Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, theo thống kê trong năm 2004-2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7,5-8%/năm và dự báo sẽ duy trì tăng trưởng cao trong tương lai. Tăng trưởng điện năng là yêu cầu tất yếu để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, thực tế cho thấy tăng trưởng điện năng luôn phải đi trước một bước so với tăng trưởng kinh tế.
Để đảm bảo cung cấp điện cho phát và hòa vào mạng lưới điện quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải ngày càng cao, UBND tỉnh Gia Lai cho phép Công ty Kinh doanh Xuất nhập khẩu Quang Đức đầu tư xây dựng công trình thủy điện Sơn Lang 1&2, dự kiến xây dựng với qui mô Nlm = 35-36 MW, sản lượng điện hàng năm Eo = 146 triệu kWh. Công trình đã được dự kiến đưa vào qui hoạch thủy điện nhỏ và vừa.
113 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5831 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Khảo sát địa hình, giai đoạn dự án đầu tư công trình thủy điện Sơn Lang 1 và 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU 2
I.1. Mục đích yêu cầu 2
I.2. Điều kiện tự nhiên 2
I.3. Cơ sở triển khai công tác khảo sát địa hình 3
I.4. Các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng 3
I.5. Khối lượng thực hiện 4
II. TÀI LIỆU TRẮC ĐỊA CƠ SỞ 5
III. CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH 6
III.1. Nhân lực và thiết bị 6
III.2. Lưới khống chế trắc địa 6
III.3. Đo vẽ bản đồ địa hình tỉ lệ 1/2.000 19
III.4. Đo vẽ bản đồ địa hình tỉ lệ 1/5.000 20
III.5. Đo vẽ mặt cắt 21
III.6. Định vị hố khoan 22
IV. CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU 22
V. SẢN PHẨM 22
VI. KẾT LUẬN 23
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG THỐNG KÊ
Phụ lục 1-1 Bảng thống kê khối lượng
Phụ lục 1-2 Bảng thống kê cao toạ độ khống chế
Phụ lục 1-3 Bảng thống kê cao toạ độ hố khoan
Phụ lục 1-4 Bảng thống kê mặt cắt
PHỤ LỤC 2: BẢNG TÍNH TOÁN BÌNH SAI
Phụ lục 2-1 Bảng tính toán bình sai lưới đường chuyền hạng IV
Phụ lục 2-2 Bảng tính toán bình sai lưới đường chuyền cấp1
Phụ lục 2-3 Bảng tính toán bình sai lưới đường chuyền cấp 2
Phụ lục 2-4 Bảng tính toán bình sai lưới thủychuẩn hạng IV
Phụ lục 2-5 Bảng tính thủychuẩn kỹ thuật
Phụ lục 2-6 Bảng tính độ cao lượng giác
PHỤ LỤC 3: SƠ ĐỒ - HÌNH ẢNH
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1. Mục đích yêu cầu:
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, theo thống kê trong năm 2004-2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7,5-8%/năm và dự báo sẽ duy trì tăng trưởng cao trong tương lai. Tăng trưởng điện năng là yêu cầu tất yếu để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, thực tế cho thấy tăng trưởng điện năng luôn phải đi trước một bước so với tăng trưởng kinh tế.
Để đảm bảo cung cấp điện cho phát và hòa vào mạng lưới điện quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải ngày càng cao, UBND tỉnh Gia Lai cho phép Công ty Kinh doanh Xuất nhập khẩu Quang Đức đầu tư xây dựng công trình thủy điện Sơn Lang 1&2, dự kiến xây dựng với qui mô Nlm = 35-36 MW, sản lượng điện hàng năm Eo = 146 triệu kWh. Công trình đã được dự kiến đưa vào qui hoạch thủy điện nhỏ và vừa.
I.2. Điều kiện tự nhiên:
a. Vị trí địa lý
Công trình được xây dựng trên suối Say thuộc xã Sơn Lang - huyện KBảng - tỉnh Gia Lai. Thủy điện Sơn Lang 1 có vị trí đặt nhà máy cách thị trấn huyện KBảng khoảng 67 km Đông Bắc theo tỉnh lộ 669 B.
- Vị trí xây dựng:
Tuyến đập, nhà máy có toạ độ: 140 30’ 30’’ vĩ độ Bắc.
1080 34’ 01’’ kinh độ Đông.
Nhà máy dự kiến đặt nhà máy: Bên bờ Phải sông Ray, Xã Sơn Lang, huyện K’Bảng, tỉnh Gia lai.
Công trình được xây dựng trên suối Say thuộc xã Sơn Lang, huyện KBảng, tỉnh Gia Lai. Thủy điện Sơn Lang 2 có vị trí đặt nhà máy cách thị trấn huyện KBảng khoảng 62 km Đông Bắc theo tỉnh lộ 669 B.
- Vị trí xây dựng:
Tuyến đập, nhà máy có toạ độ: 140 26’ 30’’ đến 140 28’ 02’’ vĩ độ Bắc
1080 35’ 30’’ đến 1080 36’ 30’’ kinh độ Đông
Nhà máy dự kiến đặt nhà máy: Bên bờ Phải sông Say, Xã Sơn Lang, huyện K’Bảng, tỉnh Gia Lai.
b. Đặc điểm địa hình
Địa hình khu vực dự án nằm trong khu bảo tồn quốc gia, xa khu dân cư, đường sá đi lại khó khăn, địa hình hiểm trở bị chia cắt bởi nhiều khe suối, độ dốc lớn. Cao trình biến thiên từ 480 – 870m (chiếm khoảng 86% diện tích đất rừng nguyên sinh). Nhìn chung, địa hình rất phức tạp.
c. Khí hậu
Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao, độ ẩm lớn. Tuy nhiên, yếu tố hạn chế của khí hậu là lượng mưa lớn, lại tập trung theo mùa kết hợp với địa hình thấp, chịu ảnh hưởng giao thoa của gió mùa gây mưa nhiều trong khu vực, ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.
I.3. Cơ sở triển khai công tác khảo sát địa hình:
Công tác khảo sát địa hình Dự án Nhà máy thủy điện Sơn Lang 1&2 giai đoạn dự án đầu tư được thực hiện trên các cơ sở sau:
-UBND tỉnh Gia Lai cho phép Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Quang Đức đầu tư xây dựng Công trình thuỷ điện Sơn Lang 1&2 tại văn bản số ........./UBND-CN ngày ...../....../2007.
- Căn cứ vào đề cương và dự toán do Xí Nghiệp 2- Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 lập.
- Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Phòng Kỹ thuật Địa hình và Ban Lãnh đạo Công ty.
I.4. Các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng:
Các tiêu chuẩn áp dụng cho công tác khảo sát địa hình Dự án Nhà máy thủy điện Sơn Lang 1&2 giai đoạn DAĐT được thực hiện trên cơ sở sau:
- Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước xuất bản năm 1976.
- Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 (phần ngoài trời) mã hiệu 96 TCN 43-90 do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước xuất bản năm 1990.
- Qui phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1.000, 1/2.000, 1/5.000 của Tổng cục địa chính ban hành ký hiệu 96 TCN 42-90 (Phần trong nhà).
- Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1.000, 1/2.000, 1/5.000 của Tổng cục địa chính ban hành năm 1995.
- Quy phạm xây dựng lưới tam giác nhà nước hạng I, II, III và IV của Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước năm 1976.
- Quy phạm xây dựng lưới độ cao nhà nước hạng I, II, III và IV của Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước năm 1988.
- Qui phạm đo GPS hiện hành.
- Công tác trắc địa trong xây dựng công trình, phần yêu cầu chung mã hiệu TCXDVN 309:2004 do Bộ Xây dựng xuất bản năm 2004.
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 do Cục Đo đạc Bản đồ Nhà nước thành lập năm 2004 bằng công nghệ ảnh hàng không bao trùm toàn bộ công trình.
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000
I.5. Khối lượng thực hiện:
Xí Nghiệp Khảo sát Xây dựng Điện 2 thuộc Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 đã triển khai công tác đo đạc địa hình với khối lượng như sau:
STT
Nội dung công việc
ĐVT
Khối Lượng
Cấp địa hình
1
Đo nối điểm tam giác hạng III cũ
Điểm
3
Cấp VI
2
Tam giác hạng IV
Điểm
14
Cấp VI
3
Đường chuyền cấp 1
Điểm
30
Cấp VI
4
Đường chuyền cấp 2
Điểm
45
Cấp VI
5
Thủy chuẩn hạng IV
km
149.9
Cấp V
6
Thủy chuẩn kỹ thuật
km
10.1
Cấp V
7
Đo vẽ bản đồ địa hình tỉ lệ 1/2.000
h=1m, trong đó:
Trên cạn
Dưới nước
ha
229.842
220.159
9.683
Cấp VI
8
Đo vẽ bản đồ địa hình tỉ lệ 1/5.000
, h=2m
Trên cạn
Dưới nước
ha
329.76
295.908
33.852
Cấp VI
9
Số hóa bản đồ địa hình tỉ lệ 1/2000 H=1m
ha
229.84
khó khăn loại 3
10
Số hóa bản đồ địa hình tỉ lệ 1/5000 H=1m
ha
329.76
khó khăn loại 3
11
In bản đồ màu tỉ lệ 1/2000 (7 bộ *6 tờ)
Tờ
42
12
In bản đồ màu tỉ lệ 1/5000 (7 bộ *4 tờ)
Tờ
28
13
Đo vẽ mặt cắt dọc suối Say
km
7.425
Cấp VI
14
Đo vẽ mặt cắt ngang thủy văn
Trên cạn
Dưới nước
km
3.428
3.165
0.263
Cấp VI
15
Định vị điểm phục vụ địa chất
Điểm
71
Cấp VI
16
Phát cây phục vụ đo vẽ(10%diện tích đo)
ha
50
Có mái dốc
17
Chuyển quân:
Ô tô
Người
Cự ly vận chuyển
Chiếc
Người
km
01
15
200
II. TÀI LIỆU TRẮC ĐỊA CƠ SỞ:
Tài liệu trắc địa cơ sở cho công tác khảo sát địa hình giai đoạn này là các mốc khống chế tam giác nhà nước hệ VN2000, L = 108030’, múi 30 phù hợp với tọa độ Địa Chính cũng như múi chiếu của khu vực. Cụ thể là những tài liệu sau:
- Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/50.000, 1/10.000.
- Các mốc khống chế cao toạ độ trong khu vực công trình.
Sử dụng hệ tọa độ VN-2000, KTT = 108030’, múi 30
Sử dụng hệ cao độ Hòn Dấu - Hải Phòng.
Tên điểm
Toạ độ
Cao độ H (m)
Ghi chú
X (m)
Y (m)
850431
1596784.960
505030.226
ĐCCS
850432
1589484.594
503377.809
“
850433
1588407.868
507374.509
“
II (TT-KT)17
1199.5711
Thủy chuẩn hạng II
II (TT-KT)18
1163.5136
Thủy chuẩn hạng II
III. CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH:
III.1. Nhân lực và thiết bị:
III.1.1. Nhân lực:
Lực lượng chính tham gia khảo sát gồm:
- KS. Triệu Phước Có : Phụ trách kỹ thuật chung
- KS.Trần Anh Quốc : Tổ trưởng
- KTV.Trần Hữu Tâm : Phụ trách thực địa
- 6 KTV trắc địa và 7công nhân địa hình bậc 3/7 và 4/7.
Tổ chức sản xuất: Toàn bộ công tác khảo sát địa hình được thực hiện đúng theo quy trình quy phạm và yêu cầu kỹ thuật đề ra.
Công tác khảo sát tại thực địa do Trần Hữu Tâm đảm nhận.
Công tác tổng hợp tài liệu và lập báo cáo do KTV. Lê Văn Ngọc, công tác kiểm tra xuất bản tài liệu do KS. Triệu Phước Có đảm nhận.
III.1.2. Thiết bị:
Máy móc thiết bị được sử dụng trong quá trình khảo sát gồm:
Stt
Tên thiết bị, máy móc
Thông số kỹ thuật
Ghi chú
1
Máy toàn đạc điện tử TC-407
Sai số đo góc mb = 7”;
Sai số đo cạnh ms= 2+2ppm
N0. 698441
2
Máy toàn đạc điện tử TC-307
Sai số đo góc mb = 7”;
Sai số đo cạnh ms= 2+2ppm
N0. 687321
3
Máy GPS CR333
Sai số đo cạnh ms= 5+2ppm
N0.281050
4
Máy GPS CR333
Sai số đo cạnh ms= 5+2ppm
N0.2149865
5
Máy GPS SR510
Sai số đo cạnh ms= 5+2ppm
N0.12168
6
Máy thủy chuẩn điện tử SPRINTER 100M
Sai số 0.2mm/1km đường đo
độ phóng đại ống kính V=30x
N0. 2006975
Các thiết bị trên đều được kiểm nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng.
III.2. Lưới khống chế trắc địa:
III.2.1. Lưới khống chế mặt bằng:
1. Lưới tam giác hạng IV (đo bằng công nghệ GPS):
Lưới tam giác hạng IV bao gồm 9 điểm mới lập, số hiệu các điểm được đánh số từ SL-01 đến SL-09 và được đo gối lên các điểm tam giác hạng II nhà nước có số hiệu 850431 _ 850432 nhằm mục đích làm cơ sở cho việc phát triển lưới đường chuyền cấp 1, 2 và phục vụ các công tác khảo sát như đo vẽ bình đồ, mặt cắt các loại và các công tác khác.
Máy sử dụng là bộ 3 máy GPS với bộ Controller CR333, bộ Sensor SR9400, 2 bộ GPS system 500 và các Anten AT201, AT501 do hãng Leica Thụy Sỹ sản xuất, độ chính xác đo cạnh khi đo ở chế độ static là: ±(5mm+2mm*D), D được tính bằng km.
Các cạnh trong lưới được đo bằng phương pháp đo tương đối ở chế độ đo tĩnh (Static). Thời gian đo giữa các cạnh từ 2h đến 3.5h tùy theo khoảng cách giữa các cạnh. Kết quả đo được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng GPSurvey 2.35 của hãng Leica. Với kết quả đảm bảo các hạn sai cho phép của từng cặp cạnh.
Việc tính toán tọa độ lưới công trình được thực hiện trên cơ sở 2 điểm tọa độ gốc là (ĐCCS II – 850432, 850433). Các thông số của lưới đạt được như sau:
* Đánh giá kết quả đo lưới
1) Chỉ tiêu kỹ thuật
- RMS lớn nhất:(SL-06 - SL-09) RMS= 0.022
- RMS nhỏ nhất:(GPS4 - GPS3) RMS= 0.004
- RDOP lớn nhất:(SL-06 - SL-09) RDOP= 39.565
- RDOP nhỏ nhất:(SL-04 - SL-03) RDOP= 1.632
- RATIO lớn nhất:(GPS2 - 433) RATIO= 62.400
- RATIO nhỏ nhất:(SL-06 - SL-08) RATIO= 1.800
2) Sai số khép hình
Tổng số Tam giác: 31
- Sai số khép tương đối tam giác lớn nhất: 1/44516
( Tam giác: GPS3- GPS5- GPS4, [S] = 2058.8m)
- Sai số khép tương đối tam giác nhỏ nhất: 1/ 4907140
( Tam giác: 433- GPS3- GPS4, [S] = 29031.0m)
- Sai số khép chênh cao tam giác nhỏ nhất: 0.000m
( Tam giác: GPS3- I-28- GPS4, [S] = 1366.4m)
- Sai số khép chênh cao tam giác lớn nhất: 0.155m
( Tam giác: 432- GPS4- SL-05, [S] = 31511.2m)
3) Kết quả đánh giá độ chính xác
1. Sai số trung phương trọng số đơn vị: M = 1.00
2. Sai số vị trí điểm: -nhỏ nhất: (điểm: GPS2) mp = 0.010m
-lớn nhất: (điểm: SL-08) mp = 0.024m
3. Sai số tương đối cạnh: -nhỏ nhất: ms/s =1/ 1672396
(cạnh 432 - GPS4 S = 15051.6 m)
-lớn nhất: ms/s =1/ 48196
(cạnh GPS2 - GPS1 S = 289.2 m)
4. Sai số phương vị: -nhỏ nhất:( 432 - GPS3) ma = 0.13"
-lớn nhất:( GPS2 - GPS1) ma = 3.91"
5. Sai số chênh cao: -nhỏ nhất:(GPS4 - GPS3) mh = 0.014m
-lớn nhất:(432 - SL-06) mh = 0.445m
6.- Chiều dài cạnh nhỏ nhất:(GPS3 - GPS4) S = 217.819m
- Chiều dài cạnh lớn nhất:(432 - GPS3) S = 15090.315m
- Chiều dài cạnh trung bình: S = 4880.997m
2. Lưới đường chuyền cấp 1 (đo bằng công nghệ GPS):
Lưới đường chuyền cấp 1 bao gồm 30 điểm mới lập, số hiệu các điểm được đánh số từ I-01 đến I-30 lưới được đo gối lên các điểm tam giác hạng IV có số hiệu SL-01, SL-09, GPS1 đến GPS5 nhằm mục đích tăng dày điểm khống chế phục vụ các công tác khảo sát như đo vẽ bình đồ, mặt cắt các loại.
Máy sử dụng là bộ 3 máy GPS như đã nói ở phần (1), thời gian đo giữa các cạnh từ 2h đế 3.5h tùy theo khoảng cách giữa các cạnh. Phần mềm xử lý là GPSurvey 2.35 .
a. Lưới cấp 1 khu vực nhà máy 1
Lưới đường chuyền cấp 1, khu vực nhà máy 1 bao gồm 4 điểm mới lập, số hiệu các điểm được đánh số từ I-11, I-12, I-16 và I-17 lưới được đo gối lên các điểm tam giác hạng IV có số hiệu SL-01, SL-02 nhằm mục đích tăng dày điểm khống chế phục vụ các công tác khảo sát như đo vẽ bình đồ, mặt cắt các loại. Các thông số của lưới đạt được như sau:
1) Chỉ tiêu kỹ thuật
- RMS lớn nhất:(I-17 - SL-01) RMS= 0.020
- RMS nhỏ nhất:(I-12 - I-11) RMS= 0.007
- RDOP lớn nhất:(I-17 - SL-01) RDOP= 43.312
- RDOP nhỏ nhất:(I-12 - I-11) RDOP= 5.035
- RATIO lớn nhất:(I-17 - I-16) RATIO= 45.700
- RATIO nhỏ nhất:(I-17 - SL-02) RATIO= 2.200
2) Sai số khép hình
Tổng số Tam giác: 8
- Sai số khép tương đối tam giác lớn nhất: 1/31265
(Tam giác: SL-01- I-17- SL-02, [S] = 1274.2m )
- Sai số khép tương đối tam giác nhỏ nhất: 1/ 163715
(Tam giác: I-12- I-11- SL-01, [S] = 2504.4m )
- Sai số khép chênh cao tam giác nhỏ nhất: 0.007m
( Tam giác: I-16- SL-01- I-17, [S] = 864.6m )
- Sai số khép chênh cao tam giác lớn nhất: 0.040m
(Tam giác: SL-01- I-17- SL-02, [S] = 1274.2m )
3) Kết quả đánh giá độ chính xác
1. Sai số trung phương trọng số đơn vị: M = 1.00
2. Sai số vị trí điểm: -nhỏ nhất: (điểm: I-16) mp = 0.005m
-lớn nhất: (điểm: I-11) mp = 0.013m
3. Sai số tương đối cạnh: -nhỏ nhất: ms/s =1/166499
(cạnh SL-01 - I-12 S = 882.4 m)
-lớn nhất: ms/s =1/ 75721
(cạnh I-17 - I-16 S = 174.2 m)
4. Sai số phương vị: -nhỏ nhất:(SL-01 - I-12) ma = 1.63"
-lớn nhất:(I-17 - I-16) ma = 4.36"
5. Sai số chênh cao: -nhỏ nhất:(I-17 - I-16) mh = 0.009m
-lớn nhất:(SL-01 - I-11) mh = 0.020m
6.- Chiều dài cạnh nhỏ nhất:(I-17 - I-16) S = 174.158m
- Chiều dài cạnh lớn nhất:(SL-01 - I-11) S = 1250.988m
- Chiều dài cạnh trung bình: S = 665.312m
b. Lưới cấp 1 khu vực lòng hồ
Lưới đường chuyền cấp 1 khu vực lòng hồ bao gồm 12 điểm mới lập, số hiệu các điểm được đánh số từ I-19 đến I-30 lưới được đo gối lên các điểm tam giác hạng IV có số hiệu SL-03, SL-04, GPS3, GPS4, GPS5 nhằm mục đích tăng dày điểm khống chế phục vụ các công tác khảo sát như đo vẽ bình đồ, mặt cắt các loại. Các thông số của lưới đạt được như sau:
1) Chỉ tiêu kỹ thuật
- RMS lớn nhất:(I-20 - I-19) RMS= 0.031
- RMS nhỏ nhất:(I-21 - I-19) RMS= 0.003
- RDOP lớn nhất:(I-20 - I-19) RDOP= 87.034
- RDOP nhỏ nhất:(GPS4 - GPS3) RDOP= 1.658
- RATIO lớn nhất:(GPS5 - GPS4) RATIO= 54.700
- RATIO nhỏ nhất:(SL-03 - I-23) RATIO= 1.600
2) Sai số khép hình
Tổng số tam giác: 27
- Sai số khép tương đối tam giác lớn nhất: 1/25170
(Tam giác: SL-03- I-20- SL-04, [S] = 1173.6m)
- Sai số khép tương đối tam giác nhỏ nhất: 1/ 1344260
(Tam giác: GPS4- I-29- I-30, [S] = 1901.1m)
- Sai số khép chênh cao tam giác nhỏ nhất: 0.000m
(Tam giác: GPS4- I-29- I-30, [S] = 1901.1m)
- Sai số khép chênh cao tam giác lớn nhất: 0.046m
(Tam giác: SL-03- I-20- SL-04, [S] = 1173.6m)
3) Kết quả đánh giá độ chính xác
1. Sai số trung phương trọng số đơn vị: M = 1.00
2. Sai số vị trí điểm: -nhỏ nhất: (điểm: I-28) mp = 0.006m
-lớn nhất: (điểm: I-19) mp = 0.090m
3. Sai số tương đối cạnh: -nhỏ nhất: ms/s =1/ 366333
(cạnh I-28 - SL-04 S = 1575.2 m)
-lớn nhất: ms/s =1/ 20115
(cạnh SL-03 - I-21 S = 480.758m)
4. Sai số phương vị: -nhỏ nhất:(I-28 - SL-04) ma = 0.61"
-lớn nhất:( SL-03 - I-22) ma = 13.10"
5. Sai số chênh cao: -nhỏ nhất:(GPS3 - I-28) mh = 0.020m
-lớn nhất:(SL-03 - I-20) mh = 0.102m
6. - Chiêu dài cạnh nhỏ nhất:( I-27 - I-28) S = 186.955m
- Chiêu dài cạnh lớn nhất:(I-28 - SL-04) S = 1575.230m
- Chiêu dài cạnh trung bình: S = 630.930m
c. Lưới cấp 1 khu vực lòng hồ và nhà máy 2
Lưới đường chuyền cấp 1 khu vực lòng hồ bao gồm 10 điểm mới lập, số hiệu các điểm được đánh số từ I-01 đến I-10 lưới được đo gối lên các điểm tam giác hạng IV có số hiệu SL-05, SL-06, SL-07, SL-09 và GPS5 nhằm mục đích tăng dày điểm khống chế phục vụ các công tác khảo sát như đo vẽ bình đồ, mặt cắt các loại. Các thông số của lưới đạt được như sau:
1) Chỉ tiêu kỹ thuật
- RMS lớn nhất:(SL-07 - SL-09) RMS= 0.023
- RMS nhỏ nhất: (I-03 - I-02) RMS= 0.007
- RDOP lớn nhất: (SL-07 - SL-09) RDOP= 48.148
- RDOP nhỏ nhất: (I-05 - I-03) RDOP= 4.068
- RATIO lớn nhất: (I-03 - I-02) RATIO= 19.200
- RATIO nhỏ nhất: (I-02 - I-04) RATIO= 1.500
2) Sai số khép hình
Tổng số Tam giác: 23
- Sai số khép tương đối tam giác lớn nhất: 1/ 24969
(Tam giác: I-01- SL-09- I-02, [S] = 2082.7m)
- Sai số khép tương đối tam giác nhỏ nhất: 1/691873
(Tam giác: I-03- I-05- SL-07, [S] = 1547.1m)
- Sai số khép chênh cao tam giác nhỏ nhất: 0.000m
(Tam giác: I-03- I-05- SL-07, [S] = 1547.1m)
- Sai số khép chênh cao tam giác lớn nhất:1.067m
(Tam giác: SL-05- I-08- SL-06, [S] = 2031.6m)
3) Kết quả đánh giá độ chính xác
1. Sai số trung phương trọng số đơn vị: M = 1.00
2. Sai số vị trí điểm: -nhỏ nhất: (điểm: I-05) mp = 0.010m
-lớn nhất: (điểm: I-07) mp = 0.035m
3. Sai số tương đối cạnh: -nhỏ nhất: ms/s =1/ 223503
(cạnh GPS5 - I-09 S = 1855.1 m)
-lớn nhất: ms/s =1/ 21262
(cạnh SL-07 - I-07 S = 561.329 m)
4. Sai số phương vị: -nhỏ nhất:(GPS5 - I-09) ma = 0.95"
-lớn nhất:(I-02 - I-01) ma = 13.21"
5. Sai số chênh cao: -nhỏ nhất:(I-05 - I-03) mh = 0.025m
-lớn nhất:(I-06 - SL-05) mh = 0.114m
6. - Chiều dài cạnh nhỏ nhất:(I-03 - I-02) S = 194.740m
- Chiều dài cạnh lớn nhất:(GPS5 - I-10) S = 2070.565m
- Chiều dài cạnh trung bình: S = 699.481m
3. Lưới đường chuyền cấp 1 đo bằng máy toàn đạc
Lưới được thiết lập bao gồm 2 tuyến với 3 điểm mới được bố trí trong khu vực nhà máy 1. Lưới đường chuyền cấp 1 được thiết kế theo dạng lưới đường chuyền khép kín, gối lên các cạnh tam giác hạng IV mới lập.
Thiết bị đo lưới sử dụng là máy toàn đạc điện tử TC 307 và 407 của hãng Leica Thụy Sỹ sản xuất. Máy có độ chính xác đo góc mβ = 7”, đo cạnh ms = ±2mm + 2ppm*D (D là chiều dài cạnh được tính bằng km).
Qui trình đo đạc được tuân thủ đúng theo qui phạm 96 TCN 43-90.
Góc của lưới được đo 3 vòng đo, Cạnh được đo 2 lần thuận đảo đo đi và đo về.
Điểm ngắm dùng bảng ngắm đặt trên giá ba chân.
Định tâm máy và bảng ngắm dùng dọi quang học sai số không lớn hơn 1mm.
Kết quả đo đạc được lưới đường chuyền cấp 2 được tính toán kiểm tra các chỉ tiêu sai số khép góc, cạnh và được bình sai chặt chẽ trên máy tính theo chương trình PRONET của trường Đại Học Mỏ Hà Nội, kết quả như sau:
Tuyến 1: SL-02_SL-01_I-13_SL-02_SL-01
Chiều dài tuyến [S] = 306.079 (m) Số cạnh N = 2
Khép phương vị Wb = 0" W(g/h) = 34.64"
Khép tọa độ fx = 0.009 (m) fy = -0.013 (m)
fp = 0.016 (m) fs/[S] = 1/19300
Sai số trọng số đơn vị M = 21.68"
Điểm yếu nhất (I-13 ) mp = 0.006 (m)
Chiều dài cạnh yếu : (I-13 _ SL-02 ) ms/s = 1/30200
Phương vị cạnh yếu : (I-13 _ SL-02 ) ma = 7.27"
Tuyến 2: SL-01_SL-02_I-14_I-15_SL-01_SL-02
Chiều dài tuyến [S] = 362.525 (m) Số cạnh N = 3
Khép phương vị Wb = 5" W(g/h) = 40"
Khép tọa độ fx = -0.007 (m) fy = 0.015 (m)
fp = 0.016 (m) fs/[S] = 1/22400
Sai số trọng số đơn vị M = 19.09"
4. Lưới đường chuyền cấp 2 đo bằng máy toàn đạc
Lưới được thiết lập bao gồm 12 tuyến với 45 điểm được bố trí từ lòng hồ nhà máy 1, lòng hồ nhà máy 2 đến tuyến đập, kênh dẫn, nhà máy 2 trải dài trên 9km. Lưới đường chuyền cấp 2 được thiết kế theo dạng lưới đường chuyền phù hợp, gối lên các cạnh tam giác hạng IV và đường chuyền cấp 1 mới lập.
Thiết bị đo lưới sử dụng là máy toàn đạc điện tử TC 307 và 407 của hãng Leica Thụy Sỹ sản xuất. Máy có độ chính xác đo góc mβ = 7”, đo cạnh ms = ±2mm + 2ppm*D (D là chiều dài cạnh được tính bằng km).
Qui trình đo đạc được tuân thủ đúng theo qui phạm 96 TCN 43-90.
Góc của lưới được đo 3 vòng đo, Cạnh được đo 2 lần thuận đảo đo đi và đo về.
Điểm ngắm dùng bảng ngắm đặt trên giá ba chân.
Định tâm máy và bảng ngắm dùng dọi quang học sai số không lớn hơn 1mm.
Kết quả đo đạc được lưới đường chuyền cấp 2 được tính toán kiểm tra các chỉ tiêu sai số khép góc, cạnh và được bình sai chặt chẽ trên máy tính theo chương trình PRONET của trường Đại Học Mỏ Hà Nội, kết quả như sau:
Tuyến 1: SL-01_SL-02_II-04_II-03_II-02_II-01_I-12_I-11
Chiều dài tuyến [S] = 748.211 (m) Số cạnh N = 5
Khép phương vị Wb = 26.65" W(g/h) = 48.99"
Khép tọa độ fx = -0.019 (m) fy = -0.079 (m)
f