Dựán Quản lý tổng hợp các hoạt động Đầm phá (IMOLA) được triển khai từnăm 2005 ởtỉnh Thừa
Thiên Huế, Việt Nam. Mục đích chính là “phát triển và thực hiện kếhoạch quản lý tổng hợp đầm
phá, thông qua đồng thuận giữa các bên có liên quan, cân bằng việc sửdụng nguồn lợi đầm phá”
(Báo cáo tiến độDựán IMOLA, 2006, tr. 1).
Một trong những hoạt động chính của Dựán IMOLA là hỗtrợviệc thực hiện Quyết định
4260/2005/QD-UBND thông qua thúc đẩy thành lập và/hoặc tăng cường tổchức CHNC và hỗtrợ
việc phát triển cơchế đồng quản lý đầm phá (Van Duijn, 2008, tr. 2-3)
1
. Khi xét vềmô tảhoạt động
4.3, Dựán thu hút được sựtham gia vào hội của khoảng 75-80% ngưdân.
Theo quyết định 4260/2005/QD-UBND , “UBND huyện sẽgiao quyền khai thác thủy sản cho các
CHNC và vùng mặt nước cụthểxét vềsản lượng, ngưcụ, mùa vụvà loài” (Pomeroy, 2008, tr. 8)”.
Các vấn đềcần sáng tỏ ở đây là sựxuất hiện của các ảnh hưởng tích cực/tiêu cực từviệc giao quyền
khai thác thủy sản đến các cá nhân tham gia/không tham gia vào CHNC khi tiếp cận nguồn lợi và
viễn cảnh tương lai của họ.
Dù có một sốbiện pháp đểthành lập mới và củng cốcác CHNC, ước tính vẫn còn khoảng 20%
người dân khai thác và NTTS không tham gia vào các hoạt động của CHNC, gồm các nhóm có điều
kiện khó khăn và cộng đồng nơi họsinh sống ít tham gia hoặc chưa tham gia vào CHNC hoặc không
hềhoạt động thủy sản. Ngoài ra, có một sốngưdân là hội viên của CHNC nhưng không tham gia
tích cực vào các hoạt động do CHNC tổchức. Kết quảlà những người đó vừa không tham gia hội
vừa bịcô lập trong tiếp cận thông tin. Một sốngười vì thếtrởnên lạc hậu thông tin.
Mục tiêu cụthểcủa báo cáo này là xác định khu vực/nhóm trong các xã - những nơi mà đại đa số
người dân không tham gia vào CHNC và cung cấp thông tin vềnhững nhóm ngưdân này. Mục tiêu
chung là nhằm tìm hiểu các yếu tốngoại cảnh kinh tếxã hội quyết định đến phạm vi và các tính chất
liên quan đến sựtham gia của ngưdân ở4 xã vào các CHNC hiện tại và vào các hoạt động diễn ra
trên đầm phá, góp phần thúc đẩy ngưdân tham gia hơn nữa vào các CHNC trong tương lai và vào
các hoạt động sẽtriển khai trong khuôn khổdựán IMOLA.
41 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2313 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu về cộng đồng dân cư có ít đại diện trong các Chi hội Nghề cá ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu về cộng đồng dân cư có ít đại diện trong các
Chi hội Nghề cá ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Maria Cristina Bentivoglio
Huế, Việt Nam
07/2009
DỰ ÁN QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦM PHÁ (GCP/VIE/029/ITA)
VÀ
TỔ CHỨC NÔNG LƯƠNG LIÊN HỢP QUỐC
2
Ảnh bìa: Cảnh quan Đầm Cầu Hai từ thôn Miêu Nha, xã Lộc Điền, Tam Giang – Cầu Hai, Việt
Nam
3
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình viết báo cáo này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều cá nhân khác nhau. Kính gửi
lời biết ơn sâu sắc đến Ủy ban nhân dân các xã, Hội Phụ nữ, và các Chi hội Nghề cá ở Lộc Trì, Vinh
Hiền, Lộc Điền, và Hải Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Tôi cũng chân thành cảm ơn những
người tham gia phỏng vấn ở các thôn mà tôi đến làm việc; cán bộ dự án IMOLA, đặc biệt là Cố Vấn
trưởng dự án IMOLA-ông Massimo Sarti, ông Baku Takahashi, các phiên dịch gồm Giang, Hoa,
Hoàng và Hương, và cán bộ kỹ thuật. Chân thành cảm ơn Đại diện FAO ở Việt Nam, ông Andrew
Speedy; trợ lý, ông Vũ Ngọc Tiến; và ông Davide Fezzardi đã có những hỗ trợ quý báu cho nghiên
cứu này.
4
Bảng nội dung
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................................... 3
Danh mục từ viết tắt .......................................................................................................................... 6
Danh sách Bảng .................................................................................................................................. 6
Danh sách Hình .................................................................................................................................. 6
1. Tóm lược ......................................................................................................................................... 7
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................................................................ 7
1.2 Những ghi nhận cơ bản ............................................................................................................................................ 7
1.3 Các đề xuất chính ..................................................................................................................................................... 8
2. Giới thiệu ........................................................................................................................................ 9
2.1 Thông tin chung về đầm phá Tam Giang – Cầu Hai ................................................................................................ 9
2.2 Cơ sở lý luận .......................................................................................................................................................... 10
2.3 Phạm vi Nghiên cứu............................................................................................................................................... 11
2.4 Mục tiêu của nghiên cứu ........................................................................................................................................ 11
2.5 Phương pháp .......................................................................................................................................................... 12
3. Kết quả/Ghi nhận ......................................................................................................................... 13
3.1 Thiếu thông tin giữa các thôn và ý thức người dân vẫn còn thấp .......................................................................... 14
3.2 Động lực tác động đến sự tham gia của hội viên còn thấp, đặc biệt là từ các BCH ............................................... 14
3.3 Vai trò tích cực của Hội phụ nữ ............................................................................................................................. 15
3.4 Tổng quan ngắn gọn về các kết quả báo cáo ở bốn xã đến làm việc ...................................................................... 15
3.4.1. Vinh Hiền ...................................................................................................................................................... 15
3.4.2 Lộc Điền ......................................................................................................................................................... 16
3.4.3 Hải Dương ..................................................................................................................................................... 17
3.4.4 Lộc Trì ............................................................................................................................................................ 18
4. Phân tích các xã mà đoàn đến làm việc ...................................................................................... 19
4.1 Xã Vinh Hiền ......................................................................................................................................................... 19
4.1.1 Ý thức về vai trò của CHNC ........................................................................................................................... 19
4.1.2 Ý thức tham gia CHNC của người ngoài hội ................................................................................................. 20
4.1.3 Mong muốn của người ngoài hội tham gia CHNC ......................................................................................... 20
4.1.4 Tính khả thi tham gia các CHNC của người ngoài hội .................................................................................. 20
4.1.5 Dân vạn đò ..................................................................................................................................................... 21
4.1.6 Ngư dân khai thác biển .................................................................................................................................. 21
4.1.7 Thông tin liên lạc và luồng thông tin giữa mọi người .................................................................................... 21
4.1.8 Ý thức về giao quyền khai thác thủy sản ........................................................................................................ 21
4.1.9 Các lý do người dân không tích cực tham gia hoạt động của CHNC ............................................................ 22
4.1.10 Các xung đột hiện tại giữa hội viên và người ngoài hội .............................................................................. 22
4.2 Xã Lộc Điền ........................................................................................................................................................... 23
4.2.1 Thôn Trung Chánh ......................................................................................................................................... 23
4.2.2 Thôn Miêu Nha ............................................................................................................................................... 24
4.2.3 Ngư dân vạn đò .............................................................................................................................................. 25
4.2.4 Giao tiếp và luồng thông tin giữa mọi người ................................................................................................. 25
4.2.5 Ý thức về giao quyền khai thác thủy sản ........................................................................................................ 26
4.2.6 Tiếp nhận về xung đột sau khi giao quyền khai thác thủy sản ....................................................................... 26
4.2.7 Xung đột giữa hội viên và người ngoài hội .................................................................................................... 26
4.3 Xã Hải Dương ........................................................................................................................................................ 26
4.3.1 Giao tiếp và luồng thông tin giữa mọi người ................................................................................................. 27
4.3.2 Ý thức về giao quyền khai thác thủy sản ........................................................................................................ 27
4.3.3 Xung đột hiện tại và quan điểm của người dân về các xung đột sau giao quyền khai thác thủy sản ............. 27
4.4 Xã Lộc Trì .............................................................................................................................................................. 28
4.4.1 Ý thức về chức năng CHNC ........................................................................................................................... 28
5
4.4.2 Mong muốn tham gia CHNC của người ngoài hội ......................................................................................... 28
4.4.3 Tính khả thi tham gia vào CHNC của người ngoài hội .................................................................................. 28
4.4.4 Người dân vạn đò ........................................................................................................................................... 29
4.4.5 Ngư dân khai thác biển .................................................................................................................................. 29
4.4.6 Thông tin liên lạc và luồng thông tin giữa mọi người .................................................................................... 29
4.4.7 Nâng cao ý thức về giao quyền khai thác thủy sản ........................................................................................ 29
4.4.8 Các xung đột hiện tại và các quan điểm về xung đột sau khi giao quyền khai thác thủy sản ........................ 29
5. Kết luận. ........................................................................................................................................ 30
6. Kiến nghị ....................................................................................................................................... 34
7. Các yêu cầu tiếp theo ................................................................................................................... 39
8. Tham khảo .................................................................................................................................... 40
6
Danh mục từ viết tắt
UBND Ủy Ban Nhân Dân
BCH Ban Chấp Hành
HPN Hội Phụ nữ
IMOLA Dự án quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá
HNC Hội nghề cá
HNCVN Hội nghề cá Việt Nam
Danh sách Bảng
Bảng 1. Tỉ lệ tham gia các CHNC (IMOLA, 2009) ........................................................................... 12
Bảng 2. Tiêu chí và Thông số để đánh giá ......................................................................................... 13
Bảng 3. Chi tiết về xã Vinh Hiền ....................................................................................................... 15
Bảng 4. Tìm hiểu thông tin chi tiết xã Lộc Điền ................................................................................ 16
Bảng 5. Thông tin chi tiết về xã Hải Dương ...................................................................................... 17
Bảng 6. Thông tin chi tiết về xã Lộc Trì ............................................................................................ 18
Bảng 7. Tóm tắt các ghi nhận ở các xã .............................................................................................. 31
Bảng 8. Kết quả của phân tích Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Nguy cơ ..................................... 33
Danh sách Hình
Hình 1. Bản đồ vệ tinh ở Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Việt Nam: Hải Dương, Lộc Điền, Vinh
Hiền và Lộc Trì .................................................................................................................................... 9
Hình 2. Thảo luận nhóm với HPN và hội viên CHNC ở xã Lộc Trì ................................................. 15
Hình 3. Bản đồ xã Vinh Hiền, Tam Giang – Cầu Hai. Nguồn: Dự án IMOLA ................................ 19
Hình 4. Thảo luận nhóm phụ nữ trong các cuộc phỏng vấn ở xã Vinh Hiền .................................... 20
Hình 5. Nhà của dân vạn đò ở xã Vinh Hiền ..................................................................................... 21
Hình 6. Bản đồ xã Lộc Điền, Tam Giang – Cầu Hai ......................................................................... 23
Hình 7. Lưới được phơi gần phá ở thôn Miêu Nha, xã Lộc Điền ...................................................... 24
Hình 8. Người ngoài hội là ngư dân đầm phá ở xã Lộc Điền ............................................................ 25
Hình 9. Bản đồ xã Hải Dương, Tam Giang – Cầu Hai (nguồn: dự án IMOLA) ............................... 26
Hình 10. Nò sáo ở xã Hải Dương ....................................................................................................... 27
Hình 11. Bản đồ xã Lộc Trì, Tam Giang – Cầu Hai (Nguồn: dự án IMOLA) .................................. 28
Hình 12. Hộ gia đình ngư dân nghèo khai thác biển ở xã Lộc Trì ..................................................... 29
7
1. Tóm lược
1.1 Đặt vấn đề
Dự án Quản lý tổng hợp các hoạt động Đầm phá (IMOLA) được triển khai từ năm 2005 ở tỉnh Thừa
Thiên Huế, Việt Nam. Mục đích chính là “phát triển và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp đầm
phá, thông qua đồng thuận giữa các bên có liên quan, cân bằng việc sử dụng nguồn lợi đầm phá”
(Báo cáo tiến độ Dự án IMOLA, 2006, tr. 1).
Một trong những hoạt động chính của Dự án IMOLA là hỗ trợ việc thực hiện Quyết định
4260/2005/QD-UBND thông qua thúc đẩy thành lập và/hoặc tăng cường tổ chức CHNC và hỗ trợ
việc phát triển cơ chế đồng quản lý đầm phá (Van Duijn, 2008, tr. 2-3)1. Khi xét về mô tả hoạt động
4.3, Dự án thu hút được sự tham gia vào hội của khoảng 75-80% ngư dân.
Theo quyết định 4260/2005/QD-UBND , “UBND huyện sẽ giao quyền khai thác thủy sản cho các
CHNC và vùng mặt nước cụ thể xét về sản lượng, ngư cụ, mùa vụ và loài” (Pomeroy, 2008, tr. 8)”.
Các vấn đề cần sáng tỏ ở đây là sự xuất hiện của các ảnh hưởng tích cực/tiêu cực từ việc giao quyền
khai thác thủy sản đến các cá nhân tham gia/không tham gia vào CHNC khi tiếp cận nguồn lợi và
viễn cảnh tương lai của họ.
Dù có một số biện pháp để thành lập mới và củng cố các CHNC, ước tính vẫn còn khoảng 20%
người dân khai thác và NTTS không tham gia vào các hoạt động của CHNC, gồm các nhóm có điều
kiện khó khăn và cộng đồng nơi họ sinh sống ít tham gia hoặc chưa tham gia vào CHNC hoặc không
hề hoạt động thủy sản. Ngoài ra, có một số ngư dân là hội viên của CHNC nhưng không tham gia
tích cực vào các hoạt động do CHNC tổ chức. Kết quả là những người đó vừa không tham gia hội
vừa bị cô lập trong tiếp cận thông tin. Một số người vì thế trở nên lạc hậu thông tin.
Mục tiêu cụ thể của báo cáo này là xác định khu vực/nhóm trong các xã - những nơi mà đại đa số
người dân không tham gia vào CHNC và cung cấp thông tin về những nhóm ngư dân này. Mục tiêu
chung là nhằm tìm hiểu các yếu tố ngoại cảnh kinh tế xã hội quyết định đến phạm vi và các tính chất
liên quan đến sự tham gia của ngư dân ở 4 xã vào các CHNC hiện tại và vào các hoạt động diễn ra
trên đầm phá, góp phần thúc đẩy ngư dân tham gia hơn nữa vào các CHNC trong tương lai và vào
các hoạt động sẽ triển khai trong khuôn khổ dự án IMOLA.
1.2 Những ghi nhận cơ bản
Bốn xã chúng tôi đến làm việc có đặc tính đa dạng về cả hoạt động đánh bắt lẫn môi trường xã hội.
Một số vẫn chưa biết rõ thế nào là một CHNC và chức năng của CHNC là gì. Kết quả là người dân
không tham gia vào các CHNC, ý thức kém mà gốc rễ là do thiếu tiếp cận thông tin.
Nguyên nhân mà những người này “mù” thông tin vẫn chưa lý giải được. Thời gian khảo sát ngắn
không cho phép chúng tôi hiểu rõ hạn chế và điều kiện của những nhóm nghiên cứu mục tiêu. Từ
các cuộc phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy người dân không am tường về sự tồn tại của các CHNC
dường như sống ở các vùng biệt lập. Một số người được phỏng vấn sống ngoài thôn dường như đến
từ các hộ nghèo với điều kiện sinh hoạt hết sức đạm bạc. Chẳng hạn, người dân vạn đò2 có vẻ là
1 Hoạt động 4.3 –Thành lập và hỗ trợ các cơ chế quản lý dựa vào cộng đồng thí điểm ở bảy xã.
2 Được gọi là “người dân vạn đò”, chính phủ Việt Nam đã ban hành quy định nhằm tái định cư những hộ dân này và kể
từ năm 2006, một số người dân vạn đò đã nhận được đất ở. Tuy nhiên, một số người vẫn còn sống trên đầm phá.
8
cộng đồng thiệt thòi nhất trong tiếp cận thông tin do họ sống chủ yếu trên sông nước và rất ít tiếp
xúc với các cộng đồng khác. Một số đã được định cư trên đất liền. Mặc dù nhóm nghiên cứu đã thu
xếp nói chuyện với họ và thu thập thông tin, song do thời gian hạn chế nên trong báo cáo này, chúng
tôi không thể phân tích toàn diện các điểm yếu của cộng đồng này và do đó, chưa thể đưa ra các kết
luận liên quan đến vấn đề/nhu cầu chủ yếu của họ.
1.3 Các đề xuất chính
Sau đây là một số đề xuất mà chúng tôi cũng có nêu trong phần Đề xuất của báo cáo này:
1. Tăng cường thông tin liên lạc và chia sẻ thông tin thông qua vận động cộng đồng và các hoạt
động/ hành động nâng cao nhận thức, đặc biệt là thông qua:
a) Xây dựng kế hoạch hành động nhằm phổ biến thông tin;
b) Tổ chức các hội thảo chia sẻ thông tin;
c) Phát tài liệu; và
d) Tổ chức các sự kiện cấp xã.
2. Tiếp cận và thông báo cho những người khó khăn thông qua:
a) Tổ chức các cuộc họp trọng tâm (thí dụ qua mô hình các cửa hàng thông tin và cung ứng sản
phẩm từ NTTS OASIS);
b) Phổ biến thông tin qua các biểu ngữ lớn;
c) Chọn lựa các điểm chính; và
d) Đánh giá và thu hút sự tham gia của ngư dân biển
3. Tăng cường vai trò của các hội viên “đầu sào” nhằm nâng cao nhận thức của họ về CHNC và đưa
họ vào tổ chức
4. Nâng cao hơn nữa vai trò của Hội nghề cá Việt Nam (HNC Việt Nam) và Tỉnh hội nghề cá (Tỉnh
HNC) nhằm củng cố vai trò của các CHNC cơ sở
5. Củng cố kiến thức CHNC và Ban Chấp hành về (1) vai trò/ trách nhiệm; (2) luật pháp và các quy
định áp dụng ở vùng đầm phá
6. Sáng tỏ và xác định các hoạt động khai thác hủy diệt nhằm giảm thiểu xung đột giữa người sử
dụng nguồn lợi và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thông qua:
a) Đưa ra các hướng dẫn về các hoạt động khai thác hủy diệt;
b) Điều tra về sử dụng các hoạt động khai thác mang tính hủy diệt;
c) Tạo ra hệ thống theo dõi thông qua lập danh sách/đăng ký hộ;
d) Nâng cao ý thức về việc sử dụng ngư cụ mang tính hủy diệt; và
e) Tổ chức các ngày phổ biến thông tin.
7. Tìm hiểu về vai trò Hội Phụ nữ (HPN) và đánh giá triển vọng hợp tác với các CHNC thông qua:
Thông tin về những cộng đồng cụ thể này trong nhiều thập kỷ qua vẫn còn bị hạn chế. Từ trước đến giờ họ đã có nhiều nỗ lực để hòa
nhập họ với các cộng đồng dân cư ổn định hơn thông qua các phương tiện giao quyền và nỗ lực chuyển đổi họ sang các hoạt động
nông nghiệp, và họ không tiếp cận tín dụng hoặc sinh kế thay thế ((Pomeroy, 2008).
9
a) Tìm hiểu về các hoạt động triển vọng; và
b) Đánh giá về khả năng phát triển doanh nghiệp nhỏ
8. Tiến hành các nghiên cứu về cộng đồng người dân vạn đò trong mối quan hệ với dân cư đầm phá
giúp họ định hướng tốt hơn trong điều kiện sống mới
9. Đầu tư nhiều thời gian hơn về nghiên cứu kinh tế, xã hội nhằm đánh giá tốt hơn và xác định nhu
cầu của người dân/đưa ra các ưu tiên
2. Giới thiệu
2.1 Thông tin chung về đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Hình 1. Bản đồ vệ tinh ở Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Việt Nam: Hải Dương, Lộc Điền, Vinh Hiền và Lộc
Trì
Phá Tam Giang – Cầu Hai thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam, có diện tích 22.000ha với
chiều dài 70km chạy dọc theo bờ biển. Đầm phá mang lại nguồn lực kinh tế và sinh t