Bình Định là một trong những địa phương nghèo và có mật độ dân số cao. Mặc dù điều
kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng ở nông thôn đã được cải thiện đáng kể trong những năm
qua, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn và đang đối mặt với nhiều thách
thức ngày càng tăng lên về môi trường. Nước sạch, xử lý chất thải rắn, nước thải là
những vấn đề chính về môi trường ở nông thôn mà chính quyền và người dân đang rất
quan tâm hiện nay. Với 6 huyện trong vùng khảo sát thì trừ Tây Sơn là huyện trung du,
các huyện còn lại (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, và An Nhơn) đều là những
huyện đồng bằng và huyện ven biển. Do vậy, nguồn nước bị nhiễm phèn hoặc nhiễm
mặn là khá phổ biến. Mặt khác, việc sử dụng bừa bãi các nguồn nước ngầm, và sự
nhiễm bẩn nguồn nước từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, và chất thải sinh hoạt của
dân cư với mật độ ngày càng cao là những tác nhân chính làm cho môi trường bị ô
nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân.
Mục đích chính của cuộc khảo sát này là:
1. Mô tả định lượng về tình trạng hiện nay của vùng dự án liên quan đến:
o Các vấn đề nước sinh hoạt, rác thải, nước thải, và vệ sinh môi trường;
o Mức độ cung ứng dịch vụ nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường hiện nay;
o Mức độ nhận thức về các vấn đề liên quan đến nước sinh hoạt và vệ sinh môi
trường;
o Khả năng và sự sẵn sàng của người dân trong việc chi trả cho các dịch vụ nước
sinh hoạt và vệ sinh môi trường đã được cải thiện.
2. Mô tả năng lực của các cơ quan nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ, gồm cả
các tổ chức tư nhân, trong công tác thực thi chương trình, dự án cũng như công tác
vận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng của dự án.
3. Xây dựng các chỉ số cơ bản cho từng kết quả dự kiến của khung logic để làm cơ sở
sau này so sánh với các thành tựu mà dự án đạt được, bao gồm các chỉ số đối với
các cơ quan phụ trách về quy hoạch, thiết kế, thực thi các hệ thống cấp nước nông
thôn và các hệ thống quản lý rác thải rắn được tăng cường; và các chỉ số về nâng
cao nhận thức trong việc sử dụng nước ăn uống an toàn và bảo vệ nguồn nước cũng
như việc bảo vệ môi trường thông qua việc thu gom và xử lý chất thải rắn.
Báo cáo tổng hợp bao gồm 4 hợp phần chính. Trước hết, báo cáo sẽ trình bày phương
pháp nghiên cứu, bao gồm cả các cách tiếp cận, phương pháp thu thập và phân tích dữ
liệu. Tiếp đến, báo cáo sẽ phân tích thực trạng các dự án cung cấp nước sạch tập trung,
thu gom rác, bãi rác, và các dự án vệ sinh môi trường khác, các cơ quan quản lý nhà
193 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3223 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG NAM BỘ (SISD)
TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN (CRCD)
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KHẢO SÁT CƠ BẢN VỀ TÌNH HÌNH
NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
TẠI 6 HUYỆN CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH
Năm 2010
2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND : Ủy ban nhân dân
NS&VSMT : Nước sạch và vệ sinh môi trường
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
PVS : Phỏng vấn sâu
TLN : Thảo luận nhóm
3MỤC LỤC
A. GIỚI THIỆU ............................................................................................................6
B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................7
I. CÁC TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU..................................................................................7
II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN..............................................7
1. Chọn mẫu định lượng .................................................................................................7
2. Chọn mẫu định tính .....................................................................................................8
3. Thu thập thông tin thứ cấp .........................................................................................9
C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................9
PHẦN I. ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ.......................9
I. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG..........................................9
1. Các thể chế và quan hệ giữa các thể chế quản lý nhà nước về môi
trường ............................................................................................................................9
2. Nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ............12
3. Công tác kiểm tra, giám sát về nước sạch và vệ sinh môi trường................12
4. Công tác lưu trữ và báo cáo định kỳ ..................................................................14
5. Công tác tập huấn và truyền thông.....................................................................16
6. Sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể .............................................................17
7. Kết quả thực hiện các chỉ số cơ bản về môi trường năm 2009 .....................18
8. Công tác quy hoạch ............................................................................................22
9. Nhận xét chung về công tác quản lý nhà nước đối với NS&VSMT...............23
II. Thực trạng của các dự án cung cấp nước tập trung, xử lý rác thải, nước
thải và vệ sinh môi trường tại vùng dự án .................................................................25
1. Đối với lĩnh vực cung cấp nước tập trung .........................................................25
2. Đối với lĩnh vực xử lý rác......................................................................................29
3. Đối với lĩnh vực nước thải ....................................................................................31
PHẦN II. ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH ....................................................................................32
I. MÔ TẢ NGƯỜI TRẢ LỜI VÀ HỘ TRONG MẪU KHẢO SÁT ..............................32
1. Đặc điểm người trả lời ..........................................................................................32
2. Đặc điểm hộ gia đình ............................................................................................33
II. NƯỚC SINH HOẠT...................................................................................................35
1. Thực trạng nguồn nước sinh hoạt hiện nay của các hộ dân cư ....................36
41.1. Thực trạng nguồn nước hiện nay của các hộ dân không dùng
nước máy ................................................................................................................36
1.2. Thực trạng nguồn nước hiện nay của các hộ có nước máy ...................37
2. Chất lượng nước phân theo mục đích sử dụng ...............................................38
2.1. Chất lượng nước uống..................................................................................38
2.2. Chất lượng nước nấu ăn ..............................................................................39
2.3. Chất lượng nước tắm rửa.............................................................................39
3. Chất lượng nước phân theo nguồn cung cấp...................................................41
3.1. Chất lượng nước giếng đào .........................................................................41
3.2. Chất lượng nước giếng khoan .....................................................................42
3.3. Chất lượng nước máy ...................................................................................45
4. Tiếp cận nguồn nước và phương tiện trữ nước...............................................46
5. Các biện pháp xử lý nước trước khi dùng.........................................................47
6. Mức nước sử dụng của hộ gia đình ...................................................................49
7. Đánh giá dịch vụ cung cấp nước máy cho hộ gia đình ...................................49
8. Nhận thức của người dân về lý do không sử dụng nước máy ......................53
9. Nhận thức của người dân ở những nơi chưa có nước máy ..........................53
III. RÁC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG .........................................................................55
1. Thực trạng thu gom và xử lý rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường
của các hộ dân cư......................................................................................................55
1.1. Tình hình xử lý rác thải của các hộ dân cư................................................55
1.2. Tình hình xử lý nước thải của các hộ dân cư ............................................56
1.3. Các vấn đề khác về vệ sinh môi trường của các hộ dân cư ...................57
2. Nhận thức của người dân về việc thu gom, xử lý rác, nước thải và vệ
sinh môi trường, dịch bệnh.......................................................................................58
2.1. Đánh giá của người dân về tình hình rác thải, nước thải và vệ
sinh môi trường nói chung....................................................................................58
2.2. Đánh giá ảnh hưởng của rác, nước thải và vệ sinh môi trường đối
với sức khỏe phân theo 6 huyện, 12 xã. ............................................................60
3. Đánh giá sự cần thiết về việc sử dụng các dịch vụ thu gom rác và
mức độ sẵn sàng tham gia của các hộ dân cư .....................................................60
3.1. Sự cần thiết của dịch vụ thu gom rác..........................................................60
3.2. Mức độ sẵn sàng tham gia dịch vụ thu gom rác của người dân ............61
4. Đánh giá dịch vụ thu gom rác thải hiện có tại vùng khảo sát......................62
4.1. Các dịch vụ thu gom rác hiện có tại địa phương.......................................62
4.2. Đánh giá của người dân trong vùng khảo sát về các dịch vụ hiện
có ..............................................................................................................................63
55. Công tác truyền thông và nâng cao nhận thức của người dân về vệ
sinh môi trường ..........................................................................................................65
5.1. Thực trạng công tác truyền thông tại các địa bàn khảo sát ....................65
5.2. Một số đề xuất về công tác tuyên truyền, vận động .................................66
PHẦN III: CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ........................................................................68
I. ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH .............................68
1. Đề xuất đối với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội ................68
1.1. Nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ nguồn nước và sử
dụng nước hợp vệ sinh. ........................................................................................68
1.2. Cần có cơ chế thống nhất việc phát triển các công trình cấp nước
tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh, để thuận lợi trong quá trình quản
lý, vận hành công trình cũng như việc lồng ghép các nguồn vốn có
hiệu quả. ..................................................................................................................68
1.3. Ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân nông
thôn, hộ nghèo, vùng đồng bào dân tộc sử dụng nước hợp vệ sinh .............69
2. Đề xuất đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước sạch.....................................70
2.1. Trước khi triển khai dự án cung cấp dịch vụ nước sạch cần có sự
tham khảo ý kiến của người dân về các chỉ báo cơ bản. ................................70
2.2. Trong quá trình thực hiện và quản lý dự án, cần có sự kiểm tra
chặt chẽ và thường xuyên cải thiện, nâng cao chất lượng nước cung
cấp. ...........................................................................................................................70
II. ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ RÁC VÀ THU GOM RÁC THẢI, XỬ LÝ NƯỚC THẢI.........71
1. Nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường
thông qua mô hình thành lập các nhóm tự quản trong khu vực.........................71
2. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giữ gìn vệ sinh chung nhằm thay đổi
hành vi của người dân. .............................................................................................72
3. Đầu tư, hỗ trợ cho các đơn vị dịch vụ thu gom rác nhằm cải tiến chất
lượng dịch vụ thu gom rác thải ................................................................................73
4. Đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất: ......74
III. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG NƯỚC
SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ............................................................................74
1. Chính sách ngắn hạn ............................................................................................74
2. Chính sách dài hạn................................................................................................74
PHỤ LỤC
6A. GIỚI THIỆU
Bình Định là một trong những địa phương nghèo và có mật độ dân số cao. Mặc dù điều
kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng ở nông thôn đã được cải thiện đáng kể trong những năm
qua, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn và đang đối mặt với nhiều thách
thức ngày càng tăng lên về môi trường. Nước sạch, xử lý chất thải rắn, nước thải… là
những vấn đề chính về môi trường ở nông thôn mà chính quyền và người dân đang rất
quan tâm hiện nay. Với 6 huyện trong vùng khảo sát thì trừ Tây Sơn là huyện trung du,
các huyện còn lại (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, và An Nhơn) đều là những
huyện đồng bằng và huyện ven biển. Do vậy, nguồn nước bị nhiễm phèn hoặc nhiễm
mặn là khá phổ biến. Mặt khác, việc sử dụng bừa bãi các nguồn nước ngầm, và sự
nhiễm bẩn nguồn nước từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, và chất thải sinh hoạt của
dân cư với mật độ ngày càng cao… là những tác nhân chính làm cho môi trường bị ô
nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân.
Mục đích chính của cuộc khảo sát này là:
1. Mô tả định lượng về tình trạng hiện nay của vùng dự án liên quan đến:
o Các vấn đề nước sinh hoạt, rác thải, nước thải, và vệ sinh môi trường;
o Mức độ cung ứng dịch vụ nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường hiện nay;
o Mức độ nhận thức về các vấn đề liên quan đến nước sinh hoạt và vệ sinh môi
trường;
o Khả năng và sự sẵn sàng của người dân trong việc chi trả cho các dịch vụ nước
sinh hoạt và vệ sinh môi trường đã được cải thiện.
2. Mô tả năng lực của các cơ quan nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ, gồm cả
các tổ chức tư nhân, trong công tác thực thi chương trình, dự án cũng như công tác
vận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng của dự án.
3. Xây dựng các chỉ số cơ bản cho từng kết quả dự kiến của khung logic để làm cơ sở
sau này so sánh với các thành tựu mà dự án đạt được, bao gồm các chỉ số đối với
các cơ quan phụ trách về quy hoạch, thiết kế, thực thi các hệ thống cấp nước nông
thôn và các hệ thống quản lý rác thải rắn được tăng cường; và các chỉ số về nâng
cao nhận thức trong việc sử dụng nước ăn uống an toàn và bảo vệ nguồn nước cũng
như việc bảo vệ môi trường thông qua việc thu gom và xử lý chất thải rắn.
Báo cáo tổng hợp bao gồm 4 hợp phần chính. Trước hết, báo cáo sẽ trình bày phương
pháp nghiên cứu, bao gồm cả các cách tiếp cận, phương pháp thu thập và phân tích dữ
liệu. Tiếp đến, báo cáo sẽ phân tích thực trạng các dự án cung cấp nước sạch tập trung,
thu gom rác, bãi rác, và các dự án vệ sinh môi trường khác, các cơ quan quản lý nhà
7nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ liên quan đến các lĩnh vực trên. Trong phần này,
một số lĩnh vực liên quan đến công tác kế hoạch, thực thi, giám sát, theo dõi dự án, lưu
trữ dữ liệu, các chương trình tập huấn và sử dụng các tiến bộ kỹ thuật sẽ được tìm hiểu.
Phần tiếp đến trình bày các đặc điểm của hộ gia đình, thực trạng sử dụng các nguồn
nước, xử lý rác, và các lĩnh vực vệ sinh môi trường khác, nhận thức của người dân về
các vấn đề trên, khả năng và mức độ sẵn sàng sử dụng các dịch vụ cung cấp nước sạch
tập trung và thu gom chất thải rắn được tăng cường trong tương lai. Dựa trên các kết
quả phân tích trên, phần cuối cùng sẽ đề xuất các chính sách về nước và vệ sinh môi
trường.
B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. CÁC TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU
Cuộc khảo sát được tiến hành từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Cách tiếp cận đầu
tiên và quan trọng nhất là từ các bên có liên quan, gồm: Bên thụ hưởng: hộ gia đình; Bên
cung ứng: các công trình cấp nước, thu gom rác và vệ sinh môi trường; Bên quản lý nhà
nước: các cơ quan quản lý nhà nước; Bên hỗ trợ: các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội,
cộng đồng. Cách tiếp cận tiếp theo là thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, gồm:
Bản hỏi định lượng và thảo luận nhóm hộ gia đình; Bản thu thập thông tin các cơ quan,
tổ chức và phỏng vấn sâu các cá nhân có vai trò quan trọng; Các báo cáo, tư liệu thứ
cấp; và Các quan sát thực địa. Cuối cùng, cuộc khảo sát được tiếp cận từ nhiều cấp,
theo chiều dọc và theo chiều ngang: cá nhân, cộng đồng, xã, huyện, tỉnh, và các tổ chức
đồng cấp tương ứng.
II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
1. Chọn mẫu định lượng
Yêu cầu của công tác chọn mẫu là (1) vừa phản ảnh được thực trạng sử dụng nguồn
nước, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường của hộ gia đình nông thôn, (2) vừa đánh giá
được chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch tập trung và thu gom rác ở nông thôn hiện
nay trong điều kiện mà số hộ gia đình có sử dụng các dịch vụ này chiếm tỷ trọng nhỏ.
Công tác chọn mẫu được thực hiện theo 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Chọn điểm khảo sát (đơn vị chọn là xã/thị trấn). Mỗi huyện sẽ chọn 2 xã/thị
trấn. Mỗi xã/thị trấn sẽ chọn 2 thôn. Tổng cộng, có 24 thôn của 12 xã/thị trấn thuộc 6
huyện được chọn để khảo sát.
Bước 1: Chọn xã/thị trấn khảo sát với tiêu chí dựa vào tình trạng nguồn nước sử dụng
và xử lý rác thải hiện nay, mức độ cung ứng dịch vụ nước và xử lý rác thải: tốt, không tốt,
chưa có (đối với những điểm chưa có dịch vụ thì xác định thêm tiêu chí: cụm dân cư tập
trung, đường giao thông), và nhu cầu bức thiết. Quá trình lựa chọn xã/thị trấn được tham
vấn và thống nhất với lãnh đạo các địa phương, nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn
đặt ra hiện nay. Danh sách các xã/thị trấn được trình bày trong bảng 1.
8Bước 2: Mỗi xã chọn 2 thôn với tiêu chí: (1) đối với xã có dịch vụ cung cấp nước sạch thì
chọn các thôn có dịch vụ; đối với xã chưa có dịch vụ thì chọn 1 thôn trung tâm xã và 1
thôn cách xa trung tâm xã. Danh sách 24 thôn khảo sát được trình bày trong bảng 2.
Giai đoạn 2: Chọn đơn vị điều tra. Mỗi thôn chọn 30 hộ gia đình (có sử dụng dịch vụ
nước máy hay không có dịch vụ tùy vào điều kiện của địa phương) để khảo sát bằng bản
hỏi định lượng. Tổng số hộ được khảo sát là 720 hộ gia đình gồm 2 nhóm. Nhóm 1 gồm
các hộ tại nơi có đường ống nước máy. Nhóm này gồm các hộ gia đình (i) có sử dụng
nước máy và có đồng hồ chính thức; (ii) có sử dụng nước máy nhưng không có đồng hồ
(những hộ sử dụng vòi công cộng); (iii) có đường ống nước máy nhưng không sử dụng
nước. (2) Nhóm 2 gồm những hộ tại nơi không có đường ống nước máy.
Bước 1: Làm việc với Ủy ban Nhân dân xã/thị trấn để lấy danh sách hộ gia đình 2 thôn
đã xác định ở giai đoạn 1.
Bước 2: Chọn mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên hệ thống, xác định 30 hộ gia đình ở mỗi
thôn để khảo sát. Cách thức là lấy tổng số hộ gia đình có trong danh sách do cán bộ địa
phương cung cấp chia cho số hộ cần khảo sát, có được khoảng cách sau khi chia và lấy
khoảng cách đó làm bước nhảy để chọn hộ.
Kết quả chọn được 720 hộ gia đình ở 24 thôn, trong đó có khoảng 1/3 số hộ thuộc nhóm
có sử dụng nước sạch tập trung; 2/3 số hộ còn lại thuộc nhóm không sử dụng nước sạch
tập trung (kể cả những hộ có đường ống chính chạy qua nhưng không sử dụng nước
sạch tập trung).
Nguyên tắc đổi mẫu: Các trường hợp trong danh sách mẫu không thực cư trú trên địa
bàn hoặc có nhà nhưng không thực ở, đã chuyển đi nơi khác; không gặp được trong
suốt thời gian khảo sát thực địa; hoặc từ chối hợp tác trả lời bản hỏi thì chọn hộ thay thế.
Chọn mẫu thay thế bằng cách lấy hộ kế tiếp phía dưới danh sách; nếu không được sẽ
lấy hộ kế tiếp phía trên trong danh sách. Thực tế, mỗi thôn có khoảng 1-2 trường hợp hộ
đi làm ăn xa không thể tiếp cận được. Tỷ lệ đổi mẫu thấp giúp cho cuộc khảo sát đảm
bảo độ tin cậy của thông tin thu thập được.
Xác định người đại diện cho hộ gia đình để trả lời: đối tượng là chủ hộ hoặc vợ/chồng
chủ hộ. Nếu đối tượng này không thể tham gia trả lời được thì người thay thế có thể là
những người có mối quan hệ mật thiết và hiểu biết các vấn đề chung của hộ.
2. Chọn mẫu định tính
Cuộc khảo sát cũng tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm các cơ quan quản lý
nhà nước các cấp, các tổ chức cung ứng dịch vụ nước sạch, thu gom rác, và các hộ dân
cư. Tổng số cuộc phỏng vấn dành cho các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở cả các cấp tỉnh,
huyện, và xã là 59 trường hợp, được thể hiện ở bảng 3.
Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng tiến hành 36 cuộc thảo luận nhóm, với sự tham gia của 321
người. Mục đích chính của thảo luận nhóm là tìm hiểu ý kiến của những nhóm người
chia sẻ một số đặc điểm riêng nhất định về nghề nghiệp, giới tính, điều kiện kinh tế… Tuy
9nhiên, có 5 trong tổng số 36 cuộc thảo luận nhóm là nhóm hỗn hợp, gồm cả chính quyền
địa phương, các tổ chức cung ứng dịch vụ, đoàn thể, và đại diện các hộ dân. Số cuộc
thảo luận nhóm, số người tham gia, và sự phân bố theo địa bàn nghiên cứu được thể
hiện chi tiết ở bảng 4.
3. Thu thập thông tin thứ cấp
Cuộc khảo sát cũng thu thập các báo cáo, số liệu thống kê hiện có ở địa phương nhằm
bổ sung cho các thông tin do nhóm khảo sát trực tiếp thu thập ở hiện trường. Các nguồn
thông tin trên có tính chất bổ sung lẫn nhau, làm cơ sở cho các phân tích.
C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
PHẦN I. ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ
I. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG
1. Các thể chế và quan hệ giữa các thể chế quản lý nhà nước về môi trường
UBND tỉnh thống nhất chỉ đạo quản lý nhà nước tất cả các hoạt động liên quan đến quản
lý tài nguyên nước, môi trường, chất thải sinh hoạt và chất thải trong sản xuất trên địa
bàn tỉnh; đồng thời phân công, phân cấp chỉ đạo thực hiện cho các sở, ban, ngành, và
UBND cấp dưới.
o Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng
tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên
và môi trường, bao gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi
trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp về biển và hải đảo; thực
hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. Chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định
được