Báo cáo Một vài kiến nghị về việc lập và trình bày tài chính hợp nhất tại Tổng công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam

MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG LỜI MỞ ĐẦU1 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM2 1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh2 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty VIWASEEN2 1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh4 1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý7 1.1.4. Đặc điểm quy trình sản xuất11 1.1.4.1. Quy trình sản xuất11 1.1.4.2. Đặc điểm quy trình công nghệ xây dựng công trình cấp thoát nước12 1.2. Đặc điểm công tác kế toán tại Tổng công ty VIWASEEN13 1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán13 1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán17 1.2.2.1. Tổ chức vận dụng chứng từ17 1.2.2.2. Tổ chức vận dụng hình thức tài khoản17 1.2.2.3. Tổ chức ghi sổ kế toán, và các báo cáo tài chính18 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM21 2.1. Khái quát về việc lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty VIWASEEN21 2.2. Thực trạng hợp nhất các Báo cáo tài chính tại Tổng công ty VIWASEEN22 2.2.1. Chuẩn bị các Báo cáo tài chính trước khi hợp nhất22 2.2.2. Hợp nhất các Báo cáo tài chính24 2.2.2.1. Bảng cân đối kế toán hợp nhất24 2.2.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất42 2.2.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất47 CHƯƠNG III: MỘT VÀI KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC LẬP CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM51 3.1 Khái quát về việc lập các Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam.51 3.2 Một vài ý kiến về kỹ thuật lập, và phương pháp lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty VIWASEEN.52 3.2.1. Về mặt kỹ thuật lập các Báo cáo tài chính hợp nhất.52 3.2.2. Về phương pháp hợp nhất Báo cáo tài chính:54 3.3 Một vài kiến nghị về cách thức xác định các giao dịch nội bộ, và phương pháp xử lý các chỉ tiêu khi hợp nhất Báo cáo tài chính55 3.3.1 Thống nhất về khái niệm “Nội bộ” trong Tổng công ty VIWASEEN, xác định rõ phạm vi của nội bộ. Xây dựng một quy trình để loại trừ các giao dịch nội bộ và các khoản lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh.55 3.3.2 Phương pháp xử lý các chỉ tiêu khi hợp nhất Báo cáo tài chính56 3.3.2.1. Kiến nghị về phương pháp điều chỉnh các chỉ tiêu “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” và “Khoản đầu tư vào công ty con”56 3.3.2.2. Kiến nghị về phương pháp kế toán các khoản đầu tư tại các Công ty Liên kết, Liên doanh57 3.3.2.3. Kiến nghị về xử lý khoản mục “Lợi ích của cổ đông thiểu số” Khi hợp nhất Báo cáo tài chính giữa các Công ty con và Công ty con của nó.59 3.3.2.4. Kiến nghị về xử lý các khoản “Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh” trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Tổng công ty VIWASEEN.61 3.4. Kiến nghị về chế độ và chuẩn mực hiện hành về Báo cáo tài chính hợp nhất.63 KẾT LUẬN65 TÀI LIỆU THAM KHẢO66 PHỤ LỤC67 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM 1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty VIWASEEN -Tổng công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: VIET NAM WATER SUPPLY, SEWERAGE AND ENVIRONMENT CONSTRUCTION INVESTMENT CORPORATION. Tên gọi tắt là VIWASEEN.CORP, thường gọi là VIWASEEN). Trụ sở chính đặt tại 52 Quốc Tử Giám-Đống Đa-Hà Nội. Được thành lập theo quyết định số 242/2005-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 4 tháng 10 năm 2005 và Quyết định số 2188/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng ngày 25 tháng 11 năm 2005. Tổng công ty VIWASEEN là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Bộ xây dựng. Hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở tổ chức lại các Công ty Nhà nước độc lập trực thuộc Bộ xây dựng bao gồm: Công ty Xây dựng Cấp thoát nước WASEENCO, Công ty Đầu tư và Xây dựng Cấp thoát nước - WASECO, Công ty Tư vấn Cấp thoát nước số 2 - WASE. -Công ty Xây dựng Cấp thoát nước WASEENCO có trụ sở tại Hà Nội, được thành lập năm 1975. Là một doanh nghiệp chuyên ngành đầu tiên trong lĩnh vực xây dựng, cấp thoát nước của Việt Nam. Lịch sử phát triển của Công ty gắn liền với hàng trăm công trình cấp thoát nước cho các thành phố, khu công nghiệp, đô thị trên cả nước. Trong đó có rất nhiều công trình trọng điểm của đất nước. Công ty có đội ngũ cán bộ giầu kinh nghiệm. Được đào tạo bài bản trong và ngoài nước. Năng lực máy móc thiết bị chuyên dụng. Có thể thực hiện trọn gói các hợp đồng xuất, nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành có giá trị lớn với chất lượng cao. -Công ty Đầu tư và Xây dựng Cấp thoát nước WASECO có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Với 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành. Công ty đã xây dựng được đội ngũ kỹ sư, cán bộ, công nhân viên có trình độ. Đã thi công hàng trăm công trình cấp thoát nước ở mọi quy mô. Đặc biệt ở khu vực miền Trung và phía Nam. Ngoài ra, Công ty còn đã đầu tư xây dựng, kinh doanh hàng loạt các nhà máy nước, các dự án bất động sản với hiệu quả cao. -Công ty Cổ phần Tư vấn Cấp thoát nước và Môi trường WASE (trước đây là Công ty Tư vấn Cấp thoát nước số 2). Có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, là đơn vị tư vấn được thành lập từ năm 1997. Hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, giám sát thi công các công trình cấp thoát nước, môi trường, công trình công cộng, đô thị, cụm dân cư nông thôn, kỹ thuật hạ tầng đô thị. Tuy mới thành lập không lâu nhưng Công ty đã có đội ngũ cán bộ với chất lượng rất cao. Trên 100 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học. Phần lớn cán bộ được đào tạo tại nước ngoài, có thể đảm đương công tác tư vấn, thiết kế, giám sát cho các công trình ở mọi quy mô và mức độ phức tạp khác nhau. -Sau khi thực hiện quyết định 242/2005-QĐ-TTg, đến nay, Tổng công ty VIWASEEN đã có gần 8000 cán bộ, công nhân viên chức. Trong đó có gần 2000 kỹ sư có trình độ đại học và sau đại học, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm. Trên 6000 công nhân kỹ thuật lành nghề, làm việc trong 21 Công ty thành viên (13 Công ty con và 7 Công ty liên kết) và 8 chi nhánh. Tổng công ty VIWASEEN là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây lắp, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cho các công trình cấp thoát nước, công trình công nghiệp dân dụng với mọi quy mô. Tổng công ty đang phát triển mạnh mẽ theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm. Thông qua các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, kinh doanh bất động sản, năng lượng, xuất khẩu lao động và du lịch. Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia làm 4 giai đoạn sau: * Từ 1975 đến 1987: Trong giai đoạn này, hàng năm Tổng công ty đều thực hiện vượt kế hoạch nhà nước giao. Đạt mức tăng từ 40% đến 50% về giá trị sản lượng. Hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp thoát nước cho nhiều tỉnh thành phố, thị xã trên cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Vinh,… Tổng công ty đã thi công nhiều hệ thống cấp thoát nước cho các khu công nghiệp trọng điểm như: xi măng Hoàng Thạch, xi măng Bỉm Sơn, nhiệt điện Phả Lại… * Từ năm 1988 đến tháng 10 năm 1996: Lúc này nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường. Tổng công ty đã chủ động phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực chuyên ngành, để củng cố vị trí hoạt động và tiếp cận dần với các dự án mới mà xã hội đã và đang đặt ra như: Tư vấn và lập các dự án đầu tư, cấp thoát nước sạch cho các vùng trung du miền núi phía Bắc…

doc89 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Một vài kiến nghị về việc lập và trình bày tài chính hợp nhất tại Tổng công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM 2 1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 2 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty VIWASEEN 2 1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh 4 1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 7 1.1.4. Đặc điểm quy trình sản xuất 11 1.1.4.1. Quy trình sản xuất 11 1.1.4.2. Đặc điểm quy trình công nghệ xây dựng công trình cấp thoát nước 12 1.2. Đặc điểm công tác kế toán tại Tổng công ty VIWASEEN 13 1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán 13 1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán 17 1.2.2.1. Tổ chức vận dụng chứng từ 17 1.2.2.2. Tổ chức vận dụng hình thức tài khoản 17 1.2.2.3. Tổ chức ghi sổ kế toán, và các báo cáo tài chính 18 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM 21 2.1. Khái quát về việc lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty VIWASEEN 21 2.2. Thực trạng hợp nhất các Báo cáo tài chính tại Tổng công ty VIWASEEN 22 2.2.1. Chuẩn bị các Báo cáo tài chính trước khi hợp nhất 22 2.2.2. Hợp nhất các Báo cáo tài chính 24 2.2.2.1. Bảng cân đối kế toán hợp nhất 24 2.2.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất 42 2.2.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất 47 CHƯƠNG III: MỘT VÀI KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC LẬP CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM 51 3.1 Khái quát về việc lập các Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam. 51 3.2 Một vài ý kiến về kỹ thuật lập, và phương pháp lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty VIWASEEN. 52 3.2.1. Về mặt kỹ thuật lập các Báo cáo tài chính hợp nhất. 52 3.2.2. Về phương pháp hợp nhất Báo cáo tài chính: 54 3.3 Một vài kiến nghị về cách thức xác định các giao dịch nội bộ, và phương pháp xử lý các chỉ tiêu khi hợp nhất Báo cáo tài chính 55 3.3.1 Thống nhất về khái niệm “Nội bộ” trong Tổng công ty VIWASEEN, xác định rõ phạm vi của nội bộ. Xây dựng một quy trình để loại trừ các giao dịch nội bộ và các khoản lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh. 55 3.3.2 Phương pháp xử lý các chỉ tiêu khi hợp nhất Báo cáo tài chính 56 3.3.2.1. Kiến nghị về phương pháp điều chỉnh các chỉ tiêu “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” và “Khoản đầu tư vào công ty con” 56 3.3.2.2. Kiến nghị về phương pháp kế toán các khoản đầu tư tại các Công ty Liên kết, Liên doanh 57 3.3.2.3. Kiến nghị về xử lý khoản mục “Lợi ích của cổ đông thiểu số” Khi hợp nhất Báo cáo tài chính giữa các Công ty con và Công ty con của nó. 59 3.3.2.4. Kiến nghị về xử lý các khoản “Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh” trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Tổng công ty VIWASEEN. 61 3.4. Kiến nghị về chế độ và chuẩn mực hiện hành về Báo cáo tài chính hợp nhất. 63 KẾT LUẬN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC 67 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG BẢNG Trang 1. Bảng 01: Danh sách các Công ty con và tỷ lệ lợi ích, tỷ lệ quyền biểu quyết của Tổng công ty VIWASEEN tại các công ty này………………………….…....22 2. Bảng 02: Số liệu chưa xử lý của Bảng cân đối kế toán hợp nhất………….….…24 3. Bảng 03: Điều chỉnh các khoản phải thu, phải trả nội bộ………………….……29 4. Bảng 04: Bảng điều chỉnh các chỉ tiêu “Khoản đầu tư vào công ty con” của Tổng công ty VIWASEEN và “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” của các công ty con………32 5. Bảng 05: Lợi ích của cổ đông thiểu số tại các công ty con………………...……33 6. Bảng 06: Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Tổng công ty VIWASEEN………36 7. Bảng 07: Chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán…………………………………..41 8. Bảng 08: Báo cáo kết quả kinh doanh cộng gộp của Tổng công ty VIWASEEN………………………………………………………………………..42 9. Bảng 09: Doanh thu, giá vốn hàng bán nội bộ phát sinh trong kỳ………………44 10. Bảng 10: Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất Tổng công ty VIWASEEN (31/12/2007)…………………………………………..46 11. Bảng 11: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất Tổng công ty VIWASEEN………………………………………………………………………..48 12. Bảng 12: Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của Tổng công ty VIWASEEN, có tính đến “Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty Liên kết, Liên doanh”……….....5 SƠ ĐỒ 1. Sơ đồ 01: Tổ chức quản lý tại Tổng công ty VIWASEEN……………...…….….8 2. Sơ đồ 02: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp……………..…...….11 3. Sơ đồ 03: Mô hình quy trình công nghệ của khối lượng xây lắp công trình nước………………………………………………………...………….13 4. Sơ đồ 04: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Tông công ty VIWASEEN…….....15 5. Sơ đồ 05: Khái quát quá trinh tự hạch toán theo hinh thức Nhật ký chung có áp dụng máy tính…………………………………………………………...…..19 LỜI MỞ ĐẦU Sau khi hàng loạt các Tổng công ty nhà nước chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Nhu cầu lập các Báo cáo tài chính hợp nhất để phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản trị, các nhà đầu tư, và cung cấp thông tin cho những người quan tâm tới tình hình tài chính của các Tổng công ty Nhà nước trở nên bức thiết. Hợp nhất Báo cáo tài chính cũng là một đề tài mới mẻ, các quy định, hướng dẫn… của Nhà nước về vấn đề này cũng chưa đầy đủ và chặt chẽ. Vì vậy việc lập các Báo cáo tài chính hợp nhất còn gặp nhiều khó khăn. Những nguyên nhân trên đã khiến Tôi chọn đề tài “Một vài kiến nghị về việc lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam” Nội dung của đề tài được trình bày trong ba phần chính là: Phần I: Khái quát chung về Tổng công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam. Phần II: Thực trạng lập các Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty đầu tư xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam. Phần III: Một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện việc lập và trình bày các Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM 1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty VIWASEEN -Tổng công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: VIET NAM WATER SUPPLY, SEWERAGE AND ENVIRONMENT CONSTRUCTION INVESTMENT CORPORATION. Tên gọi tắt là VIWASEEN.CORP, thường gọi là VIWASEEN). Trụ sở chính đặt tại 52 Quốc Tử Giám-Đống Đa-Hà Nội. Được thành lập theo quyết định số 242/2005-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 4 tháng 10 năm 2005 và Quyết định số 2188/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng ngày 25 tháng 11 năm 2005. Tổng công ty VIWASEEN là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Bộ xây dựng. Hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở tổ chức lại các Công ty Nhà nước độc lập trực thuộc Bộ xây dựng bao gồm: Công ty Xây dựng Cấp thoát nước WASEENCO, Công ty Đầu tư và Xây dựng Cấp thoát nước - WASECO, Công ty Tư vấn Cấp thoát nước số 2 - WASE. -Công ty Xây dựng Cấp thoát nước WASEENCO có trụ sở tại Hà Nội, được thành lập năm 1975. Là một doanh nghiệp chuyên ngành đầu tiên trong lĩnh vực xây dựng, cấp thoát nước của Việt Nam. Lịch sử phát triển của Công ty gắn liền với hàng trăm công trình cấp thoát nước cho các thành phố, khu công nghiệp, đô thị trên cả nước. Trong đó có rất nhiều công trình trọng điểm của đất nước. Công ty có đội ngũ cán bộ giầu kinh nghiệm. Được đào tạo bài bản trong và ngoài nước. Năng lực máy móc thiết bị chuyên dụng. Có thể thực hiện trọn gói các hợp đồng xuất, nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành có giá trị lớn với chất lượng cao. -Công ty Đầu tư và Xây dựng Cấp thoát nước WASECO có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Với 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành. Công ty đã xây dựng được đội ngũ kỹ sư, cán bộ, công nhân viên có trình độ. Đã thi công hàng trăm công trình cấp thoát nước ở mọi quy mô. Đặc biệt ở khu vực miền Trung và phía Nam. Ngoài ra, Công ty còn đã đầu tư xây dựng, kinh doanh hàng loạt các nhà máy nước, các dự án bất động sản với hiệu quả cao. -Công ty Cổ phần Tư vấn Cấp thoát nước và Môi trường WASE (trước đây là Công ty Tư vấn Cấp thoát nước số 2). Có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, là đơn vị tư vấn được thành lập từ năm 1997. Hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, giám sát thi công các công trình cấp thoát nước, môi trường, công trình công cộng, đô thị, cụm dân cư nông thôn, kỹ thuật hạ tầng đô thị. Tuy mới thành lập không lâu nhưng Công ty đã có đội ngũ cán bộ với chất lượng rất cao. Trên 100 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học. Phần lớn cán bộ được đào tạo tại nước ngoài, có thể đảm đương công tác tư vấn, thiết kế, giám sát cho các công trình ở mọi quy mô và mức độ phức tạp khác nhau. -Sau khi thực hiện quyết định 242/2005-QĐ-TTg, đến nay, Tổng công ty VIWASEEN đã có gần 8000 cán bộ, công nhân viên chức. Trong đó có gần 2000 kỹ sư có trình độ đại học và sau đại học, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm. Trên 6000 công nhân kỹ thuật lành nghề, làm việc trong 21 Công ty thành viên (13 Công ty con và 7 Công ty liên kết) và 8 chi nhánh. Tổng công ty VIWASEEN là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây lắp, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cho các công trình cấp thoát nước, công trình công nghiệp dân dụng với mọi quy mô. Tổng công ty đang phát triển mạnh mẽ theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm. Thông qua các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, kinh doanh bất động sản, năng lượng, xuất khẩu lao động và du lịch. Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia làm 4 giai đoạn sau: * Từ 1975 đến 1987: Trong giai đoạn này, hàng năm Tổng công ty đều thực hiện vượt kế hoạch nhà nước giao. Đạt mức tăng từ 40% đến 50% về giá trị sản lượng. Hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp thoát nước cho nhiều tỉnh thành phố, thị xã trên cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Vinh,… Tổng công ty đã thi công nhiều hệ thống cấp thoát nước cho các khu công nghiệp trọng điểm như: xi măng Hoàng Thạch, xi măng Bỉm Sơn, nhiệt điện Phả Lại… * Từ năm 1988 đến tháng 10 năm 1996: Lúc này nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường. Tổng công ty đã chủ động phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực chuyên ngành, để củng cố vị trí hoạt động và tiếp cận dần với các dự án mới mà xã hội đã và đang đặt ra như: Tư vấn và lập các dự án đầu tư, cấp thoát nước sạch cho các vùng trung du miền núi phía Bắc… * Từ tháng 11 năm 1996 đến tháng 10 năm 2005: Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty lúc này mang tính chất chuyên ngành cấp thoát nước. Tổng công ty vừa tham gia xây dựng dự án, tư vấn thiết kế, trực tiếp thi công, vừa làm nhiệm vụ chuyển giao công nghệ vận hành sử dụng các công trình thoát nước trên địa bàn cả nước. Tổng công ty đã thi công hàng trăm công trình có quy mô lớn thuộc nguồn vốn ngân sách của nhà nước, viện trợ Nhật, Pháp, và nguồn OECF. * Từ tháng 11 năm 2005 đến nay: Do có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, quy mô. Nên trong giai đoạn hiện nay, Tổng công ty đã không ngừng phát huy thế mạnh của mình, và tiếp tục vươn ra các lĩnh vực mới là đầu tư kinh doanh nước sạch, nhà ở. Các khu công trình đã hoàn thành trong lĩnh vực này có thể kể đến là: Cấp nước sạch cho khu công nghệ cao Hoà Lạc, xây dựng nhà máy nước Nam Sách- Hải Dương. Bên cạnh đó, Tổng công ty còn mở rộng quan hệ với nước ngoài. Nhằm mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ, tổ chức nghiên cứu khoa học, thực hiện đầu tư vào công ty con và công ty liên kết… 1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh -Lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty Đầu tư Xây dựng cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam bao gồm: -Tư vấn, khảo sát thiết kế và nghiên cứu khoa học: VIWASEEN là một Tổng công ty cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng chuyên ngành cấp thoát nước hàng đầu Việt Nam. Hai đơn vị của Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực này là Công ty Cổ phần nước và Môi trường WASE tại thành phố Hồ Chí Minh và Chi nhánh tư vấn xây dựng và kỹ thuật môi trường tại Hà Nội. Với chiến lược đào tạo con người hợp lý, và nỗ lực trong hoạt động sản xuất, VIWASEEN đang khẳng định được chất lượng sản phẩm của mình. -Là một đơn vị giàu kinh nghiệm về hoạt động chuyên ngành. Cùng với trí tuệ của những cán bộ, chuyên gia. Tổng công ty VIWASEEN đã tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng thực tế cao như: đề tài nghiêu cứu các hệ thống cấp nước tự chảy cho khu vực nông thôn, miền núi, đề tài nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải đô thị... Những nghiên cứu này đã góp phần quan trọng vào mục tiêu bảo vệ môi trường. Tạo điều kiện để người dân ở những vùng khó khăn tiếp cận với dịch vụ nước sạch và vệ sinh. -Thi công xây lắp: Đây là lĩnh vực hoạt động truyền thống, đi cùng với sự phát triển của Tổng công ty. VIWASEEN đã khẳng định được thương hiệu của mình qua hàng trăm công trình xây lắp chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường trên cả nước. Tạo được sự tin tưởng với khách hàng, với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các nhà thầu quốc tế tham gia các dự án tại Việt Nam. Cùng với đối tác là các nhà thầu lớn nước ngoài như: Đức, Nhật Bản, Úc... . VIWASEEN đã thực hiện thành công nhiều dự án cấp thoát nước trọng điểm, quy mô lớn và có tính chất phức tạp tại các tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra, VIWASEEN còn tham gia thi công các công trình xây dựng hạ tầng, giao thông, điện, thuỷ lợi, bến cảng và thuỷ điện. -Sản xuất công nghiệp: Tổng công ty VIWASEEN đang tập trung đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trong đó bao gồm sản xuất kinh doanh nước sinh hoạt, nước khoáng, vật liệu xây dựng, cấu kiện bêtông, thiết bị và phụ tùng chuyên ngành cấp thoát nước. Các dự án đầu tư cho sản xuất công nghiệp được thực hiện gần đây có thể kể đến như: Dự án nhà máy nước Nam Sach, Hải Dương, Nhà máy nước Suối Dầu, Khánh Hoà. Nhà máy nước Bình Hiệp, Bình Thuận. Dự án sản xuất nước tinh khiết, nước khoáng đóng chai tại tỉnh Hà Tây. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ống bêtông li tâm tại tỉnh Hải Dương. Dự án ống Gang Cầu và phụ tùng, phụ kiện 10.000 tấn/năm tại thành phố Biên Hoà- Đồng Nai, Dự án Nhà máy thủy điện công suất 30MW tại Mường La, Sơn La. -Xuất nhập khẩu: Xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực hoạt động thế mạnh của Tổng công ty. Trong những năm qua, VIWASEEN đã tập trung khai thác hiệu quả lĩnh vực nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước. Khởi đầu chủ yếu là những hợp đồng nhỏ lẻ cung cấp vật tư cho các dự án cấp nước tại nhiều địa phương trên cả nước. Sau là các hợp đồng uỷ thác nhập khẩu vật tư, thiết bị cho các dự án ODA, các dự án sử dụng nguồn vốn ADB với giá trị lên tới 10 triệu USD. Đến nay, VIWASEEN có thể trực tiếp thực hiện những hợp đồng nhập khẩu hàng hoá  với giá trị lớn. Với phương châm luôn mở rộng, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ. Tổng công ty VIWASEEN đang hướng tới việc nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị phục vụ thị trường trong nước ở mọi lĩnh vực. Cũng như xuất khẩu các hàng hoá có thế mạnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế. -Bất động sản: Hiện nay Tổng công ty đang đầu tư xây dựng kinh doanh toà nhà văn phòng WASECO tại thành phố Hồ Chí Minh. Khách sạn 4 sao Heritage tại Huế. Ngoài hai dự án trọng điểm là Tổ hợp văn phòng cho thuê, chung cư Trung Văn và Hạ Đình tại huyện Từ Liêm và quận Thanh Trì - Hà Nội. VIWASEEN còn liên danh với  đối tác Malaysia đầu tư xây dựng khu đô thị mới 500 ha tại huyện Hoài Đức - Hà Tây. -Các loại hình kinh doanh bất động sản khác VIWASEEN có thể tham gia gồm: Đầu tư, kinh doanh các khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Đầu tư kinh doanh các khu vui chơi giải trí. Đầu tư kinh doanh các trung tâm thương mại, bãi đỗ xe. Đặc biệt, đầu tư sản xuất năng lượng gồm thủy điện, phong điện... đang là một trong những lĩnh vực quan tâm chiến lược của VIWASEEN. Tổng công ty đang thực hiện nghiên cứu các dự án thủy điện, một trong số đó là dự án xây dựng Nhà máy thủy điện Nậm La, Sơn La công suất 30MW. -Lĩnh vực kinh doanh khác (xuất khẩu lao động và du lịch): Mặc dù đây là một lĩnh vực mới hoạt động. Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực, thương mại và du lịch VIWASEEN-VIWAMEX đã thiết lập một hệ thống hợp tác chặt chẽ với các đối tác Tiệp Khắc, Ả rập Xê út, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Âu và các nước Đông Nam Á. Để phát triển lĩnh vực du lịch, du học, xuất nhập khẩu lao động. Đây là một lĩnh vực hoạt động quan trọng và có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Vừa hỗ trợ hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, vừa góp phần giải quyết sức ép lao động dôi dư trong nước cũng như nâng cao trình độ người lao động. Ngoài ra, Tổng công ty cũng đang tiếp tục mở rộng kinh doanh theo hướng đa ngành nghề. Vì vậy Tổng công ty cũng hoạt động ở nhiều ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. 1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý -Có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty như sau: Sơ đồ 01: Tổ chức quản lý tại Tổng công ty VIWASEEN -Hiện nay bộ máy quản lý của Tổng công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này giữa ban lãnh đạo và các bộ phận phòng ban trong Tổng công ty luôn có quan hệ chức năng hỗ trợ lẫn nhau. Mối quan hệ này giúp cho các hoạt động của Tổng công ty đều có sự thống nhất cao, đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý. Tránh chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ gây lãng phí thời gian và các nguồn lực khác. Nhờ vào việc tổ chức bộ máy như vậy, mọi công việc của Tổng công ty đều được giám sát chặt chẽ. Các quyết định chỉ đạo từ Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc đều được nhanh chóng chuyển tới các đối tượng cần thực hiện. Và ngược lại các thông tin phản hồi cũng được chuyển tới Hội đồng quản trị một cách nhanh chóng. Từ đó Tổng giám đốc sẽ có những điều chỉnh cần thiết giúp cho mọi hoạt động của Tổng công ty diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao. * Hội đồng quản trị Tổng công ty: Là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà Nước tại Tổng công ty. Hội đồng quản trị cũng là nơi đưa ra các quyết định mang tính chiến lược cho Tổng công ty. * Ban kiểm soát: Là cơ quan do Hội Đồng Quản Trị thành lập, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. * Tổng giám đốc: Là người trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm trực tiếp về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tổng giám đốc của Tổng công ty chỉ đạo công tác tuyển dụng, khen thưởng kỷ luật, tổ chức cán bộ và các chiến lược thực hiện sản xuất trong năm. * Giúp việc cho Tổng giám đốc: Giúp việc cho Tổng giám đốc có Kế toán trưởng và các Phó tổng giám đốc. Các Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc về mặt kỹ thuật, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng, cũng như điều hành các hoạt động về đầu tư xây dựng cơ bản của Tổng công ty. -Các phòng ban trong Tổng công ty được phân chia nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trong từng lĩnh vực. Nhằm giúp cho các Phó tổng giám đốc, cũng như Tổng giám đốc đưa ra các quyết định một cách chính xác. Đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty đạt hiệu quả cao. -Mặc dù đảm nhiệm những chức năng nhiệm vụ riêng. Nhưng các phòng ban trong Tổng công ty đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tổng công ty Đầu tư, Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam hiện có các phòng ban chức năng sau: -Phòng kinh tế kế hoạch: Lập các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về thi công các công trình trúng thầu. Lập các kế hoạch về giá thành, xây dựng các hệ thống định mức hoàn thành nhiệm vụ và đơn vị phụ thuộc. -Phòng kỹ thuật công nghệ: lập quy trình thi công, theo dõi khối lượng thực hiện và chất lượng công trình, kiểm tra ký nhận khối lượng công việc hoàn thành theo giai đoạn, giám sát kỹ thuật các công trình, hạng mục các công trình mà Tổng công ty lắp đặt, thi công… -Phòng đầu tư phát triển: Tham gia các dự án kinh doanh hàng hoá trong và ngoài nước, chủ yếu là hàng hoá vật tư chuyên ngành cấp thoát nước. Đồng thời, thăm dò, tìm kiếm các đối tác trong và ngoài nước. Để tiến tới ký kết các hợp đồng kinh tế về cung cấp các loại vật tư, thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước. Phục vụ c
Luận văn liên quan