Báo cáo Nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long

1. Lý do nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, hỗ trợ phát triển. Kinh tế-xã hội của vùng ngày càng phát triển, đời sống người dân dần được cản thiện, công tác xoá đói giảm nghèo đã thu được một số kết quả ban đầu tốt. Tuy nhiên, ở một số địa phương tỷ lệ đói nghèo vẫn giảm chậm sau rất nhiều nỗ lực của các chương trình hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức quốc tế thời gian qua. Giả thiết nghiên cứu: Tình trạng nêu trên có thể là do: 1. Các giải pháp, các chính sách giảm nghèo đã được ban hành khá đầy đủ nhưng có thể do cơ chế thực hiện chưa đồng bộ, chưa đúng đối tượng, chưa đủ mạnh, chưa phù hợp cho điều kiện đặc thù (luôn có sự giao thoa giữa nước mặn và nước ngọt trên diện rộng, sống chung với lũ, ) của các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực ở ĐBSCL. 2. Do có điều kiện tự nhiên đặc thù nên các giải pháp, chính sách giảm nghèo chung cho cả vùng chưa đủ, chưa phù hợp với các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực ở ĐBSCL. 3. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội – cơ sở hạ tầng – năng lực cán bộ của các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực ở ĐBSCL còn nhiều khó khăn, hạn chế nên đã ảnh hưởng tới khả năng thực thi các giải pháp, chính sách giảm nghèo. Câu hỏi nghiên cứu: - Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các xã có tỷ lệ đói nghèo cao ở ĐBSCL là gì (yếu tố điều kiện tự nhiên, thị trường, dịch bệnh, chính sách, cơ chế, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế-xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, năng lực cán bộ )? - Biểu hiện đói nghèo ở các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực ở ĐBSCL như thế nào? Có gì khác so với toàn vùng? - Các giải pháp, chính sách hiện hành đã đủ, đã phù hợp cho các xã có tỷ lệ đói nghèo cao ở ĐBSCL chưa? Cơ chế thực hiện các giải pháp, chính sách đói nghèo gặp những rào cản nào? Vì sao các giải pháp, chính sách này chưa mang lại hiệu quả cao? Việc triển khai các giải pháp, chính sách này tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn, vậy thì những khó khăn đó là gì? - Phương pháp tiếp cận giảm nghèo hiện tại có còn phù hợp không? Nếu không còn phù hợp thì cần phải thay đổi như thế nào? - Với tính đặc thù của vùng, liệu có còn thiếu giải pháp, chính sách riêng cho vùng không? Nên chăng Nhà nước cần ban hành và triển khai một số chính sách đặc thù cho khu vực nhằm hỗ trợ những xã này cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, nâng cao mức sống, giảm tỷ lệ đói nghèo, hỗ trợ người dân tiếp cận thị trường thông qua việc tham gia vào các chuỗi giá trị của các loại hàng hóa ? 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu nguyên nhân đói nghèo ở các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đánh giá thực trạng và biểu hiện đặc thù về đói nghèo của người dân trong vùng nghiên cứu, đánh giá các giải pháp giảm nghèo đã thực hiện ở trong vùng, phát hiện những vấn đề ảnh hưởng tới giảm nghèo, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và các chính sách giảm nghèo phù hợp với tính đặc thù của khu vực này. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 1) Tham vấn các cơ quan liên quan, thu thập tài liệu thứ cấp, làm việc trong phòng để tổng quan tài liệu: gồm các báo cáo kinh tế xã hội, báo cáo đánh giá tình hình giảm nghèo, các chính sách phát triển kinh tế-xã hội XĐGN có tác động tới XĐGN của vùng ĐBSCL. 2) Khảo sát thực địa: - Chọn mẫu điều tra khảo sát: chọn mẫu có chủ đích: + Chọn tỉnh: Để phát hiện các nguyên nhân nghèo đói đặc thù, nghiên cứu sẽ chọn 4 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao đại diện cho 4 tiểu vùng của Đồng bằng sông Cửu Long (vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng giữa sông Tiền và sông Hậu, vùng Tây sông Hậu-Bán đảo Cà Mau, chú ý tỉnh tập trung đông đồng bào dân tộc Khmer). Việc lựa chọn tỉnh khảo sát chuyên sâu sẽ được tiến hành trên cơ sở tham vấn với Dự án và các cơ quan liên quan của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. + Chọn huyện: Trong mỗi tỉnh chọn 01 huyện có tỷ lệ đói nghèo cao, đại diện cho tính đặc thù của tỉnh. + Chọn xã: trong huyện chọn 1 xã có tỷ lệ đói nghèo cao, đại diện cho tính đặc thù của huyện. + Chọn hộ: Chọn hộ phỏng vấn sâu là những hộ thuộc diện nghèo, có chú ý tới các hộ rất nghèo, của xã. Tuy nhiên, để thảo luận nhóm có hiệu quả trong việc đề xuất giải pháp giảm nghèo sẽ lựa chọn thêm cả các hộ có kinh nghiệm vượt nghèo, các hộ làm ăn giỏi. + Chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý để toạ đàm và phỏng vấn sâu: Mỗi Sở lựa chọn các cán bộ lãnh đạo, quản lý phụ trách và am hiểu về các lĩnh vực: đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, việc làm và phát triển nguồn nhân lực để tiến hành toạ đàm và phỏng vấn sâu có chủ đích. Các số liệu điều tra thu thập được không mang ý nghĩa thống kê mà chỉ mang ý nghĩa minh chứng cho những đánh giá về nghèo đói. - Khảo sát tại 4 tỉnh đại diện cho các tiểu vùng của Đồng bằng sông Cửu Long (mỗi tỉnh 5-6 ngày) để khảo sát chuyên sâu và phát hiện nguyên nhân, thế mạnh, đề xuất các chính sách, giải pháp cần thiết cho công tác giảm nghèo tại địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực ở ĐBSCL. Nội dung khảo sát tại mỗi tỉnh bao gồm: + Toạ đàm, trao đổi chuyên sâu với cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị: Sở KH&ĐT, Sở NN&PTNT, Sở LĐTB&XH - tại tỉnh. + Khảo sát nhanh tại 01 huyện do Tỉnh giới thiệu: Toạ đàm với các Phòng, Ban, tổ chức hội (Phụ nữ, Nông dân, Nghề cá ) liên quan của huyện, xã tại UBND huyện, xã. + Thực hiện phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình nghèo theo bảng hỏi. + Họp nhóm đánh giá có sự tham gia (PRA) của các đối tượng 3) Sử dụng phần mềm chuyên dụng SPSS cho phân tích dữ liệu kinh tế-xã hội. 4) Tổng hợp dữ liệu, viết báo cáo: Tổng hợp dữ liệu, đánh giá nguyên nhân, thực trạng nghèo đói và những vấn đề ảnh hưởng tới giảm nghèo, đề xuất chính sách và các giải pháp giảm nghèo cho vùng ĐBSCL trên cơ sở sử dụng các công cụ phân tích như: phân tích chính sách, cây vấn đề, SWOT 5) Sử dụng phương pháp chuyên gia: thông qua trao đổi trực tiếp, hội thảo, góp ý các báo cáo để thu thập các ý kiến chuyên gia cho các báo cáo nghiên cứu.

doc29 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2890 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé Lao ®éng - Th­¬ng binh vµ X· héi  Ch­¬ng tr×nh Ph¸t triÓn Liªn HiÖp Quèc   Dự án VIE/02/001 Hỗ trợ cải thiện và thực hiện các CTMTQG về giảm nghèo BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO CHO KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Báo cáo tóm tắt Nhóm tư vấn: - ThS. Nguyễn Xuân Lai TS. Phạm Bảo Dương ThS. Huỳnh Viết Khải Hà Nội, tháng 11 năm 2008 1. Lý do nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, hỗ trợ phát triển. Kinh tế-xã hội của vùng ngày càng phát triển, đời sống người dân dần được cản thiện, công tác xoá đói giảm nghèo đã thu được một số kết quả ban đầu tốt. Tuy nhiên, ở một số địa phương tỷ lệ đói nghèo vẫn giảm chậm sau rất nhiều nỗ lực của các chương trình hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức quốc tế thời gian qua. Giả thiết nghiên cứu: Tình trạng nêu trên có thể là do: 1. Các giải pháp, các chính sách giảm nghèo đã được ban hành khá đầy đủ nhưng có thể do cơ chế thực hiện chưa đồng bộ, chưa đúng đối tượng, chưa đủ mạnh, chưa phù hợp cho điều kiện đặc thù (luôn có sự giao thoa giữa nước mặn và nước ngọt trên diện rộng, sống chung với lũ, …) của các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực ở ĐBSCL. 2. Do có điều kiện tự nhiên đặc thù nên các giải pháp, chính sách giảm nghèo chung cho cả vùng chưa đủ, chưa phù hợp với các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực ở ĐBSCL. 3. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội – cơ sở hạ tầng – năng lực cán bộ của các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực ở ĐBSCL còn nhiều khó khăn, hạn chế nên đã ảnh hưởng tới khả năng thực thi các giải pháp, chính sách giảm nghèo. Câu hỏi nghiên cứu: - Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các xã có tỷ lệ đói nghèo cao ở ĐBSCL là gì (yếu tố điều kiện tự nhiên, thị trường, dịch bệnh, chính sách, cơ chế, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế-xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, năng lực cán bộ …)? - Biểu hiện đói nghèo ở các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực ở ĐBSCL như thế nào? Có gì khác so với toàn vùng? - Các giải pháp, chính sách hiện hành đã đủ, đã phù hợp cho các xã có tỷ lệ đói nghèo cao ở ĐBSCL chưa? Cơ chế thực hiện các giải pháp, chính sách đói nghèo gặp những rào cản nào? Vì sao các giải pháp, chính sách này chưa mang lại hiệu quả cao? Việc triển khai các giải pháp, chính sách này tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn, vậy thì những khó khăn đó là gì? - Phương pháp tiếp cận giảm nghèo hiện tại có còn phù hợp không? Nếu không còn phù hợp thì cần phải thay đổi như thế nào? - Với tính đặc thù của vùng, liệu có còn thiếu giải pháp, chính sách riêng cho vùng không? Nên chăng Nhà nước cần ban hành và triển khai một số chính sách đặc thù cho khu vực nhằm hỗ trợ những xã này cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, nâng cao mức sống, giảm tỷ lệ đói nghèo, hỗ trợ người dân tiếp cận thị trường thông qua việc tham gia vào các chuỗi giá trị của các loại hàng hóa…? 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu nguyên nhân đói nghèo ở các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đánh giá thực trạng và biểu hiện đặc thù về đói nghèo của người dân trong vùng nghiên cứu, đánh giá các giải pháp giảm nghèo đã thực hiện ở trong vùng, phát hiện những vấn đề ảnh hưởng tới giảm nghèo, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và các chính sách giảm nghèo phù hợp với tính đặc thù của khu vực này. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 1) Tham vấn các cơ quan liên quan, thu thập tài liệu thứ cấp, làm việc trong phòng để tổng quan tài liệu: gồm các báo cáo kinh tế xã hội, báo cáo đánh giá tình hình giảm nghèo, các chính sách phát triển kinh tế-xã hội XĐGN có tác động tới XĐGN của vùng ĐBSCL. 2) Khảo sát thực địa: - Chọn mẫu điều tra khảo sát: chọn mẫu có chủ đích: + Chọn tỉnh: Để phát hiện các nguyên nhân nghèo đói đặc thù, nghiên cứu sẽ chọn 4 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao đại diện cho 4 tiểu vùng của Đồng bằng sông Cửu Long (vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng giữa sông Tiền và sông Hậu, vùng Tây sông Hậu-Bán đảo Cà Mau, chú ý tỉnh tập trung đông đồng bào dân tộc Khmer). Việc lựa chọn tỉnh khảo sát chuyên sâu sẽ được tiến hành trên cơ sở tham vấn với Dự án và các cơ quan liên quan của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. + Chọn huyện: Trong mỗi tỉnh chọn 01 huyện có tỷ lệ đói nghèo cao, đại diện cho tính đặc thù của tỉnh. + Chọn xã: trong huyện chọn 1 xã có tỷ lệ đói nghèo cao, đại diện cho tính đặc thù của huyện. + Chọn hộ: Chọn hộ phỏng vấn sâu là những hộ thuộc diện nghèo, có chú ý tới các hộ rất nghèo, của xã. Tuy nhiên, để thảo luận nhóm có hiệu quả trong việc đề xuất giải pháp giảm nghèo sẽ lựa chọn thêm cả các hộ có kinh nghiệm vượt nghèo, các hộ làm ăn giỏi. + Chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý để toạ đàm và phỏng vấn sâu: Mỗi Sở lựa chọn các cán bộ lãnh đạo, quản lý phụ trách và am hiểu về các lĩnh vực: đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, việc làm và phát triển nguồn nhân lực để tiến hành toạ đàm và phỏng vấn sâu có chủ đích. Các số liệu điều tra thu thập được không mang ý nghĩa thống kê mà chỉ mang ý nghĩa minh chứng cho những đánh giá về nghèo đói. - Khảo sát tại 4 tỉnh đại diện cho các tiểu vùng của Đồng bằng sông Cửu Long (mỗi tỉnh 5-6 ngày) để khảo sát chuyên sâu và phát hiện nguyên nhân, thế mạnh, đề xuất các chính sách, giải pháp cần thiết cho công tác giảm nghèo tại địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực ở ĐBSCL. Nội dung khảo sát tại mỗi tỉnh bao gồm: + Toạ đàm, trao đổi chuyên sâu với cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị: Sở KH&ĐT, Sở NN&PTNT, Sở LĐTB&XH - tại tỉnh. + Khảo sát nhanh tại 01 huyện do Tỉnh giới thiệu: Toạ đàm với các Phòng, Ban, tổ chức hội (Phụ nữ, Nông dân, Nghề cá …) liên quan của huyện, xã tại UBND huyện, xã. + Thực hiện phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình nghèo theo bảng hỏi. + Họp nhóm đánh giá có sự tham gia (PRA) của các đối tượng 3) Sử dụng phần mềm chuyên dụng SPSS cho phân tích dữ liệu kinh tế-xã hội. 4) Tổng hợp dữ liệu, viết báo cáo: Tổng hợp dữ liệu, đánh giá nguyên nhân, thực trạng nghèo đói và những vấn đề ảnh hưởng tới giảm nghèo, đề xuất chính sách và các giải pháp giảm nghèo cho vùng ĐBSCL trên cơ sở sử dụng các công cụ phân tích như: phân tích chính sách, cây vấn đề, SWOT… 5) Sử dụng phương pháp chuyên gia: thông qua trao đổi trực tiếp, hội thảo, góp ý các báo cáo để thu thập các ý kiến chuyên gia cho các báo cáo nghiên cứu. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1 Biểu hiện nghèo đói Biểu hiện của nghèo đói ở những xã có tỷ lệ đói nghèo cao so với tỷ lệ trung bình của khu vực ĐBSCL, bên cạnh các biểu hiện phổ biến của cả vùng theo các nhóm tiêu chí như: Nghèo đói về thu nhập, Nghèo đói về điều kiện sống cơ bản, Nghèo đói về tiếp cận phúc lợi xã hội, thì mức độ biểu hiện của các xã này nghiêm trọng hơn rất nhiều: Có nhiều hộ còn bị đứt bữa trong các tháng mưa lũ, không phải mùa vụ (50% số hộ điều tra có thời gian bị đứt bữa trong năm); Phần lớn hộ nghèo đã có nhà ở nhưng vẫn chỉ là nhà tạm, rất dễ bị tốc mái, dột trong mùa mưa lũ, (74% số hộ điều tra; tỷ lệ số hộ nghèo có nhà ở là nhà tạm bợ rất cao ở các xã của tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang: 100%, 82% số hộ điều tra), một số nhà đã cũ nát; Một bộ phận dân cư nghèo vẫn phải dùng nước sinh hoạt chính là từ sông (chiếm trên 32%, chủ yếu là các hộ nghèo ở các xã của hai tỉnh Đồng Tháp - hơn 81% số hộ được phỏng vấn, Kiên Giang - hơn 39%); Phần lớn các hộ không có hố xí hoặc hố xí hợp vệ sinh (chỉ đi nhờ cầu cá hàng xóm, tự làm cầu cá, cầu đất; hoặc đi ra ngoài rừng, ruộng, sông ..) (86% số hộ điều tra không có hố xí, một số hộ có hố xí thì chủ yếu là hố xí không hợp vệ sinh chỉ là tự làm cầu cá, cầu đất; chỉ có 4% số hộ có hố xí hợp vệ sinh); Đường đi nhiều nơi còn rất khó khăn: vẫn là đường đất, thậm chí chỉ là bờ ruộng, lầy lội vào mùa mưa; Vẫn có trẻ em cấp tiểu học cơ sở phải đi học cách xa nhà 3-4 km, nhất là vùng Đồng Tháp Mười vẫn có những trẻ em phải đi 5-7 km bằng đường sông để đến trường trong mùa mưa lũ; Không được đọc/hiếm khi được đọc được sách báo, tạp chí với lý do rất phổ biến là không biết chữ và không có báo. Tổng hợp kết quả lựa chọn của cả tổng thể mẫu và từng xã, các vấn đề làm người dân nghèo khổ sở nhất theo thứ tự gồm: (1) Thu nhập bình quân đầu người thấp dưới 200.000 đồng; (2) Đứt bữa; (3) Nhà ở là nhà tạm bằng tranh tre nứa lá; (4) Nước sinh hoạt chính từ sông, ao; (5) Thiếu phương tiện đi lại; (6) Không có tiền khám chữa bệnh tại bệnh viện; (7) Chưa được sử dụng điện lưới quốc gia 4.2 Nguyên nhân nghèo đói: cái nhìn từ thực tế hộ nghèo Dễ dàng nhận thấy rằng có một vòng luẩn quẩn không thoát ra được của các hộ nghèo và các nguyên nhân gây nên nghèo đói mang tính tổng hợp, có sự tác động qua lại rất phức tạp. Vì vậy, vấn đề cơ bản không phải là đi tìm xem nguyên nhân nào là nguyên nhân gốc mà cần phải xác định đúng các nguyên nhân gây nên các biểu hiện của nghèo đói cần giải quyết thì mới có giải pháp đúng đắn để giảm nghèo nhanh và bền vững ở những xã có tỷ lệ nghèo đói cao này. Bên cạnh các nguyên nhân nghèo có thể tìm thấy phổ biến ở các địa phương như: điều kiện tự nhiên; dịch bệnh; không có hoặc có ít đất sản xuất; thiếu việc làm; thị trường bấp bênh; cơ sở hạ tầng yếu kém; thiếu vốn sản xuất; phong tục tập quán lạc hậu; trình độ học vấn thấp, kỹ thuật thấp; và các nguyên nhân khác, những nguyên nhân cụ thể mang tính đặc thù gây nên nghèo đói ở những xã có tỷ lệ nghèo cao ở ĐBSCL là: - 6 tháng ngập lũ, 6 tháng khô hạn, đất nhiễm phèn nặng - Hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh - Chưa có hệ thống kho, bãi, chợ được xây dựng để bảo quản và mua bán sản phẩm - Đông đồng bào dân tộc Khmer với một số phong tục tập quán không có tác động tích cực cho XĐGN: nhiều lễ hội, không thích xa nhà, cúng tiến quá nhiều vào chùa chiền ... - Phong cách sống hào phóng, không tích lũy, dựa vào thiên nhiên. 4.3 Đánh giá các giải pháp Các thành công của hệ thống giải pháp Đến năm 2006, theo chuẩn nghèo mới của Bộ LĐTBXH, tỷ lệ nghèo toàn quốc còn khoảng 24%, vùng ĐBSCL còn khoảng gần 17% - thấp hơn tỷ lệ nghèo toàn quốc. Có được kết quả đó là nhờ sự quyết tâm rất cao của Đảng và Chính phủ trong công cuộc XĐGN. Đảng và Chính phủ đã đề ra một hệ thống các chính sách và thực hiện các giải pháp để thực hiện mục tiêu XĐGN. Hệ thống các chính sách, giải pháp XĐGN đã mang tính toàn diện cao cho toàn quốc và cũng có một số giải pháp, chính sách mang tính đặc thù cho từng vùng đã có các tác động tích cực tới XĐGN. Với vùng ĐBSCL, có thể liệt kê một số tác động tới XĐGN của các nhóm chính sách, giải pháp cơ bản như sau: 1) Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập 2) Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội 3) Nâng cao năng lực và nhận thức cho người nghèo 4) Tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá các chương trình/dự án giảm nghèo Các hạn chế của hệ thống giải pháp 1) Phương pháp tiếp cận giảm nghèo chưa phù hợp đối với các địa phương có tỷ lệ nghèo đói cao, mang tính đặc thù: 2) Chưa có giải pháp, chính sách hỗ trợ đủ mạnh, phù hợp và đồng bộ cho người nghèo 3) Chưa có phương thức kiểm tra, giám sát chặt chẽ chi tiêu tài chính và các hoạt động trong thực hiện XĐGN 4) Chi đầu tư công vẫn tồn tại phương pháp quản lý theo kiểu mệnh lệnh áp đặt. 5) Thực hiện cải cách hành chính chưa đồng đều giữa các vùng và các nhóm dân cư. 6) Vai trò của người dân trong lập và thực hiện kế hoạch XĐGN chưa được phát huy mạnh mẽ. Trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, các nguyên nhân gây nên nghèo đói, các giải pháp đã và đang thực hiện hỗ trợ XĐGN, có thể nêu ra một số nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng tỷ lệ nghèo đói vẫn còn cao ở một số xã so với tỷ lệ nghèo đói trung bình của vùng ĐBSCL như sau: 1) Xuất phát điểm cho XĐGN thấp hơn: đến năm 2005 các xã đến khảo sát đều có tỷ lệ nghèo trên 20% nên mặc dù từ năm 2005 đến nay, các xã này có tốc độ giảm nghèo cao hơn tốc độ giảm nghèo bình quân của vùng nhưng tỷ lệ nghèo vẫn cao. 2) Điều kiện tự nhiên khó khăn hơn: - Là các xã xa trung tâm huyện, xa trục giao thông chính - Điều kiện canh tác khó khăn: đất kém màu mỡ: bị phèn nặng, vùng ngập lũ sâu, bị khô hạn. - Vùng ngập lũ sâu: thiệt hại tư liệu sản xuất, sản phẩm nông nghiệp; mất và hỏng nhà cửa, vật dụng; gây ốm đau, bệnh tật, không có việc làm ... bên cạnh sự không có tích lũy dẫn đến phải vay mượn với lãi suất cao, bán non sản phẩm làm cho ngừơi nghèo càng nghèo hơn. 3) Cơ sở hạ tầng thiếu, yếu kém hơn: - Hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh, chưa chủ động điều tiết nước - Đường giao thông khó khăn: còn nhiều đường đất lầy lội, còn nhiều cầu khỉ - Điện, nước sạch chưa đến nơi - Không có hệ thống kho, bãi, chợ được xây dựng để bảo quản và mua bán sản phẩm - Xa trạm y tế và trường học từ cấp trung học cơ sở, có nơi xa cả trường tiểu học cơ sở. 4) Trình độ học vấn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh thấp hơn 5) Những xã có tỷ lệ nghèo rất cao thường là những xã có tỷ lệ người Khmer cao với một số phong tục tập quán không có ảnh hưởng tích cực tới giảm nghèo: nhiều ngày lễ hội, không thích xa nhà. 6) Một nguyên nhân thuộc về thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo và cả những chính sách phát triển kinh tế-xã hội: do nguồn lực có hạn, nên một số hỗ trợ, đặc biệt về cơ sở hạ tầng, mới chỉ tập trung giải quyết ở những điểm người nghèo/người dân sống tập trung, những điểm vùng sâu, xa chưa thể giải quyết cùng một lúc. 7) Không có hoặc rất ít cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Các nguyên nhân cơ bản trên gây ra cho hộ gia đình nghèo và cả các hộ cận nghèo ở những vùng này luôn bị thiếu việc làm; chịu nhiều rủi ro và thiệt thòi trong sản xuất, đời sống, tiêu thụ sản phẩm và mua hàng tiêu dùng; ít có cơ hội tiếp cận với các phúc lợi xã hội, kiến thức kinh nghiệm về sản xuất kinh doanh. 4.4 Các giải pháp đề xuất giảm nghèo nhanh và bền vững Để thực hiện giảm nhanh tỷ lệ nghèo một cách bền vững cho những xã có tỷ lệ nghèo cao nói riêng, cho toàn vùng ĐBSCL nói chung, cần thực hiện hệ thống các giải pháp mạnh hơn, quyết liệt, đồng bộ hơn, phù hợp với đặc thù của vùng ĐBSCL, bao gồm các nhóm giải pháp chính sau: 4.4.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách giảm nghèo Như trên đã nhận định, hệ thống chính sách của Chính phủ đã bao phủ tất cả các vấn đề cần thiết hỗ trợ cho XĐGN, tuy nhiên rất cần có sự điều chỉnh để phù hợp và đáp ứng nhu cầu thực tế. Đặc biệt đối với các xã có tỷ lệ nghèo cao hơn mức trung bình của khu vực ĐBSCL cần có cơ chế đặc thù về suất đầu tư cao hơn, danh mục đầu tư phù hợp nhu cầu, cơ chế đầu tư phù hợp với điều kiện của địa phương, đảm bảo cho các xã này có điều kiện phát triển đời sống kinh tế-xã hội ngang bằng, thậm chí tốt hơn so với điều kiện chung của vùng. Cụ thể, hệ thống chính sách cần có những điều chỉnh như sau. 4.4.1.1 Điều chỉnh định mức hỗ trợ trong các chính sách hỗ trợ XĐGN - Chính sách về vốn hỗ trợ sản xuất và khuyến nông cho hộ nghèo Tăng mức vốn vay hỗ trợ sản xuất: Nâng mức vốn vay và thời gian vay vốn theo nhu cầu và chu kỳ sản xuất thực tế. Nâng mức cho vay vốn tối thiểu không cần lập dự án lên trên 10 tr.đ. Bổ sung thêm nguồn lực cho những tỉnh nghèo không đủ ngân sách đối ứng. Tăng mức hỗ trợ kinh phí 100% chi phí vật tư trong xây dựng mô hình khuyến nông cho người nghèo. Tăng mức hỗ trợ kinh phí cho chương trình khuyến nông cho người nghèo để người nghèo có nhu cầu đều có thể tham gia và mở rộng nội dung tập huấn thiết thực, hữu ích cho người nghèo. Tăng mức hỗ trợ kinh phí cho các rủi ro mà người nghèo gặp phải. Không nên chỉ hỗ trợ khi đã xảy ra rủi ro mà nên hỗ trợ để phòng tránh các rủi ro trong sản xuất. Bên cạnh đó, cần kết hợp nguồn kinh phí XĐGN của Trung ương và địa phương thực hiện hỗ trợ bù giá gạo cho những hộ nghèo thiếu ăn ở những vùng ngập lũ trong những tháng không có việc làm thông qua bình chọn từ cấp cơ sở. - Chính sách về đào tạo nghề và tạo việc làm Tăng mức hỗ trợ cho đào tạo nghề và tạo việc làm cho người nghèo đảm bảo đầu tư hỗ trợ “trọn gói” cho người nghèo có thể tiếp cận được với việc làm. Tăng mức hỗ trợ cho người nghèo tham gia đào tạo nghề, đối với những người nghèo là lao động chính trong gia đình nên có thêm hỗ trợ mức lương thực tối thiểu cho bản thân họ và những người sống phụ thuộc vào họ trong thời gian đào tạo. Trước mắt, cần tiến hành điều tra nghiên cứu nhu cầu và điều kiện giải quyết việc làm của người nghèo tại những xã có tỷ lệ nghèo cao, tập trung nguồn lực của Trung ương và địa phương giải quyết dứt điểm vấn đề tạo việc làm cho người nghèo trên cơ sở cam kết của đối tượng nghèo với chính quyền. - Chính sách về giáo dục văn hóa: Tăng mức hỗ trợ về chính sách giáo dục cho người nghèo để đảm bảo cho thế hệ con cháu đủ điều kiện được đi học hết phổ thông. Trước mắt, tăng mức hỗ trợ cho trẻ em nghèo trong độ tuổi đi học đảm bảo được đi học phổ cập trung học cơ sở: bên cạnh miễn giảm học phí, nên có sự hỗ trợ về sách vở và đồ dùng học tập (thông qua phát động các phong trào vì người nghèo) và miễn giảm các khoản đóng góp với nhà trường. Đầu tư mở rộng quy mô và mức hỗ trợ cho các trường dân tộc nội trú thu hút được nhiều con em dân tộc thiểu số để tạo ra một thế hệ mới có đủ năng lực tiếp cận việc làm, có tư duy mới về phát triển đời sống kinh tế-xã hội. Hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị và hoạt động tuyên truyền văn hóa xã hội cho các thôn, ấp nghèo xa trung tâm thông qua tuyên truyền bằng hệ thống loa không dây, truyền hình kỹ thuật số. Hỗ trợ kinh phí cho truyền thanh huyện, xã nhiều đồng bào dân tộc Khmer có hoạt động tuyên truyền bằng tiếng Khmer. Tăng mức kinh phí đầu tư trang thiết bị và hoạt động cho hệ thống các nhà văn hóa để hệ thống nhà văn hóa thực sự trở thành nơi giao lưu trao đổi kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, sinh hoạt, … giao lưu văn hóa các dân tộc của mọi người dân. - Chính sách về y tế: Tăng kinh phí hỗ trợ y tế để tăng cơ số thuốc hỗ trợ cho các hộ nghèo tại hệ thống trạm y tế xã đảm bảo người nghèo có đủ thuốc chữa các bệnh thông thường. - Chính sách về nhà ở: Tăng mức kinh phí hỗ trợ đầu tư cho các cụm tuyến dân cư vượt lũ, nên tăng mức kinh phí hỗ trợ đồng bộ cho hộ nghèo, để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, có việc làm và để người dân nghèo sống ở vùng vượt lũ có thể vào sống trong các cụm dân cư vượt lũ. Tăng mức kinh phí hỗ trợ về nhà ở lên 8 – 10 triệu đồng/căn tùy theo giá cả và điều kiện xây dựng thực tế. Tăng kinh phí hỗ trợ về đảm bảo vệ sinh môi trường, xây dựng hố xí hợp vệ sinh cho các hộ gia đình nghèo. Trước mắt cần thực hiện điều tra nghiên cứu nhu cầu và điều kiện giải quyết nhà ở của người nghèo tại những xã có tỷ lệ nghèo cao, tập trung nguồn lực của Trung ương và địa phương giải quyết dứt điểm vấn đề nhà ở cho người nghèo, ưu tiên đặc biệt người nghèo ở vùng ngập lũ, đảm bảo cho người nghèo vừa có nhà ở an toàn trong mùa mưa lũ, vừa có việc làm. - Chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng: Tăng kinh phí đầu tư cho các xã theo nhu cầu đề xuất. Chỉ nên đưa ra định mức khung để hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch, mức kinh phí thực tế được phê duyệt sẽ dựa trên kết quả thẩm định và cân đối tổng thể nguồn lực đầu tư của vùng. Thực hiện đầu tư đồng bộ, bên cạnh giải quyết cơ sở hạ tầng cho các vùng quá khó khăn cần tập trung nguồn lực giải quyết dứt điểm từng xã. Tăng mức hỗ trợ kinh phí cho hình thành hệ thống thông tin liên lạc và tiếp cận được với hệ thống thông tin liên lạc cho các vùng nghèo ở xa trung tâm và các vùng nghèo có đồng bào dân tộc Khmer: Đầu tư một số loa không dây, phát thanh bằng tiếng Khmer, … Tăng kinh phí hỗ trợ xây dựng bể, lu chứa nước cho các hộ nghèo sống rải rác, xa trung tâm có nước hợp vệ sinh dùng trong sinh hoạt. Nâng mức hỗ trợ trong chương trình nước sinh hoạt phân tán lên 500.000 – 700.000 đồng/hộ tùy theo điều kiện đảm bảo nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số sống phân tán
Luận văn liên quan