Báo cáo Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng Nội vụ huyện quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Hiệu quả hoạt động luôn là mục tiêu mà mọi cơ quan, tổ chức hướng đến trong đó có cơ quan hành chính nhà nước. Trong quá trình thực tập tại phòng Nội vụ huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, em thấy hiệu quả hoạt động của phòng Nội vụ đang còn nhiều bất cập, vì vậy em lựa chọn đề tài “Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng Nội vụ huyện quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa” cho bài báo cáo thực tập của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo được bố cục thành 3 chương: Chương I. Khái quát chung về UBND huyện Quảng Xương và phòng Nội vụ huyện Quảng Xương. Chương II. Thực trạng hoạt động của phòng Nội vụ huyện Quảng Xương. Chương III. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng Nội vụ huyện Quảng Xương. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn UBND huyện Quảng Xương, cán bộ, công chức công tác tại phòng Nội vụ đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập và em cũng xin chân thành cảm ơn Học viện, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hòa, và Giảng viên Trần Thị Ngọc Quyên đã hướng dẫn em hoàn thành đợt thực tập này.

doc27 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 12583 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng Nội vụ huyện quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hiệu quả hoạt động luôn là mục tiêu mà mọi cơ quan, tổ chức hướng đến trong đó có cơ quan hành chính nhà nước. Trong quá trình thực tập tại phòng Nội vụ huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, em thấy hiệu quả hoạt động của phòng Nội vụ đang còn nhiều bất cập, vì vậy em lựa chọn đề tài “Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng Nội vụ huyện quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa” cho bài báo cáo thực tập của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo được bố cục thành 3 chương: Chương I. Khái quát chung về UBND huyện Quảng Xương và phòng Nội vụ huyện Quảng Xương. Chương II. Thực trạng hoạt động của phòng Nội vụ huyện Quảng Xương. Chương III. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng Nội vụ huyện Quảng Xương. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn UBND huyện Quảng Xương, cán bộ, công chức công tác tại phòng Nội vụ đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập và em cũng xin chân thành cảm ơn Học viện, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hòa, và Giảng viên Trần Thị Ngọc Quyên đã hướng dẫn em hoàn thành đợt thực tập này. CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UBND HUYỆN QUẢNG XƯƠNG VÀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ Xà HỘI HUYỆN QUẢNG XƯƠNG 1. Vị trí địa lí Quảng Xương là một huyện đồng bằng ven biển nằm cách trung tâm Thành phố Thanh Hóa 8 km về phía Nam có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Bắc tiếp giáp Thành phố Thanh Hóa Phía Nam giáp huyện Tĩnh Gia và huyện Nông Cống Phía Tây giáp huyện Đông Sơn Phía Đông giáp Thị xã Sầm Sơn, biển Đông Phía Bắc huyện được bao bọc bởi dãy sông Mã, phía Tây sông nhà Lê, phía Nam là sông Yên. Hệ thống đường giao thông tương đối thuận lợi, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua giữa huyện với chiều dài gần 20 km, phía Tây có Quốc lộ 45 nối huyện với Thành phố Thanh Hóa và huyện Nông Cống, phía Đông Bắc huyện có Quốc lộ 47 từ Thành phố Thanh hóa đi Thị xã Sầm Sơn. 2. Địa hình Phần lớn bề mặt lãnh thổ có độ dốc cao trung bình từ 3-5 m (so với mặt nước biển). Vùng đồng bằng gồm 21 xã, thị trấn (phía tây đường 4A) vùng này đất đai khá bằng phẳng. Vùng ven biển gồm 20 xã (phía đông đường 4A) vùng này địa hình phức tạp có dạng làn sóng, xen kẽ những cồn đất cao là dải thấp trũng hình lòng máng theo hướng Bắc Nam. 3. Khí hậu, thời tiết Quảng Xương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng biển nên nhiệt cao với hai mùa chính; mùa hạ khí hậu nóng ẩm, mùa đông khô hanh. Xen kẽ giữa hai mùa chính là mùa chuyển tiếp giữa hạ sang đông là mùa thu ngắn thường có bão lụt, giữa đông sang hạ là mùa xuân không rõ rệt, có mưa phùn. Trên địa bàn huyện Quảng Xương còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng về mùa hạ và sương muối về mùa đông. 4. Hiện trạng đất đai năm 2009 Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện: 22780.12 ha Nhóm đất nông nghiệp: 13060.57 ha, chiếm 58% diện tích tự nhiên Nhóm đất phi nông nghiệp: 8935.99 ha, chiếm 39% diện tích tự nhiên Nhóm đất chưa sử dụng: 783.56 ha, chiếm 3% diện tích tự nhiên 5. Tình hình dân số Tổng dân số huyện Quảng Xương tính đến năm 2009 có 285560 người, trong đó: dân số nông thôn là 281650 người; dân số đô thị là 3910 người Quảng Xương có 41 đơn vị hành chính trong đó có 1 thị trấn 6. Cơ cấu kinh tế Tổng giá trị thu nhập quốc dân: 2118.27 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế 13.8% Ngành nông, lâm ngư nghiệp: 44% Ngành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản: 24% Dịch vụ thương mại: 32% Bình quân thu nhập đầu người trên 10.22 triệu đồng/người/năm (2009) II. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA UBND HUYỆN QUẢNG XƯƠNG. 1. Vị trí, tính chất UBND nói chung và UBND huyện Quảng Xương nói riêng chiếm vị trí quan trọng của bộ máy nhà nước. Điều 123 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung thì vị trí của UBND được xác định: “Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân”. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 đã được quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân mỗi cấp. Ủy ban nhân dân huyện Quảng Xương là cơ quan nhà nước thẩm quyền chung, quản lý tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội, cụ thể trên 4 lĩnh vực cơ bản sau đây: Trong lĩnh vực thực hiện quản lí nhà nước; Trong lĩnh vực pháp luật; Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền nhà nước ở địa phương; Trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát. 3. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Quảng Xương Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Quảng Xương bao gồm: 01 Chủ tịch UBND huyện phụ trách công tác nội chính xây dựng chính quyền, thi đua khen thưởng, kỷ luật, kế hoạch tài chính, kho bạc, thuế, quy hoạch xây dựng cơ bản và những công tác liên quan đến bảo vệ chính trị nội bộ, công tác tổ chức cán bộ. 01 phó Chủ tịch thường trực UBND huyện chịu trách nhiệm điều hành thường trực của UBND huyện khi Chủ tịch UBND huyện đi vắng, chịu trách nhiệm về công tác khoa học công nghệ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quản lí đô thị, bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản; giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực được phân công. 01 phó Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm về quản lí giáo dục, văn hóa - xã hội, tôn giáo; phối hợp các hoạt động giữa UBND huyện với Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể quần chúng, các cơ quan, tổ chức, hội nghề nghiệp; giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực được phân công. 01 phó Chủ tịch UBND huyện quản lí các lĩnh vực đất đai, tài nguyên môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn; giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực được phân công. UBND huyện Quảng Xương còn có 12 phòng ban chuyên môn phụ trách các lĩnh vực cụ thể: Văn phòng HĐND - UBND Phòng Nội vụ Phòng Lao động - Thương binh và xã hội Phòng Tư pháp Phòng Tài chính và Kế hoạch Phòng Công thương và Xây dựng cơ bản Phòng Giáo dục và Đào tạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phòng Tài nguyên và Môi trường Phòng Y tế Phòng Văn hóa và Thông tin Phòng Thanh tra III. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG 1. Vị trí, chức năng Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lí nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư lưu trữ nhà nước; tôn giáo, thi đua khen thưởng; Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lí về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nội vụ. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn Phòng Nội vụ có nhiệm vụ trình UBND cấp huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa bàn và tổ chức triển khai theo quy định. Phòng Nội vụ có nhiệm vụ trình UBND cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lí nhà nước được giao. Phòng Nội vụ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí được giao. Phòng Nội vụ có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra giải quyết các khiếu nại tố cáo và xử lí các vi phạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền. Phòng Nội vụ có nhiệm vụ thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND huyện Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa bàn. Phòng Nội vụ có nhiệm vụ tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ phục vụ công tác quản lí nhà nước về công tác nội vụ trên địa bàn. Phòng Nội vụ có nhiệm vụ quản lí tổ chức biên chế, thực hiện chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức thuộc quản lí của phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của UBND huyện. Phòng Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của UBND cấp huyện trên các lĩnh vực cụ thể như: tổ chức bộ máy; quản lí sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp; công tác xây dựng chính quyền; công tác cán bộ, công chức, viên chức; công tác cải cách hành chính; công tác văn thư lưu trữ; công tác thi đua, khen thưởng; công tác tôn giáo. Phòng Nội vụ còn thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác theo sự phân công của UBND huyện. 3. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ huyện Quảng Xương gồm có 01 Trưởng phòng, 01 phó Trưởng và 04 chuyên viên được phân công cụ thể như sau: Trưởng phòng Nội vụ phụ trách chung và trực tiếp phụ trách công tác nội vụ, bộ máy cán bộ công chức, viên chức sự nghiệp, thi đua khen thưởng; chịu trách nhiệm trực tiếp trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Phó trưởng phòng Nội vụ giúp Trưởng phòng phụ trách theo dõi một số mặt công tác, phụ trách tôn giáo, chính quyền cơ sở, địa giới hành chính, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Khi Trưởng phòng đi vắng, Phó trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng. 01 chuyên viên phụ trách công tác xây dựng chính quyền cơ sở, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cán bộ xã, thị trấn, địa giới hành chính,… 01 chuyên viên theo dõi nhân sự ngành giáo dục; chuyển loại công chức, viên chức, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lí ngành giáo dục và trưởng, phó phòng, ban cơ quan UBND huyện. 01 chuyên viên theo dõi lương và nâng lương thường xuyên cho cán bộ giáo viên ngành giáo dục và cán bộ, công chức của UBND huyện. 01 chuyên viên theo dõi công tác tôn giáo, thi đua khen thưởng. Việc tổ chức và phân công rõ ràng công việc của cán bộ, công chức trong phòng như trên tránh diễn ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, công việc sẽ được đạt hiệu quả cao hơn. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng Nội vụ huyện Quảng Xương TR¦ëNG PHßNG PHã TR¦ëNG PHßNG chuyªn viªn chuyªn viªn chuyªn viªn chuyªn viªn 4. Mối liên hệ của phòng Nội vụ huyện Quảng Xương Mối quan hệ nội bộ thể hiện từ việc phân công cụ thể của từng thành viên trong phòng, các thành viên thực hiện công việc của mình và phối hợp hài hòa với nhau giải quyết công việc chung. Bên cạnh đó, để làm tốt nhiệm vụ được giao các thành viên trong phòng cần có ý thức đoàn kết thống nhất giữa công việc mình phụ trách và công tác chung của phòng. Với UBND huyện, phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của UBND huyện và tham mưu trên lĩnh vực cụ thể; báo cáo công tác hoạt động, những khó khăn, vướng mắc, tiếp nhận, triển khai nhanh chóng các quyết định của UBND huyện. Với Sở Nội vụ, phòng Nội vụ chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và chịu sự giám sát, kiểm tra của Sở Nội vụ về công tác chuyên môn; có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và kiến nghị các biện pháp giải quyết. Với UBND xã, phòng Nội vụ hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, giúp UBND xã thực hiện chủ trương chính sách, quy định pháp luật của nhà nước. Với các phòng ban chuyên môn khác của UBND huyện: phòng Nội vụ phối hợp với phòng Tài chính và Kế hoạch và Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng biên chế hàng năm; phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường làm công tác quản lí địa giới hành chính; phối hợp với các đoàn thể, vận động quần chúng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Như vậy, Phòng thực hiện chức năng chủ yếu là tham mưu và phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng thực hiện nhiệm vụ chung cấp trên giao. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Về công tác tổ chức Phòng Nội vụ đã hoàn thành việc triển khai thực hiện phương án giải thể Ủy ban dân số - Gia đình và trẻ em để thành lập Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia đình; tách phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và xã hội thành phòng Nội vụ và phòng Lao động - Thương binh và xã hội; đổi tên phòng Văn hóa - Thông tin - Thể thao thành phòng Văn hóa và thông tin; đồng thời chuyển giao nhiệm vụ của một số phòng ban của UBND huyện theo tinh thần Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/02/2008 và các Quyết định của UBND tỉnh đã thực hiện rất tốt. Phòng Nội vụ đã hoàn thành việc tổ chức triển khai Nghị định số 15/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện; Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận: 9 xã xếp loại 1; 21 xã xếp loại 2; 11 xã, thị trấn xếp loại 3. Phòng Nội vụ đã hoàn thành việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 685/2007/QĐ-UBND ngày 02/03/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành quy định phân công, phân cấp công tác tổ chức bộ máy cán bộ và công chức; phòng đã hoàn thành việc chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ, quản lí của các ngành, các xã, thị trấn giai đoạn 2007 – 2010. Phòng Nội vụ đã tham mưu cho cấp ủy, UBND huyện chỉ đạo 41 xã, thị trấn, 421 thôn, phố và trên 200 cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện quản lí với tổng số cán bộ 4654 người, trong đó: cán bộ công chức cấp xã là 780 người; cán bộ, công chức UBND huyện là 87 người; cán bộ viên chức các ngành là 3787 người; đồng thời còn tham mưu, quản lí 39 đại biểu HĐND cấp huyện, 1189 đại biểu HĐND cấp xã. Phòng Nội vụ đã tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc tinh giảm bộ máy hành chính, đến nay toàn huyện đã giải quyết được 22 đối tượng về hưu trước tuổi. Phòng Nội vụ đã tham mưu cho Hội đồng nâng lương, Hội đồng xét tuyển, chuyển ngạch công chức huyện với tổng số là 1455 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó: nâng lương là 985 người; chuyển xếp ngạch là 422 người; tuyển dụng 28 công chức cấp xã. Phòng Nội vụ đã giải quyết 123 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan trong huyện và các cơ quan của tỉnh, của trung ương đặt trụ sở trên địa bàn huyện để thẩm định công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và đề bạt cán bộ,… Phòng Nội vụ đã hoàn thành quy trình bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ quản lý giáo viên năm 2009 cho 3 cấp học với tổng số 96 đồng chí (trong đó bổ nhiệm mới 16 đồng chí, bổ nhiệm lại 25 đồng chí, và luân chuyển 65 đồng chí) và tham mưu cho Chủ tịch UBND luân chuyển công tác của 25 giáo viên, luân chuyển 155 giáo viên trong huyện để tăng cường vùng sâu, vùng xa trung tâm huyện; đặc biệt phòng Nội vụ đã phối hợp với phòng Giáo dục hoàn thành việc xây dựng quy định về việc luân chuyển, điều động và tiếp nhận cán bộ giáo viên trên địa bàn. Phòng Nội vụ đã hoàn thành việc rà soát, đánh giá 2715 đối tượng là cán bộ chuyên trách, công chức, cán bộ bán chuyên trách ở 41 xã, thị trấn báo cáo Sở Nội vụ và tham mưu cho UBND huyện củng cố bộ máy chính quyền cơ sở xã Quảng Phú, xã Quảng Châu, xã Quảng Trung sau thanh tra. Về công tác đào tạo, hoàn thành việc thi và cấp bằng cho lớp đại học nông nghiệp, lớp trung cấp quản lí văn hóa và lớp trung cấp quản lí hành chính nhà nước; phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện và Trường Chính trị tỉnh mở hai lớp trung cấp chính trị tại chức cho cán bộ cấp huyện và cấp xã; bố trí cho 127 cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn, trong đó: đại học 119 người, cao học 07 người và nghiên cứu sinh 01 người. Phòng Nội vụ hàng năm phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức từ 2 đến 3 lớp nhằm nâng cao trình độ quản lí hành chính nhà nước, quản lí kinh tế và tin học cho đội ngũ cán bộ, công chức. Về trình độ chính trị, hầu hết các đồng chí cán bộ, công chức đã được bồi dưỡng nâng cao từ trung cấp trở lên; trong đó có 5% trình độ cao cấp chính trị và 20% trình độ trung cấp chính trị. 2. Về công tác cải cách hành chính Phòng Nội vụ đã chỉ đạo tổ chức, kiểm tra công tác cải cách hành chính và công tác văn thư lưu trữ ở 21 xã và 50 cơ quan; chỉ đạo 41 xã, thị trấn rà soát 270 thủ tục hành chính; đồng thời cùng các cơ quan liên quan rà soát 318 thủ tục theo nội dung đề án 30 của Chính phủ; tiến hành tổ chức tập huấn nghiệp vụ cải cách hành chính cho 82 cán bộ văn phòng và tư pháp xã. Phòng Nội vụ đã tổ chức chỉ đạo sơ kết 3 năm thực hiện công tác Cải cách hành chính theo mô hình “một cửa” và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/06/2007 về việc thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 95% các xã đã thực hiện công tác cải cách hành chính nói chung và cơ chế “một cửa” nói riêng. 3. Về công tác thi đua khen thưởng Phòng Nội vụ đã tham mưu, đề xuất với UBND cấp huyện tổ chức các phong trào thi đua: Phong trào Thi đua yêu nước năm 2009; Phong trào thi đua xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; Phong trào xây dựng làng, thôn, khu phố văn hóa, tích cực học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Phong trào Thi đua giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội,… Thực hiện Quyết định 98/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến ngày 20/08/2009, phòng Nội vụ đã nhận 12.107 bằng khen quyết định chuyển lên ban thi đua khen thưởng của tỉnh 761 hồ sơ và hiện đang duyệt tại huyện 71 hồ sơ của đối tượng có thành tích tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Phòng Nội vụ đã thực hiện chế độ khen thưởng theo Luật nghĩa vụ quân sự năm 2005 và Pháp lệnh Dân quân tự vệ năm 2004 giai đoạn (1996 - 2009) cho 9 tập thể; khen thưởng thực hiện Nghị quyết liên tịch số 2308 và số 02 năm 2009 cho 8 tập thể và 12 cá nhân; khen thưởng 21 năm “ngày biên phòng toàn dân” tặng Giấy khen cho 4 tập thể và 6 cá nhân; khen thưởng đột xuất động viên vì an ninh tổ quốc,… Phòng Nội vụ đã xét khen thưởng năm học 2008 – 2009 cho ngành giáo dục, tặng Giấy khen khen cho 30 tập thể, công nhận 141 chiến sĩ thi đua cơ sở, thưởng cho 20 giáo viên có học sinh giỏi cấp Quốc gia và cấp tỉnh, 1 học sinh đạt giải cấp Quốc gia, 122 học sinh đạt giải tỉnh và 64 học sinh đạt giải nhất huyện; khen thưởng dòng họ, khu dân cư hiếu học có thành tích tiêu biểu năm 2009,… 4. Về công tác tôn giáo Phòng Nội vụ đã kiến nghị với UBND huyện có biện pháp tổ chức thực thi tốt việc trùng tu, tôn tạo một số công trình, cơ sở tôn giáo trên địa bàn huyện; triển khai công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động truyền giáo trên địa bàn huyện phù hợp với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, phòng Nội vụ còn tăng cường nguồn cán bộ có chất lượng cho các xã có số lượng giáo dân đông. Công tác tôn giáo của phòng Nội vụ trong những năm qua đã có nhiều biến chuyển tích cực, về cơ bản phòng đã tập trung tham mưu cho cấp ủy chính quyền chỉ đạo ổn định tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện, tập trung phối hợp cùng quân sự, công an, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị giải quyết cơ bản ổn định tình hình truyền đạo trái phép trên địa bàn huyện cũng như việc xin cấp đất xây dựng nhà thờ. Nhìn chung, công tác nội vụ từ năm 2009 đến nay đã có những nét khởi sắc góp phần vào việc ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện. So với năm 2008, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trên địa bàn huyện đã có những bước tiến đáng kể, trình độ đại học đã đạt đến 62%, trình độ cao đẳng 10%, trình độ trung cấp 28% (chủ yếu nằm ở đoàn thể cấp xã). II. NHỮNG MẶT CÒN TỒN TẠI Phòng Nội vụ huyện Quảng Xương thời gian vừa qua đã được những kết quả đáng kể, đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, thực hiện tốt chức năng của một cơ quan chuyên môn, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như sau: Công tác quản lý cán bộ công chức cấp cơ sở vẫn chưa thật chặt chẽ, còn xảy ra nhiều trường hợp bị xử lý vi phạm kỷ luật. Việc nắm bắt tình hình cán bộ còn chưa cập nhật thường xuyên để uốn nắn, xử lý sai phạm
Luận văn liên quan