Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào quản lý cơ sở hạ tầng kinh tế - Xã hội tỉnh Khánh Hòa (KhanhHoaGIS)

Hạ tầng kết nối: Phần lớn cơ sở hạ tầng mạng phục vụ cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh được đầu tư từ các dự án thuộc Đề án 112. Cho đến nay, có 100% cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, 100% Văn phòng UBND và Hội đồng nhân dân (HĐND) từ cấp tỉnh đến cấp huyện đã đầu tư xây dựng mạng tin học nội bộ (LAN) với quy mô trung bình từ 01 đến 02 máy chủ/mạng, kết nối Internet băng thông rộng và tỷ lệ máy tính cá nhân/cán bộ, công chức là 0,7. Mạng truyền số liệu chuyên dùng dành cho các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng đến nay đã kết nối kỹ thuật đến 50 đơn vị trên địa bàn tỉnh (không tính đến huyện đảo Trường Sa). Mạng tin học diện rộng của tỉnh (WAN) đến nay đã kết nối thông suốt từ Văn phòng UBND tỉnh đến tất cả các Văn phòng UBND cấp huyện (trừ huyện Trường Sa) và kết nối đến 18/19 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

pdf253 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 4305 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào quản lý cơ sở hạ tầng kinh tế - Xã hội tỉnh Khánh Hòa (KhanhHoaGIS), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào quản lý cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa (KhanhHoaGIS) KHÁNH HOÀ, 4/2014 UBND TỈNH KHÁNH HOÀ SỞ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG ------------o0o------------ 2 CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN KHÁNH HOÀ, 4/2014 UBND TỈNH KHÁNH HOÀ SỞ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG ------------o0o------------ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào quản lý cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa (KhanhHoaGIS) 1 MỤC LỤC PHẦN A. NỘI DUNG ......................................................................................... 5 I. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ ...................................................... 5 1. Căn cứ pháp lý ....................................................................................................... 5 2. Hiện trạng .............................................................................................................. 6 2.1 Hiện trạng hạ tầng kết nối, xử lý và lưu trữ ..................................................... 6 2.2 Hiện trạng CSDL chuyên ngành ....................................................................... 6 2.3 Hiện trạng ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị ........................................ 7 2.4 Hiện trạng ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp ................... 8 2.5 Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT .................................................................... 9 2.6 Hiện trạng ứng dụng GIS trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà .................................. 9 3. Đánh giá hiện trạng ........................................................................................... 10 3.1. Đánh giá về hạ tầng CNTT sẵn sàng cho dự án KhanhHoaGIS ................... 10 3.2. Đánh giá về ứng dụng GIS trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà ............................. 10 3.3. Đánh giá hiện trạng nhân lực GIS ................................................................ 12 4. Sự cần thiết đầu tư dự án .................................................................................. 13 4.1. Nhu cầu khách quan ...................................................................................... 13 4.2. Nhu cầu nội tại của công tác quản lý KT-XH................................................ 13 5. Mục tiêu đầu tư ................................................................................................. 14 5.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 15 5.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 15 II. LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ XÁC ĐỊNH CHỦ ĐẦU TƯ ...... 17 1. Hình thức đầu tư .................................................................................................. 17 2. Chủ đầu tư ........................................................................................................... 17 III. DỰ KIẾN QUY MÔ ĐẦU TƯ ...................................................................... 17 1. Quy mô đầu tư dự án ........................................................................................... 17 1.1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin .............................................................. 17 1.2. Đầu tư phần mềm bản quyền ........................................................................... 17 1.3. Phát triển (gia công) phần mềm nội bộ ........................................................... 17 1.4. Xây dựng cơ sở dữ ............................................................................................ 18 1.5. Đào tạo nhân lực ứng dụng GIS ...................................................................... 18 1.6. Tổ chức và nhân sự và xây dựng khung pháp lý quản lý GIS .......................... 18 2. Địa điểm thực hiện và phạm vi triển khai ........................................................... 19 3. Yêu cầu về triển khai ........................................................................................... 19 IV. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ ............................. 21 1. Tiêu chí lựa chọn giải pháp công nghệ ............................................................... 21 2. Lựa chọn công nghệ ............................................................................................ 21 2.1. Giải pháp công nghệ lõi GIS ............................................................................ 21 2.2. Công nghệ quản trị cơ sở dữ liệu ..................................................................... 22 2.3. Công nghệ hệ điều hành ................................................................................... 23 2.4. Công nghệ lập trình ứng dụng ......................................................................... 23 2.5. Địa điểm đặt máy chủ dự án Khánh Hoà GIS ................................................. 23 V. THIẾT KẾ SƠ BỘ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI ........................................ 25 1. Phương án thực hiện theo mô hình triển khai kết hợp ........................................ 25 1.1. Mô hình tổng thể hệ thống KhanhHoaGIS....................................................... 25 2 1.2. Mô tả về tổ chức quản trị CSDL của các hệ thống thông tin........................... 26 1.3. Mô hình tích hợp dữ liệu & phân phối dữ liệu ................................................ 28 1.4. Mô tả về ứng dụng ............................................................................................ 29 1.5. Mô tả về công tác chuyển đổi cơ sở dữ liệu đã có ........................................... 30 1.6. Mô tả về công tác cài đặt và triển khai tại các cơ quan, đơn vị ...................... 40 2. Mô tả về đầu tư hạ tầng CNTT phục vụ triển khai hệ thống KhanhHoaGIS ..... 46 2.1. Tại trung tâm dữ liệu của Tỉnh ........................................................................ 46 2.2. Tại các đơn vị thụ hưởng và các đơn vị liên quan ........................................... 46 2.3. Kết nối giữa trung tâm KhanhHoaGIS và các đơn vị thành viên .................... 46 3. Mô tả về thiết kế CSDL....................................................................................... 47 3.1. Nhóm dữ liệu nền của tỉnh ............................................................................... 47 3.2. Nhóm dữ liệu hạ tầng tỉnh Khánh Hoà ............................................................ 48 3.3. Nhóm dữ liệu hiện trạng................................................................................... 52 3.4. Nhóm dữ liệu quy hoạch................................................................................... 53 3.5. Nhóm dữ liệu chuyên ngành y tế ...................................................................... 55 3.6. Nhóm dữ liệu chuyên ngành viễn thông ........................................................... 55 3.7. Nhóm dữ liệu chuyên ngành du lịch ................................................................. 56 3.8. Nhóm dữ liệu chuyên ngành phòng cháy chữa cháy ....................................... 56 3.9. Nhóm dữ liệu khu kinh tế Vân Phong .............................................................. 56 4. Mô tả về phần mềm nội bộ .................................................................................. 58 Các yêu cầu về tính năng kĩ thuật ........................................................................... 58 Các yêu cầu chức năng ........................................................................................... 61 4.1. Phần mềm cổng GIS tỉnh Khánh Hòa .............................................................. 61 4.2. Trang quản trị hệ thống ................................................................................... 68 4.3. Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu tại Trung tâm GIS ....................................... 83 4.4. Phầm mềm giao thuê đất ứng dụng GIS .......................................................... 84 4.5. Phần mềm nội bộ ngành xây dựng ................................................................... 87 4.6. Phần mềm nội bộ ngành giao thông ................................................................ 89 4.7. Phần mềm nội bộ lĩnh vực quản lý khu kinh tế ................................................ 93 4.8. Phần mềm nội bộ lĩnh vực quản lý dự án đầu tư ............................................. 94 4.9. Phần mềm nội bộ ngành Thông tin và Truyền thông ....................................... 96 4.10. Phần mềm nội bộ ngành vực y tế ................................................................... 99 4.11. Phần mềm nội bộ ngành du lịch ................................................................... 101 4.12. Phần mềm nội bộ ngành Công an ................................................................ 104 4.13. Phần mềm nội bộ ngành thống kê ................................................................ 106 5. Mô tả về các tiêu chuẩn về công nghệ, kĩ thuật của hệ thống KhanhHoaGIS .. 108 5.1. Tiêu chí lựa chọn giải pháp công nghệ .......................................................... 108 5.2. Các yếu tố thông tin, công nghệ cần thiết ...................................................... 108 5.3. Các yêu cầu kỹ thuật chung ........................................................................... 110 VI. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, NGUỒN VỐN ...................................................... 112 1. Cơ sở xác định tổng mức đầu tư ....................................................................... 112 2. Tổng mức đầu tư: (Được thể hiện chi tiết tại các Phụ lục kèm theo) ............... 113 VII. PHƯƠNG ÁN, THỜI GIAN VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ..................... 113 1. Phương án thực hiện .......................................................................................... 113 2. Thời gian thực hiện ........................................................................................... 114 3 3. Dự kiến tiến độ thời gian thực hiện ................................................................... 114 3. Phân chia gói thầu ............................................................................................. 115 4.1. Ban chỉ đạo dự án và Chủ đầu tư .................................................................. 115 4.2. Các cơ quan chuyên môn có liên quan .......................................................... 115 4.3. Các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi triển khai của dự án .............................. 115 4.4. Các nhà thầu .................................................................................................. 116 VIII. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ ......................................................... 116 1. Hiệu quả ứng dụng ............................................................................................ 116 2. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................ 118 3. Hiệu quả xã hội ................................................................................................. 118 PHẦN B. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 119 Kết luận ................................................................................................................ 119 Kiến nghị .............................................................................................................. 119 PHỤ LỤC I. CHI PHÍ CHI TIẾT CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ ............... 120 PHỤ LỤC II. TỔNG HỢP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ....................... 249 4 ĐỊNH NGHĨA CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Các cụm từ, các thuật ngữ chuyên môn và các từ tiếng Anh trong báo cáo được định nghĩa hoặc viết tắt sau đây: - “CNTT”: Công nghệ thông tin. - “CSDL”: Cơ sở dữ liệu. - “TTHC”: Thủ tục hành chính. - “CSHT”: Cơ sở hạ tầng. - “KT-XH”: Kinh tế - xã hội - “Server”: Thiết bị máy chủ. - “GIS”: Hệ thống thông tin địa lý - “KhanhHoaGIS”: Trung tâm GIS Khánh Hoà - “Dự án KhanhHoaGIS”: dự án xây dựng trung tâm GIS Khánh Hoà - “Cổng thông tin GIS Khánh Hoà”: một thành phần của hệ thống KhanhHoaGIS cho phép các cơ quan, đơn vị thụ hưởng, người dân và doanh nghiệp truy xuất dữ liệu GIS, ứng dụng GIS. - “Công việc khung”: cơ sở pháp lý và các quy định kỹ thuật cho việc chia sẻ, khai thác, vận hành và xây dựng các ứng dụng GIS, các CSDL GIS trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. - “Website”: Cổng/Trang thông tin điện tử. - “ArcGIS”: Dòng sản phẩm GIS của hãng ESRI - “Phần mềm nội bộ”: các ứng dụng được phát triển cho các nhu cầu chuyên ngành như là một thành phần của hệ thống KhanhHoaGIS. Các phần mềm nội bộ là kênh khai thác và cập nhật dữ liệu sống của của chuyên ngành lên hệ thống KhanhHoaGIS, đảm bảo dữ liệu trên KhanhHoaGIS luôn được cập nhật. - “Cán bộ nguồn”: những cán bộ được tuyển chọn để đào tạo chuyên sâu, chuyển giao công nghệ khai thác, vận hành và phát triển KhanhHoaGIS. Cán bộ nguồn cũng được đào tạo như là giảng viên tại chỗ cho việc đào tạo người dùng cuối sau khi dự án được triển khai. 5 PHẦN A. NỘI DUNG I. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ 1. Căn cứ pháp lý Dự án được lập dựa trên các căn cứ pháp lý dưới đây: - Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; - Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006; - Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; - Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; - Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; - Nghị định 68/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; - Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015; - Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”; - Công văn số 2589/BTTTT-ƯDCNTT ngày 24/8/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn xác định chi phí phát triển, nâng cấp phần mềm nội bộ; - Quyết định số 993/QĐ-BTTTT ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc công bố định mức tạm thời về chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; - Thông tư 22/2013/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước; - Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKHĐT-BTTTT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của liên Bộ Kế hoạch tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực 6 hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; - Thông tư số 06/2011/TT-BTTTT ngày 28 tháng 02 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; - Kế hoạch số 1040/KH-UBND ngày 10/3/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2015; - Thông báo số 224/TB-UBND ngày 14/6/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà về Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà tại cuộc họp về “Dự án Xây dựng úng dụng hệ thống thông tin địa lý vào quản lý cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà. - Quyết định số 2582/QĐUBND ngày 17/10/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà về việc Cho phép tiến hành lập dự án Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý vào quản lý cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hoà. 2. Hiện trạng 2.1 Hiện trạng hạ tầng kết nối, xử lý và lưu trữ - Hạ tầng kết nối: Phần lớn cơ sở hạ tầng mạng phục vụ cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh được đầu tư từ các dự án thuộc Đề án 112. Cho đến nay, có 100% cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, 100% Văn phòng UBND và Hội đồng nhân dân (HĐND) từ cấp tỉnh đến cấp huyện đã đầu tư xây dựng mạng tin học nội bộ (LAN) với quy mô trung bình từ 01 đến 02 máy chủ/mạng, kết nối Internet băng thông rộng và tỷ lệ máy tính cá nhân/cán bộ, công chức là 0,7. Mạng truyền số liệu chuyên dùng dành cho các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng đến nay đã kết nối kỹ thuật đến 50 đơn vị trên địa bàn tỉnh (không tính đến huyện đảo Trường Sa). Mạng tin học diện rộng của tỉnh (WAN) đến nay đã kết nối thông suốt từ Văn phòng UBND tỉnh đến tất cả các Văn phòng UBND cấp huyện (trừ huyện Trường Sa) và kết nối đến 18/19 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. - Hạ tầng xử lý và lưu trữ dữ liệu: Xét trên quy mô toàn tỉnh, Giai đoạn 1 và 2 của dự án nâng cấp trung tâm dữ liệu đã thực hiện xong năm 2012, 2013, đã góp phần đảm bảo tốt trong giai đoạn đầu cho công tác xử lý và lưu trữ của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà cũng như tạo tiền đề cho việc triển khai các ứng dụng tập trung. 2.2 Hiện trạng CSDL chuyên ngành Cho đến nay, bên cạnh các hệ thống CSDL ngành dọc được đồng bộ từ Trung ương thuộc các ngành thuế, hải quan, kho bạc, thống kê là các CSDL chuyên ngành được xây dựng một cách có hệ thống, một số CSDL đơn lẻ khác đã được xây dựng và triển khai có hiệu quả như: - CSDL văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh; - CSDL đăng ký kinh doanh; 7 - CSDL về doanh nghiệp; - CSDL thông tin xúc tiến đầu tư; - CSDL thông tin xúc tiến du lịch, thương mại; - CSDL thông tin về các khu công nghiệp; - CSDL về đối tượng chính sách phục vụ ưu đãi người có công; - CSDL quản lý thông tin khách lưu trú (trong nước và nước ngoài); - CSDL cán bộ, công chức ngành giáo dục; - CSDL về an toàn bức xạ. - CSDL GIS về hạ tầng bưu chính, viễn thông tỉnh Khánh Hòa. - CSDL GIS về khu kinh tế Vân Phong. - CSDL GIS về cấp thoát nước tỉnh Khánh Hòa. - CSDL GIS về mạng lưới điện tỉnh Khánh Hòa. Các CSDL chuyên ngành và các CSDL ngành dọc từ Trung ương là cơ sở để xây dựng các CSDL GIS và các ứng dụng GIS chuyên ngành cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. 2.3 Hiện trạng ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị Hiện nay việc ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý hành chính trong các cơ quan nhà nước của tỉnh còn hạn chế, hầu hết phục vụ cho các công tác như: quản lý tài chính kế toán, quản lý tài sản công và nghiệp vụ soạn thảo văn bản. Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh có 3 hệ thống ứng dụng chính phục vụ công tác điều hành, tác nghiệp hành chính đã được triển khai tương đối rõ nét là: - Hệ thống thư điện tử công vụ (hạng mục đầu tư trong dự án Nâng cấp Trung tâm dữ liệu tỉnh Khánh Hòa) được UBND tỉnh đã cho phép đầu tư mới đảm bảo đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, công chức, viên chức trên toàn tỉnh Khánh Hoà. - Hệ thống Văn phòng điện tử di động và chữ ký điện tử được chuyển giao công nghệ từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai: Hệ thống này hiện đang được triển khai ứng dụng thử nghiệm tại 15 cơ quan thuộc tỉnh, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực, tuy nhiên không đảm bảo cho việc triển khai sử dụng chung và liên thông CSDL quy mô toàn tỉnh. Từ những hạn chế của tất cả các phần mềm thuộc dạng quản lý văn bản hiện nay, UBND tỉnh đã cho phép đầu tư phần mề
Luận văn liên quan