Báo cáo nghiên cứu khoa học Mô phỏng cuộc gọi trong báo hiệu C7

Báo hiệu là ngôn ngữ trao đổi giữa các thiết bị viễn thông. Trong mạng telephone, báo hiệu là truyền các thông tin, chỉ thị từ điểm này đến điểm kia để thiết lập và giám sát một cuộc gọi. Báo hiệu gồm hai loại: báo hiệu thuê bao (subscriber-exchange) và báo hiệu liên đài (exchange-exchange). Báo hiệu liên đài lại được chia thành hai loại: báo hiệu kênh riêng CAS và báo hiệu kênh chung CCS. Báo hiệu kênh riêng CAS là loại báo hiệu nằm trong kênh tiếng hoặc liên quan chặt chẽ với kênh tiếng. Mỗi kênh tiếng có một đường báo hiệu riêng xácđịnh.Trong nhiều năm, các hệ thống báo hiệu loại này đã phát triển như 1VF, 2VF (CCITT #4),MFP (CCITT #5,R1), MFC (CCITT R2,LME MFC). Đặc điểm của loại báo hiệu này là tốc độ chậm, dung lượng giới hạn chỉ đáp ứng được các mạng có dung lượng thấp và các loại hình dịch vụ còn nghèo nàn. Trong những năm 1960, khi các tổng đài SPC được giới thiệu trong mạng điện thoại đã đòi hỏi một khái niệm báo hiệu mới với nhiều ưu điểm hơn các hệ thống báo hiệu truyền thống. Trong khái niệm báo hiệu mới này, các đường số liệu nhanh giữa các bộ xử lý của các tổng đài SPC được sử dụng để mang tất cả các báo hiệu tách riêng với các mạch thoại để mang tiếng nói. Loại báo hiệu mới này thường được xem như là báo hiệu kênh chung CCS. Trong CCS, báo hiệu cho nhiều mạch thoại có thể được thực hiện bằng vài đường số liệu báo hiệu nhanh. Báo hiệu được thực hiện trên cả hai hướng, mỗi hướng một kênh báo hiệu. Thông tin báo hiệu được nhóm thành các đơn vị báo hiệu (các gói dữ liệu) để truyền. Bên cạnh thông tin báo hiệu còn cần các thông tin khác như là: nhận dạng mạch thoại, thông tin địa chỉ (nhãn),và thông tin điều khiển lỗi. Các tổng đài SPC cùng với các đường báo hiệu tạo thành một mạng báo hiệu ”chuyển mạch gói” logic riêng biệt. Ngày nay, đã có hai hệ thống tiêu chuẩn khác nhau cho báo hiệu kênh chung. Hệ thống thứ nhất, CCITT số 6 đã được đưa ra từ năm 1968 và được dành cho đường dây analog, chủ yếu là cho lưu lượng liên lục địa. Hệ thống thứ hai, CCITT số 7 đã được chỉ rõ trong năm 1979/1980, chủ yếu dành cho các mạng số cả quốc gia và quốc tế có sử dụng tốc độ truyền dẫn cao (64 Kb/s). Nó cũng được sử dụng trên các đường analog. Hưởng ứng phong trào ‘Sinh Viên Nghiên Cứu Khoa Học’ của Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông. Chúng tôi đã tham gia nghiên cứu về đề tài ‘Nghiên cứu hệ thống báo hiệu số 7’. Nội dung gồm hai phần: - Phần một : Lý thuyết báo hiệu số 7. - Phần hai : Mô phỏng báo hiệu số 7 trong tổng đài A1000E10. Đề tài này có thể dùng cho sinh viên tham khảo khi làm thực hành. Tuy nhiên trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được thầy cô và các bạn góp ý để hoàn thiện hơn.

doc53 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học Mô phỏng cuộc gọi trong báo hiệu C7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông Khoa viễn thông-bộ môn chuyển mạch Tên đề tài: Mô phỏng cuộc gọi trong báo hiệu C7 Giáo viên hướng dẫn: 1. ThS. Nguyễn Thanh Kỳ 2. KS. Lê Văn Học 3. Nguyễn Thu Hiên 4. Phạm Thi Trà Sinh viên Thực hiện: 1 . Trương Văn Lịch Đ98vt1 2 . Lê Thị Minh Đ97 3 . Vũ Thị Mai Đ97 4 . Đinh Thị Thanh Hải Đ98vt2 5 . Hoàng Mạnh Thắng Đ98vt2 Hà Nội 8-12-2001 Mục lục Lời mở đầu PHầN I: Lý THUYếT Về Hệ THốNG BáO HIệU Số 7 Những khái niệm cơ bản về báo hiệu số 7 Điểm báo hiệu Kênh báo hiệu/Chùm kênh báo hiệu Các phương thức báo hiệu Tuyến báo hiệu/Chùm tuyến báo hiệu Các phương thức của điểm báo hiệu Các khối chức năng của hệ thống báo hiệu số 7 Các phần của người sử dụng Mối quan hệ giữa hệ thống báo hiệu số 7 và mô hình OSI Phần chuyển giao tin báo_MTP MTP mức 1 : Đường số liệu báo hiệu MTP mức 2 : Đường báo hiệu Chức năng điều khiển đường báo hiệu Xác định giới hạn đơn vị bản tin Đồng chỉnh đơn vị bản tin Phát hiện lỗi Sửa lỗi Đồng chỉnh ban đầu Sự cố bộ xử lý Điều khiển luồng mức 2 Chỉ thị tắc nghẽn tới mức 3 Giám sát lỗi đường báo hiệu Xử lý cuộc gọi tại mức 2 của đường báo hiệu MTP mức 3 : Bản tin và chức năng mạng báo hiệu Xử lý bản tin báo hiệu Quản trị mạng báo hiệu Phần điều khiển đấu nối báo hiệu-SCCP Mục đích của SCCP Báo hiệu không liên quan đến mạch Các đấu nối báo hiệu logic Tổng quan về SCCP SCCP trong hệ thống báo hiệu số 7 Cấu trúc chức năng của SCCP Những dịch vụ của SCCP Các lớp giao thức Bản tin SCCP Khuôn dạng bản tin SCCP Phương thức đánh địa chỉ và định tuyến bản tin SCCP Các thủ tục của SCCP Phần người sử dụng-User part Phần người sử dụng Tín hiệu thoại Thủ tục báo hiệu PHầN ii: cHƯƠNG TRìNH MÔ PHỏNG Kết luận Tài liệu tham khảo Lời mở đầu Báo hiệu là ngôn ngữ trao đổi giữa các thiết bị viễn thông. Trong mạng telephone, báo hiệu là truyền các thông tin, chỉ thị từ điểm này đến điểm kia để thiết lập và giám sát một cuộc gọi. Báo hiệu gồm hai loại: báo hiệu thuê bao (subscriber-exchange) và báo hiệu liên đài (exchange-exchange). Báo hiệu liên đài lại được chia thành hai loại: báo hiệu kênh riêng CAS và báo hiệu kênh chung CCS. Báo hiệu kênh riêng CAS là loại báo hiệu nằm trong kênh tiếng hoặc liên quan chặt chẽ với kênh tiếng. Mỗi kênh tiếng có một đường báo hiệu riêng xácđịnh.Trong nhiều năm, các hệ thống báo hiệu loại này đã phát triển như 1VF, 2VF (CCITT #4),MFP (CCITT #5,R1), MFC (CCITT R2,LME MFC). Đặc điểm của loại báo hiệu này là tốc độ chậm, dung lượng giới hạn chỉ đáp ứng được các mạng có dung lượng thấp và các loại hình dịch vụ còn nghèo nàn. Trong những năm 1960, khi các tổng đài SPC được giới thiệu trong mạng điện thoại đã đòi hỏi một khái niệm báo hiệu mới với nhiều ưu điểm hơn các hệ thống báo hiệu truyền thống. Trong khái niệm báo hiệu mới này, các đường số liệu nhanh giữa các bộ xử lý của các tổng đài SPC được sử dụng để mang tất cả các báo hiệu tách riêng với các mạch thoại để mang tiếng nói. Loại báo hiệu mới này thường được xem như là báo hiệu kênh chung CCS. Trong CCS, báo hiệu cho nhiều mạch thoại có thể được thực hiện bằng vài đường số liệu báo hiệu nhanh. Báo hiệu được thực hiện trên cả hai hướng, mỗi hướng một kênh báo hiệu. Thông tin báo hiệu được nhóm thành các đơn vị báo hiệu (các gói dữ liệu) để truyền. Bên cạnh thông tin báo hiệu còn cần các thông tin khác như là: nhận dạng mạch thoại, thông tin địa chỉ (nhãn),và thông tin điều khiển lỗi. Các tổng đài SPC cùng với các đường báo hiệu tạo thành một mạng báo hiệu ”chuyển mạch gói” logic riêng biệt. Ngày nay, đã có hai hệ thống tiêu chuẩn khác nhau cho báo hiệu kênh chung. Hệ thống thứ nhất, CCITT số 6 đã được đưa ra từ năm 1968 và được dành cho đường dây analog, chủ yếu là cho lưu lượng liên lục địa. Hệ thống thứ hai, CCITT số 7 đã được chỉ rõ trong năm 1979/1980, chủ yếu dành cho các mạng số cả quốc gia và quốc tế có sử dụng tốc độ truyền dẫn cao (64 Kb/s). Nó cũng được sử dụng trên các đường analog. Hưởng ứng phong trào ‘Sinh Viên Nghiên Cứu Khoa Học’ của Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông. Chúng tôi đã tham gia nghiên cứu về đề tài ‘Nghiên cứu hệ thống báo hiệu số 7’. Nội dung gồm hai phần: - Phần một : Lý thuyết báo hiệu số 7. - Phần hai : Mô phỏng báo hiệu số 7 trong tổng đài A1000E10. Đề tài này có thể dùng cho sinh viên tham khảo khi làm thực hành. Tuy nhiên trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được thầy cô và các bạn góp ý để hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô và các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài. Nhóm sinh viên PHầN I: Lý THUYếT Về Hệ THốNG BáO HIệU Số 7 Chương 1. Những khái niệm cơ bản về báo hiệu số 7 Điểm báo hiệu - Điểm báo hiệu ( Signaling Point –SP) là nút chuyển mạch hoặc nút xử lý trong mạng báo hiệu, thực hiện các chức năng của hệ thống báo hiệu số 7. Một tổng đài điện thoại được xem như là một điểm tín hiệu thì phải là tổng đài điều khiển bằng chương trình lưu trữ sẵn (SPC), vì báo hiệu số 7 là dạng thông tin số liệu giữa các bộ vi xử lý. Tất cả các điểm báo hiệu trong mạng báo hiệu số 7 được nhận dạng bằng một mã duy nhất 14 bit, được gọi là mã của điểm báo hiệu (Signal point Code). Signalling point A Signalling point B Hình 1.1 Mã điểm báo hiệu Trong điểm báo hiệu được chia thành 2 loại : + OPC (Originating Point code) : Điểm xuất phát báo hiệu + DPC (Destination Point Code) : Điểm đích của tín hiệu báo hiệu Kênh báo hiệu / Chùm kênh báo hiệu Hệ thống báo hiệu kênh chung sử dụng các kênh báo hiệu để chuyển tải thông tin báo hiệu giữa 2 điểm báo hiệu SP. Về vật lý, kênh báo hiệu bao gồm kết cuối báo hiệu ở mỗi đầu của kênh và vài loại môi trường truyền dẫn ( thường là khe thời gian ở đường truyền dẫn PCM ) đấu nối hai kết cuối báo hiệu . Một số kênh báo hiệu song song đấu nối trực tiếp hai điểm báo hiệu với nhau tạo thành chùm kênh báo hiệu (LS). Một chùm kênh LS gồm 1 đến 16 kênh báo hiệu. Mỗi đường báo hiệu tín hiệu trong mạng báo hiệu có khả năng xử lý 4096 mạch thoại, việc an toàn hệ thống là rất quan trọng. Để bảo vệ chống lại sự có lỗi của đường báo hiệu thì sử dụng hai đường báo hiệu hoặc hơn mắc song song và được xem là 1 chùm đường báo hiệu. Các phương thức báo hiệu Khái niệm phương thức báo hiệu là sự kết hợp giữa đường chuyển thông tin báo hiệu và đường thoại ( hoặc đường số liệu) mà thông tin báo hiệu liên quan tới. ở phương thức báo hiệu kết hợp (CAS). Các thông tin báo hiệu liên quan đến cuộc gọi đi theo cùng đường với tín hiệu hiệu thoại giữa hai điểm kề nhau. SP A SP B Quan hệ báo hiệu Chùm kênh báo hiệu Hình 1.2 Phương thức báo hiệu kết hợp Trong phương thức báo hiệu tựa kết hợp (quasi- associated) các thông tin báo hiệu liên quan đến cuộc gọi được chuyển trên hai hoặc nhiều chùm kênh báo hiệu ở các tổng đài quá giang và đi qua một hoặc nhiều điểm báo hiệu khác tới điểm báo hiệu đích của thông tin báo hiệu. Trong trường hợp này, các thông tin báo hiệu được chuyển trên tuyến khác với tuyến điện thoại. Kiểu tựa kết hợp SP sp STP STP Hình 1.3 Phương thức báo hiệu tựa kết hợp Quan hệ báo hiệu Chùm kênh báo hiệu Các điểm báo hiệu mà thông tin báo hiệu đi qua được gọi là điểm chuyển tiếp báo hiệu ( Signalling Transfer Point ). Tuyến báo hiệu / Chùm tuyến báo hiệu Tuyến báo hiệu là một đường đã được xác định trước để bản tin đi qua mạng báo hiệu giữa điểm nguồn và điểm đích báo hiệu . Tuyến báo hiệu bao gồm một chuỗi SP/STP và được đấu nối với nhau bằng các kênh báo hiệu. Tất cảc tuyến báo hiệu mà thông tin báo hiệu có thể sử dụng để đi qua mạng báo hiệu giữa điểm báo hiệu nguồn và điểm báo hiệu đích được gọi là chùm tuyến báo hiệu (Route Set) cho mối quan hệ báo hiệu đó. STP SP SP Route Set Link Set C Link Set A Route Set Link set B Hình 1.4 * link set : chùm kênh báo hiệu. * Route Set : chùm tuyến báo hiệu * STP ( Signalling Transfer Point) : Điểm chuyển giao báo hiệu * SP ( Signalling Point ) : Điểm báo hiệu * Một Link set có 1 trong 16 Signalling link. * Một Route Set có 1 trong 16 Link Set. Các phương thức của điểm báo hiệu Một điểm báo hiệu SP: nơi mà thông tin báo hiệu được tạo ra được gọi là điểm nguồn ( originating Point ) Một điểm báo SP : nơi mà thông tin báo hiệu đi đến gọi là điểm đích (Destination Point) Một điểm báo hiệu SP mà thông tin báo hiệu thu được trên 1 kênh báo hiệu và sau đó chuyển giao cho kênh khác mà không xử lý nội dung của bản tin thì được gọi là điểm chuyển giao báo hiệu (Signalling Transfer Point –STP) ở phương thức báo hiệu tựa kết hợp bản tin được chuyển qua 1 hoặc nhiều STP trên đường từ điểm nguồn tới điểm đích. Các khối chức năng của hệ thống báo hiệu số 7 Hệ thống báo hiệu số 7 của CCITT bao gồm các khối chức năng được chỉ ra trong hình . USER PART (UP) MESSAGE TRANSFER PART (MTP) USER PART (UP) Hình 1.5 Cấu trúc cơ bản của hệ thống báo hiệu số 7 Phần chuyển giao bản tin ( Message transfer part-MTP ) được xem như một hệ thống vận chuyển chung để chuyển giao các bản tin cậy giữa các điểm báo hiệu. Nhiệm vụ của MTP là chuyển bản tin báo hiệu từ phần người sử dụng này đến một phần người dùng khác một cách tin câỵ, điều này có nghĩa là bản tin được chuyển giao phải: + Chính xác : Nghĩa là tất cả các bản tin lỗi ở đầu phát phải được sửa trước khi chúng được chuyển giao tới phần người sử dụng. + Đúng trình tự. + Không mất mát hoặc nhân lỗi. Các phần người sử dụng (User Part UP) Các phần người sử dụng (User Part) tạo và phân tích các thông tin báo hiệu, chúng sử dụng chức năng MTP như là chức năng truyền tải để mang thông tin báo hiệu tới các phần tử người sử dụng khác cùng loại. Thí dụ các phần người dùng: TUP : Phần người sử dụng điện thoại ( telephone user part) ISUP : Phần của người xử dụng ISDN (ISDN user part) MIUP : Phần của người xử dụng điện thoại di động ( Mobile telephone user part) DUP : Phần người sử dụng dữ liệu ( data user part ) Mối quan hệ giữa hệ thống báo hiệu số 7 và mô hình OSI Đặc điểm kỹ thuật đầu tiên về báo hiệu số 7 được xuất bản vào đầu năm 80 trong sách vàng của CCITT, cùng năm ấy ISO giới thiệu mô hình OSI. Hệ thống báo hiệu số 7 (SS7) là loại thông tin số liệu chuyển mạch gói,nó cũng được cấu trúc theo module và rất giống mô hình OSI. Nhưng mô hình OSI có 7 tầng còn SS7 chỉ có 4 lớp. Người sử dụng SS7 TC user TC r TC SCCP (Mức 4) ISDN User part ( Mức 4) TUP Telephone User part ( Mức 4) MTP (Mức 1-3) Các tầng 7 4-6 null 3 2 1 Users MTP khác Hình OSI và SS7 Một cuộc cách mạng về kiến trúc SS7 đã xảy ra trong sách đỏ (1984) theo mô hình OSI. OSI chủ yếu chỉ nghiên cứu các giao thức hướng kết nối tức là thiết lập một kết nối logic trước khi truyền dữ liệu. Còn phần dịch vụ mạng (NSP) của SS7 cung cấp cả giao thức hướng kết nối và không kết nối. Các dịch vụ tầng 1-3 của OSI được SCCP và MTP cung cấp. MTP kết hợp với SCCP tạo thành NSP. Mức 1-3 gồm các chức năng truyền thông tin từ vị trí này đến vị trí khác, có thể phải đi qua một số đường truyền thông trung gian. Các chức năng này được cung cấp nhờ mạng truyền thông đã được xây dựng. Transaction Capabilities (TC) được định nghĩa như là một giao thức truy nhập trực tiếp vào các dịch vụ SCCP không kết nối. Hiện nay không ccó giao thức nào được sử dụng trong SS7 mà ánh xạ vào tầng 4-6 trong OSI. Nếu trong tương lai nhu cầu về các dịch vụ đó tăng lên thì các giao thức này có thể được đưa thêm vào các tầng. chương 2: phần chuyển giao bản tin -mtp MTP mức 1: Đường số liệu báo hiệu Khái niệm: đường số liệu báo hiệu là một đường truyền dẫn gồm hai kênh số liệu hoạt động đồng thời trên cả hai hướng ngược nhau với cùng một tốc độ. Cấu hình chức năng của đường báo hiệu số liệu : - Đường báo hiệu số liệu qua khối chuyển mạch số Kênh truyền dẫn Kênh số liệu Khối chuyển mạch số Khối chuyển mạch số Mức 2 Mức 2 Kênh truyền dẫn Tuyến truyền dẫn Hình 2.1 - Đường số liệu báo hiệu (số hoặc analog) qua thiết bị giao diện: Khối giao tiếp Khối giao tiếp Mức 2 Mức 2 Kênh truyền dẫn Kênh truyền dẫn Tuyến truyền dẫn Kênh số liệu Hình 2.2 Chức năng giao diện có thể là một modem(đối với đường số liệu báo hiệu analog) hay một thiết bị kết cuôí mạch số liệu DCE, một thiết bị truy cập khe thời gian(đối với đường số liệu báo hiệu số). Đường số liệu báo hiệu số gồm các kênh truyền dẫn số và các bộ chuyển mạch số hoặc thiết bị kết cuối để cung cấp một giao diện cho các kết cuối báo hiệu . các kênh truyền dẫn số này có thể lấy từ tín hiệu ghép kênh số 1544 Mb/s ,2048 mb/s,8448 Mb/s có cấu trúc khung hoặc lấy từ các luồng ghép kênh số có cấu trúc khung đặc trưng cho các mạch số liệu. Đường số liệu báo hiệu tương tự gồm các kênh truyền dẫn analog tần số tiếng nói 4 Khz/s hoặc 3Khz/s và các modem. Hệ thống báo hiệu số 7 có thể hoạt động trên các đường truyền dẫn mặt đất và cả trên các đường truyền dãan vệ tinh. Đường số liệu báo hiệu đang hoạt động sẽ được dành riêng cho việc sử dụng một đường số liệu báo hiệu số 7 giưã 2 điểm báo hiệu. Các thông tin khác không được truyền cùng trên kênh này với thông tin báo hiệu. Các thiết bị như là bộ triệt tiếng dội, bộ độn số hay các bộ chuyển đổi theo luật A/m trên đường truyền dẫn phải được loại bỏ để đảm bảo hoạt động song công và tính nguyên vẹn của luồng số được truyền. Các kênh số liệu báo hiệu số 64 Kb/s đi vào một tổng đài số qua một cấu trúc ghép kênh sẽ có khả năng chuyển mạch như các kênh bán cố định trong tổng đài. Tốc độ bít chuẩn của một kênh truyền dẫn số là 64 Kb/s. Tốc độ bít tối thiểu cho các ứng dụng điều khiển cuộc gọi điện thoại là 4,8Kb/s. Đối với các ứng dụng khác như quản trị mạng có thể sử dụng tốc độ thấp hơn 4,8 Kb/s. MTP mức 2: Đường báo hiệu Mức 2 cùng với mức1 cung cấp một đườngtruyền số liệu cho chuyển giao tin cậy các bản tin giữa 2 điểm báo hiệu được đấu nối trực tiếp . Chức năng mức 2(đường số liệu báo hiệu) bao gồm: Xác dịnh giới hạn đơn vị báo hiệu và đồng chỉnh cờ Phát hiện lỗi Sửa lỗi Đồng chỉnh ban đầu Sự cố bộ xử lý Điều khiển luồng mức 2 Chỉ thị tắc nghẽn cho mức 3 Giám sát lỗi đường báo hiệu Chức năng điều khiển đường báo hiệu Thông tin báo hiệu được cài đặt vào trong đơn vị bản tin báo hiệu MSU(message signal unit) chúng sẽ có độ dài ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào thông tin từ lớp cao hơn đưa xuống cho nó, MSU sẽ chứa thông tin về dịch vụ người dùng trong trường thông tin SIF 0 F CK SIF SIO LI ERROR CORECTION F Hình 2.3 Đơn vị bản tin MSU Mức 2 Mức 2 Nhờ chức năng điều khiển đường báo hiệu mà các trường đIều khiển được sử dụng để đảm bảo việc truyền các bản tin một cách tin cậy. Trường chỉ thị độ dàI LI được sử dụng để phân biệt đó là loạI bản tin nào MSU,LSSU hay FISU Xác định giới hạn đơn vị bản tin Lúc bắt đầu và kết thúc một đơn vị bản tin thì một mẫu đơn nhất 8 bit được sử dụng đó chính là cờ F (Flag). Để đảm bảo là mẩu 8 bit đó không bị nhầm lẩn trong đơn vị báo hiệu thì người ta sử dụng bit chèn , cứ sau 5 bit 1 liên tiếp lại chèn thên 1 bit zero và bit đó phải được huỷ bỏ đi tại đầu thu. Cờ F đóng vai trò kết thúc một đơn vị bản tin đồng thời cũng là để mở đầu cho bản tin tiếp theo. F CK SIF SIO LI ERROR CORECTION F 01111110 Hình 2.4 Đồng chỉnh đơn vị bản tin Thủ tục xác định giới hạn ở trên chính là đồng chỉnh đơn vị bản tin Mất đồng chỉnh xảy ra lúc thu được một đơn vị mẩu bit không được cho phép bởi thủ tục định giới hạn, hoặc khi độ dài cực đại vượt quá giới hạn cho phép Trường chỉ thị độ dài LI không phải được sử dụng để xác định độ dài cua một bản tin báo hiệu mà để xác định đó là loại bản tin nào Phát hiện lỗi Chức năng phát hiện lỗi đạt được bởi phương tiện kiểm tra 16bit CK cung cấp tại đầu cuối của Mỗi đơn vị báo hiệu. Các bit kiểm tra (checksum) được tạo ra dựa vào các bit trước của đơn vị báo hiệu theo một thuật toán đặc thù. Tại thiết bị kết cuối báo hiệu ở đầu thu thuật toán tương tự được sử dụng để tính toán tổng kiểm tra checksum . Tổng này sẽ được so sánh với phía đầu thu. Nếu 2 tổng không bằng nhau chứng tỏ đã xảy ra lỗi. Sửa lỗi Trường sửa lỗi 16 bit chứa con số thứ tự hướng đi, con số thứ tự hướng về (forward and backward sequence number), bit chỉ thị hướng đi và bit chỉ thị hướng về. F CK SIF SIO LI ERROR CORECTION FIB FSN BIB BSN F Trường sửa lỗi Hình 2.5 Mỗi một đơn vị bản tin truyền được gán một con số thứ tự,con số đó được chèn vào trường FSN (chỉ thị hướng đi). Các MSU sẽ được truyền lại lúc lỗi đã được phát hiện. Các LSSU và FISU không được truyền lại. 3 phương pháp sửa lỗi được cung cấp: phương pháp sửa lỗi cơ sở Phương pháp sửa lỗi cơ sở có lặp Phương pháp phát lại có chu kỳ phòng ngừa Phương thức sửa sai cơ bản : Trong phương thức này một đơn vị báo hiệu đã được truyền sẽ được lưu giữ trong một bộ đệm phát laị cho đến khi nhận được một báo nhận khẳng định từ đầu cuối bộ thu. Báo nhận khẳng định FSN(=36) A B BSN(=36) FIB=BIB FSN(=36) BSN(=35) BSN(=35) A B BIB=chuyển giá trị FIB Hình 2.6 Phương pháp sửa sai cơ bản Báo nhận phủ định Nếu bản tin nhận được là đúng kết cuối báo hiệu thu sẽ gửi một báo nhận khẳng định (positive acknowlegemen) bằng cách chèn một con số FSN bằng con số BSN bất kể đó là trong LSSU, FISU hay MSU Bit chỉ thi hướng đi đựơc thiết lập bằng bit chỉ thị hướng về trong bản tin nhận tức FIB=BIB. Tại đầu thu lúc có báo nhận khẳng định, các đầu cuối báo hiệu xuất phát loại bỏ bản tin từ bộ đệm truyền lại. Nếu bản tin đầu thu bị lỗi, đầu cuối báo hiệu thu sẽ gửi một báo nhận phủ định bằng cách chèn bit chỉ thị hướng về. FSN của bản tin nhận đúng cuối cùng sẽ được chèn vào trường BSN Khi báo nhận phủ định được nhận bởi đầu cuối báo hiệu gửi đi, việc truyền các đơn vị báo hiệu mới sẽ bị gián đoạn. Đơn vị báo hiệu trong buffer không có báo nhận khẳng định sẽ truyền lại những yêu cầu tương tự như chúng đã truyền trước đó. Điều này đảm bảo rằng đơn vị báo hiệu được nhận là đúng. SPA SPB MSU FSN =1 FIB =1 MSU FSN =2 FIB =1 MSU FSN =2 FIB =0 FISU BSN =1 BIB =1 FISU BSN =1 BIB =0 FISU BSN =2 BIB =0 Hình 2.7 Phương phát sửa sai cơ bản có lặp Tương tự như phương pháp trên song có một vài sự bổ sung như: Mỗi MSU được phát lần thứ 2 Mỗi MSU có cờ mở đầu và cờ kết thúc đẻ đảm bảo rằng các MSU lặp sẽ không bị mất. Phương pháp phát lại có chu kỳ phòng ngừa SP A SP B MSU bsn=1 bib=1 FSN = 4 fib=1 FISU fsn=1 fib=1 BSN = 4 bib=1 MSU FSN = 5 MSU FSN = 5 MSU FSN = 6 MSU FSN = 6 FISU BSN = 6 Hình 2.8 Một đơn vị báo hiệu đã dược truyền sẽ được lưu trong bộ đệm truyền lại cho đến khi có một báo nhận khẳng định báo rằng đơn vị báo hiệu đã được nhận. Trong suốt chu kỳ lúc không có đơn vị báo hiệu mới để truyền tất cả các đơn vị báo hiệu không nhận được báo nhận khẳng định phải truyền lại theo chu kỳ. Thủ tục truyền lại cưởng bức (force retransmission procedure) được bắt đầu lúc có một số xác định trước các đơn vị báo hiệu tồn tại. Việc truyền các đơn vị báo hiệu mới sẽ bị gián đoạn và đơn vị báo hiệu được truyền lại một cách có chu kỳ cho đến khi số của đon vị báo hiệu không được xác nhận giảm xuống. Trong phương pháp này sẽ không có xác nhận khẳng định. Phương pháp có chu kỳ được sử dụng trên đường báo hiệu nơi trể đường truyền lớn hơn 15ms và trên các đường báo hiệu được thiết lập qua vệ tinh. Đồng chỉnh ban đầu Thủ tục đồng chỉnh ban đầu thực hiện cho thời gian ban đầu (chẳng hạn sau khi bật nguồn ) và đồng chỉnh,lúc phục hồi sau khi xảy ra lỗi đường báo hiệu. Thủ tục đồng chỉnh ban đầu dựa trên các trao đổi của đơn vị báo hiệu trạng thái đường LSSU giữa 2 điểm báo hiệu cóliên quan. F CK SF LI ERROR CORRECTION F Không sử CBA dụng Chỉ thị trạng thái Hình 2.9 C B A 0 0 0 Mất đồng chỉnh 0 0 1 Đồng chỉnh bình thường 0 1 0 Trạng thái khẩn 0 1 1 Không hoạt động 1 0 0 Sự cố bộ xử lý 1 0 1 Bận Trong trường trạng thái 3 bit thấp nhất được sử dụng để đánh dấu trạng thái của đường báo hiệu theo các trạng thái đã được chỉ ra ở trên Thời gian xấp xỉ cho 2 thủ tục đồng chỉnh bình thường (Pn) và khẩn cấp (Pe) là: Pn=216 octets-8.2s (64kbit/s) Pe=212 octets-0.5s(64kbi
Luận văn liên quan