxid carbon trong không khí phâ hủy tạo thành HCN
Vì vậy phải bảo quản muối kim loại cyanua trong thùng kín, bảo quản ở chô mát
Các muối cyanua tan trong nước dễ tạo vỡi các cyanua không tan thành các ion phức
Acid nitric tác dung với các chất hửu cơ như acid malic, citric, ankaloid, tanin cũng tạo nên HCN. Qua đó cắt nghĩa việc tạo nên các glusoside cyanhydric ở một số thực vật.
Các aldehydric đường cũng phá hủy được HCN.
Trong một số các cây cối, thực vật có chứa các dẫn xuất hửu cơ của hydrocyanic acid, ví dụ: hạnh nhân đắng, nhân quả mận, lá trúc anh đào, rễ sắn, măng tre nứa, nấm, các hạt lá và cành loại đậu phaseolus lunatus.
Thông thường, HCN không tồn tại ở dạng tự do mà ở dạng hợp chất thường được gọi là cyanogenic glucoside có chứa ion cyanide (CN-) và chỉ tạo thành hydrocyanic acid khi bị phân hủy bởi những enzyme linamarase hay glucosidase. Các mô thực vật sống có thẻ chứa cả cyanogenic glucoside và enzyme trong những tế bào riềng lẻ. Khi mô thực vật bị phá hủy, các enzyme các thể tiếp xúc với cyanigenic glucoside và sinh ra HCN.
Trong nhân tươi của hạt cao su có chứa linamarin, một loại cyanogenic glucoside, đống vai trò như một nhân tố phản dinh dưỡng, được tìm thấy trong khoa mì và đậu lima. Bản chất linamarin là chất không độc nhưng nó phân hủy thành hydrocyanic acid (HCN) rất độc dưới tác dụng của enzyme nội sinh hay môi trường hơi acid.
Độc tính.
Tùy theo liều lượng hấp thụ và mức độ cảm nhiễm hydrocyanua acid mà có 2 cấp ngộ độc như sau:
Ngộ độc cấp tính: gốc CN- khi vào cơ thể sẽ liên kết chặc chẽ với hemoglobin(Hb). Ức chế quá trình vận chuyển oxy làm cho cở thề thiếu oxy, ngạt thở, các niêm mạc, da bầm tím và chết rất nhanh nếu ăn phải một lượng lớn.
Việc bắt giư CN- của Hb trong hồng cầu là phản ứng tự vệ để ngăn chặn không cho ion CN- xâm nhập, khi Hb không còn đủ khả năng phòng vệ được nữa, thì CN- và trong tế bào liên kết chặt chẽ với nhân Fe2+, Cu2+ trong hệ thống hô hấp cytochrome, không cho hệ thống này thực hiện chức năng vận chuyển điện tử, trong chuổi phản ứng hô hấp trong tế bào, lúc này tình trạng ngộ độc trở nên tồi tệ, khó có khả năng cứu chữa được.
Ngộ độc mãn tính: trường hợp ăn với một lượng ít, thường xuyên thì trong cơ thể, chủ yếu là ở gan sẽ xảy ra quá trình oxy hóa khử chất HCN nhờ vào lưu huỳnh trong methionine để tạo nên chất ít độc hơn là thiocyanate để thải ra ngoài. Nhưng thiocyanate lại có xu hướng gây bướu cổ, góp phần là bội triển tuyến giáp, nếu như lượng Iod có giới hạn trong thức ăn thì rất dễ sinh ra bênh bướu cổ.
Khi tiếp nhận một lượng lớn HCN, cơ thể động vật có thể giải độc cyanide bằng nhiều cách, trong đó có hai cách chủ yếu là phản ứng với thiosulfate (aminoacid có chứa sulfur) tạo ra thiocyanate không độc với sự xúc tác của 2 enzyme thiocyanate được thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
Vì sulfur cần thiết cho quá trình khử độc cyanide trong khi nó nhận được từ chế độ ăn methionine nên sự hiện diện của cyanogenic glucoside có thể dẩn đến thiếu hụt aminoacid thiết yếu này khi sự cung cấp methionine kém hoặc cần giới hạn
Hydrocyanic acid gây độc nhanh quá đường hô hấp, với liều lượng 0.3mg/kg trọng lượng cơ thể đã có thể gây chết ngay.
Nồng độ từ 0.12-0.15mg/kg trọng lượng cơ thể có thể gây chết với 30 phút đến 1 giờ
Qua đường tiêu hóa: liều lượng gây tử vong là 1mg/1kg trong lượng ocw thể đối với các, muối như KCN, NaCN.
Hydrocyanic aicd còn có thể xâm nhập vào cơ thể rồi gây ngộ độc bằng cách thấm qua vết thương ngoài da.
Nồng độ cho phép tiếp xúc nhiều lần trong không khí là 10ml/m3 hoặc 11mg/m3 không khí ở 200C.
HƯỚNG ỨNG DỤNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY CỦA DẦU HẠT CA SU.
Khả năng khai thác và ứng dụng.
Nhân hạt cao su ( chiếm 50 – 60% hạt) chứa 40 – 50 % (khối lượng hạt) là dầu có màu nâu. Hạt cao su có hình elipxoid với nhiều kích cỡ, dài 2.5 – 3 cm. Hạt bóng, nặng 2- 4 g/hạt, trên hạt có các chấm nâu.
Hàng năm, khoảng tháng 8 hoặc tháng 9 là thời điểm cao su cho trái rộ nhất với năng suất khoảng 1 tấn hạt/ 1 ha.
Theo thống kê trên thế giới, khi ép 1 tấn hạt, trung bình ta thu được 100 kg dầu hạt cao su. Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2007, diện tích trồng cao su hơn 500000 ha. Thu nhập từ cây cao su chỉ chú ý đến mủ và thân, còn hạt cao su thì bị bỏ quên. Như vậy, với 500000 ha ta sẽ thu được 5000 tấn hạt, tương đương 500 tấn dầu.
Tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận có khoảng 20 cơ sở thủ công hoặc bán thủ công ép hạt cao su lấy dầu với hiệu suất khoảng 17% là cao nhất và mỗi cơ sở chỉ làm khoảng vài tấn hạt trong một ngày, mặt khác do nguồn nguyên liệu không ổn định ( cao su cho trái rộ chỉ trong khoảng 2 tháng) nên giá thành dầu hạt cao su rất cao, khoảng 17000 đồng/kg ( giá hạt trung bình khoảng 2500 đồng/kg).
Song DHCS khó chế biến để sử dụng do nó có chứa axit béo tự do rất lớn. Chỉ số axit của nó lên đến 72 mg KOH/g, tương đương hàm lượng axit béo tự do khoảng 35%
DHCS càng để lâu chỉ số axit càng tăng vì nó chứa một enzyme là lipaza có khả năng xúc tác phản ứng thủy phân làm tăng chỉ số axit trong quá trình bảo quản. Do vậy nếu làm sạch DHCS theo phương pháp thông thường sẽ khó khăn và không kinh tế, sẽ làm tăng giá thành và giảm hiệu suất dầu tinh chế. Bên cạnh đó, DHCS là triglyxerit với hàm lượng axit béo chứa hai và ba nối đôi cao nên dễ bị oxy hóa và tạo nhựa trong bảo quản hoặc xử lý tinh chế. Tóm lại DHCS là loại dầu thực vật chất lượng thấp, hạn chế về ứng dụng thực tế. Dầu hạt cao su có chứa cyanogenic glycosides, hợp chất này dưới tác dụng của enzyme đặc hiệu hoặc trong môi trường acid yếu sẽ chuyển hóa thành hợp chất cyanua. Do đó dầu cao su không thể sử dụng được trong thực phẩm.
Như vậy việc sử dụng DHCS để tổng hợp các sản phẩm thân thiện môi trường sẽ mở rộng khả năng kinh tế của DHCS và mang tính đặc thù so với các dầu thực vật khác.
Thực ra, hạt dầu cao su cũng có khả năng chế biến ra Methyl Ester như các loại dầu thực vật khác để sử dụng trong công nghiệp.
Hạt rớt trên đất được thu về và tách lấy nhân hạt.Những nhân hạt này được sấy khô để tách ẩm. Sau đó, hạt được đưa vào máy nghiền và dầu được lọc lấy. Dầu qua lọc sẽ được dùng làm nguyên liệu để sản xuất Biodiesel.
Để sử dụng hiệu quả hạt cao su ta phải đổi mới công nghệ chiết, tách nhằm tăng hiệu suất lên 30% và qua đó ta có thể dùng dầu này để sản xuất Metyl Este giá thành khoảng 10000 đồng/ lít nhưng chất lượng tương đương với chất lượng Metyl Este của dầu đậu nành mà ở Mỹ đang sản xuất sử dụng và xuất khẩu với tên thương mại là Soyat.
Hướng ứng dụng phổ biến hiện nay.
Dầu hạt cao su có tính chất hóa lý tương tự như dầu lanh. Đa số các lo