Báo cáo Những vấn đề pháp lý cơ bản của pháp luật điều chỉnh dịch vụ Logistics ở Việt Nam hiện nay; một vài nét về thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistics, ng

Sau 20 năm thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế thị trường đã được hình thành ở Việt Nam và đang có tốc độ tăng trưởng cao so với khu vực. Việc gia nhập khu vực Mậu dịch tự do với các nước ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1997), bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, gia nhập WTO (2006), đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã mở ra một thời kỳ mới, tạo nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế nước ta, trong đó có dịch vụ logistics. Bài viết sau đây của em xin trình bày về những vấn đề pháp lý cơ bản của pháp luật điều chỉnh dịch vụ Logistics ở Việt Nam hiện nay; một vài nét về thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistics, nguyên nhân và một số ý kiến nhằm phát triển dịch vụ Logistics ở nước ta.

doc18 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2723 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Những vấn đề pháp lý cơ bản của pháp luật điều chỉnh dịch vụ Logistics ở Việt Nam hiện nay; một vài nét về thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistics, ng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC I. Khái quát chung về Logistics: 1.Một số khái niệm và định nghĩa về logistics: 2.Đặc điểm của Logistics: 3. Vai trò của logistics: 4. Các văn bản pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistic: 5. Phân loại dịch vụ Logistics: 6. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic: 7. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics 8. Hợp đồng dịch vụ Logistics: 9. Quyền và nghĩa vụ của các bên kinh doanh dịch vụ logistics II.Tình hình dịch vụ logistics hiện nay ở Việt Nam 1. Tiềm năng phát triển của logistics ở Việt Nam: 2.Một số tồn tại trong kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam III. Nguyên nhân của thực trạng trên: IV. Kết luận – Phương hướng hoàn thiện hệ hoạt động kinh doanh Logistics: TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Sau 20 năm thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế thị trường đã được hình thành ở Việt Nam và đang có tốc độ tăng trưởng cao so với khu vực. Việc gia nhập khu vực Mậu dịch tự do với các nước ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1997), bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, gia nhập WTO (2006), đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã mở ra một thời kỳ mới, tạo nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế nước ta, trong đó có dịch vụ logistics. Bài viết sau đây của em xin trình bày về những vấn đề pháp lý cơ bản của pháp luật điều chỉnh dịch vụ Logistics ở Việt Nam hiện nay; một vài nét về thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistics, nguyên nhân và một số ý kiến nhằm phát triển dịch vụ Logistics ở nước ta. I. Khái quát chung về Logistics: 1.Một số khái niệm và định nghĩa về logistics: Thuật ngữ '' logistics '' nguyên bản được sử dụng trong quân đội với ý nghĩa là quá trình cung cấp các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho quân đội. Trên thế giới, dịch vụ logistics rất phát triển và đóng một vai trò quan trọng trong ngành dịch vụ, thu hút một lượng lớn lực lượng lao động, gia tăng lợi nhuận cho các nhà cung cấp và thúc đẩy các ngành khác phát triển. Trên thế giới, khái niệm logistics được đề cập bởi nhiều tổ chức khác nhau với các khía cạnh khác nhau gồm: Liên Hợp Quốc: logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng. Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Trong lĩnh vực quân sự, logistics được định nghĩa là khoa học của việc lập kế hoạch và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng, các mặt trong chiến dịch quân sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân phối, tập trung, sắp đặt và di chuyển khí tài, trang thiết bị. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hóa. Luật quy định dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụkhác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao''. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụlogistics có thể chia làm hai nhóm: - Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mại 2005 có nghĩa hẹp, coi logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên cũng cần chú ý là định nghĩa trong Luật Thương mại có tính mở, thể hiện trong đoạn in nghiêng ''hoặc các dịch vụkhác có liên quan tới hàng hóa''. Khái niệm logistics trong một số lĩnh vực chuyên ngành cũng được coi là có nghĩa hẹp, tức là chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của ngành đó (như ví dụ ở trên là trong lĩnh vực quân sự). Theo trường phái này, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Theo họ, dịch vụlogistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụlogistics theo khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụvận tải đa phương thức (MTO). - Nhóm định nghĩa thứ 2 về dịch vụ logistics có phạm vi rộng, có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng. Theo nhóm định nghĩa này, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nhóm định nghĩa này của dịch vụ logistics góp phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý với một nhà cung cấp dịch vụ logisitcs chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ mang tính ''trọn gói'' cho các nhà sản xuất. Đây là một công việc mang tính chuyên môn hóa cao. 2.Đặc điểm của Logistics: Thứ nhất, Hoạt động Logistics là một dịch vụ thương mại, được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí hợp lý khác từ việc cung ứng dịch vụ. Thứ hai, về chủ thể thực hiện hoạt động logistics thì người thực hiện dịch vụ Logistic là thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistic. Còn khách hàng có thể là thương nhân hoặc không là thương nhân, có thể là chủ sở hữu hàng hóa hoặc không phải là chủ sở hữu hàng hóa, có thể là người vận chuyển hoặc là người làm dịch vụ logistics khác. Thứ ba, Hoạt động logisctics bao gồm một chuỗi các dịch vụ bao gồm: giao nhận, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi…. Và đặc điểm thứ tư là các dịch vụ trong chuỗi có thể tách rời độc lập hoặc gắn liền với nhau trong 1 hợp đồng logistics duy nhất 3. Vai trò của logistics: Từ những điều trình bày ở trên cho thấy Logistics là một chức năng kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xã hội. Trong thời đại ngày nay người ta luôn mong muốn những dịch vụ hoàn hảo và điều đó sẽ đạt được khi phát triển Logistics. Đối với nền kinh tế quốc dân, logistics đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông, phân phối. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ riêng họat động logistics đã chiếm từ 10 đến 15% GDP của hầu hết các nước tại Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu á Thái Binh Dương.Vì vậy nếu nâng cao hiệu quả họat động logistics sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của đất nước. Logistics còn là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Đối với những nước phát triển như Nhật và Mỹ logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể hơn 30%. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15-20% GDP. Ước tính GDP nước ta năm 2006 khoảng 57,5 tỷ USD. Như vậy, chi phí logistics chiếm khoảng 8,6-11,1 tỷ USD. Đây là một khoản tiền rất lớn. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong logistics là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ. Đối với doanh nghiệp, logistics đóng vai trò to lớn trong việc giải quyết bài tóan đầu vào và đầu ra một cách có hiệu quả. Logistics có thể thay đổi nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…logistics còn giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện đối với các DN VN, chi phí cho giao nhận kho vận còn chiếm tới 20% giá thành sản phẩm; trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển chỉ vào khoảng 8 - 12%. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp nước ngoài vốn đã rất mạnh. Có nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhờ có được chiến lược và hoạtđộng logistics đúng đắn, ngược lại có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thất bại do có các quyết định sai lầm như: chọn nguồn cung cấp tài nguyên sai, chọn sai vị trí, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả. Ngoài ra, logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là marketing hỗn hợp (4P: Right Product, Right Price, ProperPromotion, Right Place). Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu của logistics là cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất. Phân phối giống như mạch máu của nền kinh tế. Nắm được hệ thống phân phối chính là nắm được phần thắng trong tay. Và logistics là một mắt xích quan trọng trong hệ thống phân phối ấy. Chính vì vậy ngành logistics cần được quan tâm một cách thích đáng bởi thời hạn mở cửa ngành logistics trong lộ trình gia nhập WTO đang đến gần, và thua ngay trên sân nhà sẽ không chỉ dừng lại ở nguy cơ nữa mà có thể sẽ trở thành sự thật. 4. Các văn bản pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistic: Về các quy định chung được điều chỉnh trong các văn bản như Bộ luật Dân sự (2005); Luật Doanh nghiệp (2005), Luật Đầu tư (2005); Luật Thương mại (2005), Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05-09-2007; Luật Cạnh tranh (2004), Luật Hải quan sửa đổi (2005), Các quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng và minh bạch hóa chính sách; Các quy định pháp luật về bảo hiểm thương mại và các quy định khác Về các quy định chuyên ngành, gồm có: Luật Đường sắt (2005), Luật Giao thông đường bộ (2001), Thể lệ vận chuyển hàng hoá bằng đường ô-tô (1990), Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28-09-2006 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô-tô, Luật Giao thông đường thủy nội địa (2004), Luật hàng không dân dụng Việt Nam (2006), Điều lệ vận chuyển hàng hoá quốc tế của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (1993), Bộ luật Hàng hải (2005), Nghị định số 49/2006/NĐ-CP ngày 18-05-2006 về thủ tục đăng ký tàu biển (bao gồm thế chấp tàu biển), Nghị định số 115/2007/NĐ-CP ngày 05-07-2007 về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển, Pháp lệnh Bưu chính và Viễn thông (2002), Nghị định số 157/2004/NĐ-CP ngày 18-08-2004 quy định chi tiết việc thi hành một số điều khoản về bưu chính của Pháp lệnh Bưu chính và Viễn thông (2002); Thông tư số 01/2005/TT-BBCVT ngày 06-05-2005 hướng dẫn thi hành các quy định của Nghị định số 157/2004/NĐ-CP về cấp phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư và đăng ký làm đại lý cho tổ chức chuyển phát thư nước ngoài; Nghị định số 128/2007/NĐ-CP ngày 02-08-2007 về dịch vụ chuyển phát 5. Phân loại dịch vụ Logistics: Theo Điều 4 Nghị định số 140/2007/NĐ-CP, dịch vụ logistics được phân loại như sau: a. Dịch vụ logistic chủ yếu, bao gồm các hoạt động Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa; Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container. b. Dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, gồm các hoạt động như: Dịch vụ vận tải hàng hải; Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa; Dịch vụ vận tải hàng không; Dịch vụ vận tải đường sắt; Dịch vụ vận tải đường bộ. Dịch vụ vận tải đường ống c. Dịch vụ logistics liên quan khác, gồm các hoạt động: Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; Dịch vụ bưu chính; Dịch vụ thương mại bán buôn; Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hang và các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác 6. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic: Xuất phát từ vai trò của dịch vụ logistic, trong Nhiều năm qua, ngành dịch vụ logistics được Chính phủ bảo hộ khá kỹ thông qua các biện pháp ngăn chặn doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước. Chính vì vậy Luật thương mại cũng quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic của các thương nhân Việt Nam có phần đỡ khắt khe hơn so với các thương nhân nước ngoài nước ngoài kinh doanh dịch vụ này tại Việt Nam. Cụ thể, theo nghị định 140/2007/NĐ-CP Ngày 5/9/2007 Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ, tại các điều 5, 6, 7 thì: Nếu như, Theo khoản 1, 2 điều 5 Nghị định 140 đối tượng kinh doanh Logistic là thương nhân Việt Nam thì điều kiện kinh doanh các dịch vụ logistic chỉ cần là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam, có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu. Và Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam (chỉ đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải tại Điều 6 Nghị định 140) Thì theo khoản 3 điều 5 Nghị định 140 đối tượng kinh doanh cách dịch vụ logistics là thương nhân nước ngoài để được kinh doanh hoạt động logistic tại Việt Nam thì ngoài việc phải tuân thủ những điều kiện như thương nhân Việt Nam còn phải tuân thủ một số điều kiện khác. Như: đối với dịch vụ liên quan đến vận tải, thương nhân nước ngoài được phép thành lập công ty liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50% đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá; không quá 51% đối với kinh doanh dịch vụ kho bãi; dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ bổ trợ khác (từ năm 2010, trước đó là 49%)… Trong đó điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ kho bãi; dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ bổ trợ khác sẽ chấm dứt hạn chế vào năm 2014…Thương nhẫn nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics còn không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải, không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống. Còn việc thực hiện dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật lại bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng. Và chỉ được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau ba năm hoặc dưới các hình thức khác sau năm năm, kể từ khi doanh nghiệp tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó. Như vậy, rõ ràng cơ sự khác nhau giữa điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic của thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài. Thương nhân nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh các dịch vụ logistics phải đáp ứng nhiều điều kiện hơn thương nhân Việt Nam. 7. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics: Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được điều chỉnh bằng các quy định của Bộ luật Dân sự (2005), Luật Thương mại (2005) – điều 238, Nghị định số 140/2007/NĐ-CP (Điều 8), ….Những quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được xuất phát từ tình rủi ro cao của tính chất công việc đối với hàng hóa. Theo quy định của pháp luật hiện hành giới hạn trách nhiệm không vượt quá tổn thất của hàng hóa. Cụ thể: * Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ logistics Giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải: thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về giới hạn trách nhiệm trong lĩnh vực vận tải. Còn đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không thuộc phạm vi trên thì các bên có thể thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Hoặc nếu các bên không thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm và tổn thất hàng hóa (Đ238 LTM). Cụ thể: Khách hàng không có thông báo trước về giá trị của hàng hoá thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường; Khách hàng đã thông báo trước về giá trị của hàng hoà và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm là toàn bộ giá trị của háng hoá đó. Còn giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau: giới hạn trách nhiệm được tính là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất. * Giới hạn trách nhiệm của người làm dịch vụ Logistic (Đ238 LTM) Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hóa. Và người làm dịch vụ Logistic không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và nghĩa vụ liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc sự giao hàng chậm trễ là do thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng. 8. Hợp đồng dịch vụ Logistics: Hợp đồng dịch vụ Logistics là sự thỏa thuận, theo đó bên làm dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hóa còn bên kia có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ . Là hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và mang tính chất đền bù… * Hợp đồng dịch vụ logistics có những điều khoản sau: - Nội dung công việc mà khách hàng ủy nhiệm cho bên làm dịch vụ giao nhận hàng hóa thực hiện như: Hỗ trợ việc gởi hàng hóa đi hoặc nhận hàng hóa từ người gởi; Tổ chức vận chuyển hàng hóa; Tổ chức việc lưu kho, lưu bãi hàng hóa; Làm thủ tục giấy tờ cho hàng hóa cần vận chuyển, giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, tập kết hàng hóa… để giao nhận , cung ứng dịch vụ tư vấn liên quan đến lưu chuyển và lưu kho hàng hóa; thực hiện việc đóng gói bao bì, ký mã hiệu hàng hóa, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa. - Các yêu cầu cụ thể đối với dịch vụ - Thù lao dịch vụ và các chi phí liên quan đến việc thực hiện dịch vụ - Thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ - Giới hạn trách nhiệm và trường hợp miễn trách nhiệm đối với người làm dịch vụ và những thỏa thuận khác…. 9. Quyền và nghĩa vụ của các bên kinh doanh dịch vụ logistics a. Quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ Logistics (Đ235 LTM) * Quyền: - Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác; - Cầm giữ số hàng hóa nhất định và các chứng từ có liên quan đến hàng hóa để đòi nợ đã đến hạn nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. (Đ239 LTM) * Nghĩa vụ (Đ235 LTM) - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng - Khi có lý do chính đáng, vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics có thể thực hiện hợp đồng khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo cho khách hàng biết. - Trong trường hợp có những sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, có thể dẫn đến việc không thực hiện được (một phần hoặc toàn bộ hợp đồng) thì phải thông báo ngay với khách hàng để được chỉ dẫn thêm. - Nếu hợp đồng không thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ thì người giao nhận hàng hóa phải thực hiện các nghĩa vụ trong một thời gian hợp lý. - Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải. b. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng (Đ236LTM) * Quyền - Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu người làm dịch vụ Logistics vi phạm hợp đồng; - Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng * Nghĩa vụ - Cung cấp đầy đủ các chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics; - Thông tin đầy đủ, chi tiết, chính xác v
Luận văn liên quan