Báo cáo Lập hồ sơ xây lắp

Nước ta suốt một thời kì dài nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp, tất cả hoạt động dưới sự lãnh đạo tập trung của nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước, không có chính sách mở rộng quan hệ ngoại giao với các nứoc khác; hầu như không có sự cạnh tranh, năng động, sản xuất được thực hiện và hoàn thành theo chỉ tiêu bàn giao, không chú trọng đến chất lượng và nhu cầu của xã hội . . . chính vì vậy nền kinh tế cũng như kỹ thuật công nghệ chậm phát triển. Trong giai đoạn này, ngành xây dựng cũng không nằm ngoài cơ chế đó, hình thức chỉ định thầu được áp dụng thống nhất rong cả nước, triệt tiêu hiệu quả cạnh tranh nân cao chất lượng, với hình thức này có rất nhiều sự việc tiêu cục mà cho đến nay chúng ta vẫn đang phải tìm cách khắc` phục. Từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, chúng ta đã tiến hành đổi mới nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Kinh tế thị trường dưới sự điều tiết đúng đắn của nhà nước đang phát huy thế mạnh của nó đẩy mạnh tốc độ phát triển của nền kinh tế việt Nam trong thời kì mới. Kết thúc năm 2007 tổng sản lựơng trong nứơc GDP tăng 8.44% so với năm 1997, đứng thứ 3 châu Á ( sau trung Quốc 11,3% và An Độ khoảng gần 9%) cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng của năm trước đó năm 2006 là 8,17% so với năm 1997. Cũng trong năm này Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO. Dấu hiệu tốt lành này đã chấm dứt xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của những năm trứơc đó và mở ra triển vọng mới của sự phục hồi và phát triển của những năm tới. Nền kinh tế được hồi phục cùng với nó là môi trường đầu tư mới được cải thiện khuyến khích sự đầu tư của các đối tượng, nhiều dự án mới được thực hiện, thị trường đầu tư được mở rộng, tạo điều kiện cho sự phát triển của Xây Dựng và Công Nghệ xây dựng, hình thức đấu thầu bắt đầu được phát triển rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng với mức độ ngày càng cao. Để thực hiện cạnh tranh công bằng giũa các thành phần kinh tế, các văn bản pháp quy đã từng bước được thực hiện và ngày càng chặt chẽ đảm bảo tính công bằng khách quan trong đấu thầu, qua đó đấu thầu trở thành một yếu tố không thể thiếu quyêt định hiệu quả kinh tế của dự án. Thông qua đấu thầu chất lượng công trình đã được nâng cao, nhờ đấu thầu đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng, năng lực nhà thầu và chất lượng công tác đấu thầu nói chung được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta hiện nay vẫn chưa thoát khỏi thời kì khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa thật vững chắc, tình hình giá cả trong nước không ngừng biến động theo hướng bất lợi cho đầu tư, các điểm yếu của nền kinh tế tồn tại nhiều năm nay như : kết cấu hạ tầng giao thông thủy điện ngày càng yếu hơn sau thiên tai nên không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế bền vững với tốc độ cao . Bên cạnh đó môi trừơng luật pháp đã đựơc thay đổi nhưng vẫn chưa thống nhất. thị trường đầu tư đã dược cải thiện nhưng chưa thực sự trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Công tác đấu thầu vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cả về phương diện luật pháp lẫn phương diện áp dụng luật pháp : việc đánh giá HSDT theo phương thức chấm điểm và cách xác định điểm cho các yếu tố còn tùy tiện thiếu khách quan, việc vận dụng xét thầu chưa có sự thống nhất chất lượng chuyên gia trong mọi khâu của đấu thầu chưa cao và không đồng đều.

doc136 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Lập hồ sơ xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. -----š›&š›----- Báo cáo tốt nghiệp Đề tài: Lập hồ sơ xây lắp MỤC LỤC Lời Cảm Ơn Đồ án tốt nghiệp này là bản báo cáo kết quả học tập của em sau quá trình học tập tại khoa kinh tế – trường Cao Đẳng Xây Dựng Số 2. Để có được kết quả này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong trường nói chung và các thầy, cô giáo trong khoa kinh tế nói riêng. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Dương Công Đức đã tận tình hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành đò án này. Đồ án được thực hiện trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã được học tập tại trường và học hỏi thêm thực tế. Sau tám tuần em đã cố gắn hoàn thành đồ án, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo để em cố thể rút ra những kinh nghiệm, nâng cao và hoàn thiện hơn nữa về kiến thức của mình. Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo !. TP. HỒ CHÍ MINH, Ngày 24 tháng 07 năm 2008 Sinh viên: Dương Thị Thùy Trang PHẦN MỞ ĐẦU ……………………š ¯ ›……………………… Tổng quan sự chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước . Nước ta suốt một thời kì dài nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp, tất cả hoạt động dưới sự lãnh đạo tập trung của nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước, không có chính sách mở rộng quan hệ ngoại giao với các nứoc khác; hầu như không có sự cạnh tranh, năng động, sản xuất được thực hiện và hoàn thành theo chỉ tiêu bàn giao, không chú trọng đến chất lượng và nhu cầu của xã hội . . . chính vì vậy nền kinh tế cũng như kỹ thuật công nghệ chậm phát triển. Trong giai đoạn này, ngành xây dựng cũng không nằm ngoài cơ chế đó, hình thức chỉ định thầu được áp dụng thống nhất rong cả nước, triệt tiêu hiệu quả cạnh tranh nân cao chất lượng, với hình thức này có rất nhiều sự việc tiêu cục mà cho đến nay chúng ta vẫn đang phải tìm cách khắc` phục. Từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, chúng ta đã tiến hành đổi mới nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Kinh tế thị trường dưới sự điều tiết đúng đắn của nhà nước đang phát huy thế mạnh của nó đẩy mạnh tốc độ phát triển của nền kinh tế việt Nam trong thời kì mới. Kết thúc năm 2007 tổng sản lựơng trong nứơc GDP tăng 8.44% so với năm 1997, đứng thứ 3 châu Á ( sau trung Quốc 11,3% và An Độ khoảng gần 9%) cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng của năm trước đó năm 2006 là 8,17% so với năm 1997. Cũng trong năm này Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO. Dấu hiệu tốt lành này đã chấm dứt xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của những năm trứơc đó và mở ra triển vọng mới của sự phục hồi và phát triển của những năm tới. Nền kinh tế được hồi phục cùng với nó là môi trường đầu tư mới được cải thiện khuyến khích sự đầu tư của các đối tượng, nhiều dự án mới được thực hiện, thị trường đầu tư được mở rộng, tạo điều kiện cho sự phát triển của Xây Dựng và Công Nghệ xây dựng, hình thức đấu thầu bắt đầu được phát triển rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng với mức độ ngày càng cao. Để thực hiện cạnh tranh công bằng giũa các thành phần kinh tế, các văn bản pháp quy đã từng bước được thực hiện và ngày càng chặt chẽ đảm bảo tính công bằng khách quan trong đấu thầu, qua đó đấu thầu trở thành một yếu tố không thể thiếu quyêt định hiệu quả kinh tế của dự án. Thông qua đấu thầu chất lượng công trình đã được nâng cao, nhờ đấu thầu đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng, năng lực nhà thầu và chất lượng công tác đấu thầu nói chung được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta hiện nay vẫn chưa thoát khỏi thời kì khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa thật vững chắc, tình hình giá cả trong nước không ngừng biến động theo hướng bất lợi cho đầu tư, các điểm yếu của nền kinh tế tồn tại nhiều năm nay như : kết cấu hạ tầng giao thông thủy điện ngày càng yếu hơn sau thiên tai nên không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế bền vững với tốc độ cao . Bên cạnh đó môi trừơng luật pháp đã đựơc thay đổi nhưng vẫn chưa thống nhất. thị trường đầu tư đã dược cải thiện nhưng chưa thực sự trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Công tác đấu thầu vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cả về phương diện luật pháp lẫn phương diện áp dụng luật pháp : việc đánh giá HSDT theo phương thức chấm điểm và cách xác định điểm cho các yếu tố còn tùy tiện thiếu khách quan, việc vận dụng xét thầu chưa có sự thống nhất chất lượng chuyên gia trong mọi khâu của đấu thầu chưa cao và không đồng đều. Mục tiêu của công tác đấu thầu là nhằm thực hiện tính cạnh tranh công bằng, minh bạch và văn minh trong quá trình đấu thầu nhằm laự chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo hiệu của kinh tế của dự án. Như vậy đấu thầu chỉ có thể tòn tại, thực hiện đựoc trong môi trường cạnh tranh công bằng, cạnh tranh là động cơ của sự phát triển, rất nhiều nứoc phát triển trên thế giới đã có luật về chống độc quyền để đảm bảo sự cân bằng, sự phát triển của nền kinh tế mà cạnh tranh lành mạnh mang lại. 2- Sự chuyển biến về phương thức giao nhận thầu xây lắp sang đấu thầu là chủ yếu : Sự chuyển biến về phương thức giao nhận thầu xây lắp sang đấu thầu là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm đáp ứng cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước . Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp không coi trọng nhân tố thị trường , các khuyến khích vật chất và phương pháp kinh tế không được coi trọng , tính cạnh tranh chưa có , Nhà Nước đóng vai trò chủ đạo mang tính trực tiếp và tính pháp lệnh cao . Khi chuyển sang cơ chế thị trường thì coi trọng cơ chế thị trường , nâng cao vai trò chủ động của doanh nghiệp , mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt , Nhà nước chỉ quản lý chủ yếu bằng các định hướng , pháp lệnh và các chính sách kinh tế , nên phương thức giao nhận thầu được chuyển sang đấu thầu . 3- Mục đích , vai trò của đấu thầu xây lắp : Là thực hiện tính cạnh tranh , công bằng , minh bạch trong quá trình đấu thầu nhằm lựa chọn nhà thầu phù hợp bảo đảm hiệu quả kinh tế của dự án và chất lượng công trình . 3.1- Đối với Chủ đầu tư : - Thông qua đấu thầu giúp cho họ lựa chọn được nhà thầu tốt nhất , có đủ năng lực về tài chính , kinh nghiệm , giá cả hợp lý có thể đáp ứng được các yêu cầu của Chủ đầu tư và tránh được tình trạng độc quyền của nhà thầu . - Kích thích sự cạnh tranh giữa các nhà thầu , thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển trong các lĩnh vực xây dựng làm tăng năng suất , giảm chi phí . 3.2- Đối với nhà thầu : - Đảm bảo tính công bằng trong các thành phần kinh tế . - Do tính chất cạnh tranh sẽ thúc đẩy các nhà thầu phải nổ lực tìm các biện pháp công nghệ tốt hơn để giảm chi phí sản xuất ( giảm giá dự thầu ) để thắng thầu . - Nâng cao trách nhiệm hơn đối với các công việc đã thắng thầu nhằm giữ uy tín đối với khách hàng và khẳng định thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường . 3.3- Đối với xã hội : - Kích thích khoa học – kỹ thuật phát triển đồng thời thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển . - Thông qua đấu thầu đã tạo ra sự tiết kiệm được nguồn vốn lớn trong xây dựng cơ bản , và phát huy tốt được nguồn vốn đầu tư . - Ngày càng có nhiều công trình kiến trúc hiện đại mọc lên , tạo vị thế đất nước trên trường quốc tế và niềm tin trong quá trình hội nhập quốc tế đối với các nhà đầu tư . PHẦN I ………………………š ¯ ›……………………… TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU , GÓI THẦU VÀ NHÀ THẦU THAM DỰ I. Khái niệm , các yêu cầu trong đấu thầu : I.1. khái niệm : 1.1. Đấu thầu : Theo khoản 2, điều 4 của luật đấu thầu số 61/2005/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và điều 2 NĐ 58/2008/ NĐ – CP ngày 05 tháng 05 năm 2008. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh , công bằng , minh bạch và hiệu quả kinh tế . - Đấu thầu xây lắp là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu về xây dựng , lắp đặt thiết bị các công trình , hạng mục công trình . - Đấu thầu tuyển chọn tư vấn là quá trình lựa chọn một đơn vị hay cá nhân có nhân lực , kinh nghiệm chuyên môn phù hợp để thực hiện các công việc có liên quan đến quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án . - Đấu thầu mua sắm hàng hoá là quá trình lựa chọn Nhà thầu đáp ứng các yêu cầu vế máy móc , phương tiện vận chuyển , thiết bị , bản quyền sở hữu công nghiệp , bản quyền sở hữu công nghệ , nguyên liệu , nhiên liệu , vật liệu , hàng tiêu dùng ( thành phẩm , bán thành phẩm ). 1.2. Bên mời thầu : ( Theo khoản 10 , điều 4 của của luật đấu thầu số 61/2005/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2005). Là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. 1.3. Nhà thầu : (Theo khoản 11,12,13,14,15,16,17,18,19 ; điều 4 của của luật đấu thầu số 61/2005/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2005). Và khoản 4 điều 10 của NĐ 58/2008/ NĐ – CP ngày 05 tháng 05 năm 2008 - Nhà thầu là tổ chức , cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định . - Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (sau đây gọi là nhà thầu tham gia đấu thầu). Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với một một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn vị dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh. - Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn. - Nhà thầu cung cấp là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu cung cấp hàng hoá - Nhà thầu xây dựng là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu xây lắp. - Nhà thầu EPC là nhà thầu tham gia đấu thầu để thực hiện gói thầu EPC (EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) - Nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thoả thuận hoặc hợp đồng được ký kết với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu. - Nhà thầu trong nước là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. - Nhà thầu nước ngoài là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nhà nước mà nhà thầu mang quốc tịch. 1.4. Gói thầu : ( Theo khoản 20, 21 điều 4 của luật đấu thầu số 61/2005/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và khoản 1, 2 điều 10 của NĐ 58/2008/ NĐ – CP ngày 05 tháng 05 năm 2008) Là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dưng mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên. 1.5. Hồ sơ mời thầu : (theo khoản 2 điều 15 NĐ 58/2008/ NĐ – CP ngày 05 tháng 05 năm 2008 và khoản 24, điều 4 của của luật đấu thầu so 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005). Là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm : các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký hợp đồng . Hồ sơ mời dự thầu phải được cấp có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền phê duyệt trứơc khi phát hành . 1.6. Hồ sơ dự thầu : Là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời dự thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu . I.2. Mục tiêu của đấu thầu : Mục tiêu của công tác đấu thầu là nhằm thực hiện tính cạnh tranh , công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu là nhằm lựa chọn nhà thầu phù hợp , đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án . I.3. Các yêu cầu trong đấu thầu : 3.1 Yêu cầu đối với bên mời thầu và tổ chuyên gia đấu thầu : theo điều 9 luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 1. Cá nhân tham gia bên mời thầu phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Am hiểu pháp luật về đấu thầu b) Có kiến thức về quản lý dự án c) Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu theo các lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính và pháp lý. d) Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA. 2. Tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành phần tổ chuyên gia đấu thầu gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý và các lĩnh vực có liên quan. Thành viên tổ chuyên gia đấu thầu phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu b) Có trình độ chuyên môn liên quan đến đấu thầu. c) Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu. Có tối thiểu 3 năm công tác trong trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu. Thành viên tổ chuyên gia đấu thầu không nhất thiết phải tham gia bên mời thầu và ngược lại. 3. Trường hợp chủ đầu tư có đủ nhân sự đáp ứng các điều kiện qui định tại khoản 1 Điều này thì tự mình làm bên mời thầu. Trường hợp chủ đầu tư không có đủ nhân sự không đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều này thì tiến hành lựa chọn theo qui định cuả Luật này một tổ chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chyên nghiệp có du03 năng lực và kinh nghiệm thay mình làm bên mời thầu. Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu theo qui định của Luật này và ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu sau khi thương thảo hợp, hoàn thiện hợp đồng. 3.2 điều kiện tham gia đấu thầu : Theo qui định tại điều 10 luật đấu thầu 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 1. Có tư cách hợp lệ qui định tại Điều 7, Điều 8 của Luật này. 2. Chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu với một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó qui định rõ người đứng đầu của liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu. 3. Đáp ứng yêu cầu nêu trong thông báo mời thầu hoạc thư mời thầu của bên mời thầu. 4. Đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu theo qui định tại Điều 11 của Luật này 3.3 đối với hồ sơ mời dự thầu , hồ sơ mời đấu thầu , hồ sơ dự thầu và hồ sơ đấu thầu : theo qui định tại khoản 2 điều 32 của luật đấu thầu - Hồ sơ mời dự thầu : + Thông tin về gói thầu : phạm vi công việc ; qui mô , tính chất của gói thầu ; loại , cấp công trình ; nguồn vốn đầu tư ; địa điểm xây dựng công trình . + Các câu hỏi về năng lực , kinh nghiệm đối với nhà thầu quy định tại Phụ lục số 7 kèm theo nghị định số 16/NĐ-CP . + Các chỉ dẫn cần thiết cho nhà thầu . + Yêu cầu về bảo lãnh dự thầu . -Hồ sơ mời đấu thầu : + Các thông tin về thiết kế bao gồm các bản vẽ và thuyết minh nếu có , tiến độ và các điều kiện của Chủ đầu tư . + Các điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng do bên mời thầu đưa ra áp dụng đối với gói thầu . + Yêu cầu hoặc chỉ dẫn nếu có của bên mời thầu đối với nhà thầu về hồ sơ đấu thầu . + Yêu cầu về bảo lãnh đấu thầu ; Trường hợp không thực hiện giai đoạn sơ tuyển thì nội dung hồ sơ mời đấu thầu còn phải có các yêu cầu về năng lực nhà thầu . Hồ sơ dự thầu bao gồm các nội dung chủ yếu sau : + Đơn dự thầu theo mẫu quy định ; + Bảo lãnh dự thầu ; + Tài liệu chứng minh năng lực nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời dự thầu được thể hiện bằng các biểu mẫu . - Hồ sơ đấu thầu bao gồm các nội dung chủ yếu sau : + Các bản vẽ , giải pháp thực hiện , biện pháp kỹ thuật và tiến độ thực hiện ; + Bảng tính tiên lượng và giá dự thầu ; + Các đề xuất kỹ thuật nếu có ; đề nghị sửa đổi , bổ sung đối với các điều kiện chung , điều kiện cụ thể của hợp đồng áp dụng cho gói thầu do bên mời thầu đưa ra . + Bảo lãnh đấu thầu . I.4. Các hình thức lựa chọn nhà thầu : Tuỳ theo quy mô , tính chất , nguồn vốn xây dựng công trình , người quyết định đầu tư hoặc Chủ đầu tư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau đây : - Đấu thầu rộng rãi trong hoạt động xây dựng Điều 18 của luật đấu thầu được ban hành kèm theo số 61/2005/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. - Đấu thầu hạn chế trong hoạt động xây dựng Điều 19 của luật đấu thầu được ban hành kèm theo số 61/2005/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. - Chỉ định thầu trong hoạt động xây dựng Điều 20 của luật đấu thầu được ban hành kèm theo số 61/2005/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. - Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng ( Điều 55 và Điều 97-LXD ) - Tự thực hiện được quy định tại các Điều 41, Điều 50 , Điều 57 , Điều 75 , Điều 89 của Luật Xây Dựng . 1- Đấu thầu rộng rãi : Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia . Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện , thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo trên tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của nhà nước và của Bộ , ngành địa phương tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu . Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu áp dụng trong đấu thầu . Các hình thức lựa chọn nhà thầu khác chỉ được áp dụng khi có đầy đủ căn cứ và được người có thẩm quyền chấp thuận trong kế hoạch đấu thầu . 2- Đấu thầu hạn chế : Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà Bên mời thầu mời một số nhà thầu ( tối thiểu là 5 ) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham dự . Trong trường hợp thực tế chỉ có ít hơn 5 , Bên mời thầu phải báo cáo chủ dự án trình người có thẩm quyền xem xét , quyết định . Chủ dự án quyết định danh sách nhà thầu tham dự trên cơ sở đánh giá của Bên mời thầu về kinh nghiệm và năng lực các nhà thầu , song phải đảm bảo khách quan , công bằng và đúng đối tượng . Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau : Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu ; Do nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế ; Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế . 3- Chỉ định thầu : Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng . Hình thức này chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt sau đây : a) Trường hợp bất khả kháng do thiên tai , địch hoạ , sự cố cần khắc phục ngay thì chủ dự án ( người được người có thẩm quyền giao trách nhiệm quản lý và thực hiện dự án ) được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công việc kịp thời . Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày quyết định chỉ định thầu , chủ dự án phải báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền về nội dung chỉ định thầu ; người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền nếu phát hiện việc chỉ định thầu sai với quy định phải kịp thời xử lý . b) Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm , bí mật quốc gia , bí mật an ninh , bí mật quốc phòng do Thủ tướng Chính Phủ quyết định . c) Gói thầu có giá trị dưới 1 tỷ đồng đối với mua sắm hàng hoá , xây lắp ; dưới 500 triệu đồng đối với tư vấn . Các gói thầu được chỉ định thầu thuộc dự án nhóm A , Thủ tướng Chính Phủ phân cấp cho Bộ Trưởng , thủ trưởng cơ quan ngang Bộ , cơ quan thuộc Chính Phủ , Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính Phủ thành lập ( Tổng Công ty 91 ) , Chủ tịch Uỷ Ban nhân dân tỉnh , thành phố trực thuộc Trung Ương có dự án quyết định . Khi chỉ định thầu các gói thầu nêu tại khoản 2 Điều 1 của Nghị Định này , người có thẩm quyền quyết định chỉ định thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình . Trường hợp thấy không cần thiết chỉ định thầu thì tổ chức đấu thầu theo quy định . Nghiêm cấm việc tuỳ tiện chia dự án thành nhiều gói thầu nhỏ để chỉ định thầu . Bộ Tài Chính quy định cụ thể về chỉ định thầu mua sắm đồ dùng , vật tư , trang thiết bị , phương tiện làm việc thường xuyên của cơ quan nhà nước , đoàn thể , doanh nghiệp nhà nước ; đồ dùng , vật tư , trang thiết bị , phương tiện làm việc thông thường của lực lượng vũ trang . Gói thầu có tính chất đặc biệt khác do yêu cầu của cơ quan tài trợ vốn , do tính phức tạp về kỹ thuật và công nghệ hoặc do yêu cầu đột xuất của dự án , do người có thẩm quyền quyết định đầu tư , quyết định chỉ định thầu trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư , ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơ quan c