Báo cáo Phân tích doanh nghiệp TỔNG CÔNG TY BIA-RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI HABECO

Sức mạnh thương hiệu và khả năng đa dạng hóa sản phẩm: HABECO phát huy được tính ưu việt của chiến lược tập trung vào người tiêu dùng trong tầng lớp bình dân và trung bình khá thông qua các thương hiệu bia hơi, bia chai hạng trung hàng đầu tại miền Bắc, đồng thời sở hữu thương hiệu rượu Vodka Hà Nội rất được ưa chuộng. Sự đa dạng trong sản phẩm giúp HABECO tận dụng được lợi thế thuế tiêu thụ đặc biệt hiện tại vẫn đang bảo hộ đối với bia hơi, làm tăng tính linh hoạt khi mức thuế này thay đổi; hạn chế tính tiêu thụ theo mùa vụ của sản phẩm bia và rượu tại Miền Bắc.  Hệ thống phân phối rộng, mạnh nhưng chính sách giá chưa tối ưu: Hình thức phân phối bán sỉ qua nhiều cấp đại lý giúp thương hiệu trở nên quen thuộc với người dân, tuy nhiên không khống chế giá bán tối đa khiến giá bị điều chỉnh theo các dịp lễ tết làm ảnh hưởng tới tiêu dùng.  Cơ hội từ thị trường chưa được thâm nhập sâu, doanh nghiệp nâng công suất và Carlsberg đã vào cuộc: Yếu tố khí hậu, nhân khẩu, mức thu nhập bình quân đầu người tăng dần và mức tiêu thụ bia hiện tại của người Việt Nam còn rất thấp tạo điều kiện phát triển thị trường bia. HABECO theo xu hướng đáp ứng nguồn cầu lớn, triển khai kế hoạch đầu tư các dự án nhà máy bia nâng công suất, điển hình là Nhà máy Bia Vĩnh Phúc (200 triệu lít). Hợp tác chiến lược với Carlsberg (chiếm 10% cổ phần của HABECO) sẽ giúp doanh nghiệp phát triển kinh nghiệm quản lý và tăng sức cạnh tranh của thương hiệu  Khó khăn trong quản lý chất lượng, do biến động giá nguyên vật liệu, thay đổi thuế và áp lực cạnh tranh sau gia nhập WTO: Sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau khó đảm bảo tính đồng đều của sản phẩm, chưa có giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của biến động giá nguyên vật liệu, gây áp lực tăng giá, chịu tác động tiêu cực từ tính nhạy cảm với giá bán của phân khúc bia hơi, bia hạng trung là những khó khăn trước mắt. Thay đổi thuế và cam kết dừng bảo hộ với bia nội theo lộ trình hội nhập sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn nước ngoài tham gia thị trường tạo sức ép cạnh tranh mạnh.  Tỷ lệ lợi nhuận thuần tốt nhưng các hệ số ROE & ROA thấp so với ngành ảnh hưởng bởi hoạt động tăng vốn, pha loãng vốn chủ sở hữu trong quá trình cổ phần hóa đã làm suy giảm lợi ích cổ đông. Tuy nhiên, EPS của Habeco vẫn cao hơn so với số ước tính của Sabeco (997 đồng/năm 2007) với mức giá chào bán thấp hơn. Theo chúng tôi, cổ phiếu Habeco trong đợt đấu giá lần này có mức giá chào bán “phải chăng” hơn hẳn giá chào bán cổ phiếu Sabeco, nhưng mức giá này vẫn cao hơn giá trị cơ bản của cổ phiếu theo kết quả định giá phương pháp chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp.

pdf24 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 5461 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích doanh nghiệp TỔNG CÔNG TY BIA-RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI HABECO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 1 NGÀNH BIA RƯỢU VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT Thứ Bảy, ngày 08 tháng 03 năm 2008 PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP CHO MỤC ĐÍCH LẦN ĐẦU PHÁT HÀNH RA CÔNG CHÚNG TỔNG CÔNG TY BIA-RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO)  Sức mạnh thương hiệu và khả năng đa dạng hóa sản phẩm: HABECO phát huy được tính ưu việt của chiến lược tập trung vào người tiêu dùng trong tầng lớp bình dân và trung bình khá thông qua các thương hiệu bia hơi, bia chai hạng trung hàng đầu tại miền Bắc, đồng thời sở hữu thương hiệu rượu Vodka Hà Nội rất được ưa chuộng. Sự đa dạng trong sản phẩm giúp HABECO tận dụng được lợi thế thuế tiêu thụ đặc biệt hiện tại vẫn đang bảo hộ đối với bia hơi, làm tăng tính linh hoạt khi mức thuế này thay đổi; hạn chế tính tiêu thụ theo mùa vụ của sản phẩm bia và rượu tại Miền Bắc.  Hệ thống phân phối rộng, mạnh nhưng chính sách giá chưa tối ưu: Hình thức phân phối bán sỉ qua nhiều cấp đại lý giúp thương hiệu trở nên quen thuộc với người dân, tuy nhiên không khống chế giá bán tối đa khiến giá bị điều chỉnh theo các dịp lễ tết làm ảnh hưởng tới tiêu dùng.  Cơ hội từ thị trường chưa được thâm nhập sâu, doanh nghiệp nâng công suất và Carlsberg đã vào cuộc: Yếu tố khí hậu, nhân khẩu, mức thu nhập bình quân đầu người tăng dần và mức tiêu thụ bia hiện tại của người Việt Nam còn rất thấp tạo điều kiện phát triển thị trường bia. HABECO theo xu hướng đáp ứng nguồn cầu lớn, triển khai kế hoạch đầu tư các dự án nhà máy bia nâng công suất, điển hình là Nhà máy Bia Vĩnh Phúc (200 triệu lít). Hợp tác chiến lược với Carlsberg (chiếm 10% cổ phần của HABECO) sẽ giúp doanh nghiệp phát triển kinh nghiệm quản lý và tăng sức cạnh tranh của thương hiệu  Khó khăn trong quản lý chất lượng, do biến động giá nguyên vật liệu, thay đổi thuế và áp lực cạnh tranh sau gia nhập WTO: Sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau khó đảm bảo tính đồng đều của sản phẩm, chưa có giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của biến động giá nguyên vật liệu, gây áp lực tăng giá, chịu tác động tiêu cực từ tính nhạy cảm với giá bán của phân khúc bia hơi, bia hạng trung là những khó khăn trước mắt. Thay đổi thuế và cam kết dừng bảo hộ với bia nội theo lộ trình hội nhập sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn nước ngoài tham gia thị trường tạo sức ép cạnh tranh mạnh.  Tỷ lệ lợi nhuận thuần tốt nhưng các hệ số ROE & ROA thấp so với ngành ảnh hưởng bởi hoạt động tăng vốn, pha loãng vốn chủ sở hữu trong quá trình cổ phần hóa đã làm suy giảm lợi ích cổ đông. Tuy nhiên, EPS của Habeco vẫn cao hơn so với số ước tính của Sabeco (997 đồng/năm 2007) với mức giá chào bán thấp hơn. Theo chúng tôi, cổ phiếu Habeco trong đợt đấu giá lần này có mức giá chào bán “phải chăng” hơn hẳn giá chào bán cổ phiếu Sabeco, nhưng mức giá này vẫn cao hơn giá trị cơ bản của cổ phiếu theo kết quả định giá phương pháp chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp. Tổ chức tư vấn CTCP CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT Địa chỉ Tầng 5, Tòa nhà HANESC, 152 Thụy Khê, Tây Hồ, Hà Nội Điện thoại (84-4) 7280 921 Fax (84-4) 7280 920 Website www.tvsi.com.vn Tổ chức tư vấn TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HN HÀ NỘI Địa chỉ 2 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại (84-4) 9360 750 – 9347 818 Fax (84-4) 9347 818 Website www.hastc.org.vn Thông tin đấu giá Vốn điều lệ Tỷ đồng 2.318 Số cổ phiếu Triệu CP 231 Mệnh giá Đồng/CP 10.000 Số CP đấu giá Cổ phiếu 34.770.000 Giá khởi điểm Đồng/CP 50.000 Thời gian đặt cọc 8g30 ngày 10/3/2008 đến 15g ngày 20/3/2008 Thời gian đấu giá 8g30 ngày 27/3/2008 Kết quả định giá Phương pháp chiết khấu 24.600 luồng tiền của DN đồng/cổ phiếu Phương pháp hệ số nhân 23.200 – 51.700 Dự báo các chỉ số tài chính đồng/cổ phiếu Tại ngày 31 tháng 12 2006A 2007E 2008F 2009F 2010F Doanh thu (Tr đồng) 979.747 1.257.156 1.576.305 2.078.349 2.530.215 Cơ cấu cổ đông sau đấu giá dự kiến Tăng trưởng (%) 35% 28% 25% 32% 22% Đối tượng Tỷ lệ Số cổ phiếu LN thuần (Tr đồng) 309.593 307.062 311.092 339.070 400.053 Nhà nước 74,44% 172.559.600 Lãi cổ tức (%) NA 1% 1% 1% 1% CBCNV 0,56% 1.290.400 EPS (VND) NA 1.325 1.342 1.463 1.726 Cổ đông chiên lược 10,00% 23.180.000 P/E (x) NA 18,59 18,35 16,84 14,27 Bên ngoài Cty 15,00% 34.770.000 P/B (x) NA 2,17 1,95 1,56 1,57 Tổng 100% 231.800.000 Net margin (%) 32% 24% 20% 16% 16% ROE(%) 16% 12% 11% 9% 11% ROA (%) 14% 11% 9% 7% 9% Rủi ro chính: rủi ro về giá nguyên vật liệu và tỷ giá do phụ thuộc vào nhập khẩu, mức độ cạnh tranh và tình hình hoạt động của nền kinh tế, rủi ro về các số liệu tài chính chưa được hợp nhất. Tổng nợ/ VCSH (%) 1% 1% 0% 17% 19% Khả năng TT lãi vay (x) NA 65,12 7,26 5,81 6,72 Nguồn: FPTS, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Habeco A: Thực tế; E: Ước tính; F: Dự báo Công ty Chứng khoán FPT - Phòng Phân tích Các chuyên viên thực hiện báo cáo phân tích không tham gia đấu giá cổ phiếu của công ty được phân tích hay năm giữ bất kỳ chứng khoán nào của các công ty cạnh tranh trong ngành. Các công bố quan trọng được trình bày ở cuối bản báo cáo này Nguyễn Mai Nguyệt Nguyetnm@fpts.com.vn Tel: 084 (04) 7737 070 ext 4302 Lê Nữ Cẩm Tú Tulnc@fpts.com.vn Nguyễn Văn Quý Quynv@fpts.com.vn Các thông tin phân tích có thể được tìm thấy trong cơ sở dữ liệu EZSEARCH của FPTS tại địa chỉ: HTTPS://EZSEARCH.FPTS.COM.VN Ngày 08 tháng 03 năm 2008 TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO) Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 2 Bảng CĐKT (trđ) 2005A 2006A 2007E 2008F 2009F 2010F Tiền 237.647 399.562 423.771 391.202 459.745 467.340 Đầu tư TC ngắn hạn 329.578 204.668 150.368 150.368 150.368 150.368 Phải thu ngắn hạn 129.843 343.334 321.607 390.663 500.088 594.032 Hàng tồn kho 81.330 84.375 138.156 181.413 249.983 308.713 TS ngắn hạn khác 5.034 2.445 3.739 3.739 3.739 3.739 TSCĐ hữu hình 307.699 296.899 476.943 1.880.852 2.425.810 2.367.108 TSCĐ vô hình 471 4.529 296 148 1 - Chi phí XDCB dở dang 26.022 39.040 - - - - Thông tin chung Đầu tư TC dài hạn 545.518 771.965 1.223.799 519.019 700.187 575.583 Ngày thành lập: 15/08/1958 TS dài hạn khác - 19.605 131.019 131.019 131.019 131.019 Trụ sở: 183 Hoàng Hoa TỔNG TÀI SẢN 1.663.985 2.167.266 2.870.540 3.649.267 4.621.783 4.598.745 Thám, Ba Đình, Hà Nội Nợ ngắn hạn 105.740 181.572 223.974 206.761 242.988 247.002 Tel: (84-4) 8453 843 Nợ dài hạn 12.140 12.377 12.614 507.851 712.388 712.625 Fax: (84-4) 7223 784 Vốn CSH 1.539.184 1.958.774 2.627.593 2.928.295 3.660.048 3.632.758 Website: www.habeco.com.vn Quỹ khác 6.922 14.543 6.360 6.360 6.360 6.360 Email: habeco@vnn.vn TỔNG NGUỒN VỐN 1.663.985 2.167.266 2.870.540 3.649.267 4.621.783 4.598.745 Lĩnh vực KD Báo cáo KQ HĐKD (trđ) 2005A 2006A 2007E 2008F 2009F 2010F  Bia, rượu, nước giải khát, cồn, bao bì;  Xuất nhập khẩu các loại: sản phẩm bia, rượu, nước giải khát  Dịch vụ đầu tư, tư vấn, tạo nguồn vốn đầu tư;  Nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ,  Kinh doanh khách sạn, du lịch, hội chợ DT thuần 723.065 979.747 1.257.156 1.576.305 2.078.349 2.530.215 Các khoản giảm trừ (394.127) (592.734) (98.278) (1.048.222) (1.444.426) (1.783.769) LN gộp 328.938 387.013 458.878 528.082 633.923 746.446 DT hoạt động TC 63.395 126.729 110.000 123.200 138.000 154.500 CP tài chính (4.410) (12.687) (6.651) (66.278) (94.303) (93.437) CP bán hàng (89.693) (95.112) (122.042) (153.025) (201.762) (245.629) CP QLDN (36.017) (44.359) (56.919) (71.369) (94.099) (114.558) LN thuần từ HĐKD 262.213 361.584 383.265 360.610 381.759 447.322 LN khác 17.483 43.660 43.209 54.179 71.434 86.965 Tổng LN trước thuế 279.696 405.244 426.475 414.789 453.193 534.287 CP thuế TNDN hiện hành (37.784) (95.651) (119.413) (103.697) (114.123) (134.234) Chiến lược phát triển LN sau thuế TNDN 241.912 309.593 307.062 311.092 339.070 400.053  Tăng trưởng cao và bền vững từ 20% đến 25% năm, cổ tức chi trả cho cổ đông đạt từ 11% năm trở lên.  Mở rộng kinh doanh đa ngành nghề, tham gia đầu tư văn phòng cho thuê, khách sạn nhà hàng, đầu tư tài chính.  Tham gia góp vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết mới. Chỉ tiêu Tài chính 2005A 2006A 2007E 2008F 2009F 2010F LN gộp (%) NA 18% 19% 15% 20% 18% LN thuần (%) NA 28% -1% 1% 9% 18% VCSH (%) NA 28% 33% 11% 25% -1% Tổng TS (%) NA 30% 32% 27% 27% 0% LN biên gộp 45% 45% 40% 37% 34% 31% ROA (%) 15% 14% 11% 9% 7% 9% ROE (%) 16% 16% 12% 11% 9% 11% EPS NA NA 1,325 1,342 1,463 1,726 P/BV (x) NA NA 2,2 1,9 1,6 1,6 P/Doanh thu (x) NA NA 4,5 3,6 2,7 2,3 Tỷ lệ chi trả cổ tức (%) NA NA 11% 12% 13% 14% Nợ dài hạn/VCSH (x) 0,01 0,01 0,00 0,17 0,19 0,20 Tổng TS/VCSH (%) 1,08 1,10 1,09 1,24 1,26 1,26 Khả năng thanh toán hiện hành (x) 7,41 5,70 4,63 5,40 5,61 6,17 Hiệu suất sử dụng TS (x) 0,43 0,45 0,44 0,43 0,45 0,55 Hiệu suất sử dụng VLĐ(x) 0,92 0,95 1,21 1,41 1,52 1,66 A: Thực tế; E: Ước tính; F: Dự báo Nguồn: FPTS, Trung tâm thông tin Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bản cáo bạch Habeco Ngày 08 tháng 03 năm 2008 TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO) Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 3 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Sở hữu thương hiệu mạnh tại miền Bắc và lợi thế từ tính đa dạng, đa phân khúc của sản phẩm Thương hiệu lâu đời Thương hiệu Bia Trúc Bạch, Bia Hồng Hà, Bia Hà Nội, Bia Hữu Nghị đã tồn tại trên thị trường Việt Nam từ năm 1958, đặc biệt là thị trường phía Bắc. Trong năm 2007, tổng lượng bia tiêu thụ dự kiến của HABECO ước đạt 184 triệu lít, chiếm khoảng 10% sản lượng toàn thị trường Việt Nam. Sản xuất các sản phẩm bia cho cả hai phân khúc lớn nhất thị trường Khác với đối thủ SABECO, HABECO sản xuất cả bia hơi và hạng trung tạo nên thương hiệu quen thuộc với cả tầng lớp bình dân và thu nhập khá; có khả năng tận dụng mức thu nhập cao hơn từ bia hơi so với sản phẩm khác (do chi phí sản xuất thấp, hiện đang có lợi thế thuế tiêu thụ đặc biệt là 40% so với bia chai là 75%) cho tới khi chịu chung cùng một mức thuế suất với các loại bia khác (dự kiến vào cuối năm 2009, theo lộ trình cam kết WTO) người tiêu dùng trong phân khúc bia hơi có thể chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm cao cấp hơn, khi đó HABECO có thể chuyển sang tập trung vào các sản phẩm khác trong danh mục sẵn có. Giá các loại bia theo phân khúc giá Bia hơi 10.000 đồng/lít Bia hạng trung 17.000 - 19. 000 đồng/lít Bia cao cấp 23.000 - 36.000 đồng/lít Là nhà sản xuất bia hơi hàng đầu tại khu vực phía Bắc. Tầng nước ngầm hiếm có làm nên chất bia hơi đặc biệt ngon. Công suất sản xuất bia hơi còn thấp, ước tính đến năm 2007 chỉ đạt gần 40 triệu lít. Cao điểm, bia hơi Hà Nội được tiêu thụ trên nửa triệu lít/ngày, ngoài ra sản phẩm còn phải được phân phối cho các tỉnh thành phía Bắc. Hiếm nguồn cung, các chủ quán pha bia hơi Hà Nội với “bia cỏ” mà vẫn khó lòng đáp ứng đủ nhu cầu. Giá thành thấp, bia hơi rất phổ biến với tầng lớp bình dân, người lao động làm tăng sức mạnh cho thương hiệu bia Hà Nội, đồng thời là nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp nhất là trong mùa nắng nóng. HABECO tham gia thị trường rượu thông qua các sản phẩm được sản xuất bởi Công ty con Công ty Cồn-Rượu Hà Nội (HALICO) với sản phẩm rượu Vodka Hà Nội rất phổ biến với chất lượng tốt, hợp khẩu vị và giá thành phù hợp với thu nhập của đa số người tiêu dùng. Dự kiến sản lượng rượu các loại sẽ đạt khoảng 11 triệu lít trong năm 2007. Giá bán khoảng 19.000 đồng/ chai 330ml, 39.000 đồng/ chai 700 ml. Sản phẩm này tiêu thụ mạnh trong mùa rét trong khi bia được chuộng trong mùa nóng. HABECO tại miền Bắc không được hưởng sự ưu đãi về khí hậu nóng quanh năm như đối thủ là SABECO tại miền Nam, tuy nhiên nhờ sản phẩm rượu đã giảm được sự ảnh hưởng của mùa tới doanh nghiệp. Hệ thống phân phối tuy rộng và mạnh nhưng chính sách giá chưa có lợi cho người tiêu dùng Mạng lưới phân phối sản phẩm rộng và mạnh đặc biệt tại các tỉnh phía Bắc  Mạng lưới phân phối tập trung ở Hà Nội và các tỉnh lân cận tạo lợi thế cạnh tranh.  Như nhiều doanh nghiệp khác trong ngành hàng tiêu dùng, hệ thống phân phối của HABECO chủ yếu thông qua nhiều cấp đại lý, qua các nhà phân phối chính, siêu thị, cửa hàng bán lẻ, các nhà hàng ăn uống rồi mới tới tay người tiêu dùng. Hình thức phân phối này đã mang thương hiệu HABECO đến tận tay người tiêu dùng trên các vùng miền, trở nên quen thuộc với người dân.  HABECO chưa chiếm lĩnh được thị trường phía Nam, từ Quảng Bình trở vào, tuy nhiên đã có hai công ty con trong khu vực này là Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-Quảng Bình và Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-Vũng Tàu góp phần giảm phí vận chuyển sản phẩm từ Bắc vào Nam. Ngày 08 tháng 03 năm 2008 TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO) Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 4 Chính sách giá chỉ quy định đại lý cấp I không được bán giá thấp hơn giá nhà máy  Chính sách của HABECO quy định đại lý cấp I không được bán giá thấp hơn giá nhà máy xuất cho chứ không có giá tối đa, mạng lưới phân phối chủ yếu qua hệ thống bán sỉ vì vậy tùy theo diễn biến thị trường mà các đại lý, nhà phân phối, bán lẻ lớn nhỏ tự định giá khiến giá biến động vào các dịp lễ tết ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Môi trường thuận lợi, tiềm ẩn nhiều cơ hội khai thác, hợp tác với Carlsberg Môi trường thuận lợi tiềm ẩn nhiều cơ hội khai thác  Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lứa tuổi tiêu thụ mạnh nhất sản phẩm bia rượu và nước giải khát chiếm 68% dân số, là các yếu tố đẩy mạnh nhu cầu đối với các sản phẩm đồ uống nước giải khát tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành này tăng trưởng.  Thu nhập trên đầu người tại Việt Nam đang có xu hướng tăng qua các năm, góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, đẩy mạnh xu hướng “Tây Âu hóa” dẫn tới việc hình thành thói quen tiêu thụ sản phẩm bia.  Mức tiêu thụ bia bình quân đầu người tại Việt Nam còn thấp so với khu vực và thế giới và bia là sản phẩm chiếm tới 89% về giá trị và 97% về sản lượng tiêu thụ đồ uống có cồn, nguồn cung sản phẩm vẫn còn khan hiếm. Việt Nam có khoảng 400 cơ sở sản xuất bia nhưng chỉ có 5 nhà máy công suất trên 100 triệu lít/năm. Trước tình hình này, theo xu hướng chung của các nhà máy bia, HABECO đã đầu tư nâng công suất,  Vốn đầu tư trong năm 2007 đến 2010 dự kiến trung bình 500 tỷ đồng mỗi năm, riêng 2008 con số này là 2.000 tỷ đồng do tài trợ cho dự án lớn nhất của HABECO là Nhà máy Bia Vĩnh Phúc công suất 200 triệu lít/năm. Có kế hoạch đầu tư nhiều nhà máy của các công ty con, liên doanh, liên kết với công suất 25 – 50 triệu lít/năm trải dài từ Bắc vào Nam. HABECO có thể tận dụng xu hướng sát nhập mua bán các cơ sở sản xuất bia công suất thấp, để tiết kiệm đầu tư, và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Ngày 08 tháng 03 năm 2008 TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO) Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 5 HABECO đang tập trung vào các giải pháp mở rộng thị trường  Mục tiêu đưa Bia Hà Nội đạt thị phần trên 70% tại thị trường Bắc và Bắc Trung bộ, tăng trưởng hàng năm của công ty mẹ từ 20%-25% và đến 2010 có 23 công ty con, liên kết ở nhiều lĩnh vực. Chiến lược của HABECO nhằm củng cố vị trí, tạo cơ hội tăng thị phần và tạo điều kiện thuận lợi để khai thác thị trường phía Nam.  Sản phẩm của HABECO đã xuất khẩu sang một vài nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc, số lượng chưa đáng kể nhưng là tiền đề cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu trong tương lai. Thị trường bia Việt Nam vẫn chưa được thâm nhập sâu đang là một mảng đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.  Do mức thuế được ưu đãi, thị phần sẵn có của các doanh nghiệp trong nước và luật pháp chưa cho phép người nước ngoài sở hữu 100% các nhà máy bia, các nhà sản xuất nước ngoài đã thâm nhập thị trường thông qua hình thức liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước. Hiện tại, các doanh nghiệp nội vẫn đang chiếm lĩnh thị trường điển hình là HABECO và SABECO, một trong những lý do thiết yếu là vị bia phù hợp với khẩu vị của người Việt, vì vậy cơ hội làm đối tác chiến lược của HABECO đã không bị Carlsberg bỏ lỡ. Đây là quan hệ đôi bên cùng có lợi, Calsberg có thể sử dụng hệ thống phân phối sẵn có của HABECO, trong khi HABECO có thể tận dụng được công nghệ kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý chất lượng của nhà sản xuất bia hàng đầu thế giới. Sử dụng nhiều nguồn nước, chất lượng khó đồng đều Sản phẩm sản xuất tại nhiều nhà máy nên phần nào khó khăn do sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau Điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng tới tính đồng đều trong chất lượng theo đó ảnh hưởng đáng kể tới thương hiệu bia khi nó vốn được ưa thích bởi vị ngon đặc biệt của tầng nước ngầm mà nhà máy sở hữu. Có thể sự hợp tác với Carlsberg sẽ giúp HABECO tìm ra giải pháp hạn chế ảnh hưởng của các nguồn nước tới vị bia. Biến động giá cả nguyên vật liệu, phân khúc bia hạng trung nhạy cảm với việc tăng giá, ảnh hưởng của thuế tiêu thụ đặc biệt Khó khăn kiểm soát hiệu quả giá vốn hàng bán  Nguyên vật liệu phần lớn phải nhập khẩu và giá cả tăng liên tục làm HABECO khó kiểm soát hiệu quả giá vốn hàng bán, gần đây công ty đã tăng giá Bia Hà Nội tuy nhiên đối thủ lớn nhất SABECO vẫn chưa có dấu hiệu tăng giá. Tuy mức giá này còn khá thấp so với Heineken và Tiger nhưng sản phẩm của HABECO lại thuộc phân khúc bia hạng trung, người tiêu dùng thường nhạy cảm hơn với việc tăng giá so với phân khúc bia cao cấp do vậy sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ Giá các loại bia theo thương hiệu Bia Hà Nội thùng 24 lon 155.000 đồng Bia Sài Gòn thùng 24 lon 140.000 đồng Bia Tiger thùng 24 lon 185.000 đồng Bia Heineken thùng 24 lon 285.000 đồng Áp lực thuế tiêu thụ đặc biệt  Bia hơi sẽ chịu chung cùng một mức thuế suất với các loại bia khác (dự kiến vào cuối năm 2009, theo lộ trình cam kết WTO) tăng áp lực cho HABECO do doanh thu, lợi nhuận từ sản phẩm này giảm xuống do khách hàng chuyển sang sản phẩm khác, những biện pháp tái cơ cấu danh mục sản xuất nếu áp dụng muộn có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trong giai đoạn đó. WTO mở cửa cho cạnh tranh Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi nhà nước xóa bỏ chính sách bảo hộ Cam kết WTO đánh chung môt loại thuế tiêu thụ đặc biệt không kể bia đóng chai, lon hay bia tươi bia hơi và giảm thuế nhập khẩu hiện là 65% xuống còn 35% trong vòng 3 năm sẽ tác động mạnh nhất tới rủi ro về thị trường do cạnh tranh của các hãng bia, rượu có thương hiệu mạnh, họ sẽ nhanh chóng thống lĩnh phân khúc bia cao cấp với chiến dịch quảng bá rầm rộ và lợi thế thương hiệu uy tín toàn cầu, khiến HABECO gặp khó khăn khi mở rộng thị phần theo hướng này. Tuy vậy, có thể họ sẽ gặp cản trở trong phân khúc bia hạng trung do người dân đang quen thuộc với hương vị bia nội và mức giá dễ chấp nhận hơn. Ngày 08 tháng 03 năm 2008 TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO) Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 6 MÔ HÌNH DỰ BÁO TÀI CHÍNH Hạn chế về thông tin hợp nhất báo cáo tài chính Trong bản công bố thông tin của HABECO, chưa có báo cáo hợp nhất của doanh nghiệp, những thông số trong quá khứ cũng như những dự đoán cho tương lai chỉ cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mẹ. Do đó, chúng tôi không có đủ thông tin để có thể dự đoán số liệu cho tổng công ty và trong báo cáo này chúng tôi chỉ dự đoán cho công ty mẹ. Chúng tôi không tính lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính, cho thuê văn phòng, khách sạn nhà hàng vào dự báo do chúng tôi không có thông tin chi tiết về những dự án này. Hơn nữa đây là không phải là các hoạt động kinh doanh truyền thống của Habeco nên tính
Luận văn liên quan