Trong giai đoạn 2011-20, Việt Nam sẽbước vào thập niên tăng trưởng thứba
dựa trên cơsởtái hội nhập vào nền kinh tếtoàn cầu. Việt Nam, vào những năm
90 được xếp hạng là một trong những nước nghèo nhất trên thếgiới, hiện đang
hướng tới trởthành một nền kinh tếcó thu nhập trung bình, có bước nhảy vọt
hơn hẳn nhiều nước khác trong qúa trình này. Hai thập niên tăng trưởng mạnh
mẽvới một tốc độmà rất ít nước thậm chí cảnhững nước ởkhu vực Đông Nam
Átheo kịp, đã giúp giảm mạnh tỷlệ đói nghèo, từmức 2/3 dân sốxuống dưới
1/5. Tuổi thọ đã tăng lên, và tỷ lệtửvong trẻsơsinh và các chỉtiêu cơbản khác
vềy tếvà phúc lợi đã cải thiện đáng kể. Nền kinh tế đã chuyển đổi nhờsựphát
triển từmột nền kinh tếchủyếu dựa vào nông nghiệp, nông thôn và công nghệ
thấp sang một nền kinh tếthịtrường hỗn hợp với các thành phốphát triển sôi
động, các ngành công nghiệp có tính đa dạng cao và mạng lưới thông tin liên lạc
tiên tiến. Một thập niên trước đây, thương mại quốc tếhiếm khi có tác động tới
sản xuất và phân bổnguồn lực chứchưa nói tới cuộc sống hàng ngày; ngày nay
nền kinh tếtoàn cầu đang hiện diện và có ảnh hưởng tới m ọi lĩnh vực.
Tuy nhiên, với tất cảnhững thay đổi này, của cải làm ra của Việt Nam ngày nay
vẫn còn dựa trên cơsởhai nguồn lực chính: Lao động và đất đai. Thặng dưkinh
tếcó được từviệc sửdụng các yếu tốsản xuất này đã tạo ra tiết kiệm và đầu tư,
làm tăng tích lũy nội bộvà thu hút đầu tưnước ngoài. Tỷlệthanh niên Việt
Nam tốt nghiệp trung học, cao đẳng và các chương trình dạy nghềcao hơn chưa
từng thấy. Toàn cầu hóa đã đem lại sựchuy ển giao công nghệvà liên kết nền
kinh tếnày với các mạng lưới thương mại và thông tin toàn cầu, và tất cảnhững
điều này đã làm tăng mạnh năng suất của các nguồn lực trong nước. Nhưng đầu
tưvào tay nghề, công nghiệp và đổi mới phải mất nhiều năm mới đơm hoa kết
trái. So sánh với phần lớn những nước láng giềng của mình tại Đông và Đông
Nam Á, đến năm 2010 Việt Nam m ới thực hiện được vài bước đi ban đầu trên
con đường này. Sựthịnh vượng ngày càng tăng của đại đa sốngười lao động
Việt Nam ngày nay sẽphần lớn phụthuộc vào việc ứng dụng có hiệu quảvà
mang tính năng động các nguồn lực lao động, đất đai và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên khác để đạt được hiệu quảkinh tếlớn nhất.
161 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1928 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Lao động và tiếp cận việc làm tháng 12 năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO #8: Thị trường lao động, Việc làm, và Đô thị hoá ở
Việt Nam đến năm 2020: Học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế
Dự ÁN 00050577: Hỗ trợ Xây dựng Chiến lược Phát triển
Kinh tế - Xã hội Việt Nam, giai đoạn 2011-2020
Lao Động và Tiếp Cận Việc Làm
Ian Coxhead • Diệp Phan • Đinh Vũ Trang Ngân • Kim N. B. Ninh
THÁNG 12 NăM 2009
Lao Động và Tiếp Cận Việc Làm
Báo cáo #8: Thị trường lao động, Việc làm, và Đô thị hoá ở Việt Nam
đến năm 2020: Học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế
Dự án 00050577: Hỗ trợ Xây dựng Chiến lược Phát triển
Kinh tế - Xã hội Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2020
Ian Coxhead ● Diệp Phan ● Đinh Vũ Trang Ngân ● Kim N. B. Ninh
Tháng 12 năm 2009
MỤC LỤC
TÓM TẮT ......................................................................................................................................................i
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................17
Quy mô và các mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................................................................17
Các điều khoản tham chiếu ...........................................................................................................................................................17
Ghi chú về so sánh tương quan các nước ...................................................................................................................................3
Lời cảm ơn...............................................................................................................................................................................................4
1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LAO ĐỘNG VÀ ĐÔ THỊ HÓA: TỔNG QUAN......................................5
1.1. Tầm quan trọng của thị trường lao động...........................................................................................................................5
1.2. Tăng trưởng, tiền lương, việc làm và di cư .....................................................................................................................10
2. VIỄN CẢNH KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU VỀ PHÁT TRIỂN, LAO ĐỘNG, VÀ ĐÔ THỊ HOÁ.......14
2.1 So sánh về kinh nghiệm phát triển trong khu vực.......................................................................................................14
2.1.1 NIEs (Xingapo, Hồng Công, Đài Loan, Hàn Quốc)............................................................. 20
2.1.2 Đông Nam Á (Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan) .................................................................... 26
2.1.3. Trung Quốc ......................................................................................................................... 36
2.1.4 Ấn Độ ................................................................................................................................... 47
2.2. Những bài học rút ra từ việc phân tích mang tính so sánh.....................................................................................49
2.3 Những xu thế hiện tại trong khu vực và toàn cầu mang............................................................................................53
2.3.1. Sự trỗi dậy của “Trung Quốc và Ấn Độ” ............................................................................ 54
2.3.2 Tác động của Trung Quốc và Ấn Độ đối với thương mại và việc làm ................................ 55
2.3.3. Đối phó với sức ép toàn cầu: bài học từ Inđônêxia? ........................................................... 57
3. KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM VÀ VÀ SO SÁNH VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG .................60
3.1. Tăng trưởng kinh tế, thay đổi cơ cấu, đói nghèo và bất bình đẳng ......................................................................60
3.2. Tình hình thị trường lao động của Việt Nam.................................................................................................................64
3.3. Đô thị hoá.....................................................................................................................................................................................81
3.4. Đánh giá........................................................................................................................................................................................85
3.5 Đánh giá nguồn lực sẵn có và hướng tới tương lai: chính sách lao động và các vấn đề về thể chế .........86
3.5.1. Khung khổ ........................................................................................................................... 86
3.5.2. Các chính sách về thị trường lao động ................................................................................ 90
4. TĂNG TRƯỞNG, DỊCH CHUYỂN VÀ PHÚC LỢI KINH TẾ: MÔ PHỎNG CHÍNH SÁCH ...........95
4.1. Mô hình mô phỏng...................................................................................................................................................................95
4.2. Thử nghiệm về chính sách ....................................................................................................................................................98
4.3. Kết quả ..........................................................................................................................................................................................98
4.4. Thảo luận................................................................................................................................................................................... 104
5. KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ ĐÔ THỊ HOÁ TỪ NAY TỚI NĂM 2020....105
5.1. Chiến lược trung hạn: Hỗ trợ tăng việc làm ................................................................................................................ 105
5.2. Chiến lược dài hạn: Phát triển kỹ năng và xây dựng các thành phố ................................................................. 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................115
BẢNG
Bảng 1: Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ giáo dục ............................................ 32
Bảng 2: Các chỉ số giáo dục đối với các nền kinh tế châu Á có tốc độ tăng trưởng nhanh..... 34
Bảng 3: Cơ cấu tăng dân số thành thị ở Trung Quốc, 1950-2000 .......................................... 44
Bảng 4: Việt Nam: các chỉ số đói nghèo và bất bình đẳng .................................................... 62
Bảng 5: Cơ cấu sản lượng và cơ cấu việc làm (%)................................................................ 64
Bảng 6: Tăng trưởng việc làm ở Việt Nam........................................................................... 65
Bảng 7: Tăng việc làm của Việt Nam theo ngành 2000-08 .................................................. 68
Bảng 8: Lực lượng lao động của Việt Nam lớn và đang tăng lên .......................................... 69
Bảng 9: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Việt Nam đang giảm đi (%) ............................... 70
Bảng 10: Số năm đến trường trung bình của dân số trong độ tuổi lao động........................... 71
Bảng 11: Tỷ trọng lao động có tay nghề ở Việt Nam............................................................ 72
Bảng 12: Bất bình đẳng về giáo dục ở Việt Nam (Hệ số Gini về số năm đến trường)............ 72
Bảng 13: Việc làm hưởng lương tại Việt Nam đang tăng lên ................................................ 79
Bảng 14: Tăng lương theo trình độ giáo dục......................................................................... 79
Bảng 15: Tốc độ và mức độ đô thị hoá ở một số nước .......................................................... 82
Bảng 16: Người dân diện đăng ký tạm trú ngắn hạn KT4 theo tuổi và trình độ giáo dục, Tp.
Hồ Chí Minh, 2004 .............................................................................................................. 84
Bảng 17: Tác động của tăng trưởng vốn cho sản xuất hàng xuất khẩu tới kinh tế vĩ mô (%
thay đổi)............................................................................................................................... 99
Bảng 18: Tác động của tăng trưởng vốn cho sản xuất hàng xuất khẩu tới tiền lương và việc
làm trong sản xuất hàng xuất khẩu (% thay đổi) ................................................................. 101
Bảng 19: Tác động của tăng trưởng vốn cho sản xuất hàng xuất khẩu tới nghèo đói và phân
phối thu nhập ..................................................................................................................... 103
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: GDP bình quân đầu người (USD, theo giá năm 2000) ở một số nền kinh tế trong
khu vực................................................................................................................................ 16
Biểu đồ 2: Hệ số phụ thuộc theo độ tuổi (dân số trong độ tuổi lao động/tổng dân số) ........... 17
Biểu đồ 3: Năng suất lao động thực bình quân qua các thập kỷ (USD, theo giá năm 2000)... 17
Biểu đồ 4: Tăng năng suất lao động thực (năm 1984=100) ................................................. 18
Biểu đồ 5: Giá trị gia tăng của nông nghiệp (% GDP) ......................................................... 18
Biểu đồ 6: Tỷ lệ đô thị hoá (% dân số) ................................................................................. 19
Biểu đồ 7: NIEs: Tăng trưởng GDP bình quân đầu người (USD, theo giá cố định 2000) ...... 20
Biểu đồ 8: NIEs: Tăng năng suất lao động (Năm 2000 = 1) ................................................. 21
Biều đồ 9: Đông Nam Á: tăng trưởng GDP bình quân đầu người (USD, theo giá năm 2000) 27
Biểu đồ 10: Đông Nam Á: Tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành chế tạo (% GDP) .................. 28
Biểu đồ 11: Đông Nam Á: Tăng năng suất lao động (Năm 2000 = 1) ................................. 29
Biểu đồ 12: Trung Quốc và Ấn Độ: Tăng trưởng GDP bình quân đầu người (2000 USD) .... 38
Biểu đồ 13: Trung Quốc và Ấn Độ: Tăng năng suất Lao động (Năm 2000=1)...................... 38
Biểu đồ 14: Cơ cấu GDP và cơ cấu việc làm ........................................................................ 63
Biểu đồ 15: Độ co giãn của việc làm theo tăng trưởng của Việt Nam ................................... 67
Biểu đồ 16: Độ co giãn của việc làm theo lao động ở Việt Nam theo ngành ......................... 67
Biểu đồ 17: Số năm đến trường theo nước............................................................................ 73
Biểu đồ 18: Các xu thế về số năm đến trường (năm gốc theo nước)...................................... 73
Biểu đồ 19: Năng suất lao động theo ngành (triệu VND/lao động, giá cố định năm 1994) .... 75
Biểu đồ 20: Năng suất lao động theo hình thức sở hữu (triệu VND/lao động, giá cố định năm
1994) ................................................................................................................................... 75
Biểu đồ 21: Tốc độ tăng năng suất lao động theo ngành ....................................................... 77
Biểu đồ 22: Tốc độ tăng năng suất lao động theo hình thức sở hữu....................................... 77
Biểu đồ 23: Tiền lương theo giờ ở Việt Nam đang tăng lên (‘000 VND) .............................. 80
Biểu đồ 24: Chênh lệch về lương đang dãn ra (tỷ số tiền lương trung bình giữa các trình độ
giáo dục khác nhau, mẫu số là không có bằng cấp hoặc trình độ tiểu học ............................. 80
Biểu đồ 25: Bất bình đẳng về tiền lương đang thay đổi tại Việt Nam.................................... 81
Biểu đồ 26: Bất bình đẳng về tiền lương đang thay đổi tại Việt Nam (tiếp theo)................... 81
Biểu đồ 27: Chẩn đoán tăng trưởng việc làm tại Việt Nam .................................................. 88
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Điều khoản tham chiếu ..................................................................................... 124
Phụ lục 2: Phỏng vấn của phái đoàn khởi động................................................................... 129
Phụ lục 2: Phỏng vấn của phái đoàn khởi động................................................................... 129
Phụ lục 3: So sánh mức sống tại Việt Nam và một số quốc gia........................................... 130
Phụ lục 4: Các ví dụ cụ thể................................................................................................. 132
CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
AGE Cân bằng tổng quát ứng dụng
APO Tổ chức Năng suất Châu Á
CIEM Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
DSI Viện Chiến lược Phát triển
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GSO Tổng cục Thống kê
HCMC Thành phố Hồ Chí Minh
HDI Chỉ số phát triển con người
MOLISA Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
NIE Các nền kinh tế mới công nghiệp hóa
SE Đông Nam
SEA Đông Nam Á
SEDS Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa
SOE Doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước
TAF Quỹ Châu Á
TFP Năng suất các yếu tố tổng hợp
TOR Điều khoản tham chiếu
TVE Doanh nghiệp hương trấn
UN Liên Hợp Quốc
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
VLSS Điều tra mức sống Việt Nam
i
TÓM TẮT
Trong giai đoạn 2011-20, Việt Nam sẽ bước vào thập niên tăng trưởng thứ ba
dựa trên cơ sở tái hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam, vào những năm
90 được xếp hạng là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, hiện đang
hướng tới trở thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình, có bước nhảy vọt
hơn hẳn nhiều nước khác trong qúa trình này. Hai thập niên tăng trưởng mạnh
mẽ với một tốc độ mà rất ít nước thậm chí cả những nước ở khu vực Đông Nam
Á theo kịp, đã giúp giảm mạnh tỷ lệ đói nghèo, từ mức 2/3 dân số xuống dưới
1/5. Tuổi thọ đã tăng lên, và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và các chỉ tiêu cơ bản khác
về y tế và phúc lợi đã cải thiện đáng kể. Nền kinh tế đã chuyển đổi nhờ sự phát
triển từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nông thôn và công nghệ
thấp sang một nền kinh tế thị trường hỗn hợp với các thành phố phát triển sôi
động, các ngành công nghiệp có tính đa dạng cao và mạng lưới thông tin liên lạc
tiên tiến. Một thập niên trước đây, thương mại quốc tế hiếm khi có tác động tới
sản xuất và phân bổ nguồn lực chứ chưa nói tới cuộc sống hàng ngày; ngày nay
nền kinh tế toàn cầu đang hiện diện và có ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực.
Tuy nhiên, với tất cả những thay đổi này, của cải làm ra của Việt Nam ngày nay
vẫn còn dựa trên cơ sở hai nguồn lực chính: Lao động và đất đai. Thặng dư kinh
tế có được từ việc sử dụng các yếu tố sản xuất này đã tạo ra tiết kiệm và đầu tư,
làm tăng tích lũy nội bộ và thu hút đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ thanh niên Việt
Nam tốt nghiệp trung học, cao đẳng và các chương trình dạy nghề cao hơn chưa
từng thấy. Toàn cầu hóa đã đem lại sự chuyển giao công nghệ và liên kết nền
kinh tế này với các mạng lưới thương mại và thông tin toàn cầu, và tất cả những
điều này đã làm tăng mạnh năng suất của các nguồn lực trong nước. Nhưng đầu
tư vào tay nghề, công nghiệp và đổi mới phải mất nhiều năm mới đơm hoa kết
trái. So sánh với phần lớn những nước láng giềng của mình tại Đông và Đông
Nam Á, đến năm 2010 Việt Nam mới thực hiện được vài bước đi ban đầu trên
con đường này. Sự thịnh vượng ngày càng tăng của đại đa số người lao động
Việt Nam ngày nay sẽ phần lớn phụ thuộc vào việc ứng dụng có hiệu quả và
mang tính năng động các nguồn lực lao động, đất đai và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên khác để đạt được hiệu quả kinh tế lớn nhất.
Trong nỗ lực này, những người nông dân, người lao động và các doanh nhân
Việt Nam sẽ dựa nhiều vào sự hỗ trợ và khuyến khích của nhà nước Việt Nam.
Tăng trưởng và toàn cầu hóa làm tăng năng suất của lao động và đất đai qua việc
ii
sử dụng chúng như hiện tại, nhưng đồng thời cũng qua việc ứng dụng chúng
theo cách mới và có hiệu quả hơn nữa. Nhưng hạn chế lớn nhất đối với tăng
trưởng – sự khan hiếm về nguồn vốn và kỹ năng cần thiết để tăng sản lượng
bình quân đầu lao động và sản lượng bình quân trên một ha đất – không thể
được giải quyết một cách đầy đủ bởi chỉ riêng khu vực tư nhân Có nhiều lĩnh
vực mà trong đó những lợi ích về mặt xã hội có được từ các khoản đầu tư cao
hơn lợi ích tư, và do vậy sẽ không được cung cấp đầy đủ nếu thiếu vắng các
hành động của nhà nước. Những lĩnh vực này bao gồm nhiều loại hình hàng hóa
công cộng như thủy nông và giáo dục, và bối cảnh thể chế mà trong có các giao
dịch thị trường có thể được thực hiện. Nhà nước cũng có nghĩa vụ về mặt xã hội
để bảo đảm rằng lợi ích của tăng trưởng sẽ đến được những người nghèo nhất và
được phân phối cho toàn thể dân cư. Về mặt lý tưởng mà nói, những mục tiêu
tăng trưởng và công bằng này phải đạt được thông qua các chiến lược phát triển
dài hạn và những phản ứng ngắn hạn của nhà nước trước những cú sốc từ nền
kinh tế thế giới. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, một chiến
lược lần thứ ba kể từ năm 1991 dự định sẽ tạo ra một lộ trình cho sự hỗ trợ đó.
Chúng tôi rất vui khi có thể đóng góp vào quá trình soạn thảo SEDS này thông
qua nghiên cứu và phân tích của mình về lao động, việc làm và đô thị hóa tại
Việt Nam.
Báo cáo này, về lao động, sẽ giải quyết những vấn đề về việc huy động và sử
dụng một trong những nguồn lực sản xuất chính của Việt Nam. Báo cáo này
được soạn thảo song hành với một báo cáo nghiên cứu về phát triển nông nghiệp
và nông thôn, cũng để hỗ trợ cho quá trình quá trình xây dựng SEDS này. Báo
cáo đó sẽ đề cập tới t những vấn đề liên quan tới việc sử dụng một nguồn lực sản
xuất chính nữa, đó là đất đai. Bằng việc so sánh kinh nghiệm của Việt Nam với
những nước láng giềng trong khu vực và bằng việc đánh giá các bối cảnh chính
sách hiện tại và trong tương lai, mỗi báo cáo nghiên cứu đều cố gắng xác định
những chiến lược thành công và đề xuất phương cách mà theo đó nguồn lực hiện
có của một nước có thể được sử dụng để đem lại lợi ích lớn nhất cho các thế hệ
hiện tại và tương lai.
Các bài học từ các kinh nghiệm mang tính so sánh
Một phần lớn trong báo cáo này được dành ra để đánh giá những kinh nghiệm
của khu vực mà phù hợp với trường hợp của Việt Nam. Chúng tôi lưu ý rằng có
sự khác biệt đáng kể về những điều kiện ban đầu và những điều kiện mang tính
iii
lịch sử giữa các nước mà sẽ làm cho việc so sánh trực tiếp trở nên phức tạp.
Chúng tôi đã quan sát thấy những mô hình chung về chính sách và kết quả đạt
được tại các nền kinh tế châu Á thành công và rút ra 5 đặc điểm chung cho phép
các nước đó phát triển mà vẫn bảo đảm được sự bJnh đẳng:
1. Các nền kinh tế thành công ban đầu tập trung vào các ngành hướng về xuất
khẩu, thâm dụng lao động, những ngành đảm bảo tăng việc làm nhanh và duy
trì được sự cân bằng giữa tăng việc làm với tăng năng suất.
Những ngoại lệ (đương nhiên là có ngoại lệ) của nhận xét này là (1) các ngành
sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Đông Nam Á, nơi mà các ngành công nghiệp
khai khoáng, lâm nghiệp và dầu khí thâm dụng vốn đã đóng góp quan trọng vào
tăng trưởng kinh tế, và (2) Hàn Quốc, nơi mà sự kiểm soát hoàn toàn của chính
phủ đối với thị trường vốn và các rào cản bảo hộ cao đối với công nghiệp đã
giúp chiến lược công nghiệp hóa trở nên khả thi trong những năm 60 và 70. Tuy
nhiên, những điều kiện giúp cho chiến lược của Hàn Quốc có tính khả thi đó
hiện nay không còn tồn tại với bất kỳ nước nào nữa. Nhìn chung, các nền kinh tế
mới công nghiệp hóa (NIEs) đã đạt được tốc độ tăng sản lượng và việc làm
nhanh thông qua các ngành thâm dụng lao động trong khi vẫn dựa vào lao động
có tay nghề để đảm bảo tăng năng suất trong dài hạn, nhờ đó tìm ra được sự cân
bằng giữa tăng việc làm và tăng năng suất (Islam 2009). Trung Quốc và Ấn Độ
(và cả Việt Nam) đã phát