Báo cáo Nguồn gen

1.Mục đích:  Giúp sinh viên có được một số kĩ năng về công tác điều tra giám sát tình hình quản lý bảo vệ rừng và giống cây rừng  Giúp sinh viên đi từ lý thuyết đến thực hành,sinh viên có thể áp dụng những kiến thức đã được tiếp thu từ bài giảng vào thực tế 2.Mục tiêu: Sau khi thực tập sinh viên có khả năng thực hiện các bước tiến hành khảo sát ,đánh giá để xây dựng rừng giống tạm thời. 3.Dụng cụ ,vật liệu: -Thước dây cuộn 30-50 m,thước đo chiều cao,thước đo đường kính -Địa bàn cầm tay,dao phát -Bảng biểu ghi chép 4.Nội dung và các bước tiến hành: Bước 1:Điều tra đo đếm xác định chiều cao,đường kính trung bình,phẩm chất cây của lâm phần  Sơ thám toàn bộ khu rừng,lập các tuyến song song cách đều,trên tuyến bố trí các ô tiêu chuẩn,diện tích 500 mét vuông hoặc 1000mét vuông Đo đếm trong ô tiêu chuẩn -Đo chiều cao,đường kính toàn bộ số cây trong ô -Đánh giá chất lượng cây:phân ra 3 loại : + Loại cây tốt (A) :Sinh trưởng tốt,thân thẳng,tán cân đối,lá xanh thẫm + Loại trung bình (B): Sinh trưởng tôt tán lệch,lá xanh nhạt

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Nguồn gen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BÁO CÁO NGUỒN GEN MỤC LỤC MỞ ĐẦU A.XÂY DỰNG RỪNG GIỐNG TẠM THỜI 1.Mục đích: Ÿ Giúp sinh viên có được một số kĩ năng về công tác điều tra giám sát tình hình quản lý bảo vệ rừng và giống cây rừng Ÿ Giúp sinh viên đi từ lý thuyết đến thực hành,sinh viên có thể áp dụng những kiến thức đã được tiếp thu từ bài giảng vào thực tế 2.Mục tiêu: Sau khi thực tập sinh viên có khả năng thực hiện các bước tiến hành khảo sát ,đánh giá để xây dựng rừng giống tạm thời. 3.Dụng cụ ,vật liệu: -Thước dây cuộn 30-50 m,thước đo chiều cao,thước đo đường kính -Địa bàn cầm tay,dao phát -Bảng biểu ghi chép 4.Nội dung và các bước tiến hành: Bước 1:Điều tra đo đếm xác định chiều cao,đường kính trung bình,phẩm chất cây của lâm phần Ÿ Sơ thám toàn bộ khu rừng,lập các tuyến song song cách đều,trên tuyến bố trí các ô tiêu chuẩn,diện tích 500 mét vuông hoặc 1000mét vuông ŸĐo đếm trong ô tiêu chuẩn -Đo chiều cao,đường kính toàn bộ số cây trong ô -Đánh giá chất lượng cây:phân ra 3 loại : + Loại cây tốt (A) :Sinh trưởng tốt,thân thẳng,tán cân đối,lá xanh thẫm + Loại trung bình (B): Sinh trưởng tôt tán lệch,lá xanh nhạt + Loại (C):Sinh trưởng kém,cong queo,cụt ngọn Bước 2:So sánh với một lâm phần được tuyển chọn để lấy giống: -Sức sinh trưởng từ trung bình trở lên,số cây đạt tiêu chuẩn lấy giống chiến 50-60% -Chọn các lâm phần thuần loài,nếu phải chọn lâm phần hỗn loài thì số lượng cây lấy giống chiếm 60% trở lên và phân bố đều trong lâm phần. -Đất tốt hoặc trung bình,địa hình tương đối bằng phẳng. -Tuổi lâm phần gần đồng nhất -lâm phần được chọn và các lâm phần xung quanh không có ổ sâu bệnh lớn -Các điều kiện kinh doanh:Chọn nơi gần trục đường giao thông chính,khu dân cư,nguồn nước,có khả năng đạt mục đích kinh tế là sản lượng quả hạt nhiều. Bước 3:Quyết định chọn lâm phần để xây dựng rừng giống tạm thời: Lâm phần có từ 40% cây tốt trở lên,đánh dấu bằng sơn đỏ,đó là những cây lấy giống sau này. ĐO ĐẾM CÁC CÂY TRONG Ô TIÊU CHUẨN Lâm phân:………. Loài cây: Muồng đen Ngày đo: 26/5/2011 Người đo: nhóm 4 Stt cây Chiều cao Đường kính D1,3 Phẩm chất cây Ghi chú 1 15 12,6 B 2 12 15,5 C 3 16 20,8 A 4 11,5 11,1 C 5 11 10,3 C 6 12 12 B 7 9 12,1 C 8 12 19,4 B 9 6 11 B 10 6 7,5 C 11 14 12,4 B 12 12 11,3 B 13 8 10 B 14 9 11,3 B 15 14 15,6 B 16 16,27 16 B 17 26,4 20 B 18 15,86 25,8 B 19 18,2 26,6 A 20 13,2 21,9 B 21 10,5 17,5 C 22 14 25 B 23 15,8 22,5 B 24 14 17,5 B 25 10 17 B 26 10 15,5 B 27 13,5 21,2 B 28 8,5 13,7 B 29 10 17,3 B 30 7 17,8 C 31 8 17,2 B 32 10 16 B Thành phần lâm phần gồm: Muồng đen:32 cây Căm xe: 4 cây Thầu tấu : 3 cây Dầu trà beng : 4 cây Mưng : 2 cây Thành nghạnh : 3 cây Sến mủ : 1 cây Gòn gạo :2 cây Gáo : 1 cây Cẩm lai đen: 1 cây Đánh giá lâm phần: -Đường kính trung bình cây 488 :32 = 15,25 mm -Chiều cao trung bình cây 358,93 : 32 = 11,22 cm. -Tỉ lệ cây đạt trung bình trtở lên 25 :32 x 100 =78,125% - Tỉ lệ lòai chủ yếu: 32 : 53 x 100 = 60,4% -Lâm phần được phân bố đều trên địa hình tương đối bằng phẳng,gần đường giao thông chính,đất tương đối tốt, chưa có ổ sâu bệnh lớn bùng phát. -Tỉ lệ cây tốt : 2 : 32 x 100 = 6,25 % ðLâm phần tuy đáp ứng được nhiều tiêu chí của một lâm phần tuyển chọn.song số lượng cây đạt chất lượng tốt để lấy giống chiếm tỉ lệ thấp nên không thể chuyển hóa lâm phần trên thành rừng giống tạm thời được. MẪU BIỂU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG THEO TUYẾN Nhóm điều tra:Nhóm 4 Địa điểm:Khu rừng đặc dụng cảnh quan Dray Sáp Ngày :26/5/2011 Thời gian bắt đầu :10h 30 phút Thời gian kết thúc :1h 45 phút Tuyến điều tra số 2 Thời tiết trước và sau khi điều tra: Nắng nóng Số TT lần dừng lại Khoảng cách(m) Các hình thức tác động quan sat thấy Tổng điểm 1 200 3 3 3 3 3 3 18 2 400 2 2 2 2 2 2 16 3 600 3 3 3 3 3 3 18 4 800 3 3 3 3 3 3 18 5 1000 3 3 3 3 3 3 18 Tổng điểm 14 14 14 14 14 14 88 Đánh giá cho điểm đối với mỗi hình thức tác động theo cấp độ từ 0 đến 3 0 điểm:Không có tác động/không ảnh hưởng 1 điểm:Tác động ít 2 điểm:Tác động nhiều 3 điểm:Tác động rất nhiều/ảnh hưởng lớn -Các hình thức tác động quan sát thấy: + Điểm thứ 1:Bị tác động rất nhiều do canh tác đất nông nghiệp,làm nương rẫy và chăn thả gia súc + Điểm thứ 2:Rừng bị tác động nhiều chỉ còn trảng cây bụi và rừng sắp phục hồi sau nương rẫy + Điểm thứ 3:Rừng bị ảnh hưởng lớn không còn dấu hiệu của rừng và bị chuyển sang canh tác cây công nghiệp( cà phê ) + Điểm thứ 4:không còn dấu hiệu của rừng ,đất đã được dùng cho canh tác cây công nghiệp (điều) + Điểm thứ 5:Rừng bị tác động rất nhiều,đất được sử dụng cho canh tác cây công nghiệp như cà phê,điều. B.TÌM HIỂU TÌNH HÌNH BẢO TỒN TẠI CHỖ NGUỒN GEN CÂY RỪNG NỘI DUNG TIÉN HÀNH I.HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN Ở ĐỊA BÀN 1.TRẠNG THÁI RỪNG :Rừng tại tại đây thuộc kiểu rừng bán hường xanh ưu thế Bằng Lăng.với số lượng loài khá đa dạng và phong phú nhưng so với trước đây đa giảm sút đáng kể. Theo thống kê số liệu năm 1998 cho thấy: Hiện trạng tài nguyên rừng ban đầu (1998) có tổng diện tích là 1.795ha trong đó: Đất có rừng:1.514,5 ha Đất không có rừng:9,4ha Đất cà phê:119,1ha Đất khác :152,0 ha -Năm 2003 sau khi thu hồi và chuyển đổi sang xây dựng thủy điện Buôn Kuốp.hiện rừng còn lại là:1.688,5 ha.trong đó: Đất có rừng:1.428,29 ha(có 19,54 ha rừng trồng) Đất không có rừng:28,21 ha Đất khác:232 ha -Theo thống kê của đoàn kiểm tra liên nghành vào tháng 4-2010 thì khu rừng đặc dụng cảnh quan Dray sáp có tổng diện tích tự nhiên là 1.688,5 ha.trong đó: Đất có rừng:1.165,9 ha Đất không có rừng:33,5 ha(16.5 ha rừng mới phá) Đất trồng cây nông nghiệp;444,6 ha Đất khác:44.5 ha. Ngoài ra khu rừng đặc dụng cảnh quan Dray sáp còn có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ thu hút nhiều khách du lịch tham quan. 2.MỨC ĐỘ SUY GIẢM LOÀI: Tuy vậy số lượng loài và số lượng cá thể trong loài tại đây đang giảm mạnh(trước đây rừng nhièu loài với số lượng cá thể chủ yếu là cây gỗ lớn song giờ đây số lương rừng cũng như chủng loại,số cá thể cung giảm đi rõ rệt, chủ yếu là cây tái sinh) Trong tổng số diện tích đất cố rừng1.656,9 ha thì tỉ lệ rừng nghèo chiếm đa số(99,6%),rừng giàu chỉ có 0,4%.Mặt khác kiểu trạng thái rừng cũng bị biến đổi mạnh,trước đây rừng chủ yếu là các trạng thái IIIa1,RIIIa2 và IIIa3 thì nay chuyển sang trạng thái1/2IIIa1 và Le + IIIa1,cấu trúc tầng tán bị phá vỡ nghiêm trọng trữ lượng rừng chỉ còn từ 30-50 mét khối/ha,độ tàn che < 0,3 và thiếu cây tái sinh trầm trọng 3.NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU: Là do tác động của các hành vi khai thác gỗ trái phép quá mức,tâp trung vào các loài cây gỗ lá rộng thường xanh và các loài cây có giá trị kinh tế cao như:cẩm lai,Cà te,Sao,Căm xe,Giáng hương….(mức độ tác động gần như trên toàn bộ diện tích rừng) Do người dân phá rừng lấn chiếm đất rừng trái phép làm đất canh tác và đất thổ cư như:đất trồng cà phê 120,1 ha,điều 151,6 ha,lúa nước 17,5ha,thổ cư 8,4 ha,đất mới phá 16,5 ha và nương rẫy 155,4ha Bên canh đó còn có 5,3ha là đất chuyên dùng bao gồm:đất xây dựng cơ sở hạ tầng 2,8 ha và 2,5 ha mặt nước.ngoài ra 0,9 ha đất trống (trước đây là rừng trồng muồng đen giờ chỉ còn lại 1 hàng cây giáp rẫy cà phê) -Cùng với sự quản lý lỏng lẻo thiếu trách nhiệm của các chủ rừng và cơ quan quản lý trước đây,đã khiến chất lượng rừng bị giảm sut trầm trọng. II.THỰC TRẠNG BẢO TỒN TÀI NGUYÊN 1.Tổ chức bộ máy quản lý,bảo vệ,sự dụng và phát triển rừng. -Thành lập 1ban quản lý rừng đặc dụng cảnh quan Dray sáp trực thuộc cục kiểm lâm Đăk nông quản lý -Biên chế từ 10-12 người,thuộc biên chế của lực lượng kiểm lâm -ngoài ra ban còn tuyển dụng lao động khác để đảm bảo thực hiện nhiêm vụ khác của ban quản lý rừng đặc dụng +Ban đã thành lập 1 tổ ban làm nhiệm vụ quản lý du lịch +1 phòng kĩ thuật +1 đội cơ động tuần tra rừng thường xuyên +1 chốt trạm kiểm soát -1tổ phòng cháy chữa cháy rừng. 2.Các tác động đến rừng . a.Ảnh hưởng xấu đến rừng: -Từ năm 2004 cho đến nay, chỉ có 45 vụ phá rừng trái phép và 38 vụ khai thác, vận chuyển gỗ lậu được phát hiện. trong đó còn 19 vụ vi phạm chưa được đem ra xử lý -Qua khảo sát nhìn chung khu vực trong nhiều năm qua không xảy ra vụ cháy rưng nào lớn.chi xảy ra một số vụ cháy nhỏ đối với rừng tự nhiên.nguyên nhân chủ yếu la do người dân đốt rừng làm nương rẫy và sự thiếu ý thức của một số người tham gia du lịch. b.Ảnh hưởng tích cực đến rừng: -Ban quản lý đã tiến hành kí kết hợp đồng bảo vệ rừng với người dân góp phần làm cho rừng mau chóng phuc hồi. - kí kết các hợp đồng giao khoán bảo vệ và trồng rừng với người dân bản địa nhằm hạn chế người dân tác động xấu dến rừng đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân bảo vệ rừng và giúp họ tăng thêm thu nhập -Tiến hành các dự án hỗ trợ trồng rừng(nguồn giống,kĩ thuật,..)và làm nhà… III.CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QLBVR 1.THUẬN LỢI a.Điều kiện tự nhiên: -Địa hình:thuộc dạng địa hình đồi núi thấp,chia cắt bởi nhiều động và khe,có xu hướng thoải vè phía sông serepok.độ cao trung bình 300m so với mặt nước biển,độ dốc trung bình từ 3-5độ.Gây khó khăn cho hoạt động mua bán vận chuyển gỗ trái phép. -Đất đai:trong khu vực có hai nhóm đất chính là đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá bazan,có nhiều đá lộ đầu và đất feralit nâu vàng phát triển trên đá phiến sét.là loại đất màu mỡ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp cây rừng phát triển tốt. -khí hậu:thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm,trong năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4đến tháng 10 (chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm) mùa khô bắt đầu từ tháng 11đến tháng 4 năm sau.lượng mưa trung bình từ1.600-1700mm.nhiệt độ trung bình năm là 23,4 độ C,tổng số giờ nắng trong năm khoảng 2000-2300 giờ,tổng tích ôn khoảng 8000 độ C,độ ẩm không khí trung bình 83%.hướng gió thịnh hành trong mùa mưa là gió mùa Tây Nam và mùa khô là gió mùa Đông Bắc.tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. -Thủy văn:gồm có sông serepok,nhiều ghềnh thác và hồ,khe suối nhỏ có lượng nước lớn.hằng năm cung cấp lựơng nước lớn giúp cây giữ ẩm và trao đổi chất dinh dưỡng thuận lợi. b.Các chương trình dự án: -Giao khoán rừng và đất lâm nghiệp: +Giao khoán ổn định 188,9ha đất trồng cây công nghiệp và lúa nước cho cộng đồng địa phương. +Giao khoán QLBVR 1.990,5ha đất có rừng theo chương trình 661 cho cộng đồng địa phương. +Giao khoán 10,1ha diện tích mặt nước cho cộng đồng địa phương để nuôi trồng thủy sản,kết hợp trồng cây công nghiệp -phát triển rừng: +trồng rừng mới trên toàn bộ diện tích 191,55 ha,loài cây trồng bao gồm:sao đen,Dầu rái,Đa nhật Bản,bồ đề. -Nông - lâm - ngư kết hợp: +Sản xuất nông lâm kết hợp trên 171,4ha đất trồng cây công nghiệp,tỷ lệ 30% cây lâm nghiệp và 70%cây công nghiệp +Lâm-ngư-nghiệp kết hợp trên diện tích 10,1ha(mặt nước),tỷ lệ cây lâm nghiệp 20%.cây ngư nghiệp 80%. -Cải tao 1.186ha rừng nghèo bằng biện pháp bố sung cây bản địa,cây phụ trợ và cây mục đích.(sao đen,dầu rái,Đa Nhật Bản,Bồ đề,Keo lá tràm,keo lai) 2.KHÓ KHĂN: -Điều kiện KT-XH: + Dân số và lao động:theo số liệu chưa đầy đủ dân số tại địa bần 2 xã Đăk Sôr và Nam Đà là 14.773khẩu/3.369 hộ,lao động tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. + Về thành phần dân tộc khá đa dạng,ngoài dân tộc kinh thì còn có một số dân tộc thiểu số như:Tày nùng,Thái,Mường,Cao Lan, Khơ Me. + Tình hình sản xuất knh doanh: Tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và một số ít trong lĩnh vực lâm nghiệp và dịch vụ Nhìn chung đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn,đa số người dân sinh sống gần khu rừng,và canh tác trong vùng lõi của rừng,hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện nên các hoạt động xâm hại đến tài nguyên rừng còn diễn ra khá phổ biến cùng trình độ dân trí thấp nhận thức của người dân về bảo vệ rừng còn kém,đã gây khó khăn và cản trở lớn cho công tác quản lý bảo vệ rừng nơi đây. IV.CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO QLNGCR: 1.Giải pháp về tài chính: -Tăng ngân sách nhà nước cho quản lý,bảo vệ rừng,bảo tồn di tích văn hóa lịch sử,xây dựng cơ sở hạ tầng -Kêu gọi và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức,cá nhân trong và ngoài nước để phát triển khu rừng đặc dụng -Thuê tư vấn để xây dựng các dự án khả thi để thực hiện kế hoạch QLR ,bảo tồn rừng bảo tồn hệ sinh thái và di tích lịch sử -Chi trả lương và các chế độ chính sách cho cán bộ công chức của ban quản lý rừng đặc dụng. -Thanh toán đầy đủ đúng hạn cho người lao đông tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng. 2.Giải pháp về chính sách và pháp luật: -Tạo điều kiên cho chủ rừng thực hiện quyèn sử dụng đất,sử dụng và sở hữu theo qui định của pháp luật -Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rừng,sản xuất nông lâm ngư kết hợp,du lịch sinh thái…Có cơ chế chia sẻ lợi ích rõ ràng,minh bạch giữa chủ rừng và các bên tham gia -Xúc tiến xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách kinh tế bảo đảm thu lại các giá trị dịch vụ môi trường do nghành lâm nghiệp làm ra và đang cung cấp cho xã hội như: phòng hộ tạo nguồn nước cho các công trình thủy lợi,bảo vệ môi trường ,du lich hệ sinh thái… -Tăng ngân sách đầu tư của nhà nước cho quản lý,bảo vệ và phát triển rừng,nghiên cứu khoa học,khuyến nông lâm,đào tạo nhân lực… -Phân cấp và quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng,chính quyền các cấp,các cơ quan thừa hành pháp luật và lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng và thôn xã nếu để mất rừng ,phá rừng ở địa bàn -Có cơ chế ưu tiên cho các hộ nghèo,dân tộc it người và phụ nữ tại địa bàn tham gia hoạt động lâm nghiệp,du lịch sinh thái… nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập. -Tăng cường phổ biến,giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trach nhiệm của các cấp các nghành,mỗi chủ rừng mỗi người dân và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng,quản lý di sản đi đôi với tăng cường quản lý nhà nước,thể chế pháp luật 3.Giải pháp về quy hoạch,kế hoạch và giám sát -Tiến hành thống kê kiểm kê và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng gắn với thống kê,kiểm kê đất đai.xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên rừng,áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện chất lượng điều tra qui hoạch rừng -Tăng cường công tác giám sát,đánh giá việc thực hiện quy hoạch,kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và bảo tồn di tích văn hóa lịch sử. 4.Giải pháp về khoa học công nghệ: -triển khai nghiên cứu các lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế -xã hội -Tập trung nghiên cứu và áp dụng các giải pháp kỹ thuật về trồng rừng,khoanh nuôi phục hồi rừng,cải tạo rừng,nuôi dưỡng và làm giàu rừng,phòng trừ sâu bệnh và phòng chống cháy rừng,xác định giá trị môi trường rừng,giải pháp nông -lâm -ngư kết hợp,gây nuôi động vật rừng,…để nâng cao nguồn thu nhập từ rừng -Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lỷ rừng,theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp,kết hợp quản lý di tích lịch sử -Thành lập trung tâm chuyển giao công nghệ,tư vấn khoa học công nghệ lâm nghiệp,các dịch vụ đào tạo và khuyến nông lâm. 5.Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực -Lập kế hoạch đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý khu rừng đặc dụng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. -Chú trọng các hoạt động đào tạo và khuyến nông lâm cho người nghèo,đặc biệt cho dồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ,để họ có đủ năng lực thực hiện đa dạng hóa cây trồng,vật nuôi và tạo thu nhập ổn định -Nâng cao năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật cho ban quản lý khu rừng đặc dụng.Tăng cường đào tạo người dân làm nghề rừng,công nhân lâm nghiệp và thợ thủ công trong các nghành nghề truyền thống. -Khuyến khích các tổ chức đào tạo và khuyến nông lâm trong nước,các tổ chức phi chính phủ và dự án quốc tế tham gia hỗ trợ các hoạt động đào tạo và khuyến nông lâm cho cán bộ quản lý,người dân làm nghề rừng,ưu tiên cán bộ nghèo và phụ nữ. 6.Giải pháp về hợp tác trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. -Tăng cường vân động ,thu hút và sử dụng đúng mục tiêu các nguồng vốn hỗ trợ nhằm nhục vụ cho bảo vệ phát triển rừng,bảo tồn đa dạng sinh học,bảo vệ môi trường,xóa đói,giảm nghèo,cải thiện sinh kế cho người dân sống phụ thuộc vào rừng và nâng cao hiệu quả quản lý rừng đặc dụng. -Từng bước tạo hành lang pháp lý thuận lợi và cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước phục vụ cho công tác bảo tồn rừng,bảo vệ hệ sinh thái, xác định phí dịch môi trường rừng,cứu hộ động vật hoang dã,trồng rừng và chuyển giao công nghệ. -Chủ động hợp tác tích cực với các bên liên quan trong và ngoài nước trong lĩnh vực nghiên cứu ,giáp dục,đào tạo và khuyến nông lâm đẻ tiếp cận các chuẩn mực khoa học và công nghệ lâm nghiệp tiên tiến,phát triển nguồn nhân lực và nâng cấp trang thiế bị khu rừng đặc dụng. 7.Giải pháp về tổ chức quản lý khu rừng đặc dụng. -Đổi mới phương thức tổ chức quản lý theo hướng tiến tới có hệ thống quản lý thống nhất,đủ mạnh để xây dựng và phát triển khu rừng đặc dụng cảnh quan Dray Sáp theo đúng nghĩa của nó -Phát triển hình thức liên doanh ,liên kết và hợp tác đầu tư giữa ban quản lý với tổ chức kinh tế và cộng đồng dân cư địa phương để phát triển khu rừng đặc dụng. -Khuyến khích và hỗ trợ thành lập các tổ chức quản lý rừng cộng đồng trên cơ sở có sự tham gia chỉ đạo,hướng dẫn của cán bộ Ban quản lý để thực hiện các nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng,tham gia các hoạt động phất triển rừng,PCCCR… -Xây dựng cơ chế phối hợp lâu dài giữa ban quản lý với các bên liên quan và cộng đồng trong việc nghiên cứu,đào tạo và chuyển giao công nghệ,bảo vệ và phát triển rừng,các hoạt động liên quan khác. TỔNG KẾT Qua đợt thự tập này chúng em đã nắm bắt được một số vấn đề rất quan trọng và bổ ích cho công tác sau này.trước hết ta nắm bắt được cách thức điều tra khảo sát và đánh giá tình hình cây rừng trong khu vực điều tra ,từ đó thống kê và đưa ra kết luận về tình hình nguồn giống cây rừng và xem xét có chuyển hóa lâm phần thành rừng giống được hay không. Dưới sự dẫn dắt tận tình của thầy cô chúng en đã có được cơ hội trau dồi thêm kiến thức và áp dụng những kiến thức lý thuyết đã được học từ bài giảng vào trong thực tế,giúp chúng em hiểu sâu hơn về nội dung bài giảng ,tích lũy thêm kiến thức và hiểu biết cho bản thân và hiểu rõ hơn về công việc sau này mình sẽ làm và thêm yêu nghề nghiệp của mình hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã hướng dẫn tận tình giúp chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập này, đồng cảm ơn các cô ,chú, anh, chị trong ban quản lý rừng đặc dụng cảnh quan Dray Sáp đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em hoàn thành đợt thực tập đạt kết quả cao.