Nghiên cứu đầu tiên về mạng WPAN bắt nguồn từ dự án nghiên cứu của tập đoàn IBM vào năm 1996, gọi là ‘Near-field Intra-body Communication PAN (NIC PAN)’ là công nghệ sử dụng con người làm môi trường truyền dẫn.
1994: dự án Bluetooth bởi tập đoàn Ericson nghiên cứu về giải pháp liên lạc không giây giữa các điện thoại. Bluetooth trở thành chuẩn của mạng WPAN.
1999: SIG tung ra Version 0.1 của Bluetooth.
2001: Version 1.1 of Bluetooth được giới thiệu
Cả 2 phiên bản này đều hỗ trợ tốc độ 64 Kbps cho kênh thoại và tốc độ tối đa cho kênh dữ liệu bất đồng bộ và bất đối xứng là 721 kbps cho một hướng và 57.6 kbps cho hướng còn lại, nếu là đối xứng thì tốc độ tối đa cho cả 2 hướng là 432 kbps. Bluetooth sử dụng điều chế Frequency Hopping Spread Spectrum (FHSS) ở dải tần ISM 2.4 GHz
1997: Một chuẩn khác của mạng WPAN được phát triển bởi tổ chức Home RF working.
1999: Version 1.0 Home RF thích hợp hơn Bluetooth trong việc truyền âm thanh, hình ảnh, video hay dữ liệu chất lượng cao được giới thiệu. Tuy nhiên, Home RF đã không nhận được nhiều tài trợ từ các tập đoàn công nghiệp như Bluetooth. Cũng giống như Bluetooth, Home RF hỗ trợ âm thanh thoại và kênh truyền dữ liệu bất đồng bộ sử dụng.
52 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2388 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Mạng máy tính - Đề tài Wireless, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Công Nghệ Thông Tin
MẠNG MÁY TÍNH
Báo Cáo Đề Tài Cá Nhân: WireLess
GVHD: TS.Nguyễn Quang Tấn
SV Thực Hiện: Nguyễn Trình
Mã số SV: K36104093
Lớp: CNTT-2
Email: nguyentrinh69@gmail.com
TP.HCM 2012
Mục Lục
1 – LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ CÁC CẤU TRÚC LIÊN KẾT MẠNG
1.1 Lịch sử phát triển
Thuật ngữ Wireless dùng để chỉ các loại mạng máy tính mà môi trường truyền thông của chúng là sóng điện từ hay sóng radio. Wireless có lịch sử phát triển từ rất lâu trước khi có những tiến bộ nhảy vọt như bây giờ.
1897: Heinrich Hertz là người đầu tiên thực nghiệm sóng radio sử dụng Spark Gap T ó trong tương lai
1896: Lịch sử wireless được đánh dấu khởi nguồn từ phát minh hệ thống điện toán không dây
của nhà khoa học người Italy Guglielmo Marconi .
1927: Ngành radiotelephone được thương mại hóa thành dịch vụ và hoạt động giữa 2 nước Britain và US.
1946: Chiếc xe hơi đàu tiên gắn hệ thống điện thoại di động được chế tạo ở St.Louis, sử dụng kĩ thuật Push-to-talk.
1948: Claude Shannon giới thiệu 2 trang giấy chuẩn về nguyên lý thông tin, bao gồm cơ sở để nén dữ liệu (mã hóa nguồn) và phương pháp phát hiện và sửa lỗi (mã hóa kênh).
1950: TD-2, hệ thống vệ tinh mặt đất đầu tiên được thiết lập với 2400 mạch điện thoại.
1950s: vào cuối thập niên, một vài hệ thống di động push-to-talk được thiết lập trong những thành phố lớn cho CB-radio, taxis, police…
1950s: cũng vào cuối thập niên 1950, hệ thống sử dụng thiết bị paging access control equipment (PACE) được thiết lập.
1960s: vào đầu thập niên, hệ thống Improved Mobile Telephone System (IMTS) phát triển thu phát dữ liệu đồng thời, tăng số lượng kênh truyền, và công suất lớn hơn.
1962: vệ tinh đầu tiên mang tên Telstar được đưa vào quỹ đạo.
1964: Tổ chức thế giới về vệ tinh viễn thông International Telecommunications Satellite Consortium (INTELSAT) thành lập, và vào năm 1965 phóng vệ tinh địa tĩnh Early Bird.
1968: tổ chức Defense Advanced Research Projects Agency – US (DARPA) chọn BBN để phát triển dự án ARPANET ( Advanced Research Projects Agency Network), cha đẻ của Internet hiện đại.
1970s: Packet switching xuất hiện như là một phương thức truyền dữ liệu hiệu quả, với chuẩn X.25 xuất hiện vào cuối thập niên.
1977: Advanced Mobile Phone System (AMPS), phát minh bởi Bell Labs,được cài đặt đầu tiên ở US với những vùng địa lý đước phân chia thành những tế bào
1983: ngày 1 tháng 1, TCP/IP được chọn chính thức là giao thức ARPANET, từ đó sự phát triển diễn ra ngày càng nhanh chóng.
1992: hơn 1 triệu máy chủ nối mạng , và sau mỗi năm số lượng kết nối lại tăng gần gấp đôi.
1993: Internet Protocol version 4 (IPv4) được thiết lập cho việc truyền dẩn tin cậy trên Internet cùng với Transmission Control Protocol (TCP).
1994–5: FCC cấp giấy phép cho phổ Personal Communication Services (PCS) (1.7 to 2.3 GHz) trị giá 7.7 tỉ đô.
1998: Ericsson, IBM, Intel, Nokia, và Toshiba thông báo việc hợp tác để phát triển công nghệ Bluetooth truyền dữ liệu không dây giữa các thiết bị máy tính xách tay, điện thoại tế bào, máy tính cố định.
1990s: cuối thập niên, Virtual Private Networks (VPNs) dựa trên lớp thứ 2: Layer 2 Tunneling Protocol (L2TP) và IPSEC kĩ thuật an ninh được sử dụng.
- 2000: chuẩn 802.11b ra đời.
- 2000–1: Wired Equivalent Privacy (WEP) Security bị phá vỡ. Việc tìm kiếm vấn đề an ninh cho chuẩn 802.11(x)-based networks gia tăng.
1.2 Các cấu trúc liên kết mạng
1.2.1. Point to point connection
1.2.2. Star topology
1.2.3. Tree topology
1.2.4. Mesh network topology
2 – CÁC LOẠI MẠNG KHÔNG DÂY
2.1 Giới thiệu
Có 4 loại wireless network chính: WPAN(wireless personal area network), WLAN(wireless local area network), WMAN(wireless metropolitan area network), MOBILE DEVICES NETWORK (WAN). Chúng khác nhau về quy mô địa lý, giá tiền, và phương thức hoạt động.
Bảng so sánh các công nghệ mạng:
PAN
LAN
MAN
MOBILE DEVICES NETWORK (WAN)
Standards
802.15
802.11a, 802.11b, 802.11g
HiperLAN/2
802.11
MMDS, LMDS
GSM, GPRS
CDMA, 2.53G
Speed
<1 Mbps
254 Mbps
22+ Mbps
10384 Mbps
Range
Short
Medium
Medium-Long
Long
Application
Peer to peer
Device to device
Enterprise networks
Fixed, last-mile access
PDAs, mobile phones, cellular
2.2 Các loại mạng không dây:
2.2.1. WPAN
2.2.1.1 Giới thiệu
WPANs là mạng wireless hoạt động trong phạm vi POS (Personal Operation Space ), khoảng cách giữa các thiết bị thường dưới 10m.
Nghiên cứu đầu tiên về mạng WPAN bắt nguồn từ dự án nghiên cứu của tập đoàn IBM vào năm 1996, gọi là ‘Near-field Intra-body Communication PAN (NIC PAN)’ là công nghệ sử dụng con người làm môi trường truyền dẫn.
1994: dự án Bluetooth bởi tập đoàn Ericson nghiên cứu về giải pháp liên lạc không giây giữa các điện thoại. Bluetooth trở thành chuẩn của mạng WPAN.
1999: SIG tung ra Version 0.1 của Bluetooth.
2001: Version 1.1 of Bluetooth được giới thiệu
Cả 2 phiên bản này đều hỗ trợ tốc độ 64 Kbps cho kênh thoại và tốc độ tối đa cho kênh dữ liệu bất đồng bộ và bất đối xứng là 721 kbps cho một hướng và 57.6 kbps cho hướng còn lại, nếu là đối xứng thì tốc độ tối đa cho cả 2 hướng là 432 kbps. Bluetooth sử dụng điều chế Frequency Hopping Spread Spectrum (FHSS) ở dải tần ISM 2.4 GHz
1997: Một chuẩn khác của mạng WPAN được phát triển bởi tổ chức Home RF working.
1999: Version 1.0 Home RF thích hợp hơn Bluetooth trong việc truyền âm thanh, hình ảnh, video hay dữ liệu chất lượng cao được giới thiệu. Tuy nhiên, Home RF đã không nhận được nhiều tài trợ từ các tập đoàn công nghiệp như Bluetooth. Cũng giống như Bluetooth, Home RF hỗ trợ âm thanh thoại và kênh truyền dữ liệu bất đồng bộ sử dụng.
Sau này tổ chức IEEE cũng quyết định tham gia vào lĩnh vực phát triển công nghệ mạng WPAN.
3/1999: 802.15 Working Group được hình thành.
Working Group 802.15 có 4 Task Group (TG):
TG1. Group này làm việc trên PAN dựa trên c
TG2. Group này hoạt động với mục tiêu tạo điều kiện cho sự kết hợp giữa PAN và WLAN network.
TG3. Group này nhằm tới mục tiêu tạo ra chuẩn PAN với tốc độ dữ liệu vượt 20 Mbps trong khi đó vẫn duy trì giá thành thấp, công suất tiêu thụ và khả năng kết hợp đạt chuẩn công nghiệp.
TG4. Group này hướng tới việc sản xuất ra chuẩn PAN cho phép low-rate operation trong khi mức tiêu thụ công suất rất thấp, có thể kéo dài tuổi thọ của battery vài tháng hay thậm chí vài năm.
2.2.1.2 ứng dụng của WPAN
Kĩ thuật mạng PAN có thể được tích họp, cài đặt trong nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại tế bào, pagers, headphones, giao diện PC,… để chia sẻ những thông tin không dây.
Những ứng dụng có thể đạt được:
Personal device synchronization. Automatic data synchronization between mobile wireless equipment such as a mobile phone, notebook PC,…
Ad hoc connectivity. Transferring files, and other information to another user’s PANenabled device.
Localized wireless LAN access. PAN-enabled devices can gain access to services offered by wired LANs through PAN-compatible Access Points (APs).
Internet access. Downloads of email or browsing a web page using a PAN-enabled device, such as a mobile phone.
Wireless synchronization. Synchronization of portable devices with the stationary servers
via PAN APs.
2.2.1.3 So sánh với mạng WLAN
- Khích thước và khối lượng thiết bị nhỏ hơn WLAN
- Giá thành thấp: thiết bị PAN nhằm cung cấp kết nối không dây cho các thiết bị điện tử thương mại. Để có thể đạt được thiết bị kích thước nhỏ, chức năng của PAN còn được tích hợp trong các thiết bị. Để được thị trường chấp nhận, giá thành của chức năng PAN trên tồng giá thành của thiết bị phải nhỏ.
2.2.2. WLAN
2.2.2.1. Giới thiệu
Mạng Wireles hoạt động trong phạm vi toà nhà, văn phòng hay cơ quan, trường học…
Wi-Fi là thuật ngữ quen thuộc chỉ những dạng mạng WLAN mà dựa trên chuẩn 802.11 của tổ chức IEEE cũng giống như Ethernet và Token Ring là tên gọi gần gũi hơn của chuẩn tương ứng là IEE 802.3 và 802.5.
Vào giữa thập niên 1980, sự phát triển của công nghệ WLAN bắt đầu và được thúc đẩy bởi quyết định của tổ chức the US Federal Communication Commission (FFC) cho phép sử dụng rộng rãi trong cộng đồng dải băng tần ISM( Industrial, Scientific and Medical).
1984: chuẩn IEEE Working Group 802.4 ra đời chịu trách nhiệm cho sự phát triển của phương thức token-passing bus access method.
1997: chuẩn 802.11đầu tiên được phát triển để phục vụ cho vấn đề kĩ thuật lẫn thị trường.
2.2.2.2 Giao thức WLAN
1. BSSs (Basic service sets)
IBSS cũng được cho là một dạng kết nối mạng Ad-hoc vì nó chủ yếu là mạng peer-to-peer (ngang hàng) WLAN. Việc thông tin được thiết lậpkhông dây giữa các máy chủ mà không cần Access Point.
2. BSS(Infrastructure basic service set) đòi hỏi phải có một station chuyên dụng hay còn gọi là Access Point.
3. ESSs (Extended service sets)
Nhiều infrastructure BSSs có thể được kết nối với nhau qua giao diện uplink. Trong thế giới của 802.11, giao diện uplink kết nối BSS với hệ thống phân phối distribution system (DS). Tập hợp các BSSs được kết nối với DS được gọi là ESS.
2.2.3 WMAN
Wireless Metropolitan area networks are a type of wireless network that connects several Wireless LANs.
WMANs dựa trên chuẩn 802.16. WiMAX là thuật ngữ chỉ mạng wireless MAN và dựa trên chuẩn IEEE 802.16d/802.16e.
1988: tập hợp các chuẩn 802.16 được bắt đầu phát triển bởi IEEE.
2002: chuẩn 802.16 đầu tiên được giới thiệu.
3 - NHỮNG GIAO THỨC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MẠNG WIRELESS
3.1 Giới thiệu
Có nhiều giao thức được sử dụng trong mạng wireless, những giao thức thường gặp được giới thiệu trong bài:
Bluetooth
Wireless Application Protocol
Wireless Session Protocol
Wireless Internet Protocol
Wireless Network Protocol
Wireless Routing Protocol
Wireless Communications Transfer Protocol
Wireless transaction protocol
…
Ngoài ra còn có nhiều giao thức khác do các hãng viễn thông khác nhau trên thế giới đưa ra nhưng có tầm ứng dụng nhỏ hơn.
3.2 Các giao thức được sử dụng trong mạng Wireless
3.2.1. Bluetooth
Bluetooth sử dụng nhiều loại giao thức khác nhau: ngăn chứa điều khiển (Controller stack) chứa đựng the timing critical radio interface và ngăn chứa host(host stack) làm việc với dữ liệu mức cao.
+ Ngăn chứa điều khiển:
- Liên kết định hướng bất đồng bộ(Asynchronous Connection-Oriented (ACL) link): đây là kiểu liên kết không dây thông thường sử dụng cho những gói dữ liệu dùng trình tự hỏi vòng TDMA. Các gói dữ liệu ở đây phân biệt nhau bởi chiều dài(length), sửa lổi(forward error correction), kiểu điều chế(modulation). Kết nối phải được thiết lập và chấp nhận giữa hai thiết bị trước khi truyền. Nếu không được xác nhận, gói ACL sẽ được gửi lại với một số lượng lần gửi lại được kiểm soát. Thời gian để thiết bị tự ngắt kết nối khoảng 20 giây và có thể tùy chỉnh.
- Liên kết định hướng đồng bộ(Synchronous connection oriented (SCO) link): sử dụng cho dữ liệu thoại, sử dụng khe thời gian, dữ liệu mất thì không truyền lại nhưng tính năng sửa lỗi có thể tùy chọn(trong eSCO)
- Giao thức quản lý liên kết(Link management protocol (LMP)): hoạt động theo kiểu truyền thông điệp, nó sẽ tác động khi tính đồng bộ giữa hai thiết bị thay đổi.
- Giao diện của bộ điều khiển máy chủ(Host/controller interface (HCI)): với những thiết bị đơn giản thì ngăn chứa máy chủ và bộ điều khiển tích hợp trên cùng một IC.
+ Ngăn chứa máy chủ(Host Stack):
- Giao thức thích nghi và điều khiển liên kết luận lý(Logical link control and adaptation protocol (L2CAP)): dồn dữ liệu giữa những lớp giao thức khác nhau (lớp giao thức cao hơn), phân chia và ráp lại các gói dữ liệu, quản lý việc truyền dữ liệu tới một nhóm thiết bị sử dụng Bluetooth khác, quản lý chất lượng dịch vụ cho các lớp giao thức cao hơn. L2CAP có thể được cấu hình để đảm bảo độ tin cậy cho mỗi kênh bằng cách truyền lại hoặc kiểm tra CRC.
- Giao thức gói mạng Bluetooth (Bluetooth network encapsulation protocol (BNEP)): phát đi những gói mạng phía trên của L2CAP, giao thức này được sử dụng bởi PAN(personal area networking) profile mô tả việc nhiều thiết bị sử dụng Bluetooth để tạo thành mạng Ad-Hoc.
Vị trí của BNEP và L2CAP:
- Giao tiếp bằng sóng cao tần (Radio frequency communication (RFComm.)): cũng nằm phía trên L2CAP, giả lập cổng nối tiếp RS-232 lên tới 60 liên kết cùng một lúc. Nó cũng tạo ra chuỗi dữ liệu tin cậy tương tự TCP, nhiều thiết bị sử dụng giao thức này vì tính hỗ trợ rông rãi và giao diện lập trình ứng dụng trong hầu hết các hệ điều hành.
- Giao thức tìm dịch vụ (Service discovery protocol (SDP)): cho phép các thiết bị tìm ra loại dịch vụ nào chúng hỗ trợ lẫn nhau để tiến hành kết nối. Tất cả các dịch vụ được xác định bởi một bộ xác định 128 bit là UUID (Universally Unique Identifier), với Bluetooth thì chỉ cần 16 bit.
- Giao thức điều khiển truyền tải xa (TCP (Telephony Control Protocol)): sử dụng để thiết lập và điều khiển việc gọi dữ liệu hay trò chuyện giữa hai thiết bị.
- Giao thức truyền tải điều khiển về nghe nhìn (Audio/visual control transport protocol (AVCTP)): dùng qua kênh của L2CAP, ứng dụng trong các thiết bị như stereo headset để điều khiển thiết bị chơi nhạc.
- Giao thức truyền tải dữ liệu nghe nhìn (Audio/visual data transport protocol (AVDTP)).
- Giao thức trao đổi dữ liệu dữ liệu giữa các thiết bị hồng ngoại (Object exchange (OBEX)): cũng được dùng trong những thiết lập yêu cầu trao đổi dữ liệu đơn giản trong Bluetooth.
3.2.2. Giao thức không dây tầng ứng dụng (Wireless Application Protocol (WAP))
Là một tiêu chuẩn quốc tế mở cho giao tiếp mạng ở tầng ứng dụng trong môi trường không dây, thường được sử dụng để truy cập các Mobile Web từ điện thoại di động hay PDA. Giao thức này tạo ra những dịch vụ dữ liệu tương tác mà trước đó rất bị hạn chế như tải nhạc, đọc báo, Email… WAP hiện đã có các phiên bản 1.0, 1.1, 1.2, 2.0.
3.2.3. Giao thức không dây tầng phiên (Wireless Session Protocol(WSP))
Chính là một phiên làm việc để duyệt Web, bắt đầu khi người sử dụng kết nối tới một địa chỉ tài nguyên (URL) và kết thúc khi người sử dụng rời khỏi địa chỉ đó. Quá trình thiết lập phiên sẽ không bao gồm các cơ chế bắt tay. WSP được dựa trên HTTP 1.1 với rất ít cải tiến, giúp tăng cường khả năng hoạt động của HTTP 1.1 trong môi trường không dây.
3.2.4. Các giao thức không dây tầng mạng
+ ExOR (wireless network protocol): là sự kết hợp giữa giao thức định tuyến (Routing protocol) và điều khiển đa truy nhập(MAC(Media Access Control)) dùng cho mạng Ad-hoc với thuật toán như sau: nguồn thông tin phát quảng bá một lượng các gói tin…
+ HSLS (Hazy-Sighted Link State Routing Protocol): là giao thức tầng mạng hỗn hợp không dây, được phát triển bởi tổ chức CUWiN. Đây là một thuật toán cho phép các máy tính giao tiếp qua radio số trong một mạng hỗn hợp để gửi thông điệp tới ngững máy tính nằm ngoài vùng radio trực tiếp.
+ DSR (Dynamic Source Routing): là một giao thức định tuyến cho những mạng hỗn hợp không dây. Đây là kiểu giao thức theo yêu cầu, giúp hạn chế dung lượng của những gói điều khiển trong mạng Ad-hoc.
3.2.5. Giao thức Internet không dây (Wireless Internet Protocols)
Những giao thức này có thể phát đi những trang có dạng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản mở rộng(Extensible HyperText Markup Language(XHTML)) thích hợp cho những thiết bị không dây mà không cần giao thức truyền tải ngôn ngữ đánh dấu của WAP proxies.
3.2.6. Giao thức định tuyến không dây (Wireless Routing Protocol(WRP))
Là giao thức được dùng trong mạng Mobile Ad-hoc Networks (MANETs). WRP sử dụng phiên bản nâng cấp của giao thức định tuyến vector khoảng cách, sử dụng thuật toán Bellman-Ford, giúp giảm thiểu những vòng lặp định tuyến và đảm bảo độ tin cậy trong việc trao đổi thông điệp. Các giao thức định tuyến:
+ Pro-active (table-driven) routing
+ Reactive (on-demand) routing
+ Flow-oriented routing
+ Adaptive (situation-aware) routing
+ Hybrid (both pro-active and reactive) routing
+ Hierarchical routing protocols
+ Geographical routing protocols
+ Power-aware routing protocols
+ Multicast routing
+ Geographical multicast protocols (Geocasting)
+ …
3.2.7. Giao thức chuyển tải liên lạc không dây (Wireless Communications Transfer Protocol(WCTP))
Là một phương pháp để gửi thông điệp đến các thiết bị không dây như Pagers trong mạng dịch vụ liên lạc cá nhân băng hẹp (NPCS). Giao thức này sử dụng HTTP như là lớp vận chuyển tới hệ thống kết nối mạng thế giới (World Wide Web). Phiên bản hiện tại của giao thức này là WCTP 1.3
3.2.8 Giao thức giao dịch không dây (Wireless Transaction Protocol(WTP))
Là giao thức được sử dụng trong viễn thông di động, đây là một lớp giao thức của giao thức truy cập không dây (Wireless Access Protocol(WAP)) giúp điện thoại di động truy cập Internet.
3.3 CÁC TIÊU CHUẨN CHO MẠNG KHÔNG DÂY
3.3.1 Bluetooth
Các thiết bị dùng chuẩn này sử dụng công suất thấp và tầm xa khoảng 30ft, mạng Bluetooth hoạt động ở dải tần 2.4 GHz với số lượng thiết bị được liên kết tối đa là 8, tốc độ tối đa là 1Mbps.
3.3.2 Các tiêu chuẩn của IEEE dành cho Wireless (IEEE 802.11 (WLAN), 802.15 (WPAN), 802.16 (WMAN), 802.20(WWAN) )
+ IEEE 802.11 (Wireless Local Area Network(WLAN)):
Wireless LAN Medium Access Control (MAC) and Physical Layer (PHY) Specifications
Tiêu chuẩn không dây đầu tiên của IEEE 802 là 802.11, được công nhận vào năm 1997, định nghĩa ba lớp vật lý là: FHSS ở 2.4 GHz, DSSS(Direct Sequence Spread Spectrum) ở 2.4 GHz và hồng ngoại.
+ 802.11a: nếu so sánh với 802.11b thì chuẩn này nhanh hơn về tốc độ (54Mbps) và hoạt động trên một dải tần hoàn toàn khác (5 GHz UNII Band). Kĩ thuật mã hóa được dùng là phương pháp dồn theo tần số trực giao (Orthogonal Frequency Division Multiplexing (OFDM)). Hoạt động ở tốc độ cao hơn và ở dải tần ít nhiễu hơn so với dải tần 2.4 GHz, 802.11a đã chiếm thị trường lớn hơn 802.11b.
Vấn đề của 802.11a là với cùng một năng lượng và độ khuếch đại thì tín hiệu 5 GHz chỉ đi xa bằng một nữa so với tín hiệu 2.4 GHz. Đây thực sự là vấn đề của những nhà kĩ thuật cần phải giải quyết trước khi hiện thực hóa tiêu chuẩn này. Hơn nữa, các thiết bị hoạt động ở chuẩn này không tương thích với 802.11b và các thiết bị truy cập cả hai băng tần ngày càng giảm giá thì cũng không rẻ bằng các thiết bị dùng chuẩn 802.11b.
+ 802.11b: đây là tiêu chuẩn cơ bản dùng trong mạng không dây ít năm về trước. Các mô tả của nó như sau: tốc độ tối đa là 11Mbps, sử dụng DSSS ở 2.4 GHz, dùng cáp Ethernet 10BaseT, có thể tự điều chỉnh tốc độ truyền dữ liệu thích hợp nhất (1, 2, 5.5, 11 Mbps) tùy vào cường độ tín hiệu mà nó nhận được. 802.11b được xem là đủ tốt để phục vụ đại trà với hàng triệu thiết bị đã được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn này.
+ 802.11g: cũng sử dung kĩ thuật OFDM như 802.11a nhưng ở dải tần 2.4 GHz. Điều này có nghĩa là chuẩn này có thể đạt dược tốc độ 54 Mbps và đồng thời tương thích với 802.11b. 802.11g sẽ được sử dụng rộng rãi nhờ có được những ưu điểm của 802.11a với giá rẻ hơn mà vẫn duy trì khả năng tương thích.
+ 802.11n: tốc độ có thể đạt được lên tới 300Mbps, hỗ trợ cả hai tần số là 2.4 GHz và 5 GHz. Nhờ sử dụng công nghệ MIMO (Multi-Input_Multi-Output) nên tầm phủ sóng khá xa. Các tiêu chẩn IEEE 802.11:
— IEEE Std 802.11a™-1999 (Amendment 1)
— IEEE Std 802.11b™-1999 (Amendment 2)
— IEEE Std 802.11b-1999/Corrigendum 1-2001
— IEEE Std 802.11d™-2001 (Amendment 3)
— IEEE Std 802.11g™-2003 (Amendment 4)
— IEEE Std 802.11h™-2003 (Amendment 5)
— IEEE Std 802.11i™-2004 (Amendment 6)
— IEEE Std 802.11j™-2004 (Amendment 7)
— IEEE Std 802.11e™-2005 (Amendment 8)
+ 802.16 (Wireless Metropolitan Area Network (WMAN)): là những tiêu chuẩn của mạng không dây băng thông rộng, tên thương mại là WiMAX (Worldwide Interoperability for Microwave Access)sự công nhận chuẩn này cũng là bước vượt qua những vấn đề về khoảng cách mà người sử dụng chuẩn 802.11 gặp phải. Những mô tả trong chuẩn 802.16 được thiết kế đặc biệt cho những cơ sở hạ tầng phục vụ cho mạng không dây của toàn bộ thành phố. Phạm vi bao phủ được tính bằng Kilomet. Chuẩn này sử dụng dải tần từ 10 GHz – 66 GHz tạo ra những