Báo cáo Năng lực ứng dụng tập huấn GAP của cán bộ Viện nghiên cứu

Ngay khi bắt đầu dựán thanh long GAP này một sốnhân viên của SOFRI đã cómột sốkiến thức vềlý thuyết của Thực Hành Nông Nghiệp Tốt nhưng kinh nghiệm thực tiễn áp dụng của các hệthống chất lượng thì vẫn còn thiếu. Với sựlưu tâm đặc biết đến dựán thanh long, sự kết hợp giữa thiếu kinh nghiệm thực tiễn ápdụng và thiếu kiến thức vềngành sản xuất thanh long điều này có nghĩa là nhân viên của SOFRI đã không được tựtin đểthamgia dựán. Điều cần thiết cho dựánlàkhắc phục những trởngại này một cách sớm nhất, vì thếmọi nỗ lực tập huấn được sựchấp thuận của chủnhiệm dựán nhóm thực hiện phía SOFRI, và nâng cao kỹnăng vềGAP và các kỹnăng khác không chỉ đểthực hiện dựánmàcòn đểhiểu hơn nữa vềnhững quy trình chất lượng GAP đến một mức độ đảm bảo việc can thiệp của dựán sẽ được hoàn thành và bảo đảmtính bền vững sau khi dựán kết thúc.

pdf48 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Năng lực ứng dụng tập huấn GAP của cán bộ Viện nghiên cứu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ministry of Agriculture & Rural Development 037/04VIE Xây dựng hệ thống GAP cho người trồng và xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang MS8: Năng lực ứng dụng tập huấn GAP của cán bộ Viện nghiên cứu Tháng 7, 2007 2 Nội Dung Trang GIỚI THIỆU ............................................................................................................................. 4 1. CÁN BỘ NÒNG CỐT CỦA SOFRI, BỘ MÔN BVTV VÀ NHÂN VIÊN CÓ NĂNG LỰC CẤP ĐỊA PHƯƠNG VÀ QUỐC GIA THAM GIA TẬP HUẤN VÀ ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC CỦA GAP VÀ EUREPGAP………………………… 4 Hiện trạng trước khi dự án bắt đầu 4 Chương trình tập huấn 4 Năng lực hiện tại 6 2. NHÂN VIÊN BỘ MÔN BVTV VÀ KHUYẾN NÔNG TỈNH BÌNH THUẬN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ NHẬN THỨC VÀ HIỂU BIẾT VỀ GAP VÀ NHỮNG CƠ HỘI CHO VIỆC ỨNG DỤNG BỞI CÁC HỘ SẢN XUẤT NHỎ LẺ…………………………………… 7 Nỗ lực cho sự gắn kết 7 Mức độ các hoạt động đang diễn ra và sự hiểu biết 7 3. CHIẾN LƯỢC ÁP DỤNG GAP CHO NHỮNG NGƯỜI SẢN XÚÂT THANH LONG KHÁC HAY NHỮNG LOẠI TRÁI CÂY KHÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN VÀ KIỂM CHỨNG .................................................................................................................................... 8 Xây dựng nhóm thí điểm, chất lượng và tính bền vững 8 Nhóm thí điểm và tính hiệu quả của dự án 9 Sử dụng nhóm thí điểm như một công cụ vượt trội 10 Mở rộng nhóm thí điểm sang vùng trồng thanh long khác 11 Dữ liệu điều tra kinh tế kỹ thuật 12 Biên soạn cuốn cẩm nang 12 Những ý kiến khi dự án kết thúc 12 Công ty đầu tư và xây dựng phát triển nghề vườn SOFRI 13 Chương trình chất lượng của Việt Nam 14 4. BẢN THẢO CUỐI CÙNG CỦA CUỐN CẨM NANG GAP/EUREPGAP BAO GỒM NHỮNG PHẢN HỒI TỪ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN VÀ BÀI HỌC RÚT RA TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG.......................................................................................... 15 Chuẩn bị cẩm nang 15 Dịch thuật văn bản 15 Phân bổ 15 Các vấn đề về bản quyền 15 Hiện trạng cuốn cẩm nang, lợi ích và việc phát triển trong tương lai 16 PHỤ LỤC 1............................................................................................................................. 17 Bảng liệt kê các nội dung tập huấn từ giai đoạn #7 17 PHỤ LỤC 2............................................................................................................................ 20 Môi trường Dự án quả Thanh long PHỤ LỤC 3............................................................................................................................ 28 Ấn bản Sổ Tay Sản Xuất Trái Cây Theo Tiêu Chuẩn Gap 28 PHỤ LỤC 4............................................................................................................................ 39 3 Cẩm nang chất lượng trái thanh long trang bìa và mục lục 39 PHỤ LỤC 5............................................................................................................................ 48 Bản quyến BRC được chấp thuận cho cuốn Cẩm Nang Chất Lượng Trái Thanh Long 48 Nội dung báo cáo: 1. Cán bộ nồng cốt của SOFRI, Bộ môn Báo Vệ Thực Vật (BVTV) và các cán bộ có năng lực khác của cấp huyện và cấp nhà nước về việc tập huấn và ứng dụng các biện pháp và nguyên tắc GAP và EUREPGAP 2. Cán bộ của BVTV và khuến nông viên của tỉnh Bình Thuận đánh giá về sự nhận thức và hiểu biết về GAP và cơ hội áp dụng cho các hộ sản xuất nhỏ 3. Chiến lược áp dụng GAP cho nông dân sản xuất thanh long hay cho các loại cây ăn trái khác đã được soạn thảo và kiểm tra 4. Bản thảo cuốn Cẩm Nang GAP/EUREPGAP bao gồm các ý kiến phản hồi từ các chương trình tập huấn và bài học rút ra trong thực tiễn áp dụng. 4 GIỚI THIỆU Hầu hết các yêu cầu cần báo cáo cho Giai đoạn 8 bao gồm mục báo cáo định kỳ 6 tháng và bao gồm báo cáo Giai đoạn 7 trước đây. Mục đích của báo cáo này được trình bày tóm tắt Giai đoạn 8 và những điểm chưa trình bày trong báo cáo trước đây. 1. CÁN BỘ NÒNG CỐT CỦA SOFRI, BỘ MÔN BVTV VÀ NHÂN VIÊN CÓ NĂNG LỰC CẤP ĐỊA PHƯƠNG VÀ QUỐC GIA THAM GIA TẬP HUẤN VÀ ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC GAP VÀ EUREPGAP HIỆN TRẠNG TRƯỚC KHI DỰ ÁN BẮT ĐẦU Ngay khi bắt đầu dự án thanh long GAP này một số nhân viên của SOFRI đã có một số kiến thức về lý thuyết của Thực Hành Nông Nghiệp Tốt nhưng kinh nghiệm thực tiễn áp dụng của các hệ thống chất lượng thì vẫn còn thiếu. Với sự lưu tâm đặc biết đến dự án thanh long, sự kết hợp giữa thiếu kinh nghiệm thực tiễn áp dụng và thiếu kiến thức về ngành sản xuất thanh long điều này có nghĩa là nhân viên của SOFRI đã không được tự tin để tham gia dự án. Điều cần thiết cho dự án là khắc phục những trở ngại này một cách sớm nhất, vì thế mọi nỗ lực tập huấn được sự chấp thuận của chủ nhiệm dự án nhóm thực hiện phía SOFRI, và nâng cao kỹ năng về GAP và các kỹ năng khác không chỉ để thực hiện dự án mà còn để hiểu hơn nữa về những quy trình chất lượng GAP đến một mức độ đảm bảo việc can thiệp của dự án sẽ được hoàn thành và bảo đảm tính bền vững sau khi dự án kết thúc. Hình 1. Đóng gói trên sàn nhà-không Hình 2. Đóng gói đạt tuân thủ đạt tuân thủ CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN Chương trình tập huấn của dự án trước hết tập trung vào nhân viên SOFRI với một trách nhiệm ứng dụng các chương trình của dự án và chương trình này diễn ra dưới sự giám sát chặt chẽ và cùng với một số bài trình bày báo cáo của chủ nhiệm dự án qua các lần làm việc ở Việt Nam theo định kỳ và các lần thông tin liên lạc, thư tín giữa các lần định kỳ làm việc cho dự án. Chủ nhiệm dự án cũng đã trình bày một số báo cáo có sự tham dự của các nghiên cứu viên SOFRI trong thời gian làm việc ở Việt Nam. Một điều thật sự hài lòng khi nhấn mạnh rằng sự 5 lãnh đạo của viện trưởng TS. Nguyễn Minh Châu, đồng thời là chủ nhiệm dự án phía SOFRI đã tạo dựng được một điều kiện hoàn hảo cho việc đẩy mạnh năng lực chất lượng của GAP cho ngành cây ăn trái của Việt Nam, mà điều này đã được chứng minh bằng cơ sở quan trọng để quản lý và mở rộng dự án thanh long GAP. TS Châu, chủ nhiệm dự án (phía Việt Nam) là người đã ủng hộ mạnh mẽ cho dự án Hợp Tác về Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (CARD), để đảm bảo cho dự án đạt được mục tiêu tối đa về lợi ích. Từ đó, dự án đã thực hiện them một số hoạt động khác bao gồm: • Trình bày báo cáo cho các nghiênc cứu viên của SOFRI về kinh nghiệm của chủ nhiệm dự án về các hệ thống chất lượng (GAP) • Cập nhật dự án • Báo cáo chính thức về GAP tại Hội chợ nông nghiệp quốc tế Cần Thơ • Giới thiệu về Thanh Tra Nội Bộ: báo cáo tập huấn cho nghiên cứu viên của SOFRI • Giám sát. Từ quan điểm của chủ nhiệm dự án, có hai đóng góp rất có ý nghĩa trong suốt thời gain thực hiện dự án đó là nâng cao sự phát triển về năng lực và sự tự tin của nhóm thực hiện dự án. Một là việc tiến hành điều tra kinh tế kỹ thuật, thu thập, xử lý số liệu và báo cáo kết quả cho SOFRI cũng như toàn ngành trồng thanh long. Kiến thức đạt được qua điều tra kinh tế kỹ thuật giúp nhóm thực hiện dự án hiểu rõ thực trạng sản xuất, phương pháp sản xuất hiện hành và thật sự rằng nhóm thực hiện dự án biết trên cây thanh long còn có nhiều vấn đề cần giải quyết và sẽ hỗ trợ mạnh mẽ để cải thiện đúng theo mục đích can thiệp của dự án: gặt hái sự tin cậy! Thứ hai, và là chính yếu, đóng góp sự cải thiện về năng lực thông qua tham quan học hỏi kinh nghiệm ở New Zealand của ông Nguyễn Hữu Hoàng. Kết quả chuyến tham quan học hỏi ở New Zealand của ông Hoàng được báo cáo chi tiết trong báo cáo dự án tháng 08/2006. Tham quan học hỏi thpông qua quan sát việc áp dụng GAP/các hệ thống chất lượng ở các điều kiện khác nhau, cộng thêm việc tham gia lớp tập huấn chính thức đã giúp ông Hoàng thêm tự tin sau chuyến đi này. Đây là điều đáng tự hào cho chủ nhiệm dự án khi thấy những kiến thức trên được truyền đạt trong mọi lĩnh vực của dự án, và cho những lĩnh vực khác ở SOFRI, đối với các nghiên cứu viên khác của SOFRI và cho cả những loại cây ăn trái khác nữa. Hình 3. Tập huấn cho nhóm quản lý nhà Hình 4. Chứng chỉ tập huấn y tế của đóng gói công nhân 6 Hình 5. Tập huấn cho nhóm đứng đầu Hình 6. Tập huấn chung cho công nhân quản lý nhà đóng gói trang trại/nhà đóng gói Hình 7. Tập huấn cho nông dân NĂNG LỰC HIỆN TẠI Mãng tập huấn cho dự án do nhóm thực hiện dự án phía SOFRI phụ trách đã làm rất tốt. Người đóng vai trò chủ chốt của dự án là TS. Nguyễn Minh Châu, Chủ Nhiệm Dự Án, TS. Nguyễn Văn Hòa, Điều Phối Dự Án và là đối tác của chủ nhiệm dự án phía New Zealand, và Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Điều phối thực hiện dự án, đây là những người đi đầu trong việc thực thi dự án và đảm bảo tính bền vững trong tương lai. Cả ba người nói trên đã hỗ trợ rất nhiều cho dự án và các báo cáo của dự án vượt xa những mong muốn mà có thể đề cập đến những nỗ lực đó như sau: • TS. Châu đặt nền móng cho việc áp dụng chất lượng ở SOFRI và có ảnh hưởng đến các Viện nghiên cứu khác, ban ngành trung ương cũng như tư nhân đồng thời tạo ra một môi trường quản lý và thực hiện dự án một cách thành công và phát triển cơ sở hạ tầng • TS Hòa điều phối dự án thanh long, có vai trò trong Hội Đồng Thuốc BVTV, chuyên ngành và kỹ năng truyền đạt tập huấn và thực hiện áp dụng dự án GAP nhằm đạt đến mục đích đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. • Ông Hoàng có kiến thức về canh tác cây thanh long, chuyên ngành và sự hiểu biết để thực thi dự án GAP, hệ thống chất lượng. Ông Hoàng có được sự hiểu biết về hệ thống chất lượng cho ngành cây ăn quả, các tiêu chuẩn do người tiêu dung đặt ra; thực tế áp dụng các tiêu chuẩn đó cùng với việc soạn thảo các hồ sơ, thanh tra và cải thiện. Là 7 người có kỹ năng truyền đạt những chuyên môn về cây ăn trái và dự án thanh long bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Các chương trình tập huấn của dự án được xây dựng trong vòng hai năm qua khi tiến hành hành thực hiện dự án này, lúc đầu thì chủ nhiệm dự án trình bày các báo cáo cho nông dân/nhà đóng gói bằng tiếng Anh và được phiên dịch lại, đến thời điểm hiện tại tập huấn bằng tiếng Việt trong đó chủ nhiệm dự án đóng vai trò cộng tác hỗ trợ – từ đó đã hình thành nên một nhóm làm việc rất có hiệu quả! Bảng liệt kê các nội dung tập huấn được trình bày trong báo cáo Giai đoạn 7 và được trình bày lại ở Phụ lục 1 của báo cáo này. 2. NHÂN VIÊN BỘ MÔN BVTV VÀ KHUYẾN NÔNG TỈNH BÌNH THUẬN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ NHẬN THỨC VÀ HIỂU BIẾT VỀ GAP VÀ NHỮNG CƠ HỘI CHO VIỆC ỨNG DỤNG BỞI CÁC HỘ SẢN XUẤT NHỎ LẺ NHỮNG NỖ LỰC CHO VIỆC GẮN KẾT Vào giai đoạn đoạn khởi đầu áp dụng của dự án, nhóm thực hiện dự án đã trình bày báo cáo cho các cán bộ lãnh đạo thuộc Sở NN & PTNT tỉnh Bình Thuận (DARD). Các báo cáo này bao gồm tổng quan về tầm quan trọng của dự án thanh long, những hoạt động dự kiến đề xuất trong quá trình thực hiện dự án và mời cán bộ của DARD tham gia chặt chẽ vào việc áp dụng dự án. Nhóm thực hiện dự án cũng đã nêu ra sự cần thiết đóng góp nhân sự của DARD, dựa trên lợi thế người địa phương, để góp phần hỗ trợ nhiều hơn nữa cho dự án trong lĩnh vực chọn lựa nhóm nông dân và đồng thời trở nên thành thạo hơn về GAP khi thực hiện dự án để bảo đảm tính bền vững một khi dự án kết thúc. Các kênh thông tin liên lạc giữa SOFRI và DARD tỉnh Bình Thuận đã được thiết lập bởi nhóm thực hiện dự án và trước mỗi lần đến công tác tại tỉnh, nhóm thực hiện dự án đều chính thức gởi thư thông báo đến chính quyền địa phương. Thông qua thư thông báo, DARD cũng được thông báo trước nội dung làm việc của nhóm thực hiện dự án. MỨC ĐỘ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐANG DIỄN RA VÀ SỰ HIỂU BIẾT Một cán bộ thuộc DARD được đề xuất làm người liên lạc giữa nhóm thực hiện dự án và DARD. Người được đề cử đã cùng nhóm thực hiện dự án nhiều lần tham gia vào việc điều tra, chọn lựa nhóm nông dân cho dự án và tham gia một số lớp tập huấn. Tuy nhiên, có thể do những điều kiện khách quan, DARD đã không thể tham gia toàn bộ cùng với nhóm thực hiện dự án. Về phía tư nhân gồm nhà đóng gói và các hộ nông dân, thông qua những lĩnh hội từ những hướng dẫn của dự án đã có sự hiểu biết cao hơn cũng như việc áp dụng GAP đạt theo yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng vì mục đích người tiêu dùng. 8 3. CHIẾN LƯỢC ÁP DỤNG GAP CHO NHỮNG NGƯỜI SẢN XUẤT THANH LONG KHÁC HAY LOẠI TRÁI CÂY KHÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN VÀ KIỂM CHỨNG XÂY DỰNG NHÓM THÍ ĐIỂM, CHẤT LƯỢNG VÀ TÍNH BỀN VỮNG Như đã báo cáo trước đây, dự án đã xây dựng nhóm thí điểm bao gồm nhà xuất khẩu/nhà đóng gói và nông dân để thiết lập một mô hình hoạt động, trước hết là để thể hiện tính khả thi của việc sản xuất thanh long theo GAP cho thị trường giá trị cao và tiếp theo đó là để có thể trình diễn một mô hình sản xuất có lợi nhuận cho toàn bộ ngành sản xuất thanh long của tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và cũng như các loại trái cây khác. Mỗi một nỗ lực đã được thực thi để xây dựng mô hình mang tính thương mại để đạt tới tiêu chuẩn cao để có thể vượt xa những yêu cầu về chất lượng cho mục đích đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của người tiêu dùng, mô hình này phải bảo đảm bền vững thông qua việc quản lý chặt chẽ, nhân viên quản lý hoàn toàn “hiểu rõ” lĩnh vực trách nhiệm của họ và có thể vận hành đạt yêu cầu. Hình 8. Thanh long đạt chất lượng cao. 9 NHÓM THÍ ĐIỂM VÀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN Điều này nhằm chỉ ra rằng nhóm thí điểm thanh long đã thể hiện được hiệu quả của chương trình tập huấn mang tính chuyên sâu của dự án nhằn hướng tới đạt những tiêu chuẩn của Hiệp Hội Bán Lẻ Anh Quốc (BRC) và EUREPGAP bao gồm: • Truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, một phần quan trọng của hệ thống chất lượng, từ trang trại đến nhà đóng gói và nhà xuất khẩu là phải rõ ràng và hiệu quả. Ở bất cứ thời điểm nào, một sản phẩm trên thị trường có thể truy qua chuỗi cung cấp sản phẩm ngược lại trang trại, lô sản xuất, ngày thu hoạch/đóng gói/xuất hàng và toàn bộ các tài liệu có liên quan (ví dụ: nhật ký sử dụng thuốc BVTV v.v...). Người quản trị nhà đóng gói chịu trách nhiệm cho sự phát triển, vận hành và duy trì hệ thống truy nguyên, cho nên cần phải có một sự nhận thức đầy đủ những yêu cầu và sự quan trọng của truy nguyên và sự thống nhất của hệ thống trong việc quản lý nhà đóng gói và hệ thống chất lượng • Nhật ký của trang trại phải chính xác và đầy đủ, có chữ ký xác nhận của người điều hành đã qua tập huấn và có giấy chứng nhận và luôn sẵn sàng để các nhân viên có thẩm quyền xem xét, đánh giá để xác nhận sản phẩm đảm bảo cho xúât khẩu • Thanh tra nội bộ của toàn bộ nhóm thí điểm đã được chuẩn bị thông qua tập huấn mang tính chính thức cho đến áp dụng thực hành. Kết quả tập huấn chính quy về Thanh Tra Nội Bộ đã được chuyển giao cho các đối tượng khác, nhằm nâng cao sự hiểu biết của họ về các hệ thống chất lượng và các nhu cầu của người tiêu dùng • Một vấn đề mà dự án nhắm đến, lấy làm mục tiêu chính và xem như là tiềm năng phải xâm nhập vào thị trường giá trị cao và yêu cầu của dự án về việc cung cấp trái thanh long thỏa mãn những tiêu chuẩn đã được lựa chọn, đều đang được đón nhận • TESCO đã thuê một tổ chức thanh tra độc lập tiến hành thanh tra nguyên tắc tổ chức cho nhà đóng gói của nhóm thí điểm. Kết quả thanh tra cho thấy nhà đóng gói tiến đến gần những tiêu chuẩn mong muốn. Nhà đóng gói đã tiến hành áp dụng những khuyến cáo để cải thiện ngay lập tức và gần như đã hoàn tất trong suốt quá trình thanh tra. Thanh tra độc lập đã hỗ trợ rất đắc lực cho sáng kiến chất lượng của dự án bằng cách thể hiện cho người đứng đầu nhóm thí điểm tầm quan trọng của những tiêu chuẩn là như thế nào thông qua sự diễn giải của TESCO đại diện cho thị trường giá trị cao. Hình 9. Thanh tra nhật ký sử dụng thuốc Hình 10. Hồ sơ trang trại: nhật ký sử BVTV, chỉnh sữa và tập huấn dụng thuốc BVTV, phân bón… 10 Hình 11. Sơ đồ trang trại và bố trí lô Hình 12. Nhận dạng vị trí lô trồng trồng SỬ DỤNG NHÓM THÍ ĐIỂM NHƯ MỘT CÔNG CỤ VƯỢT TRỘI Trong suốt thời gian đàm phán của dự án để xây dựng nhóm thí điểm, một điều cần đảm bảo rằng mô hình thí điểm đem lại lợi nhuận cao sẽ được hình thành và được sử dụng như một công cụ khuyến nông khi thích hợp để mở rộng hô hình GAP cho toàn ngành trồng thanh long và cũng như cải thiện chất lượng cho các loại cây ăn trái khác. Một bản ghi nhớ giữa nhà đóng gói của nhóm thí điểm và Chủ nhiệm dự án để đưa cả hai phía đối tác gần lại nhau. Mục tiêu ban đầu là chỉ nhóm thực hiện dự án phụ trách lên chương trình cho những kết quả mà nhóm thí điểm sẽ đạt được và trực tiếp làm việc với nhóm thí điểm này. Tuy nhiên, vai trò của khuyến nông viên là rất quan trọng, và họ cũng sẽ cần tiếp cận với nhóm thí điểm này. Thật ra, một điều có thể dự đoán trược được là một loạt các chương trình nhằm đạt đến mục tiêu đề ra sẽ giảm bớt rất nhiều khi tiến hành áp dụng các mô hình nhằm đem lại lợi nhuận cao cho mô hình thí điểm đã được chứng nhận, đặc biệt là khi tiến hành chuyển sang vùng/loại cây ăn trái khác. Hình 14. Kho chứa phân đạt tiêu chuẩn. Hình13. Kho chứa thuốc BVTV đạt tiêu chuẩn. 11 Hình 15. Phòng thay quần áo và giữ áo Hình 16. Đơn đặt hàng cho nhà đóng gói quần bảo hộ lao động và cách trình bày sản phẩm xuất khẩu MỞ RỘNG MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM SANG VÙNG SẢN XUẤT THANH LONG KHÁC Sự mở rộng của dự án theo dự định ban đầu là cho tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang. Một điều quan trọng mà dự án cần thực hiện là xây dựng một mô hình thí điểm trình diễn có hiệu quả và một mô hình hoạt động của hệ thống chất lượng để mô phỏng nhân rộng. Một khi nhóm thí điểm tiến gần đến tiêu chuẩn và sẽ đạt giấy Chứng Nhận do Tổ Chức Chứng Nhận cung cấp, những hoạt động nhằm đạt mục tiêu đề ra sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Hoạt động mang tính gắn kết giữa nhóm thí điểm và các hộ trồng thanh long, nhà đóng gói khác đã bắt đầu hoạt động và sẽ có một nhóm các hộ trồng thanh long ở Tiền Giang đến tham quan và học hỏi từ nhóm thí điểm. Một điều ưu tiên hàng đầu cho dự án để chuẩn bị cho cả nhóm thí điểm và nhân sự chủ chốt ở một mức độ cao nhất, vì vậy khi tiến hành áp dụng mô hình tương tự cho nhóm thí điểm khác thì sự khác biệt giữa hai mô hình này sẽ được hạn chế ở mức tối thiểu nhất. Các thành viên của nhóm thực hiện dự án cũng tin tưởng rằng một hệ thống kiểm soát chung cho toàn ngành thanh long là cần thiết trong thời gian tới, để tránh hiện tượng biến động về chất lượng mà đây là một hiện tượng gây bất lợi do một số người có liên quan đang gây ra. Hình 17. Trao đổi kinh nghiệm giữa các Hình 18. Trang trại thanh long mới chủ trang trại trồng 12 Hình 19. Nhà đóng gói đạt tiêu chuẩn mới Hình 20. Tham quan các trang trại gần đạt được xây dựng tiêu chuẩn trong giai đoạn chuẩn bị thư bày tỏ nguyện vọng (EoI) DỮ LIỆU ĐIỀU TRA KINH TẾ KỸ THUẬT Điều tra kinh tế thuật do dự án tiến hành rất bao quát và bao gồm cả các đại diện tiêu biểu trong cộng đồng các hộ trồng thanh long nhỏ lẻ. Số liệu điều tra thu thập được rất hữu hiệu và được xem như là yếu tố mang tính quyết định “tình trạng” của dự án vào giai đoạn khởi đầu, các số liệu này còn được dung làm một công cụ chuyển giao kỹ thuật, và được sử dụng bởi các nghiên cứu viên có liên quan đối với các loại cây trồng khác. BIÊN SOẠN CUỐN CẨM NANG Dự án đã phát hành cuốn Cẩm Nang Chất Lượng Trái Thanh Long. Cuốn cẩm nang có một phần nhỏ liên quan đến nhà xuất khẩu và các phần còn lại đề cập đến nhà đóng gói sử dụng Tiêu Chuẩn Thực Phẩm Toàn Cầu - BRC và Tiêu Chuẩn EUREPGAP dành cho nông dân. Cuốn cẩm nang thích hợp cho việc sử dụng trên toàn ngành trồng thanh long, và chỉ cần một số chỉnh sữa nhỏ cho một số chi tiết là có thể sử dụng được một cách dễ dàng cho các loại cây ăn trái khác. Hệ thống chất lượng đang được dự án áp dụng nhằm giúp nhóm thí điểm có thể thâm nhập được vào các thị trường giá trị cao ở Châu Âu và Anh Quốc, đây là những thị trường đòi hỏi yêu cầu tiêu chuẩn cao hơn những tiêu chuẩn đang được AsianGAP đặt ra. Thật ra sang kiến về AsianGAP là m
Luận văn liên quan