Báo cáo Phân tích công ty Cổ Phần Vận Tải Và Thuê Tàu Biển Việt Nam

Tiềm năng ngành vận tải biển trong nước còn rất lớn: nhu cầu xuất nhập khẩu tăng mạnh qua mỗi năm trong khi thị phần các doanh nghiệp trong nước còn nhỏ bé, vị trí địa lý của Việt Nam với đường bờ biển dài rất thích hợp để phát triển hệ thống cảng biển và vận tải biển. Để ngành vận tải biển trong nước phát triển, Nhà nước đã ban hành một số chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải biển trong nước. Vitranschart là doanh nghiệp đã tạo dựng được vị thế, thương hiệu trong ngành. Đội tàu của Vitranschart là một trong những đội tàu có năng lực vận tải lớn nhất, tuổi tàu trẻ, chất lượng đội ngũ thuyền viên tốt. Nhờ đó, Vitranschart có thể duy trì hoạt động ổn định, vượt qua giai đoạn khủng hoảng 2008-2009 của ngành vận tải biển. Vitranschart có kế hoạch nâng năng lực trọng tải của đội tàu năm 2013 tăng gấp đôi so với hiện tại, tạo điều kiện mở rộng quy mô hoạt động, gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. RỦI RO - Chỉ số BHSI đang hồi phục nhẹ tuy nhiên vẫn ở mức rất thấp so với trước khủng hoảng. Nếu mức cước vận tải biển tiếp tục duy trì ở mức này hoặc giảm hơn nữa thì hoạt động vận tải biển trong thời gian tới chắc chắn gặp khó khăn. - Giá dầu thô thế giới hiện ở mức khá cao – trên 100USD/thùng, làm gia tăng chi phí nhiên liệu của Vitranschart. - Hiện nay cơ cấu nợ vay của Vitranschart đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (70%) do đó sẽ phải đối mặt với rủi ro về tỷ giá và lãi suất. o Thị trường ngoại hối biến động thất thường, tỷ giá VND/USD luôn có xu hướng điều chỉnh tăng. Điều này sẽ làm phát sinh các khoản chênh lệch lỗ tỷ giá do định giá lại các khoản nợ vay USD của Vitranschart. o Mặt bằng lãi suất cao trong thời gian gần đây sẽ làm gia tăng chi chi phí lãi vay của Vitranschart. Hơn nữa, trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt, Vitranschart còn có khả năng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để phục vụ kế hoạch đầu tư tàu năm 2011.

pdf16 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 4321 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Phân tích công ty Cổ Phần Vận Tải Và Thuê Tàu Biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB BÁO CÁO PHÂN TÍCH Sự lựa chọn của Niềm Tin Ngày 13 tháng 4 năm 2011 1 PHÒNG NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH KHUYẾN NGHỊ: MUA GIÁ HIỆN TẠI: 8.200 GIÁ MỤC TIÊU: 21.000 Phòng Nghiên cứu – Phân tích Nguyễn Hồng Trâm Email: tram.nh@mhbs.vn - Tel: 08.445 667 89 - 326 ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƢ Tiềm năng ngành vận tải biển trong nước còn rất lớn: nhu cầu xuất nhập khẩu tăng mạnh qua mỗi năm trong khi thị phần các doanh nghiệp trong nước còn nhỏ bé, vị trí địa lý của Việt Nam với đường bờ biển dài rất thích hợp để phát triển hệ thống cảng biển và vận tải biển. Để ngành vận tải biển trong nước phát triển, Nhà nước đã ban hành một số chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải biển trong nước. Vitranschart là doanh nghiệp đã tạo dựng được vị thế, thương hiệu trong ngành. Đội tàu của Vitranschart là một trong những đội tàu có năng lực vận tải lớn nhất, tuổi tàu trẻ, chất lượng đội ngũ thuyền viên tốt. Nhờ đó, Vitranschart có thể duy trì hoạt động ổn định, vượt qua giai đoạn khủng hoảng 2008-2009 của ngành vận tải biển. Vitranschart có kế hoạch nâng năng lực trọng tải của đội tàu năm 2013 tăng gấp đôi so với hiện tại, tạo điều kiện mở rộng quy mô hoạt động, gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. RỦI RO - Chỉ số BHSI đang hồi phục nhẹ tuy nhiên vẫn ở mức rất thấp so với trước khủng hoảng. Nếu mức cước vận tải biển tiếp tục duy trì ở mức này hoặc giảm hơn nữa thì hoạt động vận tải biển trong thời gian tới chắc chắn gặp khó khăn. - Giá dầu thô thế giới hiện ở mức khá cao – trên 100USD/thùng, làm gia tăng chi phí nhiên liệu của Vitranschart. - Hiện nay cơ cấu nợ vay của Vitranschart đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (70%) do đó sẽ phải đối mặt với rủi ro về tỷ giá và lãi suất. o Thị trường ngoại hối biến động thất thường, tỷ giá VND/USD luôn có xu hướng điều chỉnh tăng. Điều này sẽ làm phát sinh các khoản chênh lệch lỗ tỷ giá do định giá lại các khoản nợ vay USD của Vitranschart. o Mặt bằng lãi suất cao trong thời gian gần đây sẽ làm gia tăng chi chi phí lãi vay của Vitranschart. Hơn nữa, trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt, Vitranschart còn có khả năng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để phục vụ kế hoạch đầu tư tàu năm 2011. KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƢ Dự kiến doanh thu năm 2011 của Vitranschart có thể đạt 2.100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 85 tỷ đồng, EPS 2011 dự kiến đạt 1.081 đồng. Với giá cổ phiếu VST ngày 13/4/2011 là 8.100 đồng, chúng tôi ước tính P/E forward 2011 của cổ phiếu VST là 7,5. Giá trị cổ phiếu VST ước tính theo các phương pháp NAV, P/E và P/B cho kết quả là 12.300 đồng/CP, cao hơn 50% so với mức giá 8.100 đồng/CP giao dịch tại ngày 13/4/2011. KẾT HỢP CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ Phƣơng pháp Kết quả định giá Trọng số NAV 15.326 33% P/E 11.994 33% P/B 9.856 33% Giá cổ phiếu 12.392 100% Tổng quan Vốn điều lệ (tỷ đồng) 590 Số lượng cổ phiếu lưu hành (triệu CP) 59 Giá trị v ốn hóa (tỷ đồng) 478 KLGDBQ 10 ngày (ngàn CP) 77,1 Giá thấp nhất 52 tuần (ngàn đồng) 8,1 Giá cao nhất 52 tuần (ngàn đồn ) 20,3 P/E (lần) 4,5 P/B (lần) 0,68 P/E bình quân ngành 15,98 P/B bình quân ngành 0,76 *Giá tham chiếu ngày 13/4/2011 Biểu đồ giá trong 1 năm (đã điều chỉnh) Chỉ tiêu tài chính cơ bản Nă 2009 2010 2011F Tổng Tài sản (tỷ đồng) 2.798 3.322 4.681 Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 478 706 770 Doanh thu thuần (tỷ đồng) 1.283 1.932 2.100 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 80 128 85 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 60 94 64 ROE 2,6% 15,9% 8,6% ROA 2,3% 3,1% 1,6% EPS (đồng) 1.506 1.797 1.081 % tăng EPS 19,3% -39,9% BV (đồng) 11.947 11.964 13.045 Nguồn: BCTC VST, MHBS dự báo CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM Ngành: Vận tải biển Mã chứng khoán: VST Sàn: HOSE CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB BÁO CÁO PHÂN TÍCH Sự lựa chọn của Niềm Tin Ngày 13 tháng 4 năm 2011 2 PHÒNG NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH THÔNG TIN DOANH NGHIỆP Công ty cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam Tên viết tắt: Vitranschart Trụ sở chính: 428 Nguyễn Tất Thành, Phường 18, Quận 4, TP.HCM Điện thoại: 3.940.4271 Website: Cơ cấu cổ đông hiện tại Cổ đông Cổ phần Tỷ lệ (%) Nhà nước 354.000.000 60% Nước ngoài 10.300.520 2% Còn lại 225.692.850 38% Tổng cộng 589.993.370 100% Huỳnh Hồng Vũ Chủ tịch Trương Đình Sơn Phó chủ tịch Lê Thị Lan Thành viên Tô Tấn Dũng Thành viên Tô Thị Thu Vân Thành viên Nguyễn M inh Cường Thành viên Trương Đình Sơn Tổng Giám đốc Dương Đình Ninh Phó Tổng Giám đốc Huỳnh Nam A h Phó Tổng Giám đốc Vũ M inh Phượng Kế toán trưởng Thái Văn Can Trưởng ban Nguyễn Thị Băng Tâm Thành viên Lê Thị Hồng Ánh Thành viên Ban Kiểm soát Hội đồng quản trị Ban Điều hành Ghi chú: *Ngày 25/10/2010, Vitranschart công bố thông tin về việc bổ nhiệm ông Dương Đình Ninh giữ chức Phó Tổng Giám đốc, đồng thời bãi nhiệm bà Lê Thị Lan theo chế độ nghỉ hưu trí * Ngày 31/3/2011, Vitranschart công bố thông tin về việc miễn nhiệm thể theo nguyện vọng cá nhân của ông Tô Tấn Dũng Quá trình phát triển Tiền thân của Công ty hiện nay được thành lập trên cơ sở tiếp quản đội tàu và các hãng tàu do chế độ cũ để lại như Hỏa xa Hàng hải Việt Nam, Việt Nam hàng hải, hãng tàu Vishipco Line, .. Năm 1975, Công ty Vận tải biển Miền Nam Việt Nam (Sovosco) thành lập. Năm 1993, công ty Vận tải biển Sovosco hợp nhất với Công ty Vận tải và thuê tàu biển Transchart, thành Công ty Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (Vitrasnchart). Năm 2007, Vitranschart chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ 400 tỷ đồng. Năm 2010, Vitranschart đã hoàn thà h chia cổ tức bằng cổ phiếu đồng thời phát hành thêm, nâng vốn điều lệ hiện tại lên 590 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2013, Vitranschart sẽ tăng vốn gấp đôi so với hiện tại nhằm thực hiện các mục tiêu nâng cao năng lực vận tải theo chiến lược phát triển của mình. Hoạt động kinh doanh của Vitranschart có thể chia thành 3 mảng chính: - Cung cấp dịch vụ vận tải bao gồm vận tải biển quốc tế và vận tải biển nội địa. Hiện tại đây là mảng hoạt động đóng góp hơn 85% doanh thu và 90% lợi nhuận gộp cho Vitranschart. - Hoạt động thương mại với các thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ cho ngành hàng hải, các sản phẩm như thạch cao, clinker,… Doanh thu hoạt động thương mại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 10% doanh thu và 10% lợi nhuận gộp của Vitranschart. - Các hoạt động khác như làm đại lý, sửa chữa bảo dưỡng, cung ứng xuất khẩu thuyền viên,.. mang lại dưới 5% doanh thu Cơ cấu cổ đông Cơ cấu sở hữu của Vitranschart chủ yếu thuộc cổ đông nhà nước là Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (chiếm 60% vốn điều lệ). Công ty con - Công ty cổ phần Cung ứng Dịch vụ Hàng hải và XNK Phương Đông (Pdimex JSC) – chuyển đổi từ Công ty TNHH MTV Cung ứng Dịch vụ Hàng hải và XNK Phương Đông (Pdimexco) - Công ty TNHH MTV Sửa chữa Tàu Biển Phương Nam (SSR) – chuyển đổi từ Xí nghiệp Sửa chữa Tàu biển (SMC) Định hƣớng chiến lƣợc phát triển trung và dài hạn cho đội tàu - Đầu tư vào các tàu có độ tuổi thấp, trọng tải lớn từ 35.000 DWT đến 53.000 DWT nhằm tăng cường hiệu quả khai thác chung cho cả đội tàu. - Thanh lý một số tàu cũ có hiệu quả hoạt động thấp nhằm tạo nguồn vốn đầu tư vào tàu có hiệu suất hoạt động cao hơn. - Mở rộng thị trường tiềm năng, nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng cường cạnh tranh với các đội tàu khác nhằm khẳng định vị thế của Vitranschart trên thị trường vận tải biển trong nước và quốc tế. Thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25% trên thu nhập chịu thuế CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB BÁO CÁO PHÂN TÍCH Sự lựa chọn của Niềm Tin Ngày 13 tháng 4 năm 2011 3 PHÒNG NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH NĂNG LỰC VẬN TẢI VÀ CHẤT LƢỢNG ĐỘI TÀU Năng lực vận tải của Vitranschart đƣợc nâng cao qua từng năm. Cuối năm 2010, đội tàu của Vitranschart có tổng năng lực tải trọng khoảng 327 ngàn DWT, đứng hạng thứ 3 trong số các đội tàu của Tổng công ty Vinalines (sau Vosco và Falcon). Năm 2011, Vitranschart sẽ mua thêm 1 tàu Hadysize trị giá khoảng 477 tỷ đồng và đóng 1 tàu Supramax trị giá khoảng 871 tỷ (dự kiến năm 2012 xong). Từ nay cho đến năm 2015, Vitranschart có kế hoạch đầu tư nâng tổng số tàu lên 26 tàu với tổng trọng tải khoảng 700 ngàn DWT. Nguồn: Vitranschart, Vinalines Đội tàu của Vitranschart hiện có độ tuổi bình quân là 12,9 - ở mức trung bình so với các doanh nghiệp Vinalines, tuy nhiên là khá trẻ so với các doanh nghiệp ngoài Vinalines 19 20 21 39 36 13 37 24 28 14,6 12,9 15,4 24,9 15,7 23,4 7,5 12,3 4,2 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 VST 2009 VST 2010 VOS FALCON CN VNL HCM VNA CN VNL Hải Phòng NOS VTB Vinalines CHẤT LƢỢNG ĐỘI TÀU CỦA VST VÀ CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CÙNG NGÀNH Trọng tải tàu bình quân (ngàn DWT) Tuổi tàu bình quân (năm) Nguồn: Vitranschart, Vinalines Trọng tải bình quân của đội tàu Vitranschart hiện khoảng 20.000 DWT. Vitranschart có 16 tàu trọng tải từ 6.500 – 29.000 DWT, đều thuộc cỡ tàu handysize – loại tàu nhỏ nhất vận chuyển hàng rời. Tàu trọng tải nhỏ có ưu điểm là tạo sự linh hoạt cho doanh nghiệp sử dụng trong điều kiện hàng hóa vận chuyển ít, dễ tiếp cận các khách hàng quy mô nhỏ, do đó cũng sẽ giúp doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi thị trường rơi vào tình trạng suy thoái, đình trệ như trong thời gian qua. Theo đánh giá của Vitranschart, hiện tại các tàu trọng tải dưới 15.000 DWT hoạt động không hiệu quả, các tàu trọng tải trên 35.000 DWT khó kiếm được đơn hàng trong giai đoạn khủng hoảng. Do vậy, trong thời gian tới Vitranschart có xu hướng đầu tư vào các tàu trọng tải 22.000 - 35.000 DWT, sau đó nâng lên 28.000 – 35.000 DWT nếu thị trường vận tải biển có diễn biến tốt hơn. Việc đầu tư cho đội tàu quy mô lớn hơn sẽ giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất khai thác, tiết kiệm nhiên liệu, đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng hóa đang ngày càng lớn, mở rộng phạm vi hoạt động tới các cảng quốc tế ngoài khu vực châu Á. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB BÁO CÁO PHÂN TÍCH Sự lựa chọn của Niềm Tin Ngày 13 tháng 4 năm 2011 4 PHÒNG NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Tốc độ tăng trƣởng bình quân sản lƣợng vận chuyển là 15%/năm và của sản lƣợng luân chuyển là 20%/năm trong giai đoạn 2004 - 2010. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng chung của ngành vận tải biển thế giới. Hành trình của đội tàu Vitranschart là các tuyến đường xa do đó có sự chênh lệch rất lớn giữa sản lượng vận chuyển và sản lượng luân chuyển, hiệu suất khai thác đội tàu khá cao và có xu hướng tiếp tục được đẩy mạnh hơn. Mục tiêu tăng trưởng sản lượng vận tải cho năm 2011 Vitranschart đặt ra khá khiêm tốn: sản lượng vận chuyển tăng đạt 2 triệu ngàn tấn; và sản lượng luân chuyển đạt 18 tỷ tấn km, đều thấp hơn so với mức thực hiện được trong năm 2010. Theo thông tin cập nhật từ Vitranschart, 3 tháng đầu năm 2011, sản lượng vận chuyển của công ty đã đạt 704 ngàn tấn và sản lượng luân chuyển đã đạt 3.890 triệu tấn km. 951 1.283 1.455 1.671 1.797 2.039 2.200 704 2.000 7.133 8.819 10.911 12.151 17.204 20.333 20.300 3.890 18.000 - 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Q1.2011 2011P SẢN LƢỢNG VẬN TẢI CỦA ĐỘI TÀU VITRANSCHART Sản lượng vận chuyển (ngàn tấn) Sản lượng luân chuyển (triệu tấn Km) Nguồn: Vitranschart *Sản lượng vận chuyển: Tổng khối lượng hàng hóa cả đội tàu vận chuyển được trong một khoảng thời gian xác định *Sản lượng luân chuyển: Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển theo cự ly Hoạt động vận tải biển của Vitranschart chủ yếu là các tuyến đƣờng quốc tế: Nam Mỹ - Tây Phi/Đông Nam Á; Nam Á – Đông Bắc Á; Đông Nam Á - Đông Nam Á/Tây Phi/Trung Mỹ; các tuyến mới: Châu Úc-Trung Đông/Nam Á/Biển Đen/Đông Bắc Á; Địa Trung Hải. Do đó doanh thu bằng ngoại tệ chiếm 90% trong tổng doanh thu của Vitranschart. Đây là một yếu tố tích cực giúp Vitranschart hạn chế phần nào rủi ro từ việc điều chỉnh tỷ giá VND/USD. 78,9% 88,6% 21,1% 11,4% Vận chuyển Luân chuyển CƠ CẤU SẢN LƢỢNG VẬN TẢI THEO KHU VỰC NĂM 2010 Nước ngoài Trong nước Nguồn: Vitranschart Các mặt hàng vận tải chủ yếu của Vitranschart là gạo, đƣờng, ngoài ra là nông sản và các sản phẩm khác nhƣ phân bón, sắt thép. Đối với mặt hàng gạo, tuyến đường vận chuyển chủ yếu của Vitranschart là chở thuê giữa các cảng nước ngoài. Các hợp đồng vận chuyển xuất khẩu gạo từ Việt Nam chủ yếu là các hợp đồng với Vinafood 1 và Vinafood 2. Ngoài ra, một số khách hàng quốc tế của Vitranschart có thể kể đến là Noble, Crossland, Cargill, Louis Dreyfus, Sumati,… Năm 2010, doanh thu thuần của Vitranschart đạt 1.932 tỷ đồng, vƣợt 9% so với kế hoạch, lợi nhuận trƣớc thuế đạt 128 tỷ đồng, vƣợt 7% so với kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt 94 tỷ đồng. Trong các tháng đầu năm 2010, giá cước vận tải biển đã tăng 30%-60% so với năm 2009, cộng thêm 2 tàu mới được đưa vào khai thác là VTC Tiger và VTC Glory, làm cho doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2010 của Vitranschart đạt 936 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 57 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2009 lỗ 63,5 tỷ đồng). Tuy nhiên sau khi lên mức đỉnh vào tháng 5/2010, giá cước vận tải hàng rời sụt giảm mạnh trong suốt các tháng còn lại của năm 2010 (Ghi chú: Nhà đầu tư tham khảo biểu đồ diễn biến chỉ số vận tải hàng CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB BÁO CÁO PHÂN TÍCH Sự lựa chọn của Niềm Tin Ngày 13 tháng 4 năm 2011 5 PHÒNG NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH rời ở phần “Rủi ro giá cước vận tải biển”, trang 10 báo cáo này). Do vậy, mảng kinh doanh vận tải biển của Vitranschart trong năm 2010 vẫn chưa có sự đột phá đáng kể. Việc thanh lý 2 tàu Far East và Phương Đông 2 đóng vai trò quan trọng giúp Vitranschart vượt kế hoạch lợi nhuận 120 tỷ trong năm 2010. Tàu Far East được thanh lý trong Quý II-2010 với giá 28 tỷ đồng, thu về lợi nhuận 25,7 tỷ đồng. Tàu Phương Đông 2 được thanh lý trong Quý III-2010 với giá 2,8 triệu USD, tàu này đã khấu hao xong, như vậy lợi nhuận thu về là 2,8 triệu USD, tương đương 54,6 tỷ đồng (quy đổi theo tỷ giá ngân hàng 1 USD = 19.500 VND tại thời điểm cuối năm 2010). Quý 1/2011, Vitranschart ƣớc tính doanh thu đạt 450 tỷ đồng. Theo đánh giá của chúng tôi, năm 2011 chưa phải là năm hồi phục mạnh của ngành vận tải biển. Các doanh nghiệp sẽ còn phải đối phó với khá nhiều vấn đề như lãi suất vay cao, giá nhiên liệu biến động, giá cước vận tải biển thế giới trồi sụt,.. Tuy nhiên, Vitranschart là một doanh nghiệp vận tải biển có vị thế vững chắc trong ngành, nguồn khách hàng ổn định, không có tình trạng tàu phải neo nằm chờ hàng như một số doanh nghiệp khác. Do vậy, hoạt động vận tải biển của Vitranschart trong giai đoạn hiện tại vẫn nằm ở vị trí hòa vốn chứ chưa khiến Vitranschart rơi vào tình trạng khó khăn mặc dù giá cước bình quân vận tải hàng rời cỡ tàu Handysize trong 3 tháng đầu năm 2011 thấp hơn khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2010. Hơn nữa, trong năm 2011 Vitranschart sẽ thanh lý 2 tàu Phương Đông 1 và Phương Đông 3 (đều đã khấu hao xong, giá trị bảo hiểm 3 triệu USD cho mỗi tàu) vào Quý 3 và Quý 4, ước tính thu về 104 tỷ đồng. Kế hoạch kinh doanh cho năm 2011 là doanh thu đạt 2.100 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 85 – 100 tỷ đồng. Hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải năm 2010 đóng góp 85,2% tổng doanh thu và 98,2% lợi nhuận thuần của Vitranschart. Mảng hoạt động này có sự phục hồi đáng kể trong năm 2010 với doanh thu tăng 55,7%, lợi nhuận thuần tăng 83,7%, biên lợi nhuận cao nhất so với các hoạt động khác: đạt 17,9%. Hoạt động thương mại có biên lợi nhuận 2,7%. Riêng các hoạt động khác như làm đại lý, sửa chữa bảo dưỡng, cung ứng xuất khẩu thuyền viên,.. không mang lại lợi nhuận trong năm 2010. 1.825 1.085 1.689 270 144 208 92 88 86 - 500 1.0 0 1.500 .000 2008 2009 2010 Tỷ đồ g DOANH THU THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM Cung cấp dịch vụ vận tải Thương mại Hoạt động khác 83,5% 82,4% 85,2% 12,3% 10,9% 10,5% 4,2% 6,7% 4,3% 2008 2009 2010 CƠ CẤU DOANH THU THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB BÁO CÁO PHÂN TÍCH Sự lựa chọn của Niềm Tin Ngày 13 tháng 4 năm 2011 6 PHÒNG NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH 49,1% 84,2% 98,2% 2,9% 12,9% 1,9% 48,0% 2,9% 2008 2009 2010 CƠ CẤU LỢI NHUẬN THUẦN QUA CÁC NĂM 7,5% 15,2% 17,9% 2,9% 17,0% 2,7% 142,4% 6,2% -0,3% -30% 0% 30% 60% 90% 120% 150% 2008 2009 2010 BIÊN LỢI NHUẬN CÁC HOẠT ĐỘNG QUA CÁC NĂM Trong cơ cấu chi phí của Vitranschart, chí phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất. Từ năm 2009, nhờ các cải thiện về quản trị, điều phối, áp dụng công nghệ mới trong công tác quản lý (triển khai hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP-SAP), chi phí giá vốn hàng bán đã giảm xuống còn 75,9% trong tổng chi phí hoạt động năm 2010. 83,8% 79,4% 75,9% 9,8% 12,5% 15,4% 2008 2009 2010 CƠ CẤU CHI PHÍ Các khoản giảm trừ Giá vốn hàng bán Chi phí tài chính Chi phí quản lý Chi phí bán hàng Nguồn: Vitranschart Chi phí tài chính có xu hƣớng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng chi phí của Vitranschart. Chi phí tài chính bao gồm chi phí lãi vay và các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá. Tỷ giá VND/USD tăng nhanh và mặt bằng lãi suất cao trong 2 năm gần đây là nguyên nhân làm gia tăng gánh nặng chi phí tài chính của Vitranschart. Năm 2010, chi phí tài chính là 306,4 tỷ đồng, chiếm 15,4% trong cơ cấu chi phí của Vitranschart, cao hơn 79% so với tổng chi phí tài chính của cả năm 2009. Trong đó, chi phí lãi vay năm 2010 là 153,5 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2009. Như vậy, yếu tố tỷ giá điều chỉnh có tác động mạnh hơn so với lãi suất trên chi phí tài chính của Vitranschart. Với đợt điều chỉnh tỷ giá VND/USD trong tháng 3/2011 vừa qua, ước tính Vitranschart phải chịu khoản lỗ 70 tỷ đồng, có thể sẽ được phân bổ hết vào chi phí hoạt động năm 2011. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB BÁO CÁO PHÂN TÍCH Sự lựa chọn của Niềm Tin Ngày 13 tháng 4 năm 2011 7 PHÒNG NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH 22,9% 34,0% 33,1% 12,8% 17,9% 16,7% 33,5% 10,7% 15,1% 4,1% 15,2% 10,7% 26,7% 22,2% 24,4% 2008 2009 2010 CƠ CẤU CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH THEO YẾU TỐ Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu Chi phí nhân công Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác Nguồn: Vitranschart Trong cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, chi phí cho nguyên, nhiên, vật liệu ngày càng giữ vai trò quan trọng. Năm 2008 chi phí này chỉ chiếm 22,9% trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh nhưng năm 2009 và năm 2010 đã tăng lên 34% và 33,1%. Giá dầu thô thế giới tăng cao trong 3 năm qua là nguyên nhân khiến chi phí cho nhiên liệu của Vitranschart ngày càng lớn, góp phần làm tăng chi phí giá vốn hàng bán. Các tỷ suất sinh lợi trong 2 năm 2009 và 2010 sụt giảm mạnh so với năm 2008 do tình hình khó khăn chung của ngành. Các tỷ số ROE, ROA, ROS năm 2010 chỉ cải thiện nhẹ so với năm 2009 43,5% 12,6% 15,9% 8,1% 2,3% 3,1% 9,0% 4,7% 4,9% -5% 5% 15% 25% 35% 45% 55% 2008 2009 2010 TỶ SUẤT LỢI NHUẬN ROE ROA ROS *9T2010: Kết quả kinh doanh lũy kế 4 quý gần nhất So với một số doanh nghiệp niêm yết cùng ngành có mức vốn điều lệ tƣơng đƣơng, Vitranschart có kết quả và hiệu quả kinh doanh năm 2010 khá tốt: Chỉ tiêu VOS VTO VIP VST VNA Tổng Tài sản (tỷ đồng) 4.860,18 3.063,96 2.164,34 3.322,05 1.179,41 Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 1.567,72 1.036,88 852,10 705,88 355,07 Doanh thu thuần (tỷ đồng) 2.721,91 1.351,04 1.416,26 1.931,94 938,15 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 134,16 99,96 96,63 127,57 53,45 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 119,48 88,88 76,96 93,92 40,57 Tỷ lệ lãi gộp 13,76% 29,69% 17,40% 21,75% 14,76% Tỷ lệ lãi EBIT 9,57% 16,43% 11,48% 14,55% 11,72% CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB BÁO CÁO PHÂN TÍCH Sự lựa chọn của Niềm Tin Ngày 13 tháng 4 năm 2011 8 PHÒNG NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH Tỷ lệ lãi trước thuế 4,93% 7,40% 6,82% 6,60% 5,70% ROS 4,39% 6,58% 5,43% 4,86% 4,32% ROE 7,94% 9,76% 9,24% 15,87% 12,19% ROA 2,52% 2,80% 3,50% 3,07% 3,60% EPS 2010 (đồng) 853 1.147 1.287 1.797 2